Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8

Đất nước trong quá trình đổi mới, nhất là trong thời điểm này khi mà cả đất nước đã và đang bước vào cuộc hội nhập toàn cầu WTO thì chủ trương của Đảng và nhà nước là phải phát triển và đẩy mạnh nền Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc phát triển đó sẽ đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp. Để hoàn thành được điều đó thì không những phát triển các ngành nghề và tăng số lượng các trường dạy nghề ở các Tỉnh, thành phố mà các ngành nghề cần phải được đưa vào giảng dạy và hướng nghiệp ở các trường phổ thông nhằm gớp phần đạt mục tiêu giáo dục. Với sự mở mang của các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí chế tạo thì đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng các vật thể được biểu diễn. Phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc là phương pháp cơ bản dùng để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật.

doc 14 trang Trần Đại 27/04/2023 10269
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục chữ cái viết tắt:
	1. WTO: Tổ chức thương mại thế giới
	 2. HK: Học kì
 3. THCS: Trung học cơ sở
 4. SGK: Sách giáo khoa
 5. HS : Học sinh 
 6. GV: Giáo viên
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
Bối cảnh của đề tài:
Đất nước trong quá trình đổi mới, nhất là trong thời điểm này khi mà cả đất nước đã và đang bước vào cuộc hội nhập toàn cầu WTO thì chủ trương của Đảng và nhà nước là phải phát triển và đẩy mạnh nền Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc phát triển đó sẽ đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp. Để hoàn thành được điều đó thì không những phát triển các ngành nghề và tăng số lượng các trường dạy nghề ở các Tỉnh, thành phố mà các ngành nghề cần phải được đưa vào giảng dạy và hướng nghiệp ở các trường phổ thông nhằm gớp phần đạt mục tiêu giáo dục. Với sự mở mang của các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí chế tạo thì đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng các vật thể được biểu diễn. Phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc là phương pháp cơ bản dùng để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật.
Lí do chọn đề tài:
Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ bé đến lớn, trước khi thi công, chế tạo đều được người ta vẽ và tính toán trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề có liên quan đến kĩ thuật. Có thể nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật.
Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Đồng thời cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn ( hình cắt, mặt cắt ) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Là một giáo viên Kĩ thuật công nghiệp, qua những năm học tập ở trường chuyên nghiệp và quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra một phương pháp vẽ hình chiếu đạt kết quả cao, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ở SGK nên tôi chọn đề tài: Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu ở phẩn một – Vẽ kĩ thuật, đối tượng là HS lớp 8 Trường THCS Vĩnh Hòa. Thời gian nghiên cứu từ đầu năm học 2010 – 2011 đến năm học 2011 – 2012. 
Mục đích nghiên cứu:
Tạo điều kiện thuận lợi để HS học tốt và có thể áp dụng những đều học được vào trong sản xuất và cuôc sống hằng ngày, đồng thời gớp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Tìm ra những giải pháp hữu hiệu để áp dụng trong việc giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng môn Công Nghệ ở đơn vị công tác, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn Công Nghệ, từ đó làm cho học sinh càng thêm yêu thích môn học này.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình, bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kỹ năng được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. Hs không chỉ có thể vẽ được các hình chiếu trong SGK mà còn có thể vẽ được một số hình phức tạp do giáo viên đưa ra.
PHẦN II: NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
Phương pháp dạy học môn Công Nghệ ở trường THCS phải luôn gắn liền việc dạy học kiến thức, kỹ năng với việc giáo dục rèn luyện con người với việc phát triển trí tuệ của học sinh. Cần chú ý các điểm sau:
- Phương pháp dạy học phải kích thích học sinh hứng thú, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức độc lập, năng lực tự học của học sinh.
- Việc dạy học học sinh trong tập thể (nhóm, tổ) là cần thiết, có tác dụng giáo dục học sinh biết đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập nhưng việc dạy học phải nhằm phát triển tới mức tối đa mọi cá nhân học sinh theo đúng mục tiêu đào tạo.
- Giáo viên phải thường xuyên nắm được kết quả học tập của học sinh, nắm được những thuận lợi và khó khăn của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của mình. Bản thân học sinh cũng phải thường xuyên biết được kết quả học tập của mình để kịp thời điều chỉnh việc học.
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống học tập và áp dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục và hình thành tác phong cho học sinh.
Thực trạng của vấn đề:
Trong thực tế hiện nay do đặc thù của môn học nên việc giảng dạy môn Công Nghệ 8 phần vẽ kĩ thuật đang gặp nhiều khó khăn. Phần vẽ kĩ thuật được phân bố vào học kì I trong khi đó một số kiến thức hình học không gian mới chỉ bắt đầu học ở học kì II môn Hình Học lớp 8, nên kết quả dạy và học chưa cao. Song kết quả chưa cao đó còn do những nguyên nhân sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn: không có tranh, các mẫu vật trực quan để giảng dạy.
- Phân môn Vẽ kĩ thuật là một môn khó, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian tốt, phải thường xuyên được tiếp xúc với các vật thể mẫu, với những sản phẩm trong thực tế sản xuất.
Sau khi dạy xong chương I. Tôi đã khảo sát để đánh giá, kết quả:
+ 20 % Hs không hiểu hình chiếu vuông góc là gì? Không phân biệt được hình chiếu vuông góc với hình chiếu trục đo.
+ 35 % Hs không vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 45 % Hs vẽ được hình chiếu nhưng vẫn còn thiếu sót.
Rõ ràng HS đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do đó không đọc được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản ở SGK.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Môn học này đòi hỏi HS phải tư duy, tưởng tượng cao, phải liên hệ được giữa thực tế và nội dung bài học. Trên cơ sở truyền kiến thức cho học sinh từ trực quan sinh động (các mẫu vật) đến tư duy trừu tượng (các bản vẽ, các quy ước) và trở về thực tế thì ta tiến hành các bước sau:
 Một số loại nét vẽ cơ bản:
Các nét vẽ:
Tên gọi
Nét vẽ
Áp dụng
1. Nét liền đậm
Cạnh thấy, đường bao thấy
2. Nét liền mảnh
Đường đóng, đường kích thước, đường gạch gạch . . .
3. Nét đứt
Cạnh khuất, đường bao khuất
4. Nét gạch chấm mảnh
 Đường tâm, đường trục đối xứng
Chiều rộng:
Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau:
	0,13 ; 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 ; 2 mm
c. Cách vẽ:
Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét đậm thường lấy bằng 0,5 mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 (0,25mm).
Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 3d.
Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d.
Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,5d.
Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d.
Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản:
Ở phần này GV đưa ra những vật mẫu thật đơn giản, và giúp cho HS hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể mẫu. Do điều kiện mẫu vật thiếu nên GV có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép bởi các tấm bìa các tông khác nhau. Sau đó đánh số lên các mặt phẳng cần chiếu của vật thể như sau:
- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất.
- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.
- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây :
Hình 1
Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn HS tìm hiểu các mặt đó trên bảng vẽ dưới dạng các mặt phẳng. 
3. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo:
Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng hứng trên trục tọa độ Oxyz để hứng các hình chiếu. Qua đó HS hiểu rõ về phương pháp chiếu. Ta tiến hành vẽ theo các hình dưới đây :
Hình 2.
Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với nhau:
- Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng)
- Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng)
- Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh)
Dễ dàng nhận thấy rằng hình chiếu đứng của vật thể sẽ cho biết chiều cao và chiều dài của nó, còn hình chiếu bằng cho biết chiều rộng và chiều dài. Ba hình chiếu này bổ sung cho nhau sẽ cung cấp đầy các thông tin về hình dạng của vật thể. Để các hình chiếu nằm gọn trên cùng một mặt phẳng, sau khi chiếu người ta xoay mặp phẳng P2 quanh trục Ox đưa về trùng với mặt phẳng P1, xoay mặp phằng P3 quanh trục Oz đưa về trùng với mặt phẳng P1. Ta được hình vẽ như hình 3:
Hình 3.
* Cách vẽ hình chiếu của vật thể :
 4. Cách ghi kích thước:
Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật thể hiện độ lớn của vật thể, cần được ghi đầy đủ, rõ ràng.
Muốn ghi kích thước cần vẽ các đường giống kích thước, đường ghi kích thước và viết chữ số kích thước.
Một số quy định cơ bản về nguyên tắc ghi kích thước:
 -Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thật của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.
 - Trên bản vẽ kĩ thuật không ghi đơn vị đo sau trị số đo độ dài (mm)
 	- Chữ số kích thước viết ở phía trên đường kích thước.
- Các đường giống không được cắt qua các đường kích thước.
- Kích thước của đường tròn được ghi như sau (Hình 8a ), trước con số kích thước đường kính có ghi kí hiệu F.
 	- Những cung bé hơn nửa đường tròn được ghi kích thước bán kính kèm thêm kí hiệu R ở phía trước. (Hình 8b) 
R6
 Hình 8 a	 Hình 8 b
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy chất lượng của học sinh có sự chuyển biến, đa số học sinh vẽ được các hình chiếu từ đơn giản đến phức tạp. Trong tiết học thì các em rất hứng thú học tập, tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài và còn tự bản thân nêu ra những vấn đề mà khi quan sát để cùng các bạn và giáo viên xây dựng kiến thức nội dung bài học được tốt hơn. Trên cương vị là một giáo viên, tôi cũng vững vàng hơn trong chuyên môn, tôi rất vui mừng khi thấy các học sinh của mình ham thích môn học và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
Sau khi học xong phần I – Vẽ kĩ thuật của môn Công nghệ 8. Với phương pháp dạy trên, tôi tổ chức khảo sát để đối chứng, so sánh với đấu năm.
Kết quả:
+ 85 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 15 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc nhưng còn một ít thiếu sót .
PHẦN III: KẾT LUẬN.
Bài học kinh nghiệm:
Bản thân tôi nhận thấy rằng việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trao dồi kiến thức, về phương pháp giảng dạy là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, hứng thú, say mê học bộ môn công nghệ. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội nhất là trong thời buổi Công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện.
	Để đạt được những điều như trên, bên cạnh việc tự học, tự rèn, tự nghiên cứu thì người giáo viên còn phải có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh. Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao hiểu biết cho bản thân của mình, do đó việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, để lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu cũng là một bài học vô cùng quí giá đối với bản thân mỗi giáo viên.
	Kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát huy tính tích cực của người học, giáo viên phải biết hướng học sinh tìm ra tri thức thông qua mô hình, những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em dễ hiểu bài, nắm sâu kiến thức hiểu bài ngay trên lớp và còn say mê hứng thú học tập bộ môn công nghệ nhiều hơn nữa.
Cuối cùng để biết được một bài giảng đã đạt được ở mức độ nào, thì bản thân phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, cán bộ chuyên môn của tổ mang lưới nhận xét góp ý và đồng thời giáo viên cũng phải quan sát thái độ, sự nắm bắt kiến thức của học sinh từ đó rút kinh nghiệm cho những tiết học sau đạt hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Tóm lại việc nâng cao chất lượng giảng dạy vẽ kĩ thuật ở môn công nghệ 8 bậc THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi GV. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thì đòi hỏi trước hết phải phát triển nguồn lực con người, cụ thể là phát triển thế hệ tương lai có trí thức, năng lực, biết cách tự học, rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế vì thế mỗi GV phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của đào tạo góp phần cùng ngành Giáo dục thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của bậc học THCS, cung cấp một lực lượng lao động có tay nghề, có phẩm chất tốt đẹp đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Khả năng ứng dụng, triển khai:
Với một số phương pháp như đã nêu ở trên, tôi thiết nghĩ tất cả GV đang giảng dạy môn Công nghệ 8 đều có thể áp dụng rất dễ dàng với mọi điều kiện của một trường THCS và tin chắc rằng chất lượng của HS sẽ được nâng cao.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
Phần vẽ kĩ thuật là phần khó nhất trong môn học Công nghệ 8. Để đạt được kết quả cao, ngoài phương pháp dạy tốt thì GV phải thường xuyên làm các đồ dùng để sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp với phương tiện dạy học như máy chiếu, các hình ảnh trực quan,thì bài học sẽ sinh động và thực tế hơn nhờ đó HS sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Hiện nay, các đồ dùng giảng dạy trong môn Công nghệ 8 đang thiếu rất nhiều như các mẫu vật, tranh ảnh,Ngòai ra HS không được tiếp xúc với thực tế sản xuất nên việc tiếp thu chương trình chưa cao. Vậy kính mong cấp trên và các đồng nghiệp cần trang bị nhiều hơn đồ dùng dạy học, đầu tư thời gian nhiều hơn cho môn học này.
Trên đây là những kinh nghiệm giảng dạy trong phần I – Vẽ kĩ thuật môn học Công nghệ 8. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để bản thân được rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn cho đề tài của mình.
Người viết
 Phan Thanh Tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục
Sách giáo viên Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục
Sách thiết kế Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục
Sách bài tập Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục
5. Sách vẽ kĩ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục
MỤC LỤC
 Trang
	Danh mục chữ cái viết tắt	1
Phần I: Mở đầu 	
Bối cảnh của đề tài 	 2	
Lí do chọn đề tài	2 
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 	3 
Mục đích nghiên cứu	3
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu	3
Phần II: Nội dung	
Cơ sở lí luận	3
Thực trạng của vấn đề	4
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	4
Hiệu quả của sáng khiến kinh nghiệm	10
Phần III: Kết luận	 
Bài bài học kinh nghiệm	11
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm	11
Khả năng ứng dụng, triển khai	12
Những kiến nghị, đề xuất	12
Tài liệu tham khảo	13
 Mục lục	14

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ve_hinh_chieu_trong_mon_co.doc