Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi thpt quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi thpt quốc gia

 Giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo liên tục có những bước đổi mới theo hướng “căn bản toàn diện” nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đaị hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng đưa ra những giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thờì phát huy năng lực và vai trò chủ động sáng tạo của người học.

Để áp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên thực hiện việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ Văn thông qua kì thi THPT Quốc gia, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực của học sinh ở những mức độ phù hợp. Cụ thể đề thi hiện nay tập trung vào các kĩ năng quan trọng: Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng viết văn bản, đồng thời tích hợp kiến thức phần đọc hiểu và nghị luận xã hội trong cùng một văn bản.

Năm học 2016 - 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi văn bản đến các Sở giáo dục, các trường THPT trong cả nước về việc hướng dẫn ôn thi THTP Quốc gia theo cấu trúc đề mới nhất. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề môn Ngữ văn, tập trung kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản, giúp các em nâng cao kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức và phát triển năng lực, tự cảm nhận về một văn bản bất kì. Sự tích hợp này giúp học sinh tập trung vào một nội dung trên cùng một văn bản, vừa đảm bảo thời gian một cách phù hợp để có thể khai thác sâu luận đề chính theo hướng vận dụng cao.

 

doc 21 trang thuychi01 15301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi thpt quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo liên tục có những bước đổi mới theo hướng “căn bản toàn diện” nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đaị hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng đưa ra những giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thờì phát huy năng lực và vai trò chủ động sáng tạo của người học.
Để áp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên thực hiện việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ Văn thông qua kì thi THPT Quốc gia, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực của học sinh ở những mức độ phù hợp. Cụ thể đề thi hiện nay tập trung vào các kĩ năng quan trọng: Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng viết văn bản, đồng thời tích hợp kiến thức phần đọc hiểu và nghị luận xã hội trong cùng một văn bản.
Năm học 2016 - 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi văn bản đến các Sở giáo dục, các trường THPT trong cả nước về việc hướng dẫn ôn thi THTP Quốc gia theo cấu trúc đề mới nhất. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề môn Ngữ văn, tập trung kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản, giúp các em nâng cao kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức và phát triển năng lực, tự cảm nhận về một văn bản bất kì. Sự tích hợp này giúp học sinh tập trung vào một nội dung trên cùng một văn bản, vừa đảm bảo thời gian một cách phù hợp để có thể khai thác sâu luận đề chính theo hướng vận dụng cao.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập rèn kĩ năng viết bài tự luận, việc ôn tập rèn kĩ năng làm bài tích hợp đọc hiểu và nghị luận xã hội là điều cần thiết đối với học sinh, đáp ứng yêu cầu theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới nhất hiện nay, giúp các em đạt kết quả cao trong quá trình làm bài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Lựa chọn đề tài này tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và quá trình rèn kĩ năng làm bài tích hợp hai nội dung: Đọc hiểu và nghị luận xã hội trên cùng một văn bản cho giáo viên và học sinh THPT nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPH Quốc gia. Vì thế, nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích sau:
- Nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
- Nhận diện, phân loại các câu hỏi theo mức độ, phạm vi kiến thức mà đề bài yêu cầu.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng bài đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội để đạt kết qủa cao.
- Luyện một số đề tích hợp hai nội dung đọc hiểu và nghị luận xã hội để rèn kĩ năng làm bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay.
- Với đề tài này tôi hy vọng có thể cung cấp thêm kinh nghiệm để đồng nghiệp và học sinh tham khảo, trong quá trình giảng dạy và học tập ở các tiết học: Ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh THPT nói chung, và học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
- Dạng đề đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội theo cấu trúc đề mới nhất.
- Trong năm học 2016 – 2017, bám sát vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới nhất môn Ngữ văn. Tôi đã thực nghiệm đề tài này ở các lớp 12A1, 12A2, 10C2, 10C9 Trường THPT Lam Kinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sáng kiến kinh nghiệm được vận dụng các phương pháp sau:
4.1. Nghiên cứu lí thuyết.
Bước đầu dạy cho học sinh những đơn vị kiến thức lí thuyết cơ bản: Lí thuyết đọc hiểu, lí thuyết về đoạn văn. Qua đó giúp học sinh tìm hiểu cách thức viết đoạn văn từ nội dung, chủ đề phần đọc hiểu, từ đó hình thành kĩ năng viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, đúng chủ đề, nội dung, đảm bảo về hình thức theo yêu cầu.
4.2. Phương pháp thực nghiệm.
Đây là bước học sinh được trải nghiệm thực hành, rèn kĩ năng làm bài phần đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ, với phương pháp này giúp các em vận dụng kiến thức lí thuyết được học để làm bài, phát huy năng lực tư duy trong hoạt động thực tiễn.
4.3. Các phương pháp khác:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Điểm mới trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi THPT Quốc gia” là: Bám sát vào những điểm mới trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo, tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản. Đề thi môn Ngữ văn năm 2017 đã có sự thay đổi về thời gian làm bài, số lượng câu hỏi, tổng điểm cho từng phần. Từ đó giáo viên cần định hướng, lựa chọn phương pháp, rèn kĩ năng cho học sinh nhận biết được phạm vi mức độ kiến thức, phân chia thời gian để làm bài thi hợp lí để đạt kết quả tốt nhất. 
Trước đây phần nghị luận xã hội trong đề thi môn Ngữ văn yêu cầu học sinh viết thành một bài hoàn chỉnh khoảng 600 chữ dựa trên một đơn vị kiến thức độc lập. Năm 2017 phần nghị luận xã hội trong cấu trúc đề thi đã thay đổi, yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ dựa trên ngữ liệu phần đọc hiểu. Như vậy, nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội có mối quan hệ hữu cơ, liên quan mật thiết với nhau.Vì vậy, đề tài tập trung vào việc rèn kĩ năng cho học sinh làm bài phần đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn 200 chữ trên cùng một văn bản.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”. [1]
Theo Từ điển giáo dục: “Tích hợp là hoạt động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực, hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. [2]
Từ những quan niệm trên ta thấy, dạy học tích hợp, là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc cuả bộ môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông. Đây là hình thức dạy học có tính ưu việt, khơi gợi niềm say mê trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh qua bài học. Học sinh không chỉ được chiếm lĩnh tri thức, có kĩ năng đọc hiểu các dạng văn bản thuộc các thể loại khác nhau, mà còn có kĩ năng tích hợp kiến thức từ nhiều nội dung khác nhau trên cùng một văn bản.
Tích hợp là vận dụng tổng hợp kiến thức liên quan để chiếm lĩnh tri thức mới, tùy vào từng kiểu bài để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, mục đích cuối cùng là giúp học sinh biết vận dụng kiến kiến thức đã học để chiếm lĩnh cái mới một cách dễ dàng, hiệu quả và hứng thú. Do đó, rèn kĩ năng tích hợp kiến thức đọc hiểu và nghị luận xã hội trên cùng một văn bản trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia là yêu cầu cần thiết.
Như ta đã biết, đối với phân môn làm văn, mục tiêu dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức mà còn hướng đến hình thành kĩ năng cho học sinh, có nhiều kĩ năng cần thiết và một trong những kĩ năng quan trọng nhất đó là kĩ năng thực hành thông qua các dạng đề bài. Học sinh phải biết xác định đúng trọng tâm yêu cầu, thực hiện đầy đủ các thao tác cần thiết, và phải có tri thức sâu rộng để áp dụng làm bài. Đặc biệt với nội dung tích hợp mới nhất trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện nay, đòi hỏi học sinh phải sớm thay đổi cách học một cách phù hợp.
Tích hợp phần đọc hiểu và nghị luận xã hội trong đề thi THPT Quốc gia là điểm mới, phát huy khả năng tổng hợp kiến thức và sự sáng tạo của học sinh, từ đó đánh giá đúng năng lực của người học, văn bản đọc hiểu và vấn đề nghị luận xã hội cần bàn luận không nằm trong sách giáo khoa, nên học sinh không cần học thuộc mà vẫn có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để áp dụng làm bài. Vì thế khi làm dạng bài tích hợp này học sinh cần có thái độ tích cực, chủ động. Đây là năng lực cần thiết để thâm nhập vào văn bản, từ đó khám phá, chinh phục nội dung đạt hiệu quả ở mức độ cao nhất.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng môn ngữ văn, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2017 đã có những bổ sung, điều chỉnh về hình thức cũng như nội dung và thời gian làm bài, tổng điểm qua từng phần. Đặc biệt, điểm mới nhất là tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản.
Nếu như năm học 2015 – 2016 cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn được chia thành ba phần tương đương với ba đơn vị kiến thức độc lập (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học), phần đọc hiểu trong đề thi chiếm 3/10 số điểm, với hai văn bản tương đương với 8 câu hỏi nhỏ. Phần nghị luận xã hội tách riêng, độc lập về kiến thức. Đến năm học 2016 - 2017 đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn giảm 1/3 thời gian (từ 180 phút xuống còn 120 phút), tổng số câu hỏi trong đề cũng giảm từ 10 câu xuống còn 6 câu. Phần đọc hiểu vẫn giữ nguyên mức 3.0 điểm, nhưng số văn bản đã giảm xuống (từ hai văn bản xuống còn một văn bản), lượng câu hỏi cũng giảm từ 8 câu xuống còn 4 câu, trong đó 3/4 câu hỏi phần đọc hiểu theo hướng mở. Phần nghị luận xã hội điểm số giảm từ 3.0 điểm xuống còn 2.0 điểm, phần này trước đây yêu cầu viết 600 chữ nhưng ở đề thi năm 2017 điều chỉnh viết đọan văn ngắn 200 chữ. [3].
Với sự thay đổi rõ nét trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017, đòi hỏi giáo viên cần phải định hướng kịp thời, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản và trọng tâm để làm tốt những câu hỏi theo hướng mở, đặc biệt kĩ năng tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản.
Phần tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội trên cùng một văn bản là phần bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017, chiếm tỉ lệ 50% số điểm của bài thi, vì vậy nó có vị trí rất quan trọng, quyết định điểm cao hay thấp của toàn bài, việc rèn luyện kĩ năng làm dạng bài này càng trở nên cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả thiết thực trong việc xét tuyển vào các trường Cao đảng, Đại học của các em.
Dạng đề tích hợp hai đơn vị kiến thức trong một văn bản là vấn đề khá mới mẻ được đưa vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017, nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình, dạng câu hỏi này cũng chưa có nhiều tài liệu viết chuyên sâu để tham khảo, chính vì thế mà đại đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng kết quả bài thi cuả các em.
Thực tế hiện nay, dạng đề tích hợp kiến thức đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ của môn Ngữ văn được các em học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng đặc biệt quan tâm, mong muốn được thầy cô củng cố, hướng dẫn để chuẩn bị cho bài thi THPT Quốc gia. Mặt khác, kĩ năng làm dạng bài này cũng góp phần tích lũy kinh nghiệm cho giáo viên ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò, trách nhiệm của giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm phụ trách ôn thi cho học sinh lớp 12. Tôi mong rằng đề tài “Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi THPT Quốc gia” sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, lúng túng của học sinh khi làm bài, mặt khác đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới trong kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh hiện nay, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 có dạng câu hỏi đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội ngắn (Viết đoạn văn 200 chữ) xuất hiện phong phú, đa dạng nhưng trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho giáo viên cũng như học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, băn khoăn khi làm bài. 
Đứng trước thực trang đó, bằng kinh nghiệm cuả bản thân đang trực tiếp giảng dạy, ôn thi, cũng như trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài dạng đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, với mong muốn góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài dạng tích hợp này để đạt được kết quả cao nhất.
3.1. Bước 1: Trước hết cần hệ thống hóa kiến thức lí thuyết.
Để giúp học sinh hình thành kĩ năng làm dạng bài đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn ngị luận xã hội 200 chữ, giáo viên cần giúp các em ôn tập, củng cố lại hệ thống những kiến thức cơ bản đóng vai trò làm nền tảng bao gồm: Lí thuyết đọc hiểu và lí thuyết đoạn văn.
3.1.1. Về lí thuyết đọc hiểu: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn luyện lí thuyết đọc hiểu thông qua việc cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho cac em nắm được những dạng kiến thức cơ bản như sau:
3.1.1.1. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.
Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần nhấn mạnh lại đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ phân biệt khi xác định phong cách đó trong một văn bản. [4]
TT
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
1
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
2
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
3
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
4
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện
5
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
6
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốttrao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
3.1.1.2. Các phương thức biểu đạt.
Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc điểm để nhận diện các phương thức
Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm song sẽ có một phương phương thức nổi bật. Giáo viên kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức.
Phương thức
Đặc điểm nhận diện
Thể loại
Tự sự
Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc)
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
Miêu tả
Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, vật...
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
Biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
Thuyết minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa.
Hành chính – công vụ
 Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
3.1.1.3. Các thao tác lập luận.
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính. Vì thế phần này chúng ta cần cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh để các em phân biệt được các thao tác trong một văn bản. Để học sinh dễ nắm bắt kiến thức, giáo viên có thể kẻ thành bảng kiến thức và sau bảng kiến thức là bài tập minh họa. [5]
TT
Thao tác lập luận
Đặc điểm nhận diện
1
Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
2
Phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3
Chứng minh
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
4
Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5
Bình luận
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
6
So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
3.1.1.4. Các biện pháp tu từ.
Sau khi cung cấp kiến thức lý thuyết để học sinh nhận dạng được các biện pháp tu từ thường gặp, giáo viên cần nhấn mạnh: Trong đề thi, câu hỏi thường có dạng, tìm ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy. Chính vì thế các em phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện pháp. Đáp ứng yêu cầu nhớ kiến thức trọng tâm đã cung cấp cho các em bảng kiến thức sau:
Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
So sánh
Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ
Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa
Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người
Hoán dụ
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
Nói giảm
Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng
Tô đậm, phóng đại về đối tượng
Câu hỏi tu từ
Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định)
Đảo ngữ
Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên
Đối
Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa
Im lặng
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Liệt kê
Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt
3.1.1.5. Các phép liên kết.
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
3.1.1.6. Phân biệt các thể thơ.
Để phân biệt được các thể thơ,  xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, giáo viên cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_tich_hop_noi_dung_ph.doc
  • docM2-Bia (1).doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docphiếu dánh giá SKKN.doc