Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan qua môn Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan qua môn Hóa học

- Bản thân được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học.

- Được học tập và trao đổi kinh nghiệm qua các buổi tập huấn chuyên môn, các buổi họp tổ chuyên môn.

b/- Học sinh:

- Đa số học sinh khá giỏi rất thích học bộ môn Hóa học vì mỗi lần tiếp thu kiến thức là các em được quan sát những hiện tượng xảy ra của phản ứng và được thầy cô giải thích đầy thuyết phục.

- Những kiến thức có liên quan đến đời sống và sản xuất được giáo viên cập nhật và liên hệ đầy đủ.

- Các dạng bài tập định lượng sau khi giải đều có thể kiểm nghiệm đối chiếu với giả thiết rất chính xác.

 

doc 15 trang Trần Đại 27/04/2023 4984
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan qua môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI
TRƯỜNG THCS BẢO THẠNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
Môn: HÓA HỌC
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : HÓA HỌC
Họ và tên người thực hiện : TRẦN MINH TRƯỜNG
Chức vụ : TỔ TRƯỞNG
Sinh hoạt tổ chuyên môn : HÓA – SINH
 Ba Tri, ngày 05 tháng 02 năm 2010 
NĂM HỌC: 2009-2010
PHẦN MỞ ĐẦU
I/- BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
 Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý về những vấn đề nãy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc sống. Vì vậy để đào tạo ra con người có được năng lực đó thì phải học tập thật tốt bằng cách luyện tập thường xuyên, đặc biệt là luyện tập qua hình thức trắc nghiệm khách quan: vì bài tập trắc nghiệm khách quan là một trong những công cụ đo lường kết quả học tập của học sinh. 
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Qua thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học THCS cho thấy:
- Đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản, biết phương pháp chung làm một bài toán hóa học, nhưng giải những bài toán trắc nghiệm phải mất rất nhiều thời gian vì giải theo phương pháp thông thường. Để giúp học sinh phát hiện và tìm ra sự lựa chọn chính xác trong thời gian nhanh nhất tôi xin giới thiệu: “Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan”
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này được viết theo chuẩn kiến thức: môn Hóa học cấp THCS
 	- Đối tượng nghiên cứu là những học sinh đang học lớp 8, 9 của Trường THCS Bảo Thạnh
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Rèn kỹ năng phát hiện và giải nhanh các bài toán hóa học.
- Làm cho học yêu thích bộ môn hóa học để nâng cao chất lượng bộ môn 
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán hóa học theo phương pháp giải nhanh tạo cơ sở cho học sinh hứng thú và yêu thích môn Hóa học.
- Đề tài này mang tính thực tiễn cao, làm tăng khả năng nhạy bén trong học tập và phát triển tư duy của học sinh.
PHẦN NỘI DUNG
I/- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất và những ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trong trong cuộc sống của chúng ta. Mặc khác Hóa học là khoa học thực nghiệm. Do đó phương pháp giảng dạy môn Hóa học là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là vận dụng kiến thức đó để giải nhanh các bài toán trắc nghiệm là rất khó khăn. Để giải quyết các dạng bài tập này đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức cơ bản và giải thuần thục bài toán hóa học theo phương pháp thông thường mới hình thành được phương pháp giải nhanh.
II/- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1/-Thuận lợi:
a/- Giáo viên:
- Bản thân được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học.
- Được học tập và trao đổi kinh nghiệm qua các buổi tập huấn chuyên môn, các buổi họp tổ chuyên môn.
b/- Học sinh:
- Đa số học sinh khá giỏi rất thích học bộ môn Hóa học vì mỗi lần tiếp thu kiến thức là các em được quan sát những hiện tượng xảy ra của phản ứng và được thầy cô giải thích đầy thuyết phục.
- Những kiến thức có liên quan đến đời sống và sản xuất được giáo viên cập nhật và liên hệ đầy đủ.
- Các dạng bài tập định lượng sau khi giải đều có thể kiểm nghiệm đối chiếu với giả thiết rất chính xác.
 2/- Khó khăn:
a/- Giáo viên: 
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế 
b/- Học sinh: 
- Đa số học sinh lớp 9 đầu năm mất căn bản về môn Hóa học.
- Nhiều gia đình phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em nên đa số học sinh chưa có tinh thần học tập tốt.
 C Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan sẽ:
Phát triển tư duy nhận thức của học sinh.
Phát hiện ra những học sinh có năng khiếu môn Hóa học.
Làm học sinh hứng thú khi học môn Hóa học và yêu thích bộ môn. 
III/- CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/- Các biện pháp tiến hành:
- Giáo viên phải trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản về môn Hóa học.
- Giúp cho học sinh phân tích, tìm hiểu kỹ đề bài để qua đó kích thích cho học sinh phát hiện ra vấn đề.
- Chọn những bài toán từ dễ đến khó và các bài toán đó phải có phương pháp giải nhanh.
- Chọn các bài toán trắc nghiệm có tính chất nâng cao dần mức độ tư duy, khả năng phân tích phán đoán, và đồng thời rèn khả năng tính nhanh cho học sinh.
- Hướng dẫn gợi ý để học sinh phát hiện ra vấn đề, để học sinh tự tìm ra cách giải quyết vấn đề.
2/- Một số bài tập minh họa:
Bài tập 1: 
 Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng % của cacbon lớn nhất: 
A. BaCO3 ; B. CaCO3 ; C. MgCO3 ; D. Na2CO3
C Cách giải nhanh
Phát hiện vấn đề : Trong 4 hợp chất trên, lượng cacbon là như nhau. 
Giải quyết vấn đề : Vậy chất nào có khối lương mol nhỏ nhất thì chất đó có chứa hàm lượng % cacbon lớn nhất
Kết luận: Câu đúng: C. MgCO3
Bài tập 2: 
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng % của sắt nhỏ nhất:
A. FeSO4 ; B. FeS2 ; C. Fe2O3 ; D. Fe2(SO4)
 C Cách giải nhanh : 
 - Phát hiện vấn đề: MS = 2MO= 32
Suy ra: 1 nguyên tử S tính bằng 2 nguyên tử O. 
FeSO4 1 nguyên tử Fe liên kết 6 nguyên tử O
FeS2 1 nguyên tử Fe liên kết 4 nguyên tử O
Fe2O3 1 nguyên tử Fe liên kết 1,5 nguyên tử O
Fe2(SO4)3 1 nguyên tử Fe liên kết 9 nguyên tử O
 - Giải quyết vấn đề: 
 Vậy chất nào có một nguyên tử Fe liên kết với nhiều nguyên tử O nhất thì chất đó có chứa hàm lượng Fe nhỏ nhất 
Kết luận: Câu đúng: D.
 Bài tập 3: 
Biết 11,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và CaO tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch HCl xM. Giá trị của x là:
A. 0,1M ; B. 0,2M ; C. 1M ; D. 2M
C Cách giải nhanh
Phát hiện vấn đề : 
MFe= MCaO= 56
Giải quyết vấn đề : 
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
CaO + 2HCl	CaCl2 + H2O
 Kết luận: Câu đúng: D
Bài tập 4: Biết 20 gam hỗn hợp B gồm KHCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl (dư). Thể tích khí H2 bay ra ở ĐKTC là:
 A. 2,24 lít ; B. 4,48lít ; C. 8,96 lít ; D. 22,4 lít
 C Cách giải nhanh
 - Phát hiện vấn đề: 
 - Giải quyết vấn đề: 
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
CaO + 2HCl	CaCl2 + H2O
Kết luận: Câu đúng: B
 Bài tập5: 
Cho 20 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 1 gam khí hiđro. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
 A. 20(g) ; B. 30(g) ; C. 21(g) ; D.55,5(g)
 C Cách giải nhanh
 - Phát hiện vấn đề :
Từ công thức HCl ta thấy cứ 1 mol nguyên tử H thoát ra thì cũng có 1 mol nguyên tử Cl tạo muối
 - Giải quyết vấn đề :
Muốn tìm khối lượng muối thì lấy khối lượng kim loại cộng với khối lượng gốc axit
Khối lượng muối = 20 + 35,5.1= 55,5gam
 Kết luận: Câu đúng: D
 Bài tập 6: 
Khử hoàn toàn 5,8 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 10 gam kết tủa. Công thức oxit sắt là:
 A. FeO ; B. Fe2O3 ; C. Fe3O4 ; D. không xác định
 C Cách giải nhanh
 - Phát hiện vấn đề :
 Số mol O của oxit = nCO = nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol
	CO2 + Ca(OH)2CaCO3 + H2O
	0,1 mol	 0,1 mol
 (FexOy + yCO	 xFe + yCO2)
 - Giải quyết vấn đề :
mFe = 5,8 – (16 . 0,1) = 4,2 gam
 nFe : nO = 0,075 : 0,1 = 3 : 4
Công thức oxit sắt là Fe3O4
Kết luận: Câu đúng: C
 Bài tập 7: 
 Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A nung nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 9 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là :
 A. 5,92(g) ; B. 14,92(g) ; C. 4,48(g) ; D.5,6(g)
Phát hiện vấn đề :
Khi phản ứng CO lấy oxi của oxit sắt và chuyển thành CO2
FexOy + yCOxFe + yCO2
 - Giải quyết vấn đề :
nCaCO3 = nCO2 = nO của oxit sắt = 0,09 mol
mO = 0,09 . 16 = 1,44 gam
mFe = 5,92 – 1,44 = 4,48 gam
Kết luận: Câu đúng: C
Bài tập 8: Cho hỗn hợp dung dịch axit gồm 0,1 mol H2SO4 và 0,2 mol HCl vào hỗn hợp kiềm lấy vừa đủ gồm 0,3 mol NaOH và 0,05 mol Ca(OH)2. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
 A. 40,8(g) ; B. 33,3(g) ; C. 42,6(g) ; D. 25,6(g)
C Cách giải nhanh
Phát hiện vấn đề:
 Muối tạo thành sau phản ứng là do sự kết hợp của các kim loại trong kiềm với các gốc trong axit
Giải quyết vấn đề:
 Khối lượng muối tạo thành:
 mmuối = mNa + mCa + mSO4 + mCl
	 = 23.0,3 + 40.0,05 + 96.0,1+ 0,2.35,5 = 25,6 gam
 Kết luận: Câu đúng: D
 Bài tập 9: 
 Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X thu được thể tích khí CO2 bằng với thể tích hiđrocacbon X khi đem đốt (đo trong cùng điều kiện). công thức phân tử hiđrocacbon là:
 A. CH4; B. C2H2; C. C2H4; D. C2H6
C Cách giải nhanh
Phát hiện vấn đề:
 Khi đốt cháy hoàn toàn thì số nguyên tử C trong CO2 sinh ra luôn bằng số nguyên tử C trong X
Giải quyết vấn đề:
 Trong những hiđrocacbon chỉ có CH4 là khi đốt cháy cho VCO2 = Vhiđrocacbon
	CH4 + 2O2 	CO2 + 2H2O
	V lít	V lít
 Kết luận: Câu đúng: A
 Bài tập 10: 
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam nước. Giá trị của m là:
 A. 4,8(g) ; B. 1,2(g) ; C. 5(g) ; D.6(g)
C Cách giải nhanh
 - Phát hiện vấn đề:
 Khi đốt cháy hiđrocacbon thì cacbon tạo ra CO2 và hiđro tạo ra H2O. Tổng khối lượng C và H trong CO2 và H2O phải bằng khối lượng của hiđrocacbon
 C Cách giải nhanh
 - Giải quyết vấn đề:
 m = mhỗn hợp = mC + mH = (gam)
Kết luận: Câu đúng: C
Ø Trên đây là một số bài tập mang tính chất điển hình để hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề. Vì vậy khi rèn luyện kĩ năng giải một dạng bài tập nào đó, cần cho học sinh giải từ 2 đến 3 bài tập cùng dạng thì mới có thể hình thành được kĩ năng. Mặt khác cần xây dựng bài tập theo mẫu có sẵn, để không lặp lại nguyên si ta có thể thay đổi lượng chất, thay đổi chất, thay đổi cách hỏi.. 
Ví dụ 1: Bài tập có sẵn là:
 Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có cùng hoá trị (II) và có tỉ lệ mol (1:1) bằng dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hỏi A, B là kim loại nào trong số các kim loại sau: Mg, Ca, Fe, Zn
 Bài tập tương tự:
 Hoà tan hết 9,6 gam một hỗn hợp đồng mol gồm 2 oxit của kim loại hoá trị (II), cần dùng 100 ml dung dịch HCl 4M. Xác định hai oxit này, biết kim loại hoá trị (II) trong trường hợp này có thể là : Be, Mg, Ca, Sr
Ví dụ 2: Bài tập có sẵn là :
 Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol (1:1). Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ?
 Bài tập tương tự:
 Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 (mỗi chất chiếm 50% khối lượng) tác dụng hết với dung dịch HCl. Tính tỉ lệ mol của hai muối thu được ?
 Bài tập tương tự: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch HCl 1M thu được hai muối có tỉ lệ mol (1:1). Tính V ?
 Ø Cách giải các bài tập trong từng ví dụ trên thì giống nhau, nhưng dữ kiện của mỗi đề bài thì khác nhau. Như vậy vừa hình thành được kĩ năng giải bài tập, vừa đào sâu, mở rộng được kiến thức và sẽ không làm cho học sinh nhàm chán.
 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Qua một số kinh nghiệm được tổng kết “Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan ” mà tôi đã trình bày ở trên, đã được áp dụng ở các năm học gần đây cũng như trong thực tại và bằng những kiểm nghiệm qua khảo sát chất lượng bộ môn, tiết ôn tập, bài tập tại lớp, bài tập về nhà, kiểm tra định kì, kiểm tra học kỳ,  được áp dụng cho các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh khá giỏi, tôi thu được kết quả rất khả quan.
Khi chưa hướng dẫn học sinh theo phương pháp giải nhanh thì tỉ lệ học sinh giải được các bài tập rất ít, nếu giải được thì còn rất chậm, mất nhiều thời gian.
Khi hướng dẫn bằng phương pháp mới có phối hợp với các phương pháp giải thông thường khác, thì đa số học sinh đã tự giải được nhiều bài tập (kể cả một số bài tập) với thời gian rất ngắn.
Các em học sinh rất hứng thú và càng yêu thích bộ môn hóa học.
 Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm khách quan này được sử dụng tại Trường THCS Bảo Thạnh có kết quả thu được như sau:
CÁC NĂM HỌC
THEO DÕI CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP HỌC SINH
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2007-2008
17%
29,3%
37,7%
16%
2008-2009
18,9%
31,2%
34,7%
15,2%
Học kì I : 2009-2010
24%
33,3%
28%
14,7%
PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy cần phải tận dụng thời gian sau mỗi tiết dạy và thời gian tự học ở nhà của học sinh để rèn luyện cho học sinh có thói quen giải nhanh các bài toán trắc nghiệm khách quan nhằm kích thích phát triển tư duy và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. 
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 Hướng dẫn và rèn luyện học sinh giải các bài tập hoá học là biện pháp rất quan trọng để củng cố những kiến thức cơ bản, còn hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh phát hiện vấn đề và giải nhanh các bài toán trắc nghiệm khách quan sẽ kích thích tư duy và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời làm cho học sinh yêu thích môn Hóa học. 
III- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:
 - Tất cả giáo viên giảng dạy môn Hóa học đều có thể áp dụng. 
 - Có khả năng ứng dụng rộng rãi đối với mọi đối tượng học sinh: 
 + Nếu học sinh giỏi khá thì soạn những bài toán trắc nghiệm nâng cao
 + Nếu là những đối tương học sinh trung bình, yếu thì soạn những bài toán trắc nghiệm cơ bản, đơn giản.
IV- NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 
Đối với phòng:
 Mở các chuyên đề bộ môn có tính chất điển hình, tạo cho giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. 
Đối với trường: 
 Quản lý, thúc đẩy nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn.
MỤC LỤC
	 Phần mở đầu	
	I	Bối cảnh đề tài	1
	II	Lý do chọn đề tài	1	
	III	Phạm vi và đối tượng nghiên cứu	1	
	IV	Mục đích nghiên cứu	1
	V 	Điểm mới trong kết quả nghiên cứu	1	
	 Phần nội dung	
	I 	Cơ sở lý luận	2
	II	Thực trạng của vấn đề	2
	III 	Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	3
	VI	Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	8
	 Phần kết luận	
	I 	Những bài học kinh nghiệm	10
	II	Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm	10
	III	Khả năng ứng dụng, triển khai	10
	VI	Những kiến nghị, đề xuất	10
	Mục lục	11
PHÒNG GD-ĐT BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS BẢO THẠNH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan.
Tác giả: Trần Minh Trường.
Chức vụ: Tổ trưởng.
Bộ phận công tác: Tổ Hóa – Sinh.
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét :
 SKKN của thầy Trần Minh Trường thực hiện đúng bố cục. Nội dung đề tài gắn với thực tiễn giảng dạy tại đơn vị và bồi dưỡng HS giỏi. Hình thức rõ ràng, sạch đẹp. Thực hiện có hiệu quả cao tại đơn vị và bồi dưỡng HS giỏi.
Xếp loại: A
 Ngày 25 tháng 02 năm 2010
 TỔ TRƯỞNG
 Trần Minh Trường
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ
Nhận xét
SKKN của thầy Trần Minh Trường thực hiện đúng qui định. 
Áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
Xếp loại: A
 Ngày 25 tháng 02 năm 2010
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
 Trần Văn Dưỡng
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI
Nhận xét: 
Xếp loại:
 Ngày tháng năm 2010
 TRƯỞNG PHÒNG
 (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_nhanh_bai_toan_trac_n.doc