Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc

- Trong công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường đối với các tổ chuyên môn có lúc, có nội dung chưa toàn diện, sát với thực tế của từng tổ chuyên môn. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và hướng dẫn, chỉ đạo sau kiểm tra chưa nhiều.

- Còn có tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chưa chỉ đạo, điều hành tổ sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo quy trình quy định. Theo đó, việc chấp hành của một bộ phận giáo viên trong tổ chưa tốt.

- Việc phối hợp với các lực lượng khác (tổ văn phòng, các tổ chức đoàn thể...) trong nhà trường có tổ, có lúc và có nội dung chưa hiệu quả và thiếu gắn kết.

- Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ chưa cao, còn biểu hiện hình thức ở một số nhiệm vụ cụ thể; dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, kết quả học tập của học sinh chuyển biến chậm, giáo viên chưa có nhiều tiến bộ.

doc 19 trang Mai Loan 13/04/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 Mục lục
 1. 1
 Giải thích các từ ngữ viết tắt
 2. 2
 Lời giới thiệu
 3. 3
 Tên sáng kiến
 4. 4
 Tác giả sáng kiến
 5. 4
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 6. 4
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 7. 4
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
 8. 4
 Mô tả bản chất sáng kiến
 9. 4
 Những thông tin cần được bảo mật
 10. 16
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 11. 16
 Đánh giá lợi ích thu được
 12. 16
 Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia nghiên cứu
 13. 18
 Tài liệu tham khảo
 14. 19
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
1. Lời giới thiệu
 Quản lý hoạt động dạy – học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý 
nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông hiện nay phải đổi 
mới theo định hướng của Nghị quyết số 88/NQ-QH13, trong đó nhấn mạnh: 
Dân chủ hóa, phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, 
sáng tạo phù hợp thực tế của nhà trường, địa phương. Theo Điều lệ trường học, 
một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn là quản lý hoạt động dạy 
học, giáo dục. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực 
của mình thì động lực quan trọng để phát triển chính là nhờ chất lượng hoạt 
động của tổ chuyên môn quyết định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên công tác này 
chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy hoạt động của tổ chuyên môn 
không thực sự phát huy hết sức mạnh, hoạt động có chất lượng.
 Việc sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động bắt buộc đối với mỗi giáo 
viên và mỗi nhà trường theo điều lệ trường THPT (điều 19). Theo đó, mỗi tháng 
giáo viên vẫn có ít nhất hai buổi sinh hoạt chuyên môn; nếu tổ chức tốt buổi sinh 
hoạt chuyên môn thì đây sẽ là cơ hội để giáo viên được bồi dưỡng để nâng cao 
năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn 
như thế nào có hiệu quả là vấn đề đang cần phải giải quyết, tháo gỡ. 
 Thực hiện văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ 
GD&ĐT về việc hướng dẫn SHCM về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm 
tra đánh giá... Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã chỉ đạo 
sát sao về đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Trung học phổ 
thông. 
 Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương, chính 
sách của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; 
để đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục thì người Hiệu trưởng nhà trường phải coi hoạt động của tổ 
chuyên môn là trụ cột, quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất 
 3 cấp ban ngành quan tâm đầu tư 22 phòng học thông minh, 8 phòng học bộ môn 
với thiết bị hiện đại, 1 nhà STEM, 01 nhà thể chất cùng nhiều công trình hạng 
mục được đầu tư mới và sử chữa để đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện 
nay. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao qua từng năm học. Tỉ lệ 
học sinh đỗ đại học và cao đẳng trên 70% (trong đó có nhiều trường top cao), tỉ 
lệ HSG các khối luôn đứng trong top 10 của tỉnh (có nhiều giải cao), cuộc thi 
trải nghiệm sáng tạo như cuộc thi KHKT 01 giải ba quốc tế, nuôi tinh thể 02 giải 
ba quốc tế. Với 59 CBGVNV đạt chuẩn trở lên (100%); nhiều giáo viên trẻ có 
trình độ chuyên môn cao, tâm huyết; nhiều GV đã nhận được Bằng khen của Bộ 
trưởng bộ giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ cấp 
cơ sở. Nhà trường đã nhận được bằng công nhận trường chuẩn quốc gia ở hai 
giai đoạn: 2001 – 2010, 2014 – 2019. Hai năm liền là một trong sáu trường tiên 
tiến tiêu biểu của ngành GD tỉnh Vĩnh Phúc. 
Hình ảnh Trường THPT Xuân Hòa trong Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập trường.
 Năm học 2018 – 2019, nhà trường có 21 lớp với 815 học sinh của ba khối. 
Khối 10 có 318 HS, khối 11 có 247 HS, khối 12 có 250 HS. Địa bàn phân bố 
chủ yếu ở khu vực Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh, Nam Viêm. 
7.1.2. Thực trạng công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn tại trường 
THPT Xuân Hòa.
7.1.2.1. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của 
tổ chuyên môn 
 5 qua kết quả hai mặt của HS, dưới sự kiểm tra, giám sát và đánh giá của Ban 
giám hiệu.
 7.1.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ 
chuyên môn 
 - Trong công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường đối với các tổ chuyên môn 
có lúc, có nội dung chưa toàn diện, sát với thực tế của từng tổ chuyên môn. Công 
tác kiểm tra, giám sát hoạt động và hướng dẫn, chỉ đạo sau kiểm tra chưa nhiều. 
 - Còn có tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chưa chỉ đạo, điều 
hành tổ sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo quy trình quy định. 
Theo đó, việc chấp hành của một bộ phận giáo viên trong tổ chưa tốt.
 - Việc phối hợp với các lực lượng khác (tổ văn phòng, các tổ chức đoàn 
thể...) trong nhà trường có tổ, có lúc và có nội dung chưa hiệu quả và thiếu gắn 
kết. 
 - Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ chưa cao, còn biểu 
hiện hình thức ở một số nhiệm vụ cụ thể; dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, kết 
quả học tập của học sinh chuyển biến chậm, giáo viên chưa có nhiều tiến bộ.
7.1.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và tồn tại
 * Nguyên nhân của những kết quả đạt được.
 - Các tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hướng 
dẫn cụ thể của lãnh đạo nhà trường. Đồng thời, luôn có được sự phối hợp của 
các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ văn 
phòng trong quá trình hoạt động.
 - Hầu hết các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó chuyên môn có 
chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết, trách nhiệm và có kinh nghiệm trong 
quản lý, điều hành hoạt động của tổ.
 - Lãnh đạo nhà trường đều là nòng cốt chuyên môn, luôn đi đầu trong 
hoạt động chuyên môn, luôn lắng nghe và cùng đội ngũ, kịp thời tiếp thu các nội 
dung chỉ đạo của cấp trên trong quản lý, thực hiện sinh hoạt chuyên môn.
 7 7.1.3.3. Những thuận lợi.
 - Trường luôn nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT 
về công tác chuyên môn; sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Thành ủy, UBND thành 
phố Phúc Yên và các đoàn thể trong khu vực cũng như sự phối hợp tốt trong mọi 
hoạt động nhà trường.
 - Với bề dày thành tích của nhà trường gắn với đó là kết quả trong công 
tác quản lý điều hành của lãnh đạo nhà trường, của các tổ trưởng chuyên môn 
nên đã giúp cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm được những điểm 
mạnh, điểm yếu để quản lý, điều hành tổ có chất lượng. 
 - Nhà trường được Sở GD&ĐT giao chủ trì tham mưu, tổ chức một số 
hoạt động của cụm các trường THPT trên địa bàn (4 trường THPT), trong đó có 
giao làm cụm trưởng về sinh hoạt chuyên môn cụm; nên đã có nhiều điều kiện 
thuận lợi trong công tác trao đổi, giao lưu học tập lẫn nhau nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
7.1.3.4. Những khó khăn, thách thức.
 - Lực lượng nòng cốt chuyên môn mỏng so với quy mô, yêu cầu thực tế 
của nhà trường; theo đó, đội ngũ kế cận làm quản lý tổ, nhà trường gặp nhiều 
khó khăn dẫn đến chất lượng hiệu quả của một số bộ môn thấp so với yêu cầu 
thực tế và mặt bằng chung của tỉnh.
 - Cơ sở vật chất thiếu sân chơi bãi tập, phòng học sinh hoạt của tổ bộ môn 
chưa có; thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động của tổ chuyên 
môn.
7.2. Kinh nghiệm thực tế và những công việc đã thực hiện liên quan đến công 
tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn 
 Xuất phát từ thực trạng hoạt động liên quan đến công tác quản lý tổ 
chuyên môn ở trường THPT Xuân Hòa, tôi đã mạnh dạn triển khai mô hình sinh 
hoạt chuyên môn mới tại nhà trường.
7.2.1. Bồi dưỡng giáo viên theo sinh hoạt chuyên môn mới (sinh hoạt chuyên 
môn qua nghiên cứu bài học).
 9 Theo SHCM truyền thống vấn đề quan tâm chủ yếu của người dự là kiến 
thức bài dạy, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của giáo viên, kĩ thuật dạy học, nền nếp 
học tập của học sinh; quy trình, khâu bước có thừa thiếu kiến thức không? Cách 
trình bày bảng như thế nào? còn SHCM mới thì vấn đề quan tâm chủ yếu của 
người dự là học sinh học tập như thế nào, khi nào học sinh học thực sự, khi nào 
học sinh không tập trung vào việc học, tất cả học sinh có hứng thú học tập hay 
không, hay chỉ có một số em khá giỏi hứng thú còn các em khác làm theo một 
cách máy móc? giáo viên giúp học sinh vượt qua khó khăn ra sao?
 Trường THPT Xuân Hòa tổ chức hội thảo SHCM qua nghiên cứu bài học
 SHCM truyền thống vị trí quan sát của người dự ở cuối lớp nhìn lên giáo 
viên dạy; còn SHCM mới vị trí quan sát của người dự chủ yếu ở hai bên lớp 
hoặc bên trên nhìn vào học sinh.
 SHCM truyền thống việc ghi chép của người dự chủ yếu tập trung vào nội 
dung, tiến trình giờ dạy còn SHCM mới người dự chủ yếu ghi chép tình huống 
học tập của học sinh diễn ra trong giờ học như thế nào, kết quả?
 Còn về việc suy ngẫm và chia sẻ thì người dạy nêu mục tiêu bài học, ý 
định thực hiện, thành công và khó khăn... Người dự chia sẻ ý kiến đó là việc học 
của học sinh - nguyên nhân, khó khăn của học sinh -nguyên nhân; quan hệ và sự 
linh hoạt của giáo viên khi điều chỉnh nội dung dạy học; sự tương tác giữa giáo 
 11 7.2.2. Thành công và nguyên nhân.
7.2.2.1. Thành công.
 - Đối với giáo viên: Đối với giáo viên dạy minh họa sẽ thoải mái, tự tin 
hơn vì họ không bị bị áp lực bởi quy trình, tiến trình, khâu bước,... như SHCM 
truyền thống. Đối với giáo viên đi dự giờ, do vị trí ngồi dự thay đổi đã giúp giáo 
viên có điều kiện để quan sát học sinh kỹ hơn cả về tâm lý, hành vi, thái độ,... 
của học sinh trong các tình huống học tập cụ thể của giờ học. Nhận thức của 
giáo viên tự tin, chủ động, linh hoạt trong việc thiết kế bài dạy và tổ chức tiết 
học; mối quan hệ giữa giáo viên và giáo viên có sự tôn trọng, tin tưởng, lắng 
nghe, học hỏi và chia sẻ; giáo viên tích cực, chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ. 
 - Với các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn thì xác định được mục đích 
của mô hình SHCM mới, giáo viên được thảo luận kĩ về một vấn đề, được thống 
nhất về cách thức thực hiện, phát huy được tính tích cực của học sinh, giữa thầy 
và trò được tương tác nhiều hơn, giáo viên có cơ hội đổi mới phương pháp giảng 
dạy, vận dụng nhiều kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh được phát huy các năng 
lực cá nhân, tự tin hơn.
 - Kết quả qua một năm tổ chức việc SHCM mới, nhà trường đã đạt được 
nhiều kết quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Giáo viên được 
nâng cao nhận thức, được tạo cơ hội để phát triển chuyên môn tạo ra được sự 
chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo viên và học sinh.
7.2.2.2. Nguyên nhân của sự thành công
 - Lãnh đạo nhà trường kịp thời có hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình tổ 
chức sinh hoạt chuyên môn theo SHCM mới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ 
GD&ĐT, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.
 - Hầu hết các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có khả năng tiếp cận những 
nội dung, hoạt động đổi mới tốt; cùng với nó là nhiều giáo viên đã mạnh dạn, tự 
tin và tích cực trong việc thực hiện đổi mới.
 - Các giáo viên trong trường đề tích cực tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu những 
phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học từ đó trao đổi với đồng nghiệp tìm ra 
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_doi_moi_hoat_dong_to_chuyen_mo.doc
  • docxBìa.docx
  • docxĐơn đề nghị.docx