Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12

Quan điểm chung về Atlat địa lí Việt Nam

 Trong cuốn Atlat địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012 )

có một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Phép chiếu hình, tỉ lệ và nội dung của mỗi tờ bản đồ trong Atlat phù hợp với nhau

- Phép chiếu hình của bản đồ Atlat được xây dựng cùng một phép chiếu hình đồng nhất với các bản đồ treo tường tương ứng.

- Nội dung Atlat chứa đựng nội dung sách giáo khoa. Trong bản thân Atlat có tất cả các thuật ngữ sử dụng trong bài học và trong bản đồ sách giáo khoa.

2. Ý nghĩa của Atlat trong môn Địa lí.

- Atlat không chỉ dùng làm tài liệu học tập mà còn để tra cứu, nên trong bản đồ còn có thêm bổ sung và chỉ dẫn địa danh hoặc tra cứu (ví dụ: bảng độ cao núi, chiều dài sông, diện tích của các nước, dân số của các quốc gia.)

- Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu không thể thiếu đối với học sinh trong học về Địa lý Việt Nam, Atlat là nguồn tri thức cần thiết đối với học sinh học tập trên lớp cũng như ở nhà. Hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam được đánh giá qua các kì thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi lớp 12 THPT (cấp tỉnh, cấp quốc gia)

3. Một số nội dung khai thác ở Atlat Địa lí Việt Nam.

- Xác định vị trí, giới hạn của lãnh thổ

- Nêu đặc điểm của các đối tượng đia lí (địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông ngòi, sinh vật, biển, phân bố dân cư, các ngành kinh tế, trung tâm công nghiệp.)

- Trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí.

- Giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí

 + Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng điạ lí

 + Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, địa chất và địa hình.), các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, dân cư và kinh tế, tự nhiên dân cư và kinh tế,.

- So sánh các trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế về các mặt.

- Trình bày các đặc điểm của một lãnh thổ.

 

doc 22 trang cuonglanz2a 18042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
 TRƯỜNG THPT SỐ I SA PA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12
 Lĩnh vực/ Môn: Địa lí
 Tên tác giả: Đoàn Thị Tuyết
 Giáo viên môn: Địa lí
 Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2013 - 2014
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG
DẠY HỌC VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Atlat Địa lí Vệt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THPT. Atlat không chỉ dùng làm tài liệu học tập mà còn để tra cứu, là tài liệu không thể thiếu đối với học sinh trong học về Địa lý Việt Nam. 
 Atlat là nguồn tri thức cần thiết đối với học sinh học tập trên lớp cũng như ở nhà. Hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam được đánh giá qua các kì thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi lớp 12 THPT (cấp tỉnh, cấp quốc gia).
 Trong các nhà trường phổ thông trên toàn tỉnh hiện nay việc hướng dẫn học sinh các phương pháp sử dụng và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam một cách có hiệu quả không phải dễ dàng thực hiện ở tất cả các trường, do khả năng nhận thức, khả năng tư duy tổng hợp, khả năng phân tích và vốn kiến thức của học sinh ở mỗi địa phương có sự khác nhau, với trường THPT số 1 SaPa thì khả năng sử dụng khai thác Atlat Địa lí trong kiểm tra, thi còn có nhiều khó khăn nhất định. Là giáo viên nhiều năm được phân công giảng dạy môn Địa lí lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiều năm gần đây môn Địa lí được lựa chọn là môn thi tốt nghiệp THPT, kĩ năng sử dụng Atlat được đánh giá qua các kì thi tốt nghiệp, nhìn chung kết quả thi của học sinh khi gặp các câu hỏi dựa vào Atlat để làm bài còn thấp, học sinh chưa biết khai thác Atlat theo hệ thống còn bỏ sót nhiều dữ liệu liên quan đến câu hỏi phải trả lời có trong các trang Atlat, vì vậy tôi cũng dành nhiều thời gian cho công tác tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn cách sử dụng Altat để hướng dẫn học sinh có được phương pháp tốt nhất khi sử dụng, học tập, kiểm tra và thi dựa vào các trang bản đồ Atlat Địa lí.
 Trong bài viết này tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy, trong hướng dẫn học sinh tự học và tìm hiểu kiến thức dựa trên cơ sở Atlat, trong việc học trên lớp, trong kiểm tra và thi tốt nghiệp. Mong rằng nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu. 
- Nêu ra được một số nội dung khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
- Những phương pháp chung khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- Các kĩ thuật chủ yếu khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- Cách thức sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- Phương pháp đọc từng trang và nhiều trang Atlat Địa lí Việt Nam
- Xây dựng đề cương nội dung các trang Atlat Địa lí Việt Nam (từ trang 3 đến hết trang 25)
- Một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời minh họa.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
- Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 12.
- Áp dụng vào thực hiện trong giảng dạy, học tập và ôn tập tốt nghiệp môn Địa lí lớp 12
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
- Phạm vi: Atlat Địa lí Việt Nam để giảng dạy và học tập và ôn tập tốt nghiệp môn Địa lí lớp 12 kết hợp kiến thức sách giáo khoa Địa lí lớp 12.
- Giá trị sử dụng: Sử dụng lâu dài trong quá trình giảng dạy, học tập, ôn tập tốt nghiệp THPT môn Địa lí lớp 12.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 Những khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng Atlat, từ đó đưa ra được phương pháp sử dụng khai thác có hiệu quả, và hệ thống nội dung cơ bản từng trang Atlat.
 Tìm hiểu thực tế việc học tập của học sinh trên cơ sở tài liệu Atlat thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, học sinh tự học tập và nghiên cứu ở nhà, qua kiểm tra đánh giá kết quả thi học kì và thi thử tốt nghiệp và thi tốt nghiệp THPT các năm. Đưa ra một số kinh nghiệm và phương pháp sử dụng, khai thác Atlat để giúp học sinh có được phương pháp học tập tốt nhất dựa trên tài liệu Atlat Địa lí Việt Nam.
6. Thời gian nghiên cứu.
 Từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014
7. Phương pháp nghiên cứu. 
- Đọc, tìm hiểu các tài liệu, sách vở
- Tích lũy kinh nghiên nhiều năm trong giảng dạy
- Tìm hiểu các đối tượng học sinh trong trường
- Viết đề cương (dàn ý)
- Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
- Thử nghiệm vào giảng dạy lớp 12 trong năm học.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, KHOA HỌC
1. Quan điểm chung về Atlat địa lí Việt Nam
 Trong cuốn Atlat địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012 ) 
có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Phép chiếu hình, tỉ lệ và nội dung của mỗi tờ bản đồ trong Atlat phù hợp với nhau
- Phép chiếu hình của bản đồ Atlat được xây dựng cùng một phép chiếu hình đồng nhất với các bản đồ treo tường tương ứng.
- Nội dung Atlat chứa đựng nội dung sách giáo khoa. Trong bản thân Atlat có tất cả các thuật ngữ sử dụng trong bài học và trong bản đồ sách giáo khoa.
2. Ý nghĩa của Atlat trong môn Địa lí.
- Atlat không chỉ dùng làm tài liệu học tập mà còn để tra cứu, nên trong bản đồ còn có thêm bổ sung và chỉ dẫn địa danh hoặc tra cứu (ví dụ: bảng độ cao núi, chiều dài sông, diện tích của các nước, dân số của các quốc gia...)
- Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu không thể thiếu đối với học sinh trong học về Địa lý Việt Nam, Atlat là nguồn tri thức cần thiết đối với học sinh học tập trên lớp cũng như ở nhà. Hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam được đánh giá qua các kì thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi lớp 12 THPT (cấp tỉnh, cấp quốc gia)
3. Một số nội dung khai thác ở Atlat Địa lí Việt Nam.
- Xác định vị trí, giới hạn của lãnh thổ
- Nêu đặc điểm của các đối tượng đia lí (địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông ngòi, sinh vật, biển, phân bố dân cư, các ngành kinh tế, trung tâm công nghiệp...)
- Trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí
 + Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng điạ lí
 + Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, địa chất và địa hình...), các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, dân cư và kinh tế, tự nhiên dân cư và kinh tế,...
- So sánh các trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế về các mặt.
- Trình bày các đặc điểm của một lãnh thổ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn khi bản thân đưa ra ý tưởng và đề nghị thực hiện SKKN
- Học sinh có đầy đủ Atlat Địa lí Viêt Nam, có ý thức học tập tương đối tốt
- Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kết quả thi tốt nghiệp các năm học, nhìn chung điểm số của các câu hỏi sử dụng Atlat của học sinh còn thấp, học sinh chưa biết cách khai thác các nội dung trong từng trang Atlat, vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh các phương pháp và kĩ thuật cơ bản khi sử dung Atlat, xây dựng được hệ thống đề cương (dàn ý) cho từng trang Atlat để học sinh học, làm bài kiểm tra có kết quả cao.
2. Khó khăn: 
- Đối tượng và khả năng nhận thức của học sinh con em các xã còn nhiều hạn chế vì vậy khả năng vận dụng kiến thức toán học để tính toán, xử lí số liệu, khả năng phân tích mối quan hệ nhân quả, khả năng tư duy tổng hợp chưa tốt.
- Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh xây dựng được hệ thống đề cương ở các trang Atlat nhưng việc hoàn thiện nội dung dựa vào đề cương cảu học sinh còn có nhiều hạn chế.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phương pháp chung khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
1.1 Các kĩ thuật chủ yếu khi sử dụng Atlat
- Nhớ thuộc kí hiệu, ước hiệu.
- Kĩ thuật tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí địa lí, xác định các mối quan hệ tương hỗ, phân tích các mối quan hệ nhân quả, đọc tổng hợp (nhớ cấu trúc, dàn bài,...)
- Kĩ thuật chồng xếp bản đồ (tìm đúng tờ bản đồ, xác định phạm vi liên hệ, so sánh) 
- Kĩ thuật sử dụng lát cắt địa hình, biểu đồ, bảng số liệu.
- Kĩ thuật trình bày, giải thích, viết báo cáo dựa vào kiến thức khai thác ở Atlat (kĩ thuật trình bày và giải thích; kĩ thuật viết báo cáo).
1.2. Cách thức sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
a. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam theo cách thức:
- Học thuộc, nhớ và sử dụng được trang Mở đầu của Atlat Địa lí Việt Nam ( nhớ học thuộc các kí hiệu và chú giải của Atlat vận dụng được trong đọc các trang bản đồ của Atlat)
- Đọc từng trang Atlat Địa lí
- Đọc nhiều trang Atlat Địa lí (chồng xếp, so sánh biểu đồ).
b. Để đọc được trang bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam, cần có các kĩ năng làm việc với bản đồ như sau:
- Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, tọa độ địa lí , kích thước, hình thái các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
- Xác định vị trí địa lí của một đối tượng địa lí.
- Trình bày đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
- Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ
- Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả trên bản đồ
- Trình bày tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ.
2. Phương pháp đọc từng trang Atlat Địa lí Việt Nam.
2.1. Các bước làm việc với trang Atlat Địa lí Việt Nam.
 Sử dụng trang Atlat Địa lí Việt Nam theo các bước sau:
- Bước 1: Lập đề cương (dàn bài) kiến thức cần khai thác. Nếu HS lần đầu tiên làm việc với Atlat, giáo viên nên hướng dẫn HS cách làm như sau:
 + Quan sát trang Atlat địa lí: Xác định trang này dùng để dạy những bài nào trong chương trình, SGK? Bài nào là chủ yếu?
 + Làm việc với SGK (với bài cụ thể được sử dụng nhiều trong trang Atlat đã nói ở trên): Xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat địa lí
 + Sắp xếp, hình thành một đề cương (dàn ý) ngắn ngọn, lôgic hợp lý, thuận tiện cho việc tìm kiếm kiến thức trên Atlat
- Bước 2: Học sinh nhớ thuộc đề cương (dàn ý), sử dụng trong đọc trang bản đồ đã nói ở trên của bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam.
Cách làm: Sử dụng các kĩ thuật làm việc với kí hiệu, lát cắt, tỉ lệ, biểu đồ,... chọn lọc kiến thức theo đề cương (dàn ý) đã có. Chú ý vị trí và các đối tượng địa lí, đặc điểm của đối tượng địa lí, các mối quan hệ tương hỗ, nhân quả, các quy luật địa lí. 
- Bước 3: Trình bày thành bài làm (bài viết tự luận/ bản báo cáo)
2.2. Thí dụ minh họa:
 Đọc trang bản đồ Hình thể của Atlat Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục 2012)
Cách làm: 
a. Quan sát trang Atlat Địa lí: Xác định trang này được sử dụng chủ yếu cho bài :
 	Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
b. Làm việc với bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat địa lí như sau:
 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ: Vị trí tiếp giáp, các điểm cực; các tỉnh, thành phố; múi giờ; vị trí các đảo xa nhất về phía Đông của Việt nam
 2. Đặc điểm lãnh thổ.
 a. Phần đất liền: Chiều dài Bắc - Nam, Đông Tây, (nơi hẹp nhất) hình dạng lãnh thổ. 
 b. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam: Đặc điểm chung, một số đối tượng nổi bật
c. Sắp xếp hình thành một đề cương (dàn ý) ngắn gọn, lôgic, hợp lí thuận tiện cho việc tìm kiếm kiến thức trên Atlat
 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc, Nam, Tây, Đông
- Các đểm cực Bắc, Nam, Đông , Tây của phần đất liền nước ta (địa điểm, tọa độ địa lí)
- Các tỉnh thành phố.
- Múi giờ
- Vị trí các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam
 2. Đặc điểm lãnh thổ.
 a. Phần đất liền:
- Chiều dài Bắc - Nam
- Nơi hẹp nhất theo chiều Đông -Tây
- Hình dạng lãnh thổ
 b. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Đảo lớn nhất, vịnh đẹp nhất, quần đảo xa nhất (tên, thuộc tỉnh nào).
d. HS sử dụng các kí hiệu để đọc bản đồ trang Atlat Việt nam, chọn lọc kiến thức để lấp đầy đề cương trên.
 1. Vị trí địa lí:
- Các điểm cực trên phần đất liền nước ta
Điểm cực
Vĩ độ/kinh độ
Địa điểm
Bắc
23023' B
Tỉnh Hà Giang
Nam
8034' B
Tỉnh Cà Mau
Đông 
1020 09' Đ
Tỉnh Điện Biên
Tây
1090 24' Đ
Tỉnh Khánh Hòa
- Các tỉnh, thành phố: Kể tên các tỉnh từ bắc vào nam, từ đông sang tây theo bản đồ
- Múi giờ: Số 7 (do kinh tuyến 1050 Đ chạy qua Hà Nội)
- Vị trí các đảo xa nhất về phía Đông: các đảo thuộc quần đảo Trường Sa
 2. Đặc điểm, lãnh thổ:
 a. Phần đất liền:
- Chiều dài bắc nam phần đất liền: 150 vĩ tuyến (1650km)
- Nơi hẹp nhất theo chiều đông - tây: Chưa đầy đủ 50km (Quảng Bình)
- Hình dạng lãnh thổ: Đường bờ biển hình chữ S, lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam, hẹp ngang.
 b. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Rất rộng về phía đông và đông nam có nhiều đảo và quần đảo
- Một số đối tượng nổi bật:
 + Đảo lớn nhất: Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang)
 + Vịnh đẹp nhất: Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh)
 + Quần đảo xa nhất: Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa
2.3. Xây dựng đề cương các trang Atlat Địa lí Việt Nam 
 Để đọc các trang bản đồ chủ đề	của Atlat Địa lí Việt Nam, cần lập đề cương nội dung cần khai thác trên trang bản đồ Atlat theo các bước đã nêu trên. Trên cơ sở đề cương đó, tìm từ Atlat các nội dung cụ thể cần thiết.
 Sau đây là một số dàn bài kiến thức địa lí cần khai thác qua từng trang Atlat Địa lí Việt Nam
	2.3.1. Trang Hành chính
- Các tỉnh (diện tích tự nhiên, dân số, tỉnh lị; thành phố, thị xã thuộc tỉnh)
- Thủ đô
- Các thành phố trực thuộc trung ương
- Các điểm dân cư khác
- Các huyện đảo
	2.3.2. Trang Hình thể
- Các điểm cực bắc, nam, đông, tây thuộc phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời
- Vùng đất:
 + Đường biên giới trên đất liền (với nước nào, chiều dài), đặc điểm.
- Vùng biển:
 + Đường bờ biển (từ đâu đến đâu, đặc điểm)
 + Đảo (khái quát về số lượng và vị trí gần hay xa bờ); Quần đảo (tên, thuộc tỉnh)
- Vùng trời: ranh giới
 	2.3.3. Trang Địa chất khoáng sản
- Các giai đoạn, thời kì, đặc điểm địa chất Việt Nam
 + Tân khiến tạo (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
 + Cổ kiến tạo (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
 + Tiền Cambri (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
- Khoáng sản (tên, phân bố)
- Địa chất biển Đông và các vùng biển kề cận
	2.3.4. Trang Khí hậu
- Nhiệt: 
 + Nhiệt độ trung bình năm
 + Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7
- Lượng mưa:
 + Lượng mưa trung bình năm. Những địa điểm mưa nhiều, mưa ít
 + Tổng lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4, từ tháng 5 đến tháng 10
- Gió:
 + Gió mùa đông
 + Gió màu hạ
- Bão: (Hướng và tần suất)
- Sự phân hóa khí hậu theo lãnh thổ: (phân tích biểu đồ khí hậu ở các địa điểm để thấy rõ) sự phân hóa tây, đông, bắc, nam; độ cao. 
 + Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7, nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, biến trình nhiệt, biên độ nhiệt năm. 
 + Lượng mưa trung bình năm, các tháng mùa mưa, các tháng mùa khô, tháng mưa lớn nhất, tháng mưa nhỏ nhất, biến trình mưa
 + Gió: Các loại gió, gió chiếm ưu thế
- Các miền khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão)
- Các vùng khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão)
	2.3.5. Trang Các hệ thống sông
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa số sông nhỏ
- Hướng sông
- Các hệ thống sông chính: 
 + Mạng lưới: Dòng chính (nơi bắt nguồn, nơi đổ ra, hình thái dòng chính); các phụ và chi lưu; hình thái mạng lưới.
 + Lưu vực: diện tích
- Lưu lượng nước và thủy chế của sông Hồng, Đà Rằng, Mê Kông
	2.3.6. Trang Các nhóm và loại đất chính
- Tính đa dạng
- Các nhóm đất chính (các loại và tương quan diện tích, vùng phân bố).
- Các loại đất (diện tích, phân bố)
- Đặc điểm (màu sắc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,...) của các loại đất feralit trên đá phiến sét, đất feralit trên đá ba zan, đất phù sa (đất mặn)
	2.3.7. Trang Thực vật và động vật
- Thực vật:
 + Sự đa dạng (loại, thảm thực vật)
 + Các thảm thực vật chính và sự phân bố
- Động vật: 
 + Sự đa dạng (loài)
 + Một số loài chính và sự phân bố
 + Các phân khu địa lí động vật
	2.3.8. Trang Các miền tự nhiên
=> 3 miền: Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, Tây Bắc và Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam Bộ. Trong mỗi miền trình bày: 
- Vị trí địa lí
- Địa hình
- Độ cao, hướng, hướng nghiêng, hình thái (độ dốc, thung lũng, độ chia cắt. Mở rộng hay thu hẹp,...) một số dạng điạ hình nổi bật, sự phân hóa.
- Bờ biển (tính đa dạng, các vịnh, đảo, quần đảo...) và vùng biển (thềm lục địa, độ sâu, rộng, dòng biển)
- Sông ngòi: hướng, các hệ thống sông.
	2.3.9. Trang Dân số
- Số dân và sự gia tăng số dân: 
 + Dân số Việt Nam qua các năm
 + Cơ cấu dân số : Giới, độ tuổi
 + Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
 + Sự phân bố dân cư: (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn)
- Lao động:
 + Nguồn lao động ( tỉ lệ so với số dân, số lượng tăng thêm mỗi năm từ 1999 đến 2007)
 + Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Đô thị: 
 + Quy mô đô thị (theo số dân)
 + Phân cấp đô thị 
 + Chức năng đô thị
 + Phân bố mạng lưới đô thị
 + Tình hình gia tăng dân số đô thị qua cấc năm
	2.3.10. Trang Dân tộc
- Tên dân tộc, số người.
- Phân bố các dân tộc.
	2.3.11. Trang Kinh tế chung
- GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm
- Mức thu nhập bình quân đầu người theo các vùng và lãnh thổ (GDP bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế)
- Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành của các trung tâm kinh tế
- Các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu...
- Các vùng kinh tế 
	2.3.12. Trang Nông nghiệp chung
- 7 vùng nông nghiệp: tên, vị trí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp; sự thay đổi về giá trị và cơ cấu nông nghhiệp
- Một số loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp (diện tích, sự phân bố)
- Hiện trạng sử dụng đất 
	2.3.13. Trang Nông nghiệp
- Lúa:
 + Giá trị sản xuất cây nông nghiệp trong tổng gá trị ngành trồng trọt
 + Diện tích gieo trồng lúa (so với diện tích gieo trông cây lương thực, diện tích qua các năm)
 + Sản lượng lúa (qua các năm)
 + Các vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, các tỉnh trồng lúa (diện tích, sản lượng) lớn nhất cả nước.
- Cây công nghiệp: 
 + Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt
 + Diện tích gieo trồng cây công nghiệp (so với diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng của cây hàng năm so với cây lâu năm)
 + Một số cây công nghiệp chủ yếu ( Diện tích, sản lượng, sự phân bố): Cà phê, cao su, điều...
 + Sự phân bố của một số cây công nghiệp hàng năm và lâu năm: Bông, mía, lạc, thuốc lá, đỗ tương, dâu tằm, dừa, hồ tiêu, cao su, cà phê, điều
 + Diện tích trồng cây công nghiệp của các tỉnh
- Chăn nuôi:
 + Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
 + Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm
 + Số lượng gia súc gia cầm
 + Sản lượng thịt hơi suất chuồng của các tỉnh theo đầu người
 + Sự phân bố của trâu, bò, lợn...
	2.3.14. Trang Lâm nghiệp và thủy sản
- Giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
 + Các điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản (bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế trên biển, các bãi tôm và bãi cá, bãi triều, đầm phá, hải đảo, vũng vịnh, sông suối, kênh rạch, ao hồ...)
 + Sản lượng thủy sản (khai thác, nuôi trồng)
 + Phân bố (các tỉnh có khai thác và nuôi trồng, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn)
- Lâm nghiệp
 + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của cả nước qua các năm, tỉ lệ diện tích rừng so với tỉ lệ diện tích mỗi tỉnh.
 + Thành tựu về trồng rừng
 + Giá trị sản xuất lâm nghệp
	2.3.15. Trang Công nghiệp chung
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm)
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
 + Đa dạng: dẫn chứng
 + Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
 + Các khu vực tập trung công nghiệp, các khu vực chậm phát triển công nghiệp
 + Các tung tâm công nghiệp (phân theo giá trị sản xuất công nghiệp)
 + Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
 + Các thành phần kinh tế trong công nghiệp
 + Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
	

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_atlat_dia_li_vie.doc