Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường Trung học Cơ sở Chiêm Thành Tấn

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường Trung học Cơ sở Chiêm Thành Tấn

Cơ sở lí luận

- Ở nước ta, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước. Thân Nhân Trung đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên, nguyên khí suy thế nước xuống”.

- Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ, có văn hóa, có hiểu biết về kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

- Trước yêu cầu thực tiễn và đặc trưng của môn học là ngoài kiến thức lí thuyết về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, các ngành kinh tế, các phân vùng lãnh thổ nên việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là hết sức cần thiết vì nó sẽ theo các em học sinh đến chương trình học địa lí cấp trung học phổ thông. Đối với học sinh, thì bên cạnh học tốt các kiến thức cần thiết về các ngành kinh tế, dân cư và đặc điểm tự nhiên - kinh tế của các vùng trên lãnh thổ nước ta thì yêu cầu các em phải sử dụng Atlat nhằm mục đích củng cố kiến thức và phân tích các biểu đồ để hiểu sâu hơn các kiến thức đã học. Đối với người giáo viên, ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì việc nâng cao kĩ năng thực hành, đặc biệt là giúp các em có thể sử dụng Atlat trong chương trình địa lí lớp 9 là hết sức quan trọng. Quán triệt tinh thần và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “Học đi đôi với hành” bản thân tôi đã tập trung rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp các em có thể vẽ được các dạng biểu đồ, từng bước giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức sau khi đã hoàn thành biểu đồ bằng việc phân tích.

 

docx 13 trang hoathepmc36 26/02/2022 8515
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường Trung học Cơ sở Chiêm Thành Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn”.
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ là đặc điểm nổi bật, là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng đó đã đặt ra những yêu cầu cho ngành giáo dục và đào tạo là xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói riêng ở trường trung học cơ sở phải cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lí bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
- Đối với môn học Địa lí, việc sử dụng Atlat là đặc trưng của bộ môn Địa lí. Vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được thể hiện trong các phương tiện dạy học này.
- Atlat là công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lí của giáo viên và học sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học đào sâu những tri thức địa lí, đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lí.
- Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lí phổ thông hiện nay là hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để khai thác thông tin, tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học địa lí.
- Trong thực tế hiện nay, ở trường trung học cơ sở, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn, giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Atlat.
- Về phía học sinh chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác, học sinh vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó, việc học tập địa lí có kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện qua thi cử, kiểm tra, đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
- Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
- Ở nước ta, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước. Thân Nhân Trung đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên, nguyên khí suy thế nước xuống”. 
- Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ, có văn hóa, có hiểu biết về kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. 
- Trước yêu cầu thực tiễn và đặc trưng của môn học là ngoài kiến thức lí thuyết về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, các ngành kinh tế, các phân vùng lãnh thổ nên việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là hết sức cần thiết vì nó sẽ theo các em học sinh đến chương trình học địa lí cấp trung học phổ thông. Đối với học sinh, thì bên cạnh học tốt các kiến thức cần thiết về các ngành kinh tế, dân cư và đặc điểm tự nhiên - kinh tế của các vùng trên lãnh thổ nước ta thì yêu cầu các em phải sử dụng Atlat nhằm mục đích củng cố kiến thức và phân tích các biểu đồ để hiểu sâu hơn các kiến thức đã học. Đối với người giáo viên, ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì việc nâng cao kĩ năng thực hành, đặc biệt là giúp các em có thể sử dụng Atlat trong chương trình địa lí lớp 9 là hết sức quan trọng. Quán triệt tinh thần và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “Học đi đôi với hành” bản thân tôi đã tập trung rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp các em có thể vẽ được các dạng biểu đồ, từng bước giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức sau khi đã hoàn thành biểu đồ bằng việc phân tích.
Thực trạng của vấn đề:
Ưu điểm:
- Việc dạy và học địa lí không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập địa lí rất hiệu quả. Trong các kì thi học sinh giỏi đều được sử dụng Atlat để làm bài và khai thác kiến thức trong đó. Bản thân tôi hi vọng với sáng kiến của mình sẽ giúp cho việc giảng dạy địa lí ngày càng hiệu quả hơn.
- Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THCS. Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường THCS.
Hạn chế:
Trong quá trình học tập và giảng dạy địa lí, làm thế nào để học sinh tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức một cách khoa học và có hệ thống, thì không hẳn ai cũng thực hiện được, nhất là khi phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chương trình học của học sinh còn dày đặc, dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, không có hệ thống. Nên việc hướng dẫn và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat là một yêu cầu tất yếu của cả người dạy và người học.
* Nguyên nhân hạn chế: Phần lớn các em học địa lí nhưng còn chủ quan và học một cách thụ động, việc không nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Nên về cơ bản các em không nắm được kiến thức một cách khoa học và vững vàng. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu tất yếu hiện nay.
* Kết quả sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn khi thực hiện đề tài:
Thời điểm kiểm tra
Tổng số HS
 khối lớp 9
HS sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 
HS không sử dụng 
Atlat Địa lí Việt Nam 
SL
Tỉ lệ 
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
Tháng 9 năm 2019
58
45
77,6
13
22,4
Tháng 3 năm 2020
58
50
86,2
8
13,8
Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến:
2.3.1. Ưu điểm:
Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kĩ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn Địa lí ở trường THCS. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng cũng như hỗ trợ rất đắc lực cho các kì thi môn địa lí, chính kiến thức đó giúp các em học sinh lấy được 50% số điểm trong bài thi.
Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8; lớp 9 và cả ở THPT. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat cũng không giống nhau.
Trong chương trình Địa lí lớp 8 và 9, có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy, khi giảng dạy Địa lí lớp 8 và 9, ta nên tích cực rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rất cần thiết để các em vận dụng lâu dài sau này.
2.3.2. Hạn chế:
Thời gian nghiên cứu, thực hiện sáng kiến chưa nhiều, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
2.4. Kết quả của sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng và không sử dụng Atlat Địa lí của học sinh đem lại hai mặt trái ngược nhau, phần lớn học sinh có sử dụng Atlat Địa lí sẽ nắm vững kiến thức lâu dài hơn, có khả năng liên hệ thực tiễn kiến thức và phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Còn những học sinh không sử dụng Atlat thì tiếp thu kiến thức một cách lan man, không hệ thống, không khoa học, mau quên, không có khả năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu cần thiết và hữu ích.
Giải pháp thực hiện sáng kiến:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội:
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat, ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, kí hiệu, tỉ lệ của bản đồ,Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên yêu cầu các em thuộc càng nhiều kí hiệu càng dễ học tập.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc:
 - Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
 - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
 - Sau đó, sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó, rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và xã hội theo nội dung của bài học.
Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư:
Ví dụ:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (Dạy bài 1 - Địa lí 9) học sinh rút ra nhận xét:
 + Phân bố các dân tộc nước ta không đều: các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.
 + Hiểu được hệ ngôn ngữ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.
 - Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (Dạy bài 3 - Địa lí 9) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi, nhất là vùng Tây Nguyên).
- Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
- Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được: nước ta có nguồn lao động dồi dào, lao động trong nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.
Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nước ta: (trang 8, 9, 10, 18).
* Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Bản đồ trang 10 (Dạy bài 20 - Địa lí 9): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu:
Đặc điểm tài nguyên đất: Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, Đồng thời, phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều ao hồ.
Bản đồ trang 9: Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng mưa, nhiệt độ) phân hóa từ bắc vào nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước ta.
Bản đồ trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của nước ta để phát triển công nghiệp.
Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 (Dạy bài 9 - Địa lí 9): Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta. 
Qua biểu đồ, học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp (theo giá thực tế).
Đơn vị: %
Năm
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
Tổng giá trị sản xuất
2000
79,0
4,7
16,3
163313,5 
2007
70,0
3,6
26,4
338553,0
Nhìn bảng số liệu, học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành qua các năm đó.
Bản đồ trang 19 Atlat, học sinh tìm hiểu và phát hiện:
Ngành trồng trọt: Dựa vào kĩ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh biết được diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực, giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
Như vậy, từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, không phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ.
Ngành chăn nuôi: Dựa vào kĩ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm 2000, 2005, 2007.
 *Ví dụ 2: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta.
Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25, học sinh nhận thức được sự phân bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:
Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác. 
Giao thông đường bộ ngày càng phát triển. Giao thông đường thủy, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hóa cao. Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển. 
Các hoạt động thương mại như: Nội thương (Biết được tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người, xuất nhập khẩu các tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế của cả nước qua các năm ), ngoại thương (Cơ cấu hàng xuất nhập - khẩu năm 2007, xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ, xuất - nhập khẩu hàng hóa qua các năm).
Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2000 - 2007.
Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: di sản văn hóa thế giới, di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống,
Phân tích bản đồ trang 26 - biểu đồ học sinh nắm được:
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó, có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước, sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng và giải thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Qua các phân tích trên ta thấy rằng: Khi tìm hiểu  một số kiến thức về kinh tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
*Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta:
Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 30 học sinh nắm được:
 Vị trí và phân bố các vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.
 Dân số, diện tích của 3 vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm.
GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
Như vậy, việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mã hóa các thông tin bằng kí hiệu, màu sắc, kích thước... làm cho học sinh say mê học môn Địa lí hơn.
Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta:
Trong chương trình Địa lí lớp 9, nội dung về kinh tế xã hội đã chia theo các vùng: Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy, khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phải có kĩ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau:
Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong Atlat xác định vị trí: phía bắc, phía nam, phía đông, phía tây giáp đâu ?
Xác định đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi,
Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi, khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng.
Sau đó, dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó.
*Ví dụ: Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xác định quy mô của vùng (Bản đồ trang 26) phía bắc và phía tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía đông giáp biển Đông.
Từ đó, rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:
Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời, ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, ngành giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng có gió mùa đông nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa đông bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối.. .
Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat) để nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố không đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội. 
Tóm lại: đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh.
*Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Sử dụng trang 29 Atlat: Xác định quy mô, ranh giới của vùng.
Phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là biển Đông.
Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:
Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho ngành du lịch nước ta.
Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 11 Atlat, học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản: xoài, sầu riêng, dừa, măng cụt,
Dân cư trong vùng đứng thứ  hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa cùng sinh sống và xây dựng kinh tế của vùng. Tuy nhiên, trình độ dân trí của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
Tóm lại: đây cũng là 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_su_dung_atlat_dia_li_viet.docx