Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy Địa lí Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy Địa lí Lớp 9

Nhân loại để tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ được nguồn tài nguyên và môi trường. Thế kỷ XXI, con người sẽ coi việc bảo vệ và khống chế tự nhiên môi trường làm mục tiêu chủ đạo. Đồng thời với việc sáng tạo nên thế giới vật chất cực lớn, vô hình chung con người đã gây ô nhiễm và phá hoại nghiêm trọng hoàn cảnh môi trường sinh thái. Không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng rậm bị phá huỷ, diện tích đất trồng giảm đi, chất phế thải tiêu diệt màu xanh. Chính những nhân tố đó của tự nhiên đang đe dọa cuộc sống của con người. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

   Nhân loại có thể kiến lập được một ngôi nhà chung thứ hai trên mặt trăng hay các hành tinh khác không? Trên mặt trăng không có không khí, cũng không có nước. Trên các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời cũng thiếu không khí và nước cho nên các nhà khoa học cho rằng hiện tại trước mắt vẫn chưa tìm ra hành tinh nào gần Trái đất có tồn tại sự sống cho nên rất khó nói đến một ngôi nhà chung thứ hai của nhân loại.

   Vậy môi trường có mối quan hệ như thế nào với con người? con người thông qua quá trình trao đổi chất, tiếp nhận ô-xi và thải khí cacbonic. Vì vậy, nguồn không khí trong sạch sẽ cung cấp dưỡng khí nuôi cơ thể. Uống nước sạch và ăn các loại thức ăn không bị ô nhiễm sẽ giúp con người tiếp tục và phát triển sinh trưởng. Loài người và môi trường có sự trao đổi về vật chất để giữ được sự cân bằng về hoàn cảnh sinh thái, mà một khi hoàn cảnh sinh thái bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

doc 82 trang Mai Loan 04/11/2023 3142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
VÀO GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP 97
Lĩnh vực/ Môn: Địa lí 
Tên tác giả: Lê Thị Kim Yến 
GV môn: Địa lí
	Tài liệu kèm theo: Đĩa CD minh họa SKKN
Năm học 2013 - 2014
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
1
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu 
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2
3
4
4
4
4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.
1. Yêu cầu chung về công tác kĩ thuật kiểm tra đánh giá. 
2. Công tác kiểm tra – đánh giá
3. Kĩ thuật đánh giá
4. Căn cứ vào các văn bản pháp quy
II. Thực trạng của ván đề
1. Thực trạng chung về công tác kiểm tra đánh giá.
2. Thuận lợi
Chương III: BIỆN PHÁP - GIẢI PHÁP
1. Những nét chung về đổi mới kiểm tra Môn Sinh học
2. Một số giải pháp, kĩ thuật ra đề kiểm tra TNKQ mới.
3. Xây dựng công tác kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới
4. Khung ma trận đề kiểm tra
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ MA TRẬN ĐỀ- ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN SINH HỌC LỚP 6 VÀ LỚP 9
I. Ma trận đề kiểm tra môn Sinh học 6
II. Ma trận đề kiểm tra môn Sinh học 9
III. Hiệu quả
IV. Kết luận
V. Kiến nghị 
VI. Lời kết
VII. Tài liệu tham khảo
4
4
4
5
5
6
6
6
7
8
8
9
11
13
17
17
27
33
33
34
35
36
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Giáo viên 
-
GV
2. Học sinh 
- 
HS
3. Sách giáo khoa 
-
SGK
4. Trung học cơ sở 
-
THCS
5. Phương pháp dạy học 
- 
PPDH
6. Bảo vệ môi trường
-
BVMT
7. Sáng kiến kinh nghiệm
-
SKKN
8. Phương pháp dạy học
- 
PPDH
9. Trắc nghiệm khách quan
-
TNKQ
10.Tự luận
-
TL
MỤC LỤC
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3
PHẦN II: NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
I. Cơ sở lí luận
4
1. Khái niệm về môi trường
4
2. Khái niệm về bảo vệ môi trường
4
3. Tình hình môi trường nước ta
4
4. Tình hình môi trường thế giới
7
II. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường qua môn địa lí ở trường THCS Trung Phụng
9
1. Thuận lợi
9
2. Khó khăn
9
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
10
III. Quá trình thực hiện
13
1. Hình thức ngoài giờ và ngoại khóa
13
2. Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường trên lớp 
13
3. Kết quả
24
4. Bài học kinh nghiệm
24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
25
1. Kết luận
25
2. Khuyến nghị
25
PHẦN IV: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
28
Tài liệu tham khảo 
33
CHƯƠNG IPHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀMỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nhân loại để tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ được nguồn tài nguyên và môi trường. Thế kỷ XXI, con người sẽ coi việc bảo vệ và khống chế tự nhiên môi trường làm mục tiêu chủ đạo. Đồng thời với việc sáng tạo nên thế giới vật chất cực lớn, vô hình chung con người đã gây ô nhiễm và phá hoại nghiêm trọng hoàn cảnh môi trường sinh thái. Không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng rậm bị phá huỷ, diện tích đất trồng giảm đi, chất phế thải tiêu diệt màu xanh. Chính những nhân tố đó của tự nhiên đang đe dọa cuộc sống của con người. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
	Nhân loại có thể kiến lập được một ngôi nhà chung thứ hai trên mặt trăng hay các hành tinh khác không? Trên mặt trăng không có không khí, cũng không có nước. Trên các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời cũng thiếu không khí và nước cho nên các nhà khoa học cho rằng hiện tại trước mắt vẫn chưa tìm ra hành tinh nào gần tTrái đất có tồn tại sự sống cho nên rất khó nói đến một ngôi nhà chung thứ hai của nhân loại.
	Vậy môi trường có mối quan hệ như thế nào với con người? con người thông qua quá trình trao đổi chất, tiếp nhận ô- xi và thải khí các bon nícacbonic. Vì vậy, nguồn không khí trong sạch sẽ cung cấp dưỡng khí nuôi cơ thể. Uống nước sạch và ăn các loại thức ăn không bị ô nhiễm sẽ giúp con người tiếp tục và phát triển sinh trưởng. Loài người và môi trường có sự trao đổi về vật chất để giữ được sự cân bằng về hoàn cảnh sinh thái, mà một khi hoàn cảnh sinh thái bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Vì vậy vấn đề BVMT đã và đang được cả thế giới quan tâm, hãy cứu lấy Trái đất đó là thông điệp của liên hợp quốc gửi đến cho loài người. Do đó cần phải giáo dục ý thức BVMTcho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Là người giáo viên Địa lí mạnh dạn chọn đề tài “ Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí lớp 9 ”
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh “ Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí lớp 9 ”
Thông qua giảng dạy kiến thức môn Địa lí lớp 9 để giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền việc bảo vệ môi trường cho những người xung quanh.
3. Khách thể nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn địa lí.
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí lớp 9 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa
- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của bạn bè đồng nghiệp cùng bộ môn, diều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và việc đánh giá kết quả của từng tiết dạy.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo qua sách báo và các thông tin có tính thời sự.
- Phương pháp thực nghiệm qua những tiết dạy học ở lớp 9. 
5. Phạm vi nghiên cứu:
BAO GỒM:
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Trung Phụng - quận Đống Đa – Hà Nội
- Khách thể điều tra: HS khối 9 - Trường THCS Trung Phụng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 16 tháng 09 năm 2011 đến hết ngày hết ngày 20 tháng 2 năm 20143
Chương II.PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về môi trường:
	“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” ( Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005)
	Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn.
	Môi trường sống của con người được phân thành : môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
	Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật...
	Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hieenjcuj hiện cụ thểthể bằng các thể lệ, thể chế, cam kết, quy định...
	Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên...
	Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường học như : lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy nhà trường, các tổ chức xã hội như Đoàn Đội.
	Tóm lại, môi trường là một thể thống nhất bao gồm các thành phần tự nhiên như : địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, động thực vật và các công trình văn hóa, kĩ thuật do con người tạo ra. Vì môi trường là một thể thống nhất nên bất cứ một thay đổi nào của một thành phần trong môi trường đều làm các thành phần khác và có thể làm thay đổi sâu sắc toàn bộ môi trường.
2. Khái niệm về BVMT :
	- Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa chung) là BVMT tự nhiên và môi trường nhân tạo.
	- Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường
3. Tình hình môi trường nước ta:
	a) Về đất đai:
	Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km2 ( theo Wikipedia.org.2008). Phần đất liền là 31,2 triệu ha ( chiếm 94,5% diện tích tự nhiên) xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Những vì số dân đông ( năm 2006 là 84.156.000 người ) nên diện tích đất bình quân theo đầu người thuộc loại rất thấp xếp thứ 159/200 quốc gia và bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Mặc dù diện tích trên đầu người thấp nhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn, tính đến năm 2006 là khoảng 5,28 triệu ha, trong đó 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng.
Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam qua các năm
Năm
1940
1960
1970
1992
2000
2005
Bình quân đầu người
( ha/ người)
0,2
0,16
0,13
0,11
0,10
0,11
	Diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm. Chất lượng đát không ngứng bị giảm do xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo kiệt chất dinh dưỡng do các quá trình thoái hóa hóa học đất, khô hạn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, ngập úng, ô nhiễm do chất thải, do sử dụng phân hóa học và do chất độc hóa học. Hậu quả nghiêm trọng của thoái hóa đất là mất khả năng sản xuất của đất, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên động, thực vật và giảm đất nông nghiệp theo đầu người ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
	b) Về rừng :
	Sự đa dạng về địa hình, sự phân hóa của khí hậu tạo cho nước ta có nhiều loại rừng: rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tràm, rừng ngập mặn...
	Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu trữ các nguồn gen quý giá. Tuy nhiên, độ che phủ của rừng Việt Nam trong thời gian dài có xu hướng giảm. Những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
	c) Về nước:
	Việt Nam có lượng nước mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên nước mặt khá phong phú. Tổng lượng nước trung bình hàng năm là 880 tỉ m3. Tuy vậy do nằm ở cuối hạ lưu sông Mê công, sông Mã, sông Cả và sông Hồng nên lượng nước được hình thành trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3/ năm. Điều đó dẫn tới khả năng thiếu nước, nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam., Hơn nữaẵ lượng mưa phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các vùng, nên ở các tỉnh Trung du Bắc bộ , các tỉnh Trung bộ và Tây Nguyên thường xảy ra hạn hán.
	Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước tăng theo đầu người nă 1943 là 16,64 m3/ người/ năm, nếu số dân tăng lên 150 triệu người thì chỉ số còn 2,467m3/ người / năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước.
	Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi ở Trung bộ có tình trạng sa mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối hóa. Ở các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã xảy ra tình trạng căng thwangr thẳng về nước. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì, Biên Hòa... nước đã bị ô nhiễm tớiơí mức nghiêm trọng. Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu , sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông đã bị ô nhiễm nặng.
	Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước là do nước thaảii công nghiệp, nước thải sinh hoạt chă được xử lí đã xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất công, nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm 
	d) Về không khí :
	Ở vùng núi và vùng nông thôn nước ta, nhìn chung môi trường không khí còn chưa bị ô nhiễm ( trừ một số làng nghề và các khu vực gần khu công nghiệp, đường giao thông). Kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi. Nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2 lần. Trong trường hợp các biệt gần nhà máy gạch và bia ở thị xã Lào Cai vượt 5 lần. Nơi bị ô nhiễm nhất là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy VICASA ( TP Biên Hòa ), khu công nghiệp Tân Bình TP Hồ Chí Minh), nhà máy than Hòn Gai ( TP Hạ Long )
	e) Về đa dạng sinh học 
	Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh vật học trên thế giới. Sự đa dạng sinh học được thể hiện ở thành phần loài sinh vật, thành phần gen đồng thời còn thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái.
	Khu hệ thực vật Việt Nam có 13.766 loài thực vật, trong đó có 2.393 loài thực vật bậc cao ( theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999) về khu hệ động vật, cho đến nây đã thống kê được 5.155 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loài thú, khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 544 loài các nước ngọt... Đặc biệt gần đây đã phát hiện được 6 loài thú mới : Sao la, Mang lớn, Bò sừng xoắn, Mang Trường Sơn, Mang Phu Hoạt, Cầy Tây Nguyên ( Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, năm 2001 )
	Tuy vậy, trong các năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy giảm nhiều, số lượng các thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
	 Trong cuốn Sách đỏ Việt Nam phần động vật ( 1992) đã nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế, khai thác tài nguyên... của mình con người đã có những hành động sai trái làm suy giảm hoặc mất nơi sinh cư của sinh vật dẫn đến nhiều sinh vật bị tiêu diệt, môi trường bị ô nhiễm.
	g) Về chất thải:
	Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống càng đi lên, lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hóa nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải.
	Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam đến hơn 15 triệu tấn/năm, tăng trung bình hàng năm là 15%, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ, nơi kinh doanh chiếm khoảng 75 đến 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng chất thải còn lại phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng lại có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi trường cao.
	- Chất thải sinh hoạt : Các khu đô thị ở Việt Nam tuy có số dân chỉ chiếm khoảng hơn 26% số dân của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm ( tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước )
	- Chất thải công nghiệp : Lượng chất thải công nghiệp phát sinh chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải. Gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 31%. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miềm Bắc. Khoảng 1450 làng nghề phân bố ở các vùng nông thôn trên toàn quốc, mỗi năm thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp.
	- Chất thải nguy hại: Năm 2003 tổng lượng chất thải nguy hại là khoảng 160.000 tấn, trong đó khoảng 130.000 tấn phát sinh từ công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm khoảng 21.000 tấn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp là khoảng 8.600 tấn. Phần lớn chất thải công nghiệp phát sinh ở miền Nam chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước. ( Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, năm 2004. Bộ Tài nguyên và môi trường).
	Theo ước tínhinh lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Theo tính toán, đến năm 2010 lượng chất thải sinh hoạt sẽ tăng 60%, chất thải công nghiệp tăng 50%, chất thải nguy hại tăng 3 lần. ( Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, năm 2004. Bộ Tài nguyên và môi trường).
	Hiệu quả thu gom chất thải còn thấp ở các thành phố, thu gom đạt từ 70 đến 75% nhưng ở nông thôn thu gom chỉ là 20%. Việc sử lí chất thải chưa đảm bảo kĩ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân, đặc biệt là chất thải độc hại ở các bệnh viện, các khu công nghiệp.
	h) Về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn:
	Hiện nay mới có 60 đến 70% dân cư đô thị, dưới 40 % dân ở nông thôn được cấp nước sạch và chỉ có 28 đến 30% hộ gia đinh ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh
	Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang cần được quan tâm của toàn xã hội.
4. Tình hình môi trường thế giới:
	Hiện nay các thành phần môi trường thế giới ngày càng xấu đi. Nó đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai.
	Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt:
	Dầu mỏ: năm 1990 trữ lượng toàn cầu là 137.249 tỉ tấn, nay đã khai thác hơn 60% trữ lượng.
	Khí đốt đã khai thác hơn 60% trữ lượng 
	Nguồn tài nguyên đất bị giảm chất lượng: Trên thế giới có khoảng 1,43 tỉ ha đất trồng lương thực và thực phẩm. Bình quân đầu người thấp chưa được 0,3 ha đất trồng. Trong khi đó, đất chuyên dùng tăng ( xây dựng thêm các thành phố, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở...) 
	Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do việc sử dụng không hợp lí, không có các biện pháp bảo vệ và do các chất thải của công nghiệp, nông nghiệp ( thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học), nước thải sinh hoạt, sự cố tàu chở dầu.. Nguồn nước bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.
	Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia thiếu nước dùng nhất là Đức, Hoa Kì...
	Không khí bị ô nhiễm : Ngày nay, sự ô nhiễm không khí đã lên tới mức nguy hiểm trên toàn cầu, nhất là các nước phát triển: Hoa kì mỗi năm thải 5.228 triệu tấn CO2 vào khí quyển, Trung Quốc 3.006 triệu tấn CO2 , Nhật Bản 1.150 triệu tấn CO2 vào khí quyển làm ô nhiễm trầm trọng bầu không khí... 
	Tài nguyên rừng bị giảm: Thế giới đã từng có diện tích rừng khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958 và 37,37 triệu km2 vào năm 1973 và hiện nay chỉ còn khoảng 29triệu km2.
	Không chỉ diện tích rừng bị giảm mà chất lượng rừng cũng bị giảm. Chỉ còn hiếm hoi những cánh rừng nguyên sinh giàu có với quang cảnh rừng già âm u tĩnh mịch. 
	Nhiều loại động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loại gỗ quý có nguy cơ cạn kiệt như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai...
	Tóm lại, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường sống lan rộng khắp thế giới. Do đó bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của cả loài người.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND, sự hỗ trợ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa
Hơn nữa, giáo viên môn Địa lí nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong HĐSP nhà trường.
Giáo viên môn Địa lí năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo, giỏi về công nghệ thông tin
Đội ngũ giáo viên môn Địa lí nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
Cán bộ quản lí của nhà trường, đã chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh về kiến thức môn học và các nội dung giáo dục lồng ghép.
2. Khó khăn, tồn tại:
Trường THCS Trung Phụng - số 38 / 218 ngõ chợ Khâm Thiên là một trong phường khó khăn của Quận Đống Đa, trình độ dân trí chưa cao, điều kiện kinh tế của phường còn gặp vô vàn khó khăn nhất là còn nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo. Đa phần người dân chưa nhận thức tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường cho con em.
- Mặc dù đã tuyên truyền bảo vệ môi trường nhưng kiến thức bảo vệ môi trường còn ít, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
- Học sinh chưa thấy hết được nguyên nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_v.doc