Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học
Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc cần làm ngay đó chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Việc sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường luôn giúp cán bộ giáo viên bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, giúp giáo viên nâng cao tay nghề
Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.
Hiện nay tại các trường Tiểu học, việc sinh hoạt chuyên môn vẫn còn hình thức. Sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự khơi dậy lòng ham mê học hỏi, khám phá của cán bộ giáo viên, và mỗi giáo viên chưa coi sinh hoạt chuyên môn là nhu cầu của bản thân, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.
Sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường Tiểu học đang được đặc biệt quan tâm và được chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch 80/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Đây là việc cần làm ngay trong mỗi nhà trường Tiểu học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÍ VÀ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1 SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lí luận của việc đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn” 2 2.2 Thực trạng việc “Sinh hoạt chuyên môn” ở các trường Tiểu học hiện nay 3 2.3 Các giải pháp nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn 4 2.3.1 Đổi mới việc lập kế hoạch năm học 4 2.3.2 Đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn tại các tổ 5 2.3.3 Nâng cao hiệu quả việc dự giờ của giáo viên 6 2.3.4 Tổ chuyên môn tự xây dựng chuyên đề chuyên môn cho tổ 9 2.3.5 Làm phong phú các hình thức sinh hoạt chuyên môn 11 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15 3 Kết luận và kiến nghị 16 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc cần làm ngay đó chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Việc sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường luôn giúp cán bộ giáo viên bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, giúp giáo viên nâng cao tay nghề Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường. Hiện nay tại các trường Tiểu học, việc sinh hoạt chuyên môn vẫn còn hình thức. Sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự khơi dậy lòng ham mê học hỏi, khám phá của cán bộ giáo viên, và mỗi giáo viên chưa coi sinh hoạt chuyên môn là nhu cầu của bản thân, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế. Sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường Tiểu học đang được đặc biệt quan tâm và được chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch 80/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Đây là việc cần làm ngay trong mỗi nhà trường Tiểu học. Để sinh hoạt chuyên môn trở thành nhu cầu thực sự của mỗi cán bộ giáo viên, để mỗi hình thức sinh hoạt chuyên môn luôn bổ ích, thực sự đem lại hiệu quả trong việc bồi dưỡng đội ngũ thì việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn là việc làm vô cùng cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng. Là một Hiệu trưởng trường Tiểu học, luôn mong muốn đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nên tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý và chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại tại các trường Tiểu học theo hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí giáo dục và nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn” là việc làm cần thiết đối với mỗi nhà trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng. Đối với mỗi cán bộ quản lí thì tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn là trách nhiệm. Bản thân là người quản lí, tôi thấy rõ tầm quan trọng trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn vì thế tôi đã chọn đề tài “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn” để nghiên cứu và thực hiện nhằm thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người quản lí trong việc quản lí chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi chỉ xin tập trung vào nghiên cứu sự đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểu học (một số hình thức sinh hoạt chuyên môn, một số nét đổi mới ở các khâu sinh hoạt chuyên môn) 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn” Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, đó là chân lý không thể chối cãi được. Thiên chức của người thầy không phải là người sáng tạo ra chân lý mà là người giúp học trò của mình tái tạo lại chân lý mà các nhà khoa học đã khám phá. Tri thức là của nhân loại, được đúc kết và lưu giữ vào sách giáo khoa, vào tài liệu. Người thầy chính là cầu nối giữa tri thức nhân loại với người học. Cầu nối đó gần hay xa, dễ hay khó là tùy thuộc vào năng lực và phẩm chất của người thầy. Vì vậy, đức độ, tài năng là những giá trị nhân cách của người thầy luôn phải được rèn giũa, nâng cao để đáp ứng được với trình độ phát triển của người học cũng như theo kịp với yêu cầu xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với nhiệm vụ của người thầy là phải thường xuyên trau dồi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò. Dạy trò cách tư duy, cách giải quyết một vấn đề khoa học. Kiến thức luôn cập nhật, lượng thông tin bùng nổ ngày càng nhiều trong khi đó thời gian lên lớp của thầy chỉ có giới hạn. Vì thế, dạy cho trò cách tìm kiếm tri thức là một yêu cầu tất yếu cũng như muốn mình không bị tụt hậu, yếu kém. Người thầy ngày nay được ví như trọng tài, quân sư, là người tổ chức, điều khiển trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, người thầy không thể trung thành với những phương tiện truyền thống mà phải kế thừa, vận dụng, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ, phương tiện dạy học để có thể truyền tải nội dung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Vì vậy việc người thầy mỗi ngày trau dồi kiến thức để trở thành người thầy giỏi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường là việc cần thiết. Việc sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học chính là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy, là diễn đàn để mỗi người thầy thể hiện năng lực, học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động cần thiết và quan trọng trong nhà trường tiểu học, chính vì vậy mà Bộ GD&ĐT đã triển khai kế hoạch số 80 KH-BGDĐT ngày 25 tháng 2 năm 2014 về “Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên” Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm đổi mới để đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập. Đồng thời tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Các kĩ năng sư phạm của cán bộ quản lí, của giáo viên được khẳng định thông qua sinh hoạt chuyên môn như: - Kĩ năng xây dựng kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề sinh hoạt chuyên môn. - Kĩ năng chủ trì, điều hành thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn. - Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn. - Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn qua mạng Internet. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2.2. Thực trạng việc “Sinh hoạt chuyên môn” ở các trường Tiểu học hiện nay Theo Điều lệ trường Tiểu học, tổ chức sinh hoạt chuyên môn được thực hiện 2 tuần/lần. Việc sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường Tiểu học hiện nay chủ yếu vẫn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Thực tế như sau: - Đối với cán bộ quản lí chỉ đạo: Triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, tiếp thu và triển khai các chuyên đề chuyên môn (phối hợp với giáo viên cốt cán). Lên kế hoạch kế hoạch chuyên môn và triển khai đến các tổ chuyên môn. - Đối với các tổ chuyên môn: Tiếp thu việc triển khai các văn bản về chuyên môn do cấp trên hoặc nhà trường tổ chức. Triển khai, học tập các chỉ thị nghị quyết có liên quan đến ngành giáo dục. Tập huấn phương pháp dạy học, thảo luận về chương trình giảng dạy, các tin tức, sự kiện mới liên quan đến kiến thức giảng dạy,Tổ trưởng điều hành việc sinh hoạt chuyên môn theo các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai công việc trong thời gian tới (theo nhiệm vụ nhà trường đã phổ biến), ghi chép lại những nội dung chuyên môn được nhà trường triển khai, thống nhất hình thức, phương pháp giảng dạy ở một số tiết dạy khó, thống nhất lịch bù bài ở những ngày nghỉ lễ,. - Giáo viên: Chủ yếu là lắng nghe và thực hiện Hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, chưa đi sâu vào chất lượng dẫn đến chất lượng đội ngũ không được cải thiện nhiều, giáo viên thụ động, không phát huy hết năng lực. Các vấn đề đổi mới về chuyên môn chưa được ngấm sâu và thực hiện một cách hiệu quả. Trước thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các trường Tiểu học như trên, bản thân là người quản lí, tôi luôn trăn trở để đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần vào nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cáo chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2.3. Các giải pháp nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn 2.3.1. Đổi mới việc lập kế hoạch năm học Trong quản lý trường học, kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học của nhà trường. Để các hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả cao, các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch thì việc đầu tiên là cần xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường của địa phương, có tính khả thi cao. Muốn có được kế hoạch phù hợp thì cần huy động được trí tuệ của tập thể trong quá trình xây dựng. Việc xây dựng kế hoạch năm học là rất quan trọng trong nhà trường trước thềm năm học mới. Hình thức cũ: Thường thì việc lập kế hoạch do cán bộ quản lí nhà trường dựa trên nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các công văn hướng dẫn của có liên quan như tài chính, các tổ chức xã hội, dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, dựa vào kết quả năm học trước,để lập kế hoạch năm học. Sau khi lập kế hoạch năm học, nhà trường gửi về các tổ khối để các tổ khối bổ sung nhưng việc bổ sung thường là rất ít, chủ yếu là đề xuất chỉ tiêu phấn đấu của tổ. Ưu điểm: Người quản lí dựa trên các văn bản nên việc lập kế hoạch sát với yêu cầu của ngành, của địa phương, phù hợp với tình hình thực tế. Nhược điểm: Giáo viên thụ động và thường là thống nhất với những gì nhà trường đã đưa ra, không phát huy được trí tuệ của giáo viên, không phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong việc lập kế hoạch. Hình thức mới: Nhằm huy động trí tuệ của tập thể, phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc lập kế hoạch nhằm làm cho kế hoạch có tính khả thi cao. Các bước cụ thể như sau: Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ - Quản lí nhà trường gửi về tổ chuyên môn nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT để giáo viên nắm bắt chủ đề, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. - Các tổ chuyên môn thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học dựa trên các nội dung phù hợp với tổ khối lớp mình. Khuyến khích các tổ sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt động có nét mới, có chất lượng trong mỗi tổ khối. + Chỉ tiêu phấn đấu: Học tập, rèn luyện năng lực, phẩm chất, vở sạch chữ đẹp, các hoạt động khác như hoạt động Đội, Sao, + Các hoạt động chuyên môn được tổ chức ở cấp Tổ: Hoạt động chuyên môn: Dự giờ, thao giảng, xây dựng chuyên đề (tổ chức chuyên đề nên đi sâu vào những vấn đề cần đổi mới trong tổ) + Hoạt động ngoài giờ được tổ chức ở cấp Tổ, lớp: Hoạt động ngoài giờ nhằm giáo dục kĩ năng sống: Tổ chức tuần làm quen (lớp 1), hội chợ xuân, thi phụ trách sao giỏi, đêm hội rung chuông vàng, thi múa hát sân trường, ngày hội thời trang, học sinh thanh lịch, ngày hội ra trường,(Các hoạt động tùy thuộc vào đặc điểm của từng khối học sinh) + Biện pháp thực hiện: Chỉ rõ thời gian, biện pháp, hình thức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao. Bước 2: Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học Cốt cán và quản lí nhà trường tổng hợp các kế hoạch của các tổ. Sau khi tổng hợp, có sự điều chỉnh nhằm tránh sự trùng lặp các hoạt động giữa các tổ khối. Ngoài ra còn điều chỉnh kế hoạch của các tổ nhằm phù hợp với tình nhà trường, địa phương để xây dựng thành kế hoạch nhà trường. (Có thống nhất với các tổ khối về sự điều chỉnh). Cách xây dựng kế hoạch này huy động được trí tuệ tập thể, đặc biệt phát huy hết tính sáng tạo của giáo viên trong việc đề xuất tổ chức các hoạt động, các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tính khả thi của kế hoạch sẽ cao bởi kế hoạch được xây dựng trên dẫn đến việc thực hiện kế hoạch dễ dàng, thuận lợi. Mặt khác các tổ chuyên môn nắm bắt chi tiết nhiệm vụ của tổ mình, giúp cho việc thực hiện đạt hiệu quả cao. 2.3.2. Đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn tại các tổ Hình thức cũ: - Quản lí nhà trường đánh giá công tác chuyên môn của nhà trường trong hai tuần trước, triển khai công việc trong hai tuần tới. - Tổ trưởng triển khai công việc tại tổ trên cơ sở các công việc của nhà trường đã triển khai. Thống nhất các tiết dạy thay, dạy bù, thảo luận, đánh giá các tiết thao giảng, các tiết khó dạy. Ưu điểm: Nội dung thống nhất với kế hoạch của nhà trường. Nhược điểm: Giáo viên thụ động, chưa phát huy được khả năng, rụt rè trong giao tiếp, ngại đưa ra ý kiến,Kiến thức và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ít được cải thiện. Hình thức mới: Giáo viên, tổ chuyên môn tích cực, chủ động trong sinh hoạt. Cụ thể việc sinh hoạt chuyên môn được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Sinh hoạt chuyên môn tại tổ * Đánh giá công tác 2 tuần qua: - Từng giáo viên đánh giá việc thực hiện chuyên môn của bản thân, những việc quan sát, học hỏi được từ đồng nghiệp, những vướng mắc, giải pháp trong chuyên môn đã được thực hiện, số giờ dự được trong 2 tuần, vướng mắc quá trình đánh giá học sinh,Nêu những đề xuất trong chuyên môn. - Tổ chuyên môn tổng hợp, thống nhất những ưu điểm, tồn tại của tổ trong hai tuần qua, thống nhất giải quyết những thắc mắc của giáo viên và đề xuất với nhà trường những vấn đề cần cần thiết (Nếu không thể giải quyết trong tổ) * Triển khai công tác 2 tuần tới: - Đề xuất và thống nhất công việc của tổ trong hai tuần tới - Trên cơ sở kế hoạch của tổ đã được đề ra từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch của hai tuần tiếp theo (giáo viên bổ sung, điều chỉnh, đề xuất thực hiện các nội dung, hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tình hình, thời gian hoạt động của trường, của tổ) Bước 2: Sinh hoạt chuyên môn toàn trường * Đánh giá công tác 2 tuần qua - Các tổ báo cáo đánh giá công tác chuyên môn của tổ 2 tuần qua - Phó Hiệu trưởng đánh giá công tác chuyên môn toàn trường. Giải đáp các thắc mắc của giáo viên. - Hiệu trưởng tổng hợp, bổ sung, nhấn mạnh những điểm cần lưu ý, nhắc nhở. Giải đáp các thắc mắc về chuyên môn của giáo viên. * Triển khai công tác 2 tuần tới - Các tổ nêu nhiệm vụ công tác chuyên môn của tổ 2 tuần tới - Hiệu trưởng bổ sung, thống nhất kế hoạch công tác cho 2 tuần tới trên cơ sở nhiệm vụ công tác tháng của Phòng GD&ĐT, trên nội dung họp Ban giám hiệu và theo công văn hướng dẫn trong giai đoạn đó. Hình thức sinh hoạt chuyên môn này có tác dụng giúp giáo viên chủ động trong đánh giá chuyên môn, nắm bắt kế hoạch công tác chuyên môn rõ ràng, có chủ đích, phát huy được trí tuệ, tính tích cực của giáo viên, phát huy được vai trò của tổ chuyên môn. Công việc của mỗi giáo viên và việc điều hành của tổ chuyên môn đem lại hiệu quả cao hơn hẳn. Ngoài ra hình thức sinh hoạt chuyên môn này giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, làm cho khả năng ứng xử sư phạm của giáo viên được nâng lên rõ rệt. 2.3.3. Nâng cao hiệu quả việc dự giờ của giáo viên Trong thực tế, việc còn nhiều giáo viên đi dự giờ một cách hình thức, chủ yếu để hoàn thành hồ sơ chính vì vậy mà việc dự giờ đem lại hiệu quả chưa cao. Để giúp giáo viên nhận thấy rõ việc dự giờ đồng nghiệp là nhu cầu, là sự cần thiết của mỗi giáo viên thì cần đổi mới cách hiểu, cách đánh giá sau mỗi giờ được dự. Hình thức cũ: - Giáo viên dự giờ đồng nghiệp là chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của đồng nghiệp, nhận xét tập trung chủ yếu vào người dạy. - Đối với Hội thi giáo viên giỏi cấp trường: Việc xếp lịch thao giảng chưa khoa học, giáo viên chưa được dự giờ đồng nghiệp nhiều hoặc có được dự thì nhiều lớp phải tự quản vì giáo viên đang tham gia dự giờ. Hình thức mới: - Dự giờ đồng nghiệp là các giáo viên của trường. - Dự giờ đồng nghiệp qua mạng Internet. Ngoài việc dự giờ giáo viên trong trường thì việc dự giờ qua mạng Internet đem lại nhiều tác dụng. Giúp giáo viên chủ động về thời gian. Những tiết dạy trên mạng đều đã được chuẩn bị chu đáo nên giáo viên có thể học hỏi được nhiều. - Đổi mới trong tổ chức thao giảng cấp trường. * Yêu cầu với mỗi giáo viên đi dự giờ: - Tập trung vào người học và những ưu điểm là chủ yếu. Giáo viên dự giờ cần nhận xét tiết dạy theo các tiêu chí: + Giờ dạy có đảm bảo cơ hội học tập thực sự có ý nghĩa cho tất cả học sinh chưa? + Việc đó thể hiện qua: Học sinh đã học chưa? Học sinh học như thế nào? Việc học đó có ý nghĩa không? Việc học thực sự của học sinh thể hiện trên từng đối tượng học sinh được phân loại chưa? Học sinh khá giỏi học như thế nào? Học sinh trung bình học như thế nào? (Học sinh giỏi không có nghĩa là giáo viên cho học sinh làm thêm nhiều bài hoặc làm bài khó mà giáo viên huấn luyện để học sinh giỏi có thể giúp bạn học, biết giúp bạn khác học,) để tất cả các học sinh đều vui vẻ học. Sự phối hợp giữa các học sinh như thế nào? + Giờ dạy phát triển chuyên môn cho giáo viên chưa? Việc đó thể hiện qua: Việc quan sát tinh tế, nhanh nhạy việc học của học sinh và linh hoạt điều chỉnh dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và diễn biến của tiết học. Đồng thời qua tiết dạy biết được gì qua việc thiết kế kế hoạch bài học của giáo viên như thế nào? Việc đổi mới phương pháp đã tốt ở điểm nào? Hình thức tổ chức trong tiết dạy có gì nổi bật đáng để học tập? Sự phối hợp nhịp nhàng của giáo viên với học sinh như thế nào? Để mỗi tiết dự giờ không còn căng thẳng đối với người dạy thì cần tập trung vào việc nhận xét hoạt động học tập của học sinh và nhận xét những ưu điểm của mỗi giáo viên về: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của tiết dạy, khả năng sư phạm của giáo viên, sự phối hợp giữa thầy và trò,Sau khi nhận xét giờ dạy với những yêu cầu như trên thì tự mỗi giáo viên sẽ hiểu mình cần dạy thế nào để đảm bảo được các yêu cầu đó. Mỗi giờ dạy kể cả người dạy và người dự sẽ rút cho mình được nhiều bài học bổ ích về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giúp giáo viên luôn hướng mỗi giờ dạy vào học sinh. Dự giờ qua mạng Internet là hình thức mới được nhà trường lựa chọn. Các tiết dạy trên mạn
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_quan_li_va_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_c.doc