Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy kĩ năng viết Tiếng Anh Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy kĩ năng viết Tiếng Anh Trung học Phổ thông

Cơ sở lý luận:

Trong nhà trường tiếng Anh là môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê học hỏi của nhiều học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó giáo viên phải truyền cho học sinh trước hết là sự đam mê, thích thú học môn tiếng Anh.

Xuất phát từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm’’, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra. Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ, thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc thì kĩ năng viết cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy viết là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kĩ năng ngôn ngữ khác.

Từ những luận điểm trên việc áp dụng các phương pháp dạy viết như thế nào để giúp học sinh thực hiện một bài viết tiếng Anh tốt, nghĩa là đảm bảo chính xác về yêu cầu bài viết, ngữ pháp, tính sáng tạo trong bài viết là rất quan trọng.

 

doc 15 trang cuonglanz2a 11334
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy kĩ năng viết Tiếng Anh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI
 TRƯỜNG THPT SỐ 1 VAN BÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH THPT”
 Người thực hiện : Nguyễn Đức Hải
 Chức vụ : Giáo viên tiếng Anh
 Đơn vị công tác : Trường THPT số 1 Văn bàn
 Năm học : 2013 - 2014
 ................˜¯™..............
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH THPT
LỜI NÓI ĐẦU
Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới.
Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết, chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các bậc học trong hệ thống giáo dục.
Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Chương trình môn tiếng Anh THPT hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bâc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Bản thân tôi, với cương vị là giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THPT, qua một số năm công tác, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp bộ môn mình giảng dạy. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, đặc biệt là với những vùng miền xa xôi và có nhiều khó khăn như trường THPT số 1 Văn bàn.
Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy kĩ năng viết tiếng Anh THPT”. Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Trong nhà trường tiếng Anh là môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê học hỏi của nhiều học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó giáo viên phải truyền cho học sinh trước hết là sự đam mê, thích thú học môn tiếng Anh.
Xuất phát từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm’’, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra. Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ, thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc thì kĩ năng viết cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy viết là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kĩ năng ngôn ngữ khác.
Từ những luận điểm trên việc áp dụng các phương pháp dạy viết như thế nào để giúp học sinh thực hiện một bài viết tiếng Anh tốt, nghĩa là đảm bảo chính xác về yêu cầu bài viết, ngữ pháp, tính sáng tạo trong bài viết là rất quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Nói đến việc học tiếng Anh ở mỗi vùng miền, thành phố hay nông thôn lại có cách tiếp cận khác nhau. Ở thành phố, các trung tâm ngoại ngữ và tin học có rất nhiều đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi đối tượng. Xong ngược lại, ở những vùng xa xôi như miền núi, vùng khó khăn, vùng có nhiều dân tộc ít người, việc tiếp cận và học môn tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Do đó, tạo ra được niềm ham mê thích thú cho đối tượng học cũng không phải là dễ dàng.
Tiếng Anh là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ dàng đứt quãng và dễ quên. Trên con đường tìm tòi thử nghiệm, tích lũy tư liệu và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, dự các lớp tập huấn chuyên môn của sở Giáo Dục & Đào Tạo Lào cai, của Bộ giáo dục tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, học mà chơi, chơi mà học vào các tiết dạy, đặc biệt là các tiết dạy viết khô khan. Trong quá trình thực nghiệm các lớp tôi dạy đã đạt được một số kết quả tương đối khích lệ, các tiết dạy viết đỡ nhàm chán hơn, học sinh tích cực hơn, viết đúng hơn và nhiều bài viết của học sinh mang tính sáng tạo cao.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tạo được thói quen học tập cho học sinh, biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ để học môn viết tốt hơn, biết tìm tòi sáng tạo trong bài viết, biết cách đọc tài liệu để tích lũy kiến thức áp dụng vào các bài viết của mình.
III. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
* Thời gian tiến hành: Năm học 2013 – 2014 
* Địa điểm : Trường THPT số 1 Văn bàn
* Khách thể khảo sát: Học sinh THPT
IV. Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn:
*Về mặt lí luận:
Chúng ta đã biết mỗi môn học đều hình thành và phát triển nhân cách con người. Các kiến thức kĩ năng trong môn tiếng Anh có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết để học các môn khác và học tiếp môn tiếng Anh ở bậc cao hơn. Học tiếng Anh trước tiên là để nói được sau đó là vận dụng những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để áp dụng vào bài viết sao cho đúng chính tả, đúng dạng yêu cầu và mang tính sáng tạo.
*Về mặt thực tiễn:
Học sinh vùng nông thôn, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số gặp rất khó khăn trong việc học ngoại ngữ, việc làm thế nào cho học sinh tích cực trong kĩ năng nói, nghe, đóng vai và sử dụng hội thoại là phương pháp mà tôi đang phải sử dụng và nó cần có thời gian để học sinh dần thích ứng, còn khi mà hình thức kiểm tra định kì chủ yếu là viết trong khi kĩ năng viết của học sinh quá yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Lúc này giáo viên phải là người linh hoạt, phải học hỏi, tìm tòi và suy ngẫm, đúc rút kinh nghiệm đưa ra các giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất vận dụng vào giảng dạy để đảm bảo chất lượng và nâng cao hơn nữa các kĩ năng của việc học ngoại ngữ.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan.
Phương pháp dạy kĩ năng viết tiếng Anh THPT
* Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Đề tài không mới nhưng rất quan trọng, gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của dạy và học trong kĩ năng viết.
Điều trăn trở của giáo viên dạy ngoại ngữ tại những vùng khó khăn, học sinh đa phần là người dân tộc ít người đó chính là làm sao tạo được sự yêu thích với bộ môn mình giảng dạy. Kĩ năng viết thể hiện rõ vai trò quan trọng đó, trường tôi giao chất lượng bộ môn cho từng giáo viên nên việc làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh trở nên cấp thiết vì kĩ năng viết chiếm đa số trong một bài kiểm tra định kì.
Phương pháp dạy: Áp dụng các phương pháp dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và hướng học sinh vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời kết hợp việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
Thúc đẩy động cơ học tập: động cơ học tập có được khi các em có hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của bản thân, giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức. Ngoài ra còn khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi.
Giáo viên cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa và hiệu quả.
Phối hợp các kĩ năng: chương trình tiếng Anh mới chú trọng kết hợp cả 4 kĩ năng ngay từ đầu và được phát triển có hệ thống từ lớp 6 đến lớp 12. Mọi bài tập trong các đơn vị bài học, dù ở dạng cá nhân hay nhóm đều có kết hợp tất cả các kĩ năng ở mức độ có thể, tuỳ theo đặc điểm của nội dung từng bài.
Chương II. Phương pháp nghiên cứu & Kết quả nghiên cứu.
I. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh cụ thể trong lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
3. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi và những khó khăn trong việc soạn giảng và sử dụng phương pháp mới hiện nay.
4. Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết dự giờ tiết viết để có thể quan sát trực tiếp tình hình học sinh. Qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng. Bên cạnh đó tiếp thu học hỏi đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy.
5. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thông qua những tiết dạy của bản thân, đồng nghiệp và kiểm tra khảo sát học sinh.
II. Kết quả nghiên cứu thực tiễn:
1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT số 1 Văn bàn nằm trên địa bàn huyện Văn bàn. Trình độ văn hoá của nhân dân ở đây chưa cao, đại đa số nhân dân sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con cái, nhiều học sinh phải làm việc để phụ giúp gia đình nên thời gian học ít, phụ huynh ít có thời gian đôn đốc con cái học hành nên học sinh chưa chú tâm học bài cũ và làm bài tập về nhà.
2. Thực trạng: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Trong những năm gần đây, việc dạy môn tiếng Anh ở các trường THPT đã có những biến chuyển theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên số lượng học sinh có ý thức cao trong học tập còn ít, coi nhiệm vụ học tập là phụ. Thói quen của học sinh trong giờ luyện viết là nhìn sách giải và sao chép, hoặc viết lại máy móc theo dàn bài mà không cần có sự liên kết ý, câu hay không quan tâm đến lỗi chính tả. Nếu giáo viên không thực sự sáng tạo và đầu tư giáo án thì đối với học sinh giờ viết là một tiết nhàm chán, thụ động và không đem lại hiệu quả gì trong việc học ngôn ngữ. Thực trạng trong học tập bộ môn, học sinh hay có thói quen thụ động, quen nghe, ghi chép giống như một bản sao. Phần đông học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ. Các em chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, năng khiếu của cá nhân trước tập thể. Ý thức chuẩn bị bài hầu như không có, tồn tại thói quen đợi chờ tiếp nhận kiến thức từ phía giáo viên.
III. Đề xuất biện pháp
Nhận thức chung về dạy kĩ năng viết cho học sinh THPT: Viết là một kĩ năng đòi hỏi người viết phải có trìng độ ngôn ngữ nhất định, qua đó có thể diễn đạt được ý kiến, quan điểm của mình nhờ phương tiện chữ viết, học sinh THPT viết chủ yếu bao gồm viết từ và viết câu, thể loại chủ yếu là viết có hướng dẫn.
Viết ở lớp THCS còn mang tính đơn giản như complete the table, listen then write the answer, write numbers, complete the dialogue, mức độ viết hoàn toàn là có kiểm soát. Lên THPT, kĩ năng viết đã có những đòi hỏi cao hơn như writing message, letter writing, composition giáo viên có thể và nên sáng tạo nhiều hình thức bài tập có ý nghĩa và phù hợp với trình độ đối tượng, cấp lớp, mục đích yêu cầu đặt ra, tránh máy móc sao y nguyên bài tập viết từ sách giáo khoa, và để các em chép đáp án từ sách giải mà không hiểu được gì. 
Yêu cầu học sinh chép lại những gì đã học, giai đoạn đầu nhằm giúp trò củng cố, học bài: chú ý chính tả, viết hoa, chấm câu viết số điện thoại, địa chỉ, giờ giấc, thông tin, thông báo, có nhiều dạng, giống như chain dialogue (pair work), chép từ bảng lắp ghép, tái tạo đoạn dialogue/ reading (jumble sentences)
- Cooperative writing: group work, cùng thực hiện một công việc
- Mỗi HS 1 tờ giấy trắng, giáo viên cho (1 hay 2) câu mở đầu
- Em A (+B) chép vào rồi viết tiếp 1 câu, trao tiếp cho bạn bên cạnh viết câu tiếp theo
- Rồi thầy yêu cầu đọc hay thu bài chọn và sửa lỗi
- Letter writing:
Thư mời, thư cảm ơn, thư đề nghị, giáo viên ra tình huống cho học trò viết mẩu thư ngắn, phổ biến, với ngôn ngữ đơn giản
Dear Hoa,
You have a new lovely hat. Where did you buy it?
I like your new shoes. Where did you buy them?
- Integrate skills
Nghe 1 câu chuyện ngắn, hội thoại/ bài đọc/ tái tạo dưới dạng viết (có hay không clues)
Làm bài tập nói, viết lại phần luyện nói
Nghe, ghi thông tin, tập nói lại
Cung cấp cho HS thông tin : notes, figures, pictures, charts, maps/ incomplete dislogues/ text , viết thành đoạn . Bài/ thảo luận/ nói trước lớp
Cung cấp gợi ý (tranh, ý nêu, clues) nghe / hỏi, nói rồi viết lại
Viết mở rộng (Expanding Frames)
Hoàn thành bài viết dựa trên một khung gợi ý cho sẵn (của bài đọc hay lá thư nội dung liên quan đến bài học)
Ex: Write a passage with 4 complete sentences, using these cues and making all necessary changes.
When I/ come/ this/ city/ I / not / have / job / any friends/
Now/ I / have / good / job/ lot / friends
- Cách tiếp cận bài viết.
Các bước
Nội dung
Mục đích
Các hoạt động
Bước 1
Pre-writing
Activities
- chuẩn bị ý tưởng thông tin.
- tìm nguồn thông tin liên quan đến bài viết.
- trao đổi thông tin cần thiết cho bài tập viết.
- chuẩn bị về từ vựng,ý tưởng,từ ngữ,cấu trúc câu.
Using a drill
Using a listening text
Using a reading text
Using a survey
Using picture dictation
Bước 2
While-writing Activities
- hiểu được yêu cầu bài viết ,cần viết cái gì.
- biết vận dụng cấu trúc vào viết.
- biết bài viết thuợc loại viết theo mẫu,viết có hướng dẫn hay viết tự do.
Write it up
Transformation
Substitution tables
Substitution boxes
Gap-fill
Questions and answers
Ordering
Brainstorming
Bước 3
Post-writing Activities
- giúp học sinh tự tìm ra lỗi dưới sự hướng dẩn của gv.
- học sinh thấy thoải mái,dễ tiếp thu khi được các bạn khác chữa lỗi cho mình.
Correction
Sharing and
comparing
Exhibition
* Giáo viên phải làm cho học sinh nắm được các loại hoạt động viết như:
- Viết theo mẫu (Controlled writing)
Jigsaw sentences
Copying with corrections
Find and copy
Dictation
Sentence combining
Transformation
Gap-fill
- Viết có hướng dẫn (Guided writing)
Picture description
Picture stories
Summary
Half dialogues
Story completion
Substitution boxes
Questions and answers
- Viết tự do(Free writing)
- Áp dụng nhiều cho những lớp có nhiều học sinh khá giỏi, học sinh có tính sáng tạo cao, tuy nhiên để mọi học sinh đều tham gia tốt hoạt động viết sáng tạo giáo viên phải tự thiết kế cho những bài tập đó có tính sáng tạo hơn. Kết quả soạn lại bài tập cho sáng tạo hơn không những chỉ giúp cho người giáo viên trong quá trình dạy viết cho học sinh của mình mà giáo viên còn tự học hỏi và nâng cao trình độ của mình.
Để thực hiện tốt kĩ năng viết, giáo viên phải làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết. Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết, nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân. Với một số bài viết, có thể xây dựng qua bài nói trước, sau đó học sinh viết cá nhân.
- Bất kì một hoạt động viết trên đều có những điểm mạnh và yếu. Đặc biệt là hoạt động viết có hướng dẫn, điểm mạnh của hoạt động là tạo cảm giác tự tin cho học sinh vì mức độ bài tập đơn giản, tạo cơ hội để học sinh thực hành viết câu, là hoạt động quen thuộc của giáo viên nên thao tác của giáo viên nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian và học sinh cũng ít mắc lỗi hơn, tạo cơ hội cho học sinh thực hành viết các thể loại khác nhau. Điểm yếu là tẻ nhạt đối với học sinh khá giỏi, một số giáo viên không thích vì nó không mang tính sáng tạo, vậy giáo viên phải soạn thêm một số hoạt động viết khác có yêu cầu cao hơn với học sinh khá giỏi.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc ứng dụng các phương pháp trên vào các tiết dạy viết đã làm cho tiết dạy bớt nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập, do đó hưng thú đam mê với bộ môn được nâng lên rõ rệt, những học sinh yếu và trung bình thấy tự tin và có hứng thú khi giải quyết được nhiệm vụ trong hoạt động viết có hương dẫn, học sinh khá giỏi nâng cao đươc kiến thức trong các hoạt động thêm trong khi đã nhuần nhuyễn với hoạt động viết có hướng dẫn trong năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014 chất lượng môn tiếng Anh được nâng lên rõ rệt, số học sinh khá giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm so với kết quả khảo sát đầu năm.
IV.Phần kết luận ,kiến nghị
1.Kết luận:
* Giống như các vấn đề về ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng ngôn ngữ khác (nói, nghe, đọc), viết là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình học, dạy và sử dụng ngôn ngữ.
* Trong quá trình học viết, học sinh được rèn luyện viết thông qua các bài tập viết đi từ một mẫu viết chuẩn mực đến việc thay thế một số thành phần trong câu, trong văn bản, đến viết có khống chế về chủ đề, mẫu câu, từ vựng, cho đến việc viết hoàn toàn tự do, trên cơ sở sự sáng tạo của học sinh.
* Một bài dạy viết cũng được chia làm 3 bước như các tiết dạy kĩ năng khác pre-writing, while-writing, post-writing giáo viên cần vận dụng các hoạt động cụ thể, thích hợp vào đúng các giai đoạn và từng nội dung bài nhất định.
* Có rất nhiều thủ thuật để tiến hành trong dạy kĩ năng viết, nhiệm vụ của người giáo viên là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh tích hợp những kiến thức đã học vào kĩ năng viết một cách hiệu quả nhất.
* Mỗi giai đoạn dạy viết có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất.
- Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy kĩ năng viết trong phân môn tiếng Anh. Tôi đã áp dụng linh hoạt các phương pháp và thủ thuật nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết nói riêng và nâng cao chất lượng môn tiếng Anh nói chung. Qua quá trình thử nghiệm ở THPT thì tôi thấy học sinh đều có sự tiền bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, các em tham gia vào các hoạt động cần cù, hào hứng, thi đua, do đó hiệu quả khá cao. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học.
- Với tinh thần cần mẫn nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp và các thế hệ đi trước, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài;
“Phương pháp dạy kĩ năng viết tiếng Anh THPT” Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cụ thể là: lòng yêu nghề, mến trẻ, sự nhiệt tình của giáo viên và sự cần cù của học sinh sẽ làm nên thành công của giờ dạy.
- Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi áp dụng khi dạy kĩ năng viết, những phương pháp đó đã phần nào đem lại thành công trong giờ dạy. Tuy nhiên, nó cũng chưa thể tròn trĩnh được bởi phương pháp nào cũng có những thế mạnh và điểm yếu nào đó, một khi nó làm tròn sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn này sẽ có những phương pháp hay và sáng tạo hơn ra đời. Điều quan trọng nhất là người thầy giáo phải có cái tâm, luôn nhiệt tình giảng dạy, tìm ra các phương pháp truyền thụ đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, thân thiện và cởi mở với học sinh để các em thấy học ngoại ngữ vừa vui vừa có ích.
2. Kiến nghị:
- Trên đây là một số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy ở khối THPT và đạt một số kết quả đáng mừng. Tôi kính mong sự đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học, máy chiếu, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề để tôi có nhiều thêm những kinh nghiệm dạy học.
Kính mong được sự đóng góp, trao đổi từ phía đồng nghiệp và hội đồng Ban giám khảo để bản thân tôi ngày một tiến bộ và đề tài đạt hiệu quả góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Đó phải chăng là chúng ta đã thực hiện được cái gọi là: đào tạo những con người toàn diện, có ích cho xã hội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Unit 3: ways of socialising
The 17th Period - Writing
Date of composing: 
Date of teaching: 12A2 ..................... 
I. Objectiv

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_ki_nang_viet_tieng_anh.doc
  • docDON VA BAO CAO TÓM TẮT.doc