Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm dạng bài liên hệ cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm dạng bài liên hệ cho học sinh THPT

Trong xu hướng hiện nay, khi cơn bão công nghệ số đang làm đổi thay từng ngày nhịp sống của con người, mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã có nhiều chuyển biến mang tính đột phá. Dạy học môn văn không phải chỉ là việc người giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương, bồi đắp và khơi dậy nhận thức và cảm xúc cho các em mà còn chú trọng tới phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của người học.

 Dạng đề liên hệ là kiểu bài giúp học sinh vừa phát triển được tư duy phân tích, so sánh khi nhận thức về đối tượng nghị luận trong sự liên hệ, đối chiếu với các đối tượng khác, vừa rèn được tư duy khái quát, tổng hợp khi rút ra những nhận xét, đánh giá. Đồng thời, với dạng đề này, người học sẽ được rèn luyện về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tạo lập văn bản.

 Trong năm học 2017 – 2018, theo quan điểm đổi mới trong mục tiêu giáo dục và các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, Bộ Giáo dục đã đưa ra đề thi minh họa cho kì thi THPT quốc gia, trong đó dạng đề liên hệ đã được chọn làm dạng đề chính trong phần nghị luận văn học (Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người). Việc thay đổi này có ý nghĩa quan trọng định hướng cho người dạy và người học tránh lối học vẹt, học tủ mà tập trung vào việc hình thành, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

 Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi nhận thấy dạng bài liên hệ chưa thực sự được chú trọng. Trong chương trình, học sinh chỉ được học về các dạng bài cảm nhận về tác phẩm, cảm nhận về nhân vật, nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm, dạng bài so sánh chứ không được học về dạng bài liên hệ. Việc mở rộng dạy về dạng đề này là do sự chủ động của người dạy. Điều này dẫn đến một số khó khăn trong việc dạy và học môn Ngữ văn. Về phía học sinh, nhiều em lúng túng, không phân biệt được đâu là kiểu bài liên hệ, đâu là kiểu bài so sánh dẫn đến việc bỏ qua yêu cầu liên hệ hoặc triển khai như dạng bài so sánh. Về phía giáo viên, các thầy cô còn gặp nhiều khó khăn trong việc biên soạn nội dung, phân bố thời gian để hướng dẫn cho học sinh luyện tập dạng đề này.

 

docx 19 trang thuychi01 7460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm dạng bài liên hệ cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Trong xu hướng hiện nay, khi cơn bão công nghệ số đang làm đổi thay từng ngày nhịp sống của con người, mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã có nhiều chuyển biến mang tính đột phá. Dạy học môn văn không phải chỉ là việc người giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương, bồi đắp và khơi dậy nhận thức và cảm xúc cho các em mà còn chú trọng tới phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của người học.
	Dạng đề liên hệ là kiểu bài giúp học sinh vừa phát triển được tư duy phân tích, so sánh khi nhận thức về đối tượng nghị luận trong sự liên hệ, đối chiếu với các đối tượng khác, vừa rèn được tư duy khái quát, tổng hợp khi rút ra những nhận xét, đánh giá. Đồng thời, với dạng đề này, người học sẽ được rèn luyện về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tạo lập văn bản.
	Trong năm học 2017 – 2018, theo quan điểm đổi mới trong mục tiêu giáo dục và các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, Bộ Giáo dục đã đưa ra đề thi minh họa cho kì thi THPT quốc gia, trong đó dạng đề liên hệ đã được chọn làm dạng đề chính trong phần nghị luận văn học (Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người). Việc thay đổi này có ý nghĩa quan trọng định hướng cho người dạy và người học tránh lối học vẹt, học tủ mà tập trung vào việc hình thành, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
	Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi nhận thấy dạng bài liên hệ chưa thực sự được chú trọng. Trong chương trình, học sinh chỉ được học về các dạng bài cảm nhận về tác phẩm, cảm nhận về nhân vật, nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm, dạng bài so sánh chứ không được học về dạng bài liên hệ. Việc mở rộng dạy về dạng đề này là do sự chủ động của người dạy. Điều này dẫn đến một số khó khăn trong việc dạy và học môn Ngữ văn. Về phía học sinh, nhiều em lúng túng, không phân biệt được đâu là kiểu bài liên hệ, đâu là kiểu bài so sánh dẫn đến việc bỏ qua yêu cầu liên hệ hoặc triển khai như dạng bài so sánh. Về phía giáo viên, các thầy cô còn gặp nhiều khó khăn trong việc biên soạn nội dung, phân bố thời gian để hướng dẫn cho học sinh luyện tập dạng đề này.
	Với những lí do trên, chúng tôi xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm về Rèn kĩ năng làm dạng bài liên hệ cho học sinh THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến kinh ngiệm này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng cũng như đưa ra các kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và triển khai dạng đề liên hệ trong nghị luận văn học – một vấn đề bức thiết đối với học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia.
Thông qua việc rèn luyện kỹ năng xử lí dạng bài liên hệ, chúng tôi cũng muốn đòi hỏi ở học sinh năng lực tích hợp kiến thức, tư duy tổng hợp, khả năng phân tích, khái quát cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu: Đề văn liên hệ trong nghị luận văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thống kê
- So sánh đối chiếu
- Phân tích tổng hợp
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Đặc điểm, mục đích, yêu cầu của kiểu bài liên hệ
	Dạng bài liên hệ là dạng bài từ một vấn đề chính, liên hệ với các vấn đề khác có liên quan, từ đó có thể rút ra những nhận xét, đánh giá, bình luận về các phương diện khác nhau của vấn đề.
	Đây là kiểu bài vừa đặt ra yêu cầu ở mức độ cơ bản, vừa có yêu cầu phân loại, nâng cao đối với thí sinh. Trong thực tế, kiểu bài này được áp dụng chủ yếu trong phần nghị luận văn học. Dạng đề này yêu cầu người viết phải sử dụng tư duy phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp lập luận, đồng thời phải thành thạo kĩ năng nhận diện, phân loại vấn đề.
1.2. Cách làm kiểu bài liên hệ 
1.2.1 Về cấu trúc triển khai tổng quát
	Bài làm gồm 2 phần:
- Phần một (phần trọng tâm): Làm rõ đối tượng chính trong yêu cầu của đề. Yêu cầu đề ở dạng bài này thường tập trung vào những nội dung sau:
+ Làm rõ giá trị tác phẩm hoặc đoạn trích
+ Làm rõ giá trị nhân vật
+ Làm rõ giá trị chi tiết
+ Làm rõ giá trị tình huống
+ Làm rõ cách khai thác đề tài hoặc cách nhìn của nhà văn...
- Phần hai: liên hệ, đối chiếu với đối tượng khác trên cơ sở giá trị đã làm rõ của đối tượng chính, từ đó có thể rút ra nhận xét, đánh giá về điểm tương đồng, khác biệt, những đóng góp riêng của đối tượng chính.
1.2.2. Dàn bài chung cho kiểu bài liên hệ 
MỞ BÀI:      
      -    Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
      -   Giới thiệu khái quát về các đối tượng, tác phẩm.  
THÂN BÀI:
   1. Phân tích làm rõ đối tượng chính: đoạn thơ, đoạn văn, tác phẩm, nhân vật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) để làm nổi bật đối tượng trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
    2. Liên hệ: Giới thiệu và phân tích khái quát đối tượng liên hệ.
    3. Nhận xét: 
 Sự thống nhất và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
    4. Lý giải sự thống nhất và khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
KẾT BÀI:
            - Khái quát về đối tượng nghị luận
            - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
2. Thực trạng kĩ năng làm dạng bài liên hệ của học sinh THPT
- Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc nhận điện dạng đề, hay bị nhầm lẫn với dạng đề so sánh.
- Học sinh chưa xác định đúng yêu cầu cơ bản và yêu cầu nâng cao trong đề, từ đó dẫn tới tình trạng phân chia dung lượng bài làm cho hai yêu cầu trên không hợp lí.
- Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ý, lập ý, đặc biệt ở phần liên hệ và rút ra đánh giá, nhận xét.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm dạng bài liên hệ cho học sinh THPT
3.1. Rèn kĩ năng nhận diện dạng đề liên hệ
	Một trong những khó khăn của học sinh trong việc nhận diện kiểu bài này là các em thường bị nhầm lẫn với dạng bài so sánh. Sự nhầm lẫn này dẫn đến việc học sinh xác lập hệ thống ý không chính xác, phân bố dung lượng bài làm không hợp lí cho các yêu cầu của đề.
	Để rèn luyện kĩ năng nhận diện đề cho học sinh, chúng tôi thường yêu cầu học sinh tìm ra điểm giống và khác giữa các đề thuộc dạng so sánh và đề thuộc dạng liên hệ. Dưới đây là một ví dụ.
Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân) trong cảnh cho chữ để nhận xét về quan niệm của tác giả về con người.
Đề 2:
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo, từ đó liên hệ tới hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng để rút ra nhận xét về cách khai thác của mỗi nhà văn, nhà thơ về bi kịch của người nghệ sĩ.
Đề 3: 
Cảm nhận về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai đoạn thơ sau:
	Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.”
          	  (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) 
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ      
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
          	         (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)
Đề 4: 
Cảm nhận về hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước (Trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
Từ 4 đề văn trên, yêu cầu học sinh xác định rõ kiểu bài so sánh và kiểu bài liên hệ. Trước hết, học sinh cần tìm ra được điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa hai dạng đề này.
* Điểm giống:
Thứ nhất, cả hai dạng đề đều yêu cầu chúng ta phải làm việc với hai tác phẩm (Có thể yêu cầu cảm nhận toàn tác phẩm hoặc cảm nhận một khía cạnh nào đó trong tác phẩm). Khi làm việc với hai tác phẩm, tất nhiên ta phải so sánh chỉ ra sự giống nhau và khác nhau, tùy vào yêu cầu đề bài đưa ra.
Thứ hai, thực chất cả hai dạng đề đều chứa hai nhiệm vụ cần phải giải quyết. Nhiệm vụ chính là cảm nhận tác phẩm, chiếm số điểm nhiều hơn, đây là nhiệm vụ cơ bản để đạt mức điểm Trung bình, Khá. Bên cạnh đó, còn một nhiệm vụ nâng cao là so sánh, liên hệ, đây là nhiệm vụ đặt ra để phân hóa học sinh, bạn phải giải quyết nó để đạt mức điểm Giỏi.
Cụ thể như sau:
Đề
Nhiệm vụ chính
(Cảm nhận)
Nhiệm vụ phân hóa 
(so sánh, liên hệ)
Đề 1
Cảm nhận hình tượng ông lái đò trong cảnh vượt thác
Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm bật lên quan niệm của nhà văn về con người
Đề 2
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo.
Liên hệ tới hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng để rút ra nhận xét về cách khai thác của mỗi nhà văn, nhà thơ về bi kịch của người nghệ sĩ.
Đề 3
Cảm nhận về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai đoạn thơ.
So sánh, tìm ra điểm riêng và chung trong khát vọng tình yêu của hai nhân vật trữ tình.
Đề 4
Cảm nhận về hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước (Trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
So sánh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong hình tượng đất nước ở hai đoạn thơ.
Chính những nét tương đồng trên khiến cho học sinh lúng túng khi xác định vấn đề. Nhưng thực ra, nguyên tắc rất đơn giản. Trong một khoảng thời gian hạn chế, để giải quyết tốt nhất đề bài, ta cần lưu ý:
Một là, nhiệm vụ chính cần được chú tâm dồn sức làm cho cẩn thận, chỉn chu, kĩ lưỡng, phân tích sâu và có điểm nhấn. Đây sẽ là phần chiếm dung lượng nhiều nhất trong bài viết.
Hai là, nhiệm vụ phân hóa viết ít hơn, dung lượng vừa phải, chủ yếu là chỉ ra những điểm nhấn quan trọng nhất, chỉ ra những nét đặc sắc nhất. Cần xây dựng hệ thống tiêu chí để các ý liên hệ, so sánh được rõ ràng và bài mạch lạc hơn.
* Điểm khác:
Khi đã nắm rõ được hai nguyên tắc trên, ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai dạng đề so sánh và liên hệ. Có thể thấy, cả hai dạng đề đều yêu cầu chúng ta làm việc với hai tác phẩm nhhưng vai trò của hai tác phẩm ấy ở hai dạng đề là khác nhau.
Dạng đề so sánh: hai tác phẩm có vai trò tương đương nhau. Việc cảm nhận cả hai tác phẩm đều nằm ở nhiệm vụ chính. Ta phải cảm nhận kĩ lưỡng cả hai tác phẩm.
Dạng đề liên hệ: có một tác phẩm chính và một tác phẩm phụ. Tác phẩm nằm ở nhiệm vụ chính ta cần phân tích kĩ lưỡng. Tác phẩm nằm ở nhiệm vụ phân hóa (phần liên hệ) ta không cần phân tích kĩ lưỡng, chỉ giới thiệu sơ lược và điểm qua những nét đặc sắc nhất mà thôi.
	Như vậy, nếu không tìm hiểu kĩ đề, không nhận diện đúng kiểu bài, bài viết của các em sẽ đi không đúng hướng, dễ rơi vào lạc đề. Vì thế nên, để học sinh có thể viết tốt dạng bài này thì việc rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là khâu đầu tiên để các em tiếp xúc với đề bài, từ đó có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 
3.2. Rèn kĩ năng phân loại yêu cầu đề
	Sau khi nhận diện đúng dạng đề, học sinh cần phân loại chính xác yêu cầu của đề. Thông thường, trong một đề liên hệ sẽ có hai yêu cầu: yêu cầu cơ bản và yêu cầu nâng cao. Xác định đúng được hai yêu cầu này là học sinh đã cơ bản nắm chắc được yêu cầu của dạng bài liên hệ. Kĩ năng này thường gắn bó chặt chẽ với kĩ năng nhận diện đề. Vì thế, phần lớn học sinh khi nhận diện được đúng dạng đề cũng sẽ xác định và phân loại được đúng yêu cầu của đề.
Cụ thể như sau với các ví dụ trên
Đề
Yêu cầu cơ bản
Yêu cầu nâng cao
Đề 1
Cảm nhận hình tượng ông lái đò trong cảnh vượt thác
Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm bật lên quan niệm của nhà văn về con người
Đề 2
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo.
Liên hệ tới hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng để rút ra nhận xét về cách khai thác của mỗi nhà văn, nhà thơ về bi kịch của người nghệ sĩ.
	Trong yêu cầu nâng cao, việc liên hệ thường nhằm để rút ra đánh giá, nhận xét, bình luận về một phương diện của vấn đề nghị luận.
3.3. Rèn kĩ năng tìm ý và lập ý
Tìm ý, lập ý là một trong những kĩ năng quan trọng vào bậc nhất khi triển khai một đề văn. Đây là bước thể hiện khả năng tư duy, cách suy nghĩ sâu sắc, thấu đáo của học sinh về vấn đề cần bàn. Hệ thống ý trong bài văn liên hệ phải đạt các yêu cầu: chính xác, cụ thể, sâu sắc, mới mẻ và có tầm bao quát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai việc tìm ý, lập ý theo các bước cụ thể như sau:
3.3.1. Rèn kĩ năng tìm ý
	Để đáp ứng yêu cầu cơ bản của đề, học sinh cần tái hiện các kiến thức sau:
- Xác định giá trị nội dung tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
- Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiết nào, hình ảnh nào,làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
	Để đáp ứng yêu cầu liên hệ, nâng cao, học sinh cần xác định được rõ:
- Đối tượng và phạm vi liên hệ là gì?
- Mục đích của việc liên hệ để làm gì?
3.3.2. Rèn kĩ năng lập ý
	Trên cơ sở của việc tìm ý, học sinh lập dàn ý cho bài làm theo định hướng sau:
MỞ BÀI:      
      -    Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
      -   Giới thiệu khái quát về các đối tượng, tác phẩm.  
THÂN BÀI:
1. Làm rõ đối tượng chính: đoạn thơ, đoạn văn, tác phẩm, nhân vật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) để làm nổi bật đối tượng trên phương diện nội dung và nghệ thuật
2. Liên hệ: Giới thiệu và cảm nhận khái quát đối tưởng liên hệ.
 3. Nhận xét: 
 Sự thống nhất và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
 4. Lý giải sự thống nhất và khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; quan niệm sáng tác và phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
KẾT BÀI:
            - Khái quát về đối tượng phân tích
            - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
3.4. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập dạng bài liên hệ 
Trên đây là một số kĩ năng cụ thể, cơ bản cần thiết và quan trọng mà học sinh phải được rèn luyện để viết tốt bài văn liên hệ. Tuy nhiên để học sinh biết sử dụng thuần thục, kết hợp, phát huy được những kĩ năng này, đồng thời nắm vững được cách làm theo đúng đặc trưng của kiểu bài, chúng tôi còn chú ý hướng dẫn học sinh luyện tập dạng đề liên hệ trong nghị luận văn học. Biện pháp này được chúng tôi thực hiện trong các giờ luyện tập kĩ năng làm văn ở buổi học thêm và thông qua các bước sau:
Giáo viên ra đề bài để học sinh chuẩn bị ở nhà.
Gọi hai học sinh trình bày : một em trình bằng bảng, một em trình bày bằng máy chiếu dàn ý chi tiết của mình.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, thảo luận, có sự so sánh đối chiếu giữa hai phần trình bày. 
Giáo viên tổng kết và nêu dàn ý định hướng
Giáo viên yêu cầu học sinh trên cơ sở dàn ý đã thống nhất về nhà viết thành bài hoàn chỉnh
Học sinh nạp bài và chấm bài của bạn, từ đó thảo luận theo từng tổ đề xuất giới thiệu bài làm xuất sắc trong buổi học hôm sau.
Với cách tiến hành như trên , sau đây chúng tôi xin giới thiệu dàn ý cụ thể cho một số đề.
Đề 1:
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.	
Gợi ý hướng dẫn:
* Giới thiệu khái quát: về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật Tràng; tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo.
* Cảm nhận khát vọng hạnh phúc của Tràng
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Tràng là người lao động đói khổ, nghèo hèn, trong tình cảnh đói khát, trên bờ vực cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn kiên cường nỗ lực vươn lên với niềm hi vọng sống mãnh liệt. 
- Khát khao hạnh phúc của Tràng:
+ Dù nghèo khổ, bị coi thường, ế muộn nhưng trong Tràng vẫn âm thầm khao khát về tổ ấm gia đình. Lời nói bông đùa nhưng bộc lộ một mong muốn thực.
+ Tuy có vợ một cách dễ dàng nhưng Tràng không rẻ rúng, coi thường mà rất trân trọng hạnh phúc của mình (mời vợ bữa ăn no trong cảnh đang sắp chết vì đói, mua dầu thắp sáng giữa cảnh đời tăm tối)
+ Niềm hạnh phúc rạng ngời không thể giấu (sáng lên trong ánh mắt, trong dáng điệu phởn phơ, trong nụ cười tủm tỉm, toe toét, hềnh hệch, trong vẻ tự đắc kiêu hãnh, trong cảm giác mới lạ mơn man khắp da thịt) khiến Tràng như quên đi thực tại cay đắng trước mắt.
+ Niềm hạnh phúc dâng trào thành cảm giác lửng lơ, êm ái như trong giấc mơ, thành sự phấn chấn đột ngột, thành niềm sung sướng và ý thức về trách nhiệm, bổn phận xây đắp hạnh phúc gia đình.
- Khát khao hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ trần thuật giản dị, tự nhiên, giàu biểu cảm.
* Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo để nhận xét điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.
- Liên hệ: Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân khốn khổ, bị đày đoạ, bóc lột, bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, bị từ chối quyền làm người song vẫn khao khát được làm người lương thiện. 
- Điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn: 
* Điểm tương đồng: Cả hai nhà văn phát hiện, trân trọng và đặt niềm tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp, khát khao nhân bản của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Đó là biểu hiện cho tư tưởng nhân đạo của hai cây bút lớn.
+ Với Nam Cao: ngay cả khi bị hoàn cảnh đẩy vào sự tha hoá, con người vẫn không thôi khao khát được sống lương thiện.
+ Với Kim Lân: ngay cả khi bị cái đói đẩy đến bờ vực của cái chết, con người vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc.
* Điểm khác biệt:
+ Chỉ rõ sự khác biệt: Trong Chí Phèo, Nam Cao yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người nhưng không tìm được con đường giải thoát cho họ. Trong Vợ nhặt, Kim Lân tìm thấy niềm hi vọng trong khát vọng sống, mở ra con đường giải thoát cho nhân vật. + Lí giải điểm khác biệt: 
(+) Do yếu tố hoàn cảnh thời đại: Nam Cao sáng tác Chí Phèo năm 1940, trước khi Cách mạng tháng 8 thành công. Sự bế tắc của nhà văn cũng là sự bế tắc của con người và xã hội Việt Nam trước 1945. Kim Lân hoàn thiện Vợ nhặt sau 1954, khi dân tộc ta đã đi qua hai mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng Cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động của lịch sử và hướng giải thoát cho con người. 
(+) Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác: Là cây bút của khuynh hướng văn học hiện thực, Nam Cao có cái nhìn chân thực, khách quan 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_dang_bai_lien_he_cho_h.docx
  • docxbìa skkn.docx
  • docxMỤC LỤC.docx