Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp lập sơ đồ hợp thức và lập tỉ lệ để giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 12
Trung An là vùng nông thôn còn nhiều khó khăn trong vấn đề giáo dục. Bên cạnh những học sinh có ý thức học tập tốt còn khá nhiều học sinh còn lơ là trong học tập. Trong số các môn học thì Hóa học là một trong những môn thuộc dạng khó. Ngay từ khi học lớp 10, có nhiều học sinh bị hỏng kiến thức ở môn học này, ngay cả những kiến thức cơ bản về phương trình hóa học hay tính số mol. Vì vậy, khi học chương trình hóa 12, nhiều học sinh không tha thiết với bộ môn.
Ngoài ra, với hình thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay, việc giải quyết từ khoảng 30 câu hỏi trong một đề kiểm tra một tiết hoặc 40 câu hỏi trong một đề thi ở kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với thời lượng 50 phút gây áp lực về thời gian cho học sinh là rất lớn. Vì thế, việc có được các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết. Nếu học sinh không được chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức, kĩ năng, về phương pháp giải bài toán hóa học thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt bài thi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. 1. Tên sáng kiến: Phương pháp lập sơ đồ hợp thức và lập tỉ lệ để giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 12 2. Quyết định công nhận sáng kiến: Sáng kiến được hội đồng sáng kiến nhà Trường THPT Trung An công nhận theo quyết định số: 28/QĐ-THPTTA ngày 02 tháng 04 năm 2018. 3. Tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 1 Ngô Kim Thắm 1980 Giáo viên Thạc sĩ Hóa học 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học 2018 5. Nội dung sáng kiến: Trung An là vùng nông thôn còn nhiều khó khăn trong vấn đề giáo dục. Bên cạnh những học sinh có ý thức học tập tốt còn khá nhiều học sinh còn lơ là trong học tập. Trong số các môn học thì Hóa học là một trong những môn thuộc dạng khó. Ngay từ khi học lớp 10, có nhiều học sinh bị hỏng kiến thức ở môn học này, ngay cả những kiến thức cơ bản về phương trình hóa học hay tính số mol. Vì vậy, khi học chương trình hóa 12, nhiều học sinh không tha thiết với bộ môn. Ngoài ra, với hình thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay, việc giải quyết từ khoảng 30 câu hỏi trong một đề kiểm tra một tiết hoặc 40 câu hỏi trong một đề thi ở kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với thời lượng 50 phút gây áp lực về thời gian cho học sinh là rất lớn. Vì thế, việc có được các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết. Nếu học sinh không được chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức, kĩ năng, về phương pháp giải bài toán hóa học thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt bài thi. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy nếu chỉ áp dụng phương pháp giải bài tập theo cách truyền thống như tính số mol, viết phương trình, đặt số mol vào phương trình rồi suy luận thêm một số bước nữa mới đi tới kết quả. Cách này thực sự không hiệu quả đối với những đối tượng trên vì khả năng suy luận của các em rất hạn chế mà theo cách như vậy thì đòi hỏi phải biết suy luận. Nếu cứ như vậy, học sinh trung bình, yếu sẽ không thích học bộ môn của mình, các em sẽ có suy nghĩ sai lệch rằng, môn hóa học là bộ môn chỉ dành cho học sinh giỏi, khá. Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra và đã áp dụng “Phương pháp lập sơ đồ hợp thức và lập tỉ lệ để giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa lớp 12”. Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở: - Lược bỏ những chất không cần thiết mà đề bài không đề cập tới, hợp thức hóa thành sơ đồ dựa trên nguyên tắc bảo toàn nguyên tố. Đối với các bài toán gồm nhiều quá trình phản ứng xảy ra, ta chỉ cần lập sơ đồ hợp thức, sau đó căn cứ vào chất đầu và chất cuối, bỏ qua các phản ứng trung gian hoặc các chất không liên quan đến bài toán. - Theo đó, để giải được bài tập dựa trên phương pháp này học sinh cần nhớ các sơ đồ có trong chương cacbohiđrat, các quá trình chuyển hóa qua lại giữa sắt và hợp chất của sắt. - Như vậy, giáo viên cần liệt kê tất cả những sơ đồ cần thiết để học sinh nắm và hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng máy tính một cách thành thạo nhất là giải phương trình một ẩn. - Đối với chương cacbohiđrat: + Hệ thống tất cả các sơ đồ cần thiết và các giá trị phân tử khối cần thiết: a) Glucozơ / Fructozơ 2 Ag b) Glucozơ / Fructozơ Sobitol c) Glucozơ / Fructozơ 2 C2H5OH d) Glucozơ / Fructozơ 2 CO2 e) Glucozơ / Fructozơ 2 CaCO3 g) Saccarozơ Glucozơ + Fructozơ h) Saccarozơ 4 sản phẩm thủy phân 4 Ag i) Tinh bột / xenlulozơ 2 Ag j) Tinh bột / xenlulozơ 2 CaCO3 k) Tinh bột / xenlulozơ Glucozơ Tên gọi của cacbohiđrat Công thức phân tử Phân tử khối Glucozơ/ Fructozơ 180 Saccarozơ 342 Tinh bột/ xenlulozơ 162 (bỏ qua giá trị của n) Khi nắm được các sơ đồ trên, học sinh chỉ cần xác định chất đề cho và chất đề hỏi để đặt số liệu cho phù hợp và tiến hành lập tỉ lệ. Thí dụ và phương pháp giải: + Trường hợp đơn giản không có hiệu suất: Thí dụ: Lên men m gam tinh bột, toàn bộ khí thu được hấp thụ vào một lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,86. B. 4,68. C. 2,43. D. 2,34. Phương pháp mới Phương pháp thông thường Nhược điểm của phương pháp thông thường Sử dụng sơ đồ i Tinh bột 2 CaCO3 - Tính số mol - Viết phương trình: - Đặt số mol kết tủa vào phương trình và suy ra số mol CO2 rồi mới suy ra số mol tinh bột. - Áp dụng công thức tính khối lượng. - Học sinh phải nhớ công thức và biết cân bằng. - Học sinh phải học thuộc phương trình phản ứng. - Học sinh phải vận dụng được quy tắc tam xuất. + Trường hợp có hiệu suất: Lưu ý: Đối với dạng này, chỉ cần đặt thêm hiệu suất bên vế trái ở phần mẫu số của tỉ lệ. Thí dụ 1: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,4. B. 45. C. 11,25. D. 22,5. Phương pháp mới Phương pháp thông thường Nhược điểm của phương pháp thông thường Sử dụng sơ đồ e Glucozơ 2 CaCO3 - Tính số mol - Viết phương trình: - Đặt số mol kết tủa vào phương trình và suy ra số mol CO2 rồi mới suy ra số mol Glucozơ. - Áp dụng công thức tính khối lượng. - Sử dụng hiệu suất để suy ra kết quả. - Học sinh phải biết tính số mol. - Học sinh gặp khó khăn khi viết phương trình phản ứng, cân bằng phản ứng, đặt số mol nhiều lần. - Khi gặp nhiều phương trình, học sinh bị lúng túng. - Có thể áp dụng hiệu suất ngược dẫn tới lựa chọn phương án nhiễu. Thí dụ 2: Lên men dung dịch chứa 90 gam glucozơ thu được 24,84 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%. Phương pháp mới Phương pháp thông thường Nhược điểm của phương pháp thông thường Sử dụng sơ đồ k Glucozơ2C2H5OH - Tính số mol - Viết phương trình: - Đặt số mol tinh bột vào phương trình và suy ra số mol glucozơ. - Áp dụng công thức tính khối lượng. - Sử dụng hiệu suất để suy ra kết quả. - Học sinh phải nhớ công thức. - Học sinh phải thuộc phương trình. - Có thể áp dụng hiệu suất ngược dẫn tới lựa chọn phương án nhiễu. Nhận xét: Ta có thể thấy, khi giải bài tập theo phương pháp này học sinh chỉ cần xác định chất nào để cho dữ kiện và chất nào đề hỏi. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn sơ đồ phù hợp rồi đặt các số liệu vào sơ đồ để lập tỉ lệ và bấm máy tính. Qua các ví dụ đã giải, học sinh sẽ nhận thấy việc giải một bài tập đã không còn là vần đề khó khăn và phức tạp và vì vậy mà các em sẽ hứng thú học tập hơn. Sau khi đã hướng dẫn các em giải các thí dụ trên, tôi cho các em thêm một số bài tập tự rèn luyện để tự giải ở nhà. - Đối với bài sắt và hợp chất của sắt: - Nhắc lại các phương trình phản ứng liên quan đến các bài này. - Cho học sinh hoàn thành một số sơ đồ phản ứng: a. b. c. - Thí dụ và phương pháp giải: Thí dụ: Cho 100 ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng lọc kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,0. B. 5,35. C. 3,6. D. 6,4. Lưu ý: Đối với bài tập dạng này học sinh chỉ cần xác định chất đề cho và chất đề hỏi rối lập sơ đồ, đếm số nguyên tử Fe để cân bằng rồi đặt số liệu vào phương trình tương tự như phần trên. Phương pháp mới Phương pháp thông thường Nhược điểm của phương pháp thông thường - Tính số mol - Viết phương trình: 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol 0,025 mol - Áp dụng công thức tính khối lượng: - Học sinh phải thuộc nhiều phản ứng. - Cân bằng phức tạp. - Đặt số mol nhiều lần. 6. Tính hiệu quả: Trong chương trình hóa học lớp 12, tôi chọn các bài tập của chương cacbohiđrat để áp dụng phương pháp này. Khi đó, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú. Vì vậy, khi học đến bài sắt và hợp chất của sắt, một lần nữa phương pháp này được phát huy. Việc vận dụng tốt phương pháp đã trình bày ở trên đã giúp học sinh yêu thích môn hóa hơn, thích giải bài tập trắc nghiệm và giải một cách nhanh chóng hơn. Hầu hết các em học sinh thuộc đối tượng từ trung bình trở xuống đều tiếp thu tốt và có khả năng giải quyết bài tập trắc nghiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, các em tự tin hơn trong giải quyết vấn đề. Có thể thấy rằng, lợi ích chính của phương pháp trên là nhằm nâng cao ý thức hoc tập của học sinh, khơi dậy tính tìm tòi ham học đồng thời kích thích sự hứng thú đối với môn học. Hóa học không còn được coi là môn học quá khó đối với nhiều học sinh. Từ đó học sinh có động lực và niềm tin cũng như sự đầu tư cho môn học. Việc lập sơ đồ hợp thức làm cho bài toán trở nên đơn giản hơn, tốc độ hoàn thành tăng đáng kể. Tổng số học sinh lớp 12C3 Tỉ lệ học sinh yêu thích học môn hóa Tỉ lệ học sinh biết giải các bài tập cơ bản 40 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 40% 60% 30% 50% 7. Phạm vi ảnh hưởng: Phương pháp trên thích hợp cho việc giải bài tập trắc nghiệm ở một số dạng của chương trình hóa học lớp 12 đối với những học sinh trung bình, yếu của hầu hết các trường THPT, đặc biệt là các trường có điều kiện tương tự điều kiện của Trường THPT Trung An. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trung An, ngày 27 tháng 3 năm 2018 Người mô tả sáng kiến Ngô Kim Thắm
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_lap_so_do_hop_thuc_va_lap.doc