SKKN Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng "kim loại tác dụng với dung dịch muối" môn Hóa học 9

SKKN Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng "kim loại tác dụng với dung dịch muối" môn Hóa học 9

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Đối với chương trình hóa học THCS việc rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên ở trường THCS học sinh chưa định hướng tốt được phương pháp giải dạng bài tập cụ thể, học sinh chưa thành thạo nhận dạng các bài tập, phân tích đề bài “áp dụng kiến thức lí thuyết đã biết để vận dụng vào các dạng bài tập” do đó có một số các em có tâm lí ngại làm bài tập hóa học, nếu làm cũng chỉ là đối phó với giáo viên chứ chưa thực sự say mê. Rèn luyện và hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học cho học sinh giúp các em có tư duy toán học tốt, vì giải bài tập không phải chỉ áp dụng rập khuôn những bài giáo viên giải mẫu mà phải tuỳ từng trường hợp để áp dụng. Thông qua kĩ năng phân tích đề, tính nhẩm, kĩ năng viết, cân bằng phương trình hoá học, tính toán cụ thể để đưa đến kết quả thành công.

 Trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là truyền thụ, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, rèn luyện các kỹ năng, thao tác thực hành thí nghiệm, biết giải thích, vận dụng, tính toán để áp dụng trong thực tiễn vì môn hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển chung của cả xã hội.

 

doc 22 trang thuychi01 10853
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng "kim loại tác dụng với dung dịch muối" môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
*****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO 
KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG "KIM LOẠI 
TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI"MÔN HÓA HỌC 9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vinh
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hạnh Phúc
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hoá học
THANH HOÁ NĂM 2018
Môc lôc
Môc sè
Néi dung
Trang sè
I
II
III
A. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 2. Mục đích nghiên cứu
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận 
 II. Thực trạng của vấn đề
 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
 IV. Kiểm nghiệm 
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	1. Kiến nghị
	2. Đề xuất
3
3
4
4
5
6
7
18
19
19
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG "KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI" MÔN HÓA HỌC 9
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Đối với chương trình hóa học THCS việc rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên ở trường THCS học sinh chưa định hướng tốt được phương pháp giải dạng bài tập cụ thể, học sinh chưa thành thạo nhận dạng các bài tập, phân tích đề bài “áp dụng kiến thức lí thuyết đã biết để vận dụng vào các dạng bài tập” do đó có một số các em có tâm lí ngại làm bài tập hóa học, nếu làm cũng chỉ là đối phó với giáo viên chứ chưa thực sự say mê. Rèn luyện và hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học cho học sinh giúp các em có tư duy toán học tốt, vì giải bài tập không phải chỉ áp dụng rập khuôn những bài giáo viên giải mẫu mà phải tuỳ từng trường hợp để áp dụng. Thông qua kĩ năng phân tích đề, tính nhẩm, kĩ năng viết, cân bằng phương trình hoá học, tính toán cụ thể để đưa đến kết quả thành công.
	Trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là truyền thụ, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, rèn luyện các kỹ năng, thao tác thực hành thí nghiệm, biết giải thích, vận dụng, tính toán để áp dụng trong thực tiễn vì môn hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển chung của cả xã hội.
	Là một Phó hiệu trưởng đang trực tiếp giảng dạy và cũng là người nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn hoá học của học sinh những năm gần đây tôi nhận thấy rằng: 
	Hoá học là một môn học còn mới đối với học sinh vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Những khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ dùng trong hoá học học sinh cảm thấy trừu tượng và khó hiểu dẫn đến học sinh tiếp thu môn hoá học chậm không hứng thú. Nhiều đối tượng học sinh nhàm chán tiếp nhận những kiến thức hoá học một cách hời hợt, bế tắc nhất là phương pháp giải toán hoá học.
	Cái khó của học sinh đối với môn hoá học chính là bài tập. Học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập hoá học. Sự đa dạng của bài tập hoá học thường đẩy học sinh đến chỗ bế tắc, không có phương pháp giải toán cụ thể, tiếp thu một cách thụ động, nhớ máy móc không khoa học về những bài toán mà giáo viên làm mẫu.
	Khi học sinh đã nắm được phương pháp giải toán, áp dụng thành thạo từng loại bài toán tạo động lực hứng thú cho học sinh thích học môn hoá học hơn. Đồng thời củng cố vững chắc những kiến thức cơ bản mà các em đã được học. Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để đưa ra một số phương pháp giải toán hoá học phù hợp với từng dạng toán hoá học. Đây là những dạng cơ bản và thường gặp nhất ở lớp 9 trường THCS đặc biệt hay gặp trong các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Để giúp các em có một tư liệu học tập và không bị lúng túng trước các bài toán hoá học, nếu chúng ta hướng dẫn và hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” cho các em làm tốt phần này sẽ tạo tiền đề tốt cho các em kĩ năng giải toán hoá học dạng khác tốt hơn, các em ham học hơn tự tin hơn khi giải bài tập hoá học trong sốt chương trình hoá học lớp 9 và các năm tiếp theo. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : Phương pháp hình thành và nâng cao kĩ năng giải bài tập hoá học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn hoá học lớp 9” trường THCS làm kinh nghiệm cho bản thân và giới thiệu cho đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp để giải các dạng bài tập định lượng môn hoá học THCS đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng mục tiêu đổi mới PPDH, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp hình thành và nâng cao kĩ năng giải bài tập hoá học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” môn hoá học lớp 9 trường THCS Hạnh Phúc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phườn pháp thống kê, sử lí số liệu, phân tích, tổng hợp.
thống kê toán học
1.4.1.Phương pháp nghiªn cøu lý thuyÕt
 Nghiªn cøu nh÷ng tµi liÖu liªn quan ®Õn ®Ò tµi: LÝ luËn d¹y häc sinh, SGK, SGV Hóa học 9, 
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
a) §iÒu tra thùc tr¹ng d¹y vµ häc phần kim loại tác dụng với dung dịch muối trong bài “Tính chất hoá học của muối’’ hoá học 9.
* §iÒu tra chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh 
- §èi t­îng ®iÒu tra: Häc sinh líp 9
- H×nh thøc kiÓm tra: 45 phút
C©u hái cña bµi kiÓm tra mang tÝnh võa søc víi häc sinh, h­íng vµo viÖc kiÓm tra kiÕn thøc c¬ b¶n cña bµi häc, sù vËn dông kiÕn thøc ®Ó gi¶i thÝch c¸c hiÖn t­îng thùc tiÔn. Sau tiết học tôi đã kiểm tra đánh giá cá em như sau:
 Đề bài kiểm tra đánh giá (thời gian 45 phút)
 * §iÒu tra t×nh h×nh gi¶ng d¹y cña gi¸o viªn:
 Trao ®æi trùc tiÕp víi c¸c gi¸o viªn d¹y hóa học ®ång nghiÖp tr­êng b¹n, dù mét sè phương ph¸p d¹y häc ®­îc sö dông.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phân tích, tổng hợp.
- Hướng dẫn cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài tập, sau đó đưa ra các bài tập dạng lý thuyết để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phân chia các dạng bài tập lớn thành những dạng nhỏ. Rèn luyện học sinh khả năng phân tích để dựa vào lí thuyết cơ bản để giải các bài tập hoá học, kĩ năng tính toán cơ bản từ các dạng bài tập từ dễ đến khó để học sinh luyện tập.
1.5. Điểm mới của sáng kiến: 
Học sinh biết cách phân tích được các giai đoạn phản ứng xảy ra triệt để từ đó viết PTHH và bài giải đạt kết quả cao, tạo hứng thú học tập bộ môn cho tất cả đối tượng học sinh trong lớp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận. 
	Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
	Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học "dạng kim loại tác dụng với dung dịch muối" đối với học sinh là quá trình tiếp thu kiến thức cơ bản, trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu vận dụng để làm các dạng bài tập thành thạo. 
	 Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là HS sau khi học bài xong, chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự mình giải được các bài tập.
	 Với học sinh trường THCS mà tôi đang dạy là vùng ít dân, bố mẹ đi làm ăn xa dẫn đến ý thức học tập của học sinh cũng như gia đình còn nhiều hạn chế. Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học là cả một qúa trình. Do vậy, trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ là: Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng "Kim loại tác dụng với dung dịch muối" môn hoá học 9.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng:
Năm học 2002-2003 tôi được phân công về công tác tại trường THCS Hạnh Phúc. Năm học 2012-2013 tôi được được cấp trên bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng nhà trường đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học. 
Qua nhiều năm qua tôi nhận thấy: Trường THCS Hạnh Phúc là địa bàn chỉ cách trung tâm huyện khoảng 1,5 km song trình độ dân trí thấp, công tác xã hội hoá giáo dục những năm trước chưa được phát triển, nhiều hộ gia đình trẻ tìm đường đi làm kinh tế để lại con cái cho ông bà nuôi vì vậy việc chăm lo cho con cái học hành còn rất nhiều hạn chế. Song những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã và cấp trên, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới đã tác động mạnh mẽ đến công tác xã hội hóa giáo dục, phụ huynh và học sinh đã và đang quan tâm đến chất lượng học tập của con em họ, các cấp chính quyền đã đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho công tác giáo dục xã nhà phát triển vì vậy chất lượng giáo dục cũng tiến bộ rõ rệt đặc biệt chất lượng mũi nhọn trong đó có chất lượng môn Hóa học. 
Mặc dù vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn kết hợp với bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy đối với bộ môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tế và đời sống sản xuất, học sinh phải có kỹ năng vận dụng tổng hợp kiến thức để giải một số dạng bài tập song thực tế thì môn hoá học có phần hơi trừu tượng, tâm lý học sinh thường mặc cảm và cho môn hoá là môn học khó, mà môn hoá học là môn học sinh được tiếp cận muộn (bắt đầu từ lớp 8) số tiết/ tuần ít( 2t) số tiết luyện tập ít, bài tập nhiều ( bao gồm cả bài tập định tính và bài tập định lượng, yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng cao vì vậy một bộ phận học sinh lười học không nắm được kiến thức, việc vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập lại càng hạn chế. 
Trước thực trạng trên, là cán bộ quản lí trực tiếp giảng dạy bộ môn đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thấy cần thiết phải có biện pháp tháo gỡ dần:
- Đối với học sinh đại trà: phải làm cho học sinh hiểu và ham thích bộ môn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá kiến thức, dần dần hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập định tính nhằm khắc sâu kiến thức đã học đồng thời vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề liên quan đến bộ môn hoá học trong đời sống và sản xuất. Sau khi học sinh đã hình thành thói quen và hứng thú học tập bộ môn giúp học sinh hình thành kỹ năng vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để giải một số dạng bài tập.
Với học sinh đại trà đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức hướng dẫn cho học sinh từng dạng bài tập, nghiên cứu và sắp xếp thành các chuyên đề, mỗi dạng bài tập có thể luyện cho học sinh nhiều bài tương tự để học sinh hình thành kỹ năng sau đó mới luyện các dạng khác, với mức độ từ thấp rồi nâng cao dần lên.
- Đối với học sinh khá giỏi. Mức độ cao hơn song cũng phải đi từ cơ bản 
(từ đơn giản đến phức tạp) mỗi dạng bài tập đòi hỏi tìm tòi khám phá nhiều cách giải hay và nhanh nhất.
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên
	Từ thực tế trên, để đánh giá đúng khả năng hiểu biết và vận dụng thành thạo kiến thức đã học để làm các dạng bài tập hoá học nói chung, đặc biệt là kĩ năng giải bài tập hoá học dạng “kim loại tác dụng với dung dịch muối” bản thân tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 9 ở trường THCS Hạnh Phúc chúng tôi ba năm liên tục. Hình thức khảo sát: ra đề thời lượng 45 phút. 
Sau khi chấm bài, kết quả được thống kê trong bảng dưới đây:
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014 -2015
9
70
2
2,9
14
20
40
57,1
14
20
2015 -2016
9
68
2
2,9
14
20,6
40
58,9
12
17,6
2016 -2017
9
70
2
2,9
16
22,9
40
57,1
12
17,1
Qua kết quả trên cho thấy: Học sinh lớp 9 các trường nói chung và trường
chúng tôi nói riêng là ngoan, chăm học song kĩ năng làm bài tập hoá học lớp 9 nói chung và kĩ năng vận dụng làm bài tập dạng kim loại tác dụng với dung dịch muối còn nhiều hạn chế.
	Từ thực trạng và kết quả thực trạng đã trình bày ở trên, vấn đề đặt ra cho đội ngũ nhà giáo trực tiếp giảng dạy môn hoá học là: Ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản trong chương trình hoá học 9, cần phải quan tâm, đầu tư bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất để phân loại hệ thống, giải bài tập hoá học. Do vậy, trong đề tài này tôi đề cập đến một vấn đề nhỏ là "Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng "Kim loại tác dụng với dung dịch muối" môn hoá học 9, để từ đó học sinh có kĩ năng làm bài tập hoá học với các dạng bài toán hoá học cơ bản dần dần đến dạng bài tập khó hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cơ sở khoa học 
Phương pháp hình thành và nâng cao kĩ năng giải bài tập hoá học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn hoá học 9” cần sử dụng một số luận điểm làm cơ sở như sau:
a)Về công thức hóa học
 % 
b) Về dãy hoạt động hóa học : 
K, Ca, Na , Mg, Al, Zn, Fe ,Ni ,Sn ,Pb ,H ,Cu , Ag ,Hg ,Ag ,Pt Au.
 * ý nghĩa:
- Theo chiều từ trái qua phải mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần.
- Kim loại đứng trước H đẩy được H2 ra khỏi d d a xit (trừ một số a xit đặc biệt)
- Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối .
- Khi cho một số kim loại tác dụng với muối , một số lim loại kiềm hoặc kiềm thổ tác dụng với nước trước tạo bazơ sau đó ba zơ sẽ tác dụng với muối.
* Một số trường hợp cần lưu ý:
 - Khi cho Fe tác dụng với AgNO3 :
+ Nếu AgNO3 (thiếu hoặc đủ) :
 Fe	+	2AgNO3	Fe(NO3)2 + 2Ag
+ Nếu AgNO3 (dư) :
 Fe	+	3AgNO3	Fe(NO3)3 + 3Ag
+Sau khi tạo Ag(NO3)3 mà Fe cũng dư 
 Fe	+	Fe(NO3)3	3Fe(NO3)2
2.3.2. Giải pháp thực hiện.	
 Qua thực tế từng tiết dạy của các đồng nghiệp, tôi thấy rằng những giải pháp 
để giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng giải bài tập dạng “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” đó là:
1. Trước hết chúng ta phân chia các dạng bài tập lớn thành những dạng nhỏ.
2. Hướng dẫn cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài tập.
3. Sau khi học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản chúng ta đưa ra các bài tập dạng lý thuyết để học sinh khắc sâu kiến thức.
4. Rèn luyện học sinh khả năng phân tích để dựa vào lí thuyết cơ bản để giải các bài tập hoá học.
5. Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán cơ bản.
6. Đưa ra cho học sinh các dạng bài tập từ dễ đến khó để học sinh luyện tập.
Dạng 1. Kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Mg, Be) tác dụng với dung dịch muối (Kim loại tác dụng hoàn toàn với nước ở nhiệt độ thường)
	Để học sinh có kỹ năng giải bài tập dạng này tôi thường hướng dẫn cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau:
a. Giai đoạn 1: Tạo khí H2
	Kim loại + H2O ® dung dịch bazơ + Khí H2
b. Giai đoạn 2: Giai đoạn tạo kết tủa hoặc khí
	Dung dịch bazơ + dung dịch muối ® Muối mới + bazơ mới.
	Ví dụ: 2 NaOH + CuCl2 ® 2 NaCl + Cu(OH)2 Ô
	 NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3 Ó +H2O
	 3 NaOH + AlCl3 ® 3 NaCl + Al(OH)3 Ô
c. Giai đoạn 3: Hiđroxit lưỡng tính bị hoà tan bởi kiềm dư.
	Để học sinh dễ hiểu giáo viên giải thích Al(OH)3 là một axit yếu khi tác dụng với bazơ. 
Dạng axit của nó viết : Al(OH)3= HAlO2.H2O ( axitaluminic) là một axit yếu.
HAlO2.H2O + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
Ví dụ 1: Nêu hiện tượng, viết PTHH cho các thí nghiệm sau:
	a) K+ dung dịch CuSO4 ® 
	b) Na + dung dịch AlCl3 ®
	c) Ca + dung dịch Na2CO3 ®
	d) Na + dung dịch NH4Cl ®
Hướng dẫn giải:
- Giai đoạn 1: Tất cả các phản ứng trên đều xảy ra hiện tượng:
	M (r) + H2O (l) ® M(OH)n (dd) + H2 (k) ( M là kim loại kiềm, kiềm thổ)
- Giai đoạn 2: dung dịch M(OH)n + các dung dịch muối.
- Giai đoạn 3: dung dịch M(OH)n dư hoà tan hiđroxit lưỡng tính.
	Cụ thể:
	a. 2K + H2O ® 2 KOH + H2Ó
	 2 KOH +CuSO4 ® Cu(OH)2 Ô + K2SO4
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa xanh lam
	b. 2Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2Ó
	 3 NaOH + AlCl3 ® Al(OH)3Ô + 3 NaCl
	 NaOH + Al(OH)3 ® NaAlO2 + 2 H2O
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần trong NaOH dư.
	c. Ca + 2H2O ® Ca(OH)2+ H2Ó
	 Ca(OH)2 +Na2CO3 ® CaCO3Ô + 2NaOH
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa trắng tạo thành
d. 2Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2Ó
	 NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3Ó + H2O
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, sau đó có khí mùi khai bay ra.
Ví dụ 2: Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được khi cho một hợp kim chứa 4,6g Na và 3,9g K vào trong dd KCl dư.
Hướng dẫn giải:
	Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề
	Học sinh nhận xét khi cho Na, K vào dd muối KCl chỉ xảy ra giai đoạn 1. (Na, K chỉ tác dụng với nước có trong dung dịch muối)
	Giáo viên yêu cầu học sinh viết PTHH
PTHH 2Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2Ó (1)
	2K + 2H2O ® 2 KOH + H2Ó (2)
 	Theo PTHH (1) nH = 1/2 nNa = 0,1 (mol)
	VH ở phản ứng 1 = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
	Theo PTHH (2) nH= 1/2 nK = 0,05 (mol)
	VH ở phản ứng 2 = n.22,4 =0,05.22,4 = 1,12 (lít)
	Kết luận: VH = VH ở phản ứng 1 + VH ở phản ứng 2 = 2,24 + 1,12 = 3,36 (lít)
Ví dụ 3: Cho một miếng kim loại kali vào dung dịch MgSO4 có dư, sau khi thực hiện phản ứng xong người ta lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Tìm khối lượng kali đã dùng
Hướng dẫn giải:
GV yêu cầu học sinh xác định phản ứng hóa học xảy ra theo mấy giải đoạn và xác dịnh chất rắn thu được là chất nào từ đó có hướng giải bài toán.
Các phản ứng hóa học xảy ra:
 2K + 2H2O 2KOH + H2 (1)
 2KOH + MgSO4 Mg(OH)2 + K2SO4 (2)
 Mg(OH)2 MgO + H2O (3)
Từ phương trình 1,2,3 ta có sơ đồ chuyển hóa:
	2K 2 KOH Mg(OH)2 MgO
Theo sơ đồ ta có:
	nK = 2nMgO = 2. = 0,2 mol
 mK = 0,2 x 39 = 7,8 (gam)
* Lưu ý: Dạng toán này sẽ khắc phục được kiến thức mà học sinh thường hay làm sai do các nguyên nhân:
	- Các em phân tích đề thiếu chặt chẽ dẫn đến viết PTHH thường thiếu giai đoạn 1 kim loại tác dụng với nước giải phóng khí hiđrô, sau đó dung dịch kiềm mới phản ứng với dung dịch muối.
	- Học sinh hay nhầm tính chất của kim loại có hợp chất lưỡng tính vì SGK hoá 9 chỉ hướng dẫn thí nghiệm mà không hướng dẫn viết PTHH (vì đây là phần nâng cao nhưng khi thi thường hay gặp)
Dạng 2: Kim loại không tan vào nước + dd muối -> muối mới + kim loại mới
Điều kiện: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dd muối (áp dụng dãy hoạt động hoá học của kim loại)
Gồm các dạng bài tập sau:
	a) Kim loại + 1 dd muối
	b) 2 hay nhiều kim loại + 1 dd muối
	c) Kim loại + dd có nhiều muối
Trường hợp 1: Kim loại + 1 dd muối
Ví dụ 1: Có các muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? Giải thích và viết PTHH?
	A. AgNO3	B. HCl	C. Mg	D. Al	E. Zn
Hướng dẫn giải:
GV yêu cầu học sinh phân tích: Muối loại CuCl2 cần phải:
	+ Dùng kim loại mạnh để đẩy Cu ra (Mg, Al, Zn)
	+ Dùng Al, không dùng Mg, Zn vì nó sinh ra tạp chất mới
	PTHH: 2 Al + 3 CuCl2 2AlCl3 + 3 Cu
Ví dụ 2: Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch CuCl2 1 M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dd B. Cho A tác dụng với dd HCl dư tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng?
Hướng dẫn giải:
Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề:
Fe đẩy Cu ra khỏi muối
Fe dư suy ra CuCl2 phản ứng hết
Chất rắn A gồm (Fe dư và Cu) + HCl dư suy ra chất rắn còn lại là Cu.
PTHH:	Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu (1)
	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 (2)
	Ta có: n CuCl = CM.V = 1.0,01 = 0,01 (mol)
 Theo PT(1) nCu = nCuCl= 0,01 mol
	=> mCu = 0,01.64 = 0,64 (g)
Trường hợp 2: 2 hay nhiều kim loại + 1 dd muối
Ví dụ 1: Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để thu được bạc nguyên chất (coi như hoá chất đầy đủ).
Hướng dẫn giải: 	- Dùng dd muối nào có thể loại được đồng thời cả Al, Cu; không làm tăng lượng tạp chất
- Học sinh: Dùng dung dịch AgNO3 dư loại bỏ Al, Cu
PTHH: Al + 3AgNO3 ® Al(NO3)3 + 3 Ag
	 Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2 Ag
 Lọc sấy khô thu được Ag tinh khiết.
Ví dụ 2: Có những kim loại: Cu, Fe, Ag, Al và những dung dịch muối CuSO4, AgNO3. Hãy cho biết những kim loại nào tác dụng với dung dịch muối nào? Viết PTHH?
Hướng dẫn giải:
	- Kim loại hoạt động hoá học mạnh đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu ra khỏi dd muối.
	- Cu, Fe, Al phản ứng được với dd AgNO3
	- Fe, Al phản ứng được với dd CuSO4
 HS tự viết PTHH
Ví dụ 3: Cho 1,36g hỗn hợp gồm: Mg, Fe hòa tan

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_hinh_thanh_va_nang_cao_ky_nang_giai_bai_tap.doc