Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn trong giờ đọc – hiểu văn bản
Những năm gần đây, Bộ GD- ĐT đề ra phương án đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung của thời đại. Việc đối mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản vẫn phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong các giờ dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức nhằm phát huy sự tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Việc rèn kỹ năng làm văn trong giờ học văn bản văn học là rất phù hợp với quan điểm dạy học mới của Bộ giáo dục, là tích hợp kiến thức trong các tiết học Tiếng Việt - Làm văn - Đọc văn (văn bản văn học).
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, tôi thấy: Việc rèn kỹ năng làm văn trong giảng văn cho học sinh là rất quan trọng, bởi khi các em có ý thức rèn kỹ năng làm văn trong giảng văn thì khi viết các bài làm văn nghị luận (nghị luận xã hội và nhất là nghị luận văn học) các em sẽ không lúng túng trong cách viết, cách triển khai vấn đề sẽ đi đúng hướng, đúng trọng tâm hơn và bài viết sẽ đạt kết quả cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông tôi lại thấy:
- Đối với giáo viên: Rất nhiều giáo viên coi trọng giờ dạy văn bản văn học, cố gắng dạy cho hay, cho hấp dẫn, để lại ấn tượng cho học sinh về sự khám phá tác phẩm, về ngôn ngừ diễn đạt . mà nhiều khi giáo viên chưa có định hướng rõ ràng trong việc rèn kỹ năng làm văn cho học sinh .
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN MỤC LỤC A- Phần mở đầu Trang 2 Lí do chọn đề tài . 2 II - Mục đích nghiên cứu 3 1 - Mục đích đề tài 3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Kế hoạch nghiên cứu 3 B- Phần nội dung 4 Nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 4 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 Những biện pháp thực hiện 6 1 - Khâu chuẩn bị 6 2- Thực hiện giờ dạy trên lớp 7 Kết quả thực hiện 19 C- Kết luận và kiến nghị 20 D- Tài liệu tham khảo 21 PHẦN MỞ ĐẦU I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Những năm gần đây, Bộ GD- ĐT đề ra phương án đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung của thời đại. Việc đối mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản vẫn phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong các giờ dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức nhằm phát huy sự tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Việc rèn kỹ năng làm văn trong giờ học văn bản văn học là rất phù hợp với quan điểm dạy học mới của Bộ giáo dục, là tích hợp kiến thức trong các tiết học Tiếng Việt - Làm văn - Đọc văn (văn bản văn học). Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, tôi thấy: Việc rèn kỹ năng làm văn trong giảng văn cho học sinh là rất quan trọng, bởi khi các em có ý thức rèn kỹ năng làm văn trong giảng văn thì khi viết các bài làm văn nghị luận (nghị luận xã hội và nhất là nghị luận văn học) các em sẽ không lúng túng trong cách viết, cách triển khai vấn đề sẽ đi đúng hướng, đúng trọng tâm hơn và bài viết sẽ đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông tôi lại thấy: - Đối với giáo viên: Rất nhiều giáo viên coi trọng giờ dạy văn bản văn học, cố gắng dạy cho hay, cho hấp dẫn, để lại ấn tượng cho học sinh về sự khám phá tác phẩm, về ngôn ngừ diễn đạt ... mà nhiều khi giáo viên chưa có định hướng rõ ràng trong việc rèn kỹ năng làm văn cho học sinh ... - Đối với học sinh: Hầu hết các em có tâm lí “rất sợ” hoặc “rất chán” các giờ lí thuyết làm văn (bởi sự khô khan, đơn điệu, nặng nề những thuật ngữ, khái niệm ...). II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xuất phát từ mục đích thiết thực của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh có phương pháp cảm thụ văn chương và biết diễn đạt sự cảm thụ ấy một cách thành công, có thuyết phục. - Bài làm văn là sự tổng hợp kiến thức, vốn từ và kỹ năng làm văn, là kết quả cuối cùng để đánh giá học sinh. - Thực tế học tập của học sinh ở môn Ngữ văn là nhiều khi các em có kiến thức cơ bản về tác phẩm, đưa vào bài văn nhưng lại trình bày một cách vụng về, thiếu thuyết phục chứng tỏ sự yếu kém về kỹ năng làm văn. - Giờ học văn bản văn học là một loại giờ chiếm nhiều hơn cả trong phân phối chương trình môn Ngữ văn. Trong giờ học này, học sinh có thể thực hành kỹ năng làm văn một cách thiết thực, sinh động nhất. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Kỹ năng làm văn là một khái niệm bao hàm phạm vi rộng, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến những việc mình đã làm trong năm học vừa qua với một lớp 11 có phần lớn học sinh học môn Văn trung bình và việc làm đó bước đầu có hiệu quả. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Giáo viên kết hợp đối chiếu, thống kê giữa lí luận với thực tiễn giảng dạy. Cụ thể, tôi hướng cho học sinh thấy rằng: Thông qua giờ học văn bản văn học, ngoài việc các em tìm hiểu cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương còn là việc các em được rèn luyện các kỹ năng làm văn một cách cụ thể và thiết thực nhất, đặc biệt là kỹ năng phân tích tác phẩm. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. Giáo viên đưa ra phương pháp chung cho tất cả học sinh chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn (định hướng) nhằm rèn kỹ năng làm văn trong các giờ học văn bản văn học . B. PHẦN NỘI DUNG I. NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Xuất phát từ mục đích thiết thực của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông là việc giúp học sinh có phương pháp cảm thụ văn chương và biết diễn đạt sự cảm thụ ấy một cách thành công, có thuyết phục, trong đề tài nghiên cứu này tôi sẽ đưa ra định hướng về nhận thức đối với giáo viên và học sinh. - Đối với giáo viên: + Giờ dạy văn bản văn học là quá trình giáo viên giảng giải, thẩm bình đồng thời tổ chức và dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm. Thấy được điều đó nên tôi đã sử dụng giờ đọc văn để kết hợp rèn kỹ năng làm văn cho học sinh. Tôi cũng xác định rõ đây là việc làm cần thiết, phải tiến hành một cách kiên trì và liên tục. + Vì giờ đọc văn là phân môn quan trọng nhất chiếm thời lượng nhiều nhất của bộ môn Ngữ văn - Tiếng Việt trong nhà trường THPT, nên trong các giờ học văn bản văn học những kỹ năng làm văn phải được giáo viên thể hiện một cách rõ ràng, sinh động, có định hướng cụ thể để học sinh có thể nhận diện và cùng thực hành kỹ năng với mình. - Đối với học sinh: + Làm cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết về kiến thức giữa các phân môn: Tiếng Việt, đọc văn, làm văn. + Chỉ rõ cho các em thấy những kỹ năng làm văn, đặc biệt là kỹ năng phân tích tác phẩm không chỉ được rèn trong giờ lí thuyết làm văn mà thực tế phải được rèn hàng ngày trong các giờ học văn bản văn học. + Việc rèn kỹ năng làm văn sẽ giúp các em hiểu bài (văn bản văn học) một cách chắc chắn và làm tốt các bài tập làm văn. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để có cơ sở khoa học, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và nhận thấy: 1. Về chương trình và sách giáo khoa: - Còn nặng nề về lí thuyết. - Phân bố chương trình chưa hợp lí. 2. Về phía giáo viên: Thực tế trong giảng dạy những giờ dạy văn bản văn học thường được giáo viên rất coi trọng dạy cho hay, cho hấp dẫn, để lại ấn tượng cho học sinh về sự khám phá tác phẩm ... mà nhiều khi giáo viên chưa có định hướng rõ ràng trong việc rèn kỹ năng làm văn cho học sinh. 3. Về phía học sinh: Tình trạng thực tế cho thấy các em có tâm lí “không thích ”, “rất sợ” học các giờ lí thuyết làm văn. Vì vậy việc học sinh áp dụng những lí thuyết đó vào thực hành (trong việc tìm hiểu tác phẩm và viết bài làm văn) là không tự giác và kém hiệu quả. 4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: - Bài làm văn số 1 (kiêm tra chất lượng đầu năm của một lớp 11 có 45 học sinh có học lực môn văn lớp 10 đại đa số là trung bình và yếu). Tôi ra đề văn như sau: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “ Trao duyên” ( trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Kết quả bài làm như sau: Điểm kém và yếu (từ 2đ - 4 đ) Điểm trung bình (từ 5đ-6đ) Điểm khá (từ 7đ-8đ) Sô bài (%) 20 bài (45%) 19 bài (42%) 6 bài (13%) - Nhận xét: Xem xét kỹ bài làm của các em tôi thấy phần lớn các em bị điểm dưới 5 là do kỹ năng làm bài còn yếu. Chưa biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, chưa biết cách lập luận, khả năng chọn và phân tích dẫn chứng còn yếu, kết cấu bài làm không chặt chẽ... III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Đê giờ học văn bản văn học có hiệu quả đáp ứng hai yêu cầu vừa giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn học, vừa rèn kỹ năng làm văn, tôi tiến hành những việc sau: 1. Khâu chuẩn bị a- Soạn giáo án của thầy Để soạn một giáo án đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học cần phải: - Tìm hiểu kỹ về tác giả - tác phẩm. - Thiết kế bài dạy hợp lí, khoa học. - Chú trọng cách phân tích (cách tìm hiểu, khai thác) tác phẩm phù hợp với loại thể, để khi giảng cho các em thấy mỗi loại thể tác phẩm có một cách phân tích, khám phá riêng. b- Chuẩn bị bài của trò Ngoài việc soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa tôi có thêm một số yêu cầu có tính chất bắt buộc các em thực hiện: - Với những tác phẩm văn xuôi: phải đọc kỹ tác phẩm và tóm tắt tác phẩm, nắm được các tình tiết quan trọng, diễn biến số phận nhân vật, chủ đề, tư tưởng chủ đề tác phẩm. - Với những tác phẩm thơ: phải nắm được nội dung, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, hiểu biết tâm trạng nhân vật trữ tình ... - Nếu là đoạn trích: cần phải tìm hiểu về tác phẩm, vị trí, giá trị của đoạn trích đó... 2. Thực hiện giờ dạy trên lớp a- Kiểm tra bài cũ Ngoài việc kiểm tra “bài cũ”, tôi mạnh dạn có thêm những câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bị “bài mới ” của các em, động viên khuyến khích các em bằng việc đặt các câu hỏi dễ, những câu hỏi gợi mở và cho điểm thưởng, điểm khuyến khích “rộng rãi hơn” Ví dụ: Để chuẩn bị cho tiết học tác phẩm “Chí Phèo" của Nam Cao sau khi đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ tôi đặt câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài mới: Tác phẩm“Chí Phèo” kể về cuộc đời của những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính đồng thời là nhân vật trung tâm? Em có thể kể một cách vắn tắt về cuộc đời của nhân vật đó không ? Sau khi thử nghiệm cách kiểm tra này tôi thấy các em soạn bài tự giác hơn, nắm được tác phẩm nên các em chủ động và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài hơn và như thế cũng có nghĩa là các em đã tạo cho mình một cách học tốt, tạo cho mình một tâm thế tốt để chủ động sáng tạo, tiếp nhận tác phẩm đồng thời rèn kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm, khả năng tư duy, tiếp nhận tác phẩm. b. Tổ chức nội dung bài giảng - Công việc của Thầy: Giới thiệu, giảng giải, thẩm bình, đánh giá tác phẩm, đặc biệt là việc tổ chức, dẫn dắt học sinh cùng khám phá những giá trị của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi. - Công việc của trò: Tích cực tham gia vào bài giảng bằng cách trả lời các câu hỏi, nghe và ghi bài. - Nội dung kiến thức: Chủ trương dạy tác phẩm theo loại thể nên quá trình phân tích và dẫn dắt học sinh tiếp nhận tác phẩm tôi luôn có ý thức nhắc nhở các em vừa tư duy để cảm thụ chiếm lĩnh tác phẩm, vừa rèn kỹ năng làm văn, đặc biệt là kỹ năng phân tích tác phẩm, nắm chắc các dạng bài của kiểu bài phân tích tác phẩm và kỹ năng lập luận. Cách khai thác tác phẩm theo loại thể để rèn kỹ năng làm văn phân tích tác phẩm cho học sinh: Phần văn bản văn học trong chương trình môn Ngữ văn của chúng ta nói chung và lớp 11 nói riêng có hai thể loại chính là thơ và văn xuôi. Mỗi thế loại lại có những đặc trưng riêng nên cần phải giảng đúng đặc trưng thể loại. Trong quá trình soạn và giảng tôi đã cố gắng áp dụng cách làm đó. Cụ thể: Đối với tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: Tôi cho học sinh tập trung khai thác những yếu tố: - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Vị trí đoạn trích. - Cốt truyện, tình huống, nhân vật, cách kể, các tình tiết quan trọng, kết cấu. - Giá trị nội dung và nghệ thuật. - Tư tưởng tình cảm nhà văn gửi qua tác phẩm. - Đánh giá vị trí, giá trị của tác phẩm. - Tác động giáo dục của tác phẩm với đương thời và hiện tại. Chú ý: Trong thể loại truyện ngắn, tôi lại đặc biệt lưu ý các em cách phân tích nhân vật và tình huống truyện để từ đó các em có thế nắm vững dạng đề phân tích nhân vật tự sự, hoặc phân tích tình huống truyện trong kiểu bài phân tích tác phẩm. Nhân vật là một trong ba yếu tố quan trọng của thể loại truyện ngắn Mỗi truyện ngắn là một mảnh đời, một số phận, thông qua những số phận, những mảnh đời ấy nhà văn gửi vào đó những suy ngẫm, những nhận xét, đánh giá tư tưởng và tình cảm của mình về cuộc đời và con người. Như vậy, việc phân tích nhân vật trong tác phẩm cũng chính là một cách để tiếp nhận các giá trị của tác phẩm. Khi các em hiểu được vai trò trên của nhân vật trong tác phẩm, thông qua các bài giảng cụ thể tôi lại chỉ ra cho các em thấy việc phân tích nhân vật cần phải linh hoạt để phù hợp với bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả. Có thể quy về 3 cách sau: - Phân tích nhân vật theo các đặc điểm: Ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi cử chỉ, những suy nghĩ nội tâm hoặc phân tích vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất, tính cách. Ví dụ: Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. - Phân tích nhân vật theo những chặng đường phát triển của số phận, tính cách. Ví du: Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo ” của Nam Cao. - Phân tích nhân vật dựa vào những đặc điểm nổi bật của tính cách nhân vật. Ví dụ: Nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân Tình huống truyện cũng đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn Từ tình huống truyện có thế khám phá ra các giá trị của tác phẩm. Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo hướng “lạ hóa”. Đó là môi trường hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện, tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ thông qua một số tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao , Tôi rút ra cho các em cách phân tích tình huống truyện gồm các bước cơ bản sau: - Nêu tình huống. - Phân tích diễn biến tình huống. - Đánh giá tình huống. Ví dụ: Tình huống trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. - Nêu tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục ở chốn ngục tù. - Phân tích diễn biến: Đây là cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai nhân vật. + Trên bình diện xã hội, họ đối lập nhau. + Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ. + Gặp nhau ở chốn ngục tù dơ bẩn tạo ra mối quan hệ đặc biệt éo le, trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. - Đánh giá ý nghĩa: + Tình huống truyện làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. + Tình huống truyện góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đó là quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả. + Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, đặc sắc khiến tác phẩm có sức hấp dẫn riêng. Với bài thơ, đoạn thơ. Học sinh cần khai thác những yếu tố sau: - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Thế loại, đề tài, cấu tứ, kết cấu, cảm hứng chủ đạo, sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Âm điệu, nhịp điệu, các từ ngữ, hình ảnh, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật. - Giá trị nội dung và nghệ thuật. - Đánh giá về tác phẩm... Tóm lại: Thông qua các bài giảng tôi định hướng cho học sinh rèn kỹ năng làm văn, giúp các em nhận diện được cách phân tích tác phẩm (Tác phẩm trọn vẹn hoặc một bộ phận của tác phẩm). Đối chứng với lý thuyết làm văn để nắm chắc các dạng đề của kiểu bài phân tích tác phẩm, áp dụng làm bài. Dùng câu hỏi trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học để rèn kỹ năng phân tích tác phẩm (kỹ năng lập luận). - Đây là việc làm quan trọng nhất trong giờ giảng văn, đồng thời cũng là việc làm đem lại hiệu quả lớn nhất trong quá trình rèn kỹ năng.. - Hệ thống câu hỏi để rèn kỹ năng cũng chính là hệ thống câu hỏi thường dùng trong tất cả các giờ học văn bản văn học: Có câu hỏi tìm ý, có câu hỏi triển khai ý, câu hỏi tìm chi tiết, câu hỏi cảm thụ, câu hỏi tổng hợp... Nhưng khi có ý thức rèn kỹ năng thì dùng câu hỏi nào tôi nói rõ với học sinh về dụng ý của mình và về ý nghĩa của câu hỏi đó, nhắc các em có những thói quen dùng những câu hỏi tương tự như vậy trong quá trình tư duy làm văn. Đối với tác phẩm thơ. Khi học bài thơ “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu Phân tích bốn câu đầu bài thơ. “Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi.” Tôi đặt những câu hỏi: - Câu hỏi tìm ý (tìm luận điểm): Bốn câu thơ trên cho thấy khát vọng lớn lao nào của hồn thơ Xuân Diệu? Qua phần học sinh trả lời, tôi sửa, bổ sung và đi đến 2 ý cần phân tích đó là: + Ước nguyện, khát vọng táo bạo chống lại qui luật của thiên nhiên. + Một cái tôi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến ham hố, cuồng nhiệt. - Câu hỏi triển khai ý và tìm dẫn chứng: Khát vọng lớn lao đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật gì? + Sử dụng điệp từ “tôi muốn”. + Nhịp điệu nhanh, gấp gáp - Câu hỏi phát huy năng lực cảm thụ và rèn kỹ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ: Ví dụ khi giảng bốn câu thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” Tôi hỏi: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ như thế nào? Loại câu hỏi này giúp các em rèn một trong những kỹ năng vốn các em cho là khó (và thực tế trong các bài làm văn đây là một trong những kỹ năng còn yếu của em). Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi thường dùng nhiều câu hỏi dạng này. - Câu hỏi liên kết ý: Vì sao đây là những dòng thơ viết về kỉ niệm mà hình ảnh thơ lại hiện lên một cách sống động, tươi mới như vừa diễn ra ngày hôm qua? Thi nhân đã trở về sống trọn vẹn với những kí ức đẹp nhất của tuổi trẻ. Những kỉ niệm ấy được lưu giữ thật sâu nơi tâm hồn nhà thơ để cho dù cuộc đời có đắng cay, bất hạnh nhà thơ vẫn còn một điểm tựa nuôi dưỡng tình yêu cuộc sông. - Câu hỏi đánh giá: Trong cảm hứng chung của cả bài thơ “Vội vàng”, bốn câu đầu bài thơ có vị trí, ý nghĩa như thế nào? Bốn câu thơ tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Đối với tác phẩm văn xuôi Khi giảng truyện ngắn “Chí Phèo”của Nam Cao. Sau phần đọc hiểu tác phẩm, tôi đặt câu hỏi. (Cô và trò cùng làm việc) Câu hỏi phát hiện: - Câu hỏi 1: Về mặt nghệ thuật, thành công xuất sắc của truyện ngắn này là gì? Câu hỏi này giúp học sinh phát hiện tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn (giáo viên ghi tình huống này lên bảng, tiếp tục đặt câu hỏi để khai thác diễn biến tình huống). - Câu hỏi 2: Tình huống đó là gì? Câu hỏi phát hiện tên (nội dung) tình huống. + Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. + Chí Phèo gặp Thị Nở. - Câu hỏi 3: Tình huống đó có ý nghĩa gì? (Giáo viên dẫn dắt học sinh trả lời. Có 2 ý nghĩa...) + Ý nghĩa 1: Bộc lộ tính cách, phẩm chất của các nhân vật nhân vật trong truyện. + Ý nghĩa 2: Góp phần thế hiện các giá trị(hiên thực, nhân đạo, nghệ thuật) của tác phẩm. Câu hỏi tư duy: - Câu hỏi 4: Tại sao tình huống truyện lại tác động lên các nhân vật truyện? Thế giới nhân vật truyện bao gồm những ai? (Thầy, trò cùng làm việc, đi đến thống nhất...) - Tình huống truyện đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của các nhân vật + Các nhân vật gồm Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở, những người dân làng Vũ Đại. Câu hỏi tìm dẫn chứng và nhận xét - đánh giá. - Câu hỏi 5: (Câu hỏi tìm chi tiết dẫn chứng) Tìm những chi tiết để chứng minh sự tác động của tình huống truyện lên các nhân vật truyện, làm bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật. (Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm chi tiết cho từng nhân vật truyện). Với Chí Phèo - Khi bị Bá Kiến đẩy vào tù + Trước đó Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, hiền lành. + Bá Kiến vì ghen tuông đẩy Chí vào tù, chế độ nhà tù thực dân phong kiến tàn bạo đã biến Chí Phèo lương thiện trở thành một tên lưu manh, một con qủy dữ của làng Vũ Đại. - Câu hỏi 6: Nam Cao đã mô tả rất cụ thể, chi tiết hình dáng, cách ăn mặc, nói năng, cách sinh hoạt của Chí Phèo sau khi đi tù về như thế nào? + Hình dáng dữ tợn: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết!... Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. + Trang phục lạ hoắc: “ Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng” + Ngôn ngữ, hành động côn đồ: Uống rượu say khướt, đập phá, chửi bới, rạch mặt ăn vạ. -> Chí Phèo mất hết nhân hình, nhân tính, bị đồng loại xa lánh, hắt hủi, loại trừ. Chí Phèo rơi vào quá trình tha hóa. - Câu hỏi 7: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật Chí Phèo sau khi đi tù về của nhà văn? (Câu hỏi nhận xét, đánh giá, bình luận). Quá trình tha hóa ngày càng lún sâu vào tội ác của Chí Phèo đã nói lên một thực trạng đau đớn của xã hội Việt Nam trước Cách mạng: Những người nông dân hiền lành, lương thiện đã bị bọn địa chủ, cường hào, ác bá nham hiểm, độc ác lợi dụng, biến họ thành tay sai, tước đi cuộc sống lương thiện và quyền sống lương thiện của họ. - Câu hỏi 8: Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng sau khi tỉnh rượu trong tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở? + Lần đầu tiên hết say, tỉnh táo “ Hắn buâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dàiNghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mìnhHắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm.” + Nhận thức về thế giới xung quanh “ Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_trong_gio_doc_hieu.doc