Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh tiếp thu môn toán chậm ở lớp 5A

Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh tiếp thu môn toán chậm ở lớp 5A

Cũng như các môn học khác, môn Toán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn tư duy lôgic cho học sinh. Môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động mới trong xã hội hiện đại. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng toán học mà chương trình của Bộ GD-ĐT quy định cho từng cấp học. Tuy nhiên không phải mọi học sinh đều có trình độ tiếp thu bài như nhau: có em tiếp thu bài rất nhanh nhưng lại có em tiếp thu bài rất chậm. Các em học chậm là một điều khiến các giáo viên rất trăn trở và lo lắng: lo lắng cho tỉ lệ lên lớp, lo lắng cho hiệu quả giảng dạy, lo lắng cho việc chuẩn kiến thức và lo lắng cho cả việc học của các em sau này. Thế nhưng, mấy ai quan tâm đến việc tìm biện pháp để phụ đạo học sinh yếu sao cho hiệu quả. Phần đông các trường chỉ lo việc bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh Học sinh đã tiếp thu nhanh rồi bồi dưỡng thêm cho giỏi hơn để đi thi lấy thành tích cho trường. Còn học sinh tiếp thu chậm, lại ít được quan tâm lại càng chậm thêm. Thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành, đặc biệt là chống việc học sinh ngồi nhầm lớp. Bản thân tôi được chủ nhiệm lớp 5 trong nhiều năm qua, các lớp do tôi chủ nhiệm có lực học không đồng đều, nhiều em học toán rất chậm, hay chán học, thường làm việc riêng trong lớp, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến việc học của bạn, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy của tôi và làm mất nhiều thời gian cho tiết học toán. Tôi cố gắng khắc phục và tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả về việc rèn học sinh tiếp thu chậm môn toán.

docx 16 trang thuychi01 7912
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh tiếp thu môn toán chậm ở lớp 5A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 . LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN 
Cũng như các môn học khác, môn Toán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn tư duy lôgic cho học sinh. Môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động mới trong xã hội hiện đại. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng toán học mà chương trình của Bộ GD-ĐT quy định cho từng cấp học. Tuy nhiên không phải mọi học sinh đều có trình độ tiếp thu bài như nhau: có em tiếp thu bài rất nhanh nhưng lại có em tiếp thu bài rất chậm. Các em học chậm là một điều khiến các giáo viên rất trăn trở và lo lắng: lo lắng cho tỉ lệ lên lớp, lo lắng cho hiệu quả giảng dạy, lo lắng cho việc chuẩn kiến thức và lo lắng cho cả việc học của các em sau này. Thế nhưng, mấy ai quan tâm đến việc tìm biện pháp để phụ đạo học sinh yếu sao cho hiệu quả. Phần đông các trường chỉ lo việc bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh Học sinh đã tiếp thu nhanh rồi bồi dưỡng thêm cho giỏi hơn để đi thi lấy thành tích cho trường. Còn học sinh tiếp thu chậm, lại ít được quan tâm lại càng chậm thêm. Thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành, đặc biệt là chống việc học sinh ngồi nhầm lớp. Bản thân tôi được chủ nhiệm lớp 5 trong nhiều năm qua, các lớp do tôi chủ nhiệm có lực học không đồng đều, nhiều em học toán rất chậm, hay chán học, thường làm việc riêng trong lớp, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến việc học của bạn, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy của tôi và làm mất nhiều thời gian cho tiết học toán. Tôi cố gắng khắc phục và tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả về việc rèn học sinh tiếp thu chậm môn toán.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Để đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 5A.
 	- Để học sinh nắm vững kiến thức cũ và kiến thức mới, giúp các em hứng thú trong học tập.
	- Để đạt được mục tiêu giáo dục của nghành, đáp ứng nguyện vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Phụ đạo học sinh tiếp thu môn toán chậm ở lớp 5A. Áp dụng cho việc dạy – học ở khối lớp 5 trong trường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 * Nghiên cứu lí luận
-Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc giúp học sinh tiếp thu tốt môn Toán.
 	 * Nghiên cứu thực tế
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát: tình hình thực tế của lớp và trường.
	 - Phương pháp trò chuyện : Giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh.
	 - Một số phương pháp hỗ trợ khác: Đọc sách, tham khảo tài liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lý luận:
 - Xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy – học Toán, góp phần hình thànhphẩm chất tốt đẹp của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
	- Xuất phát từ mục tiêu dạy học Toán ở bậc Tiểu học và mục tiêu dạy học Toán ở lớp 5.
	- Mặt khác, xuất phát từ nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu cần đạt. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt tất cả các môn học, trong đó môn Toán là một trong những môn quan trọng.
2.2. Thực trạng
	Xuất phát từ thực tế kiểm tra chất lượng đầu năm và kết quả học tập môn Toán hằng ngày trên lớp, có một số em tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. 
Qua khảo sát đầu năm học : 2017 - 2018
 Tổng số học sinh
 Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
23
1
4%
6
26%
16
70%
     Kết quả trên cho thấy, số học sinh tiếp thu chậm còn nhiều. Chính vì vậy mà việc phụ đạo cho học sinh là vấn đề cần quan tâm. Muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì? Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân cần phải tìm tòi nghiên cứu. Từ những thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Học sinh tiếp thu bài còn chậm” là do đâu? để từ đó tìm ra biện pháp phụ đạo cho học sinh đạt hiệu quả.
    	2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả về việc rèn cho học sinh tiếp thu chậm môn toán lớp 5. 
2.3.1. Tìm hiểu một số mặt yếu cơ bản môn Toán của học sinh lớp 5.
Phát hiện học sinh tiếp thu chậm việc làm đầu tiên là khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm, sau đó phân tích kĩ chất lượng của bài khảo sát đầu năm đó theo tinh thần chỉ đạo của Sở GD-ĐT và của Phòng GD-ĐT. Đồng thời nắm bàn giao chất lượng cụ thể từng em qua giáo viên lớp 4. Từ đó sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích nguyên nhân đưa đến tình hình đó
Trong quá trình giảng dạy lớp 5A, tôi đã nhìn thấy được các mặt yếu cơ bản của học sinh lớp 5A như sau: Chưa thuộc bảng nhân , chia. Hổng kiến thức cơ bản, tính toán chậm. - Không biết chia số tự nhiên dẫn đến chia số thập phân không được. - Không hiểu đề, không nắm dạng toán, không biết vận dụng công thức trong giải toán.
2.3.2.Tìm hiểu nguyên nhân đẫn đến tình trạng trên
 	 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiếp thu chậm của học sinh. Từ các mặt cơ bản trên đã giúp tôi nhận thấy rằng: học sinh tiếp thu chậm môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạy học một cách đặc biệt. Thế nhưng một số giáo viên vẫn chưa chú ý đúng mức đến đối tượng này, các hoạt động trên lớp thường nhằm vào những em hoàn thành bài, hoàn thành bài tốt để tránh phải xử lí tình huống. Phần củng cố bài của tiết toán thường có câu hỏi hoặc bài tập mở rộng kiến thức khiến học sinh tiếp thu chậm thường bị bỏ quên. Việc điều chỉnh dạy học chưa được thực hiện đều ở các tiết gây nặng nề, khó khăn cho học sinh. Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh nên giáo viên chưa hiểu hết hoàn cảnh của từng em để có biện pháp phụ đạo. Ngoài ra, một số em có hoàn cảnh khó khăn, đi học không đều, lười biếng và chưa chú tâm vào việc học; một số em thiếu sự quan tâm của phụ huynh. Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh tránh để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Trong quá trình giảng dạy tôi đã suy nghĩ, trao đổi cùng đồng nghiệp, đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh tiếp thu chậm về môn Toán trong lớp, đem lại lòng tự tin và niềm hứng thú cho học sinh đối với việc học Toán. 
2.3.3. Lập kế hoạch, nội dung chương trình phụ đạo học sinh như sau.
a) Kế hoạch về thời gian: Thời gian phụ đạo ngoài giờ chủ yếu vào chiều thứ ba và thứ năm. 
- Thứ ba: Kiểm tra các kiến thức cơ bản bị hổng, làm bài tập ứng dụng. 
- Thứ năm: Tổ chức đố em và trò chơi có nội dung toán học hoặc làm bài luyện tập, bài khảo sát. 
b) Kế hoạch thực hiện việc phụ đạo học sinh tiếp thu chậm: Lập kế hoạch dạy học phù hợp đối với từng đối tượng học sinh:
* Tháng 9, 10: - Giúp các em học thuộc lại các bảng nhân chia, các công thức, quy tắc và những ghi nhớ ở các lớp dưới có liên quan đến chương trình lớp 5 - Đồng thời ôn lại cách thực hiện các phép nhân chia số tự nhiên. Đặc biệt chú ý phép chia cho 2, 3 chữ số, hướng dẫn các em biết ước lượng thương ở các lầnchia. Tận dụng 15 phút đầu giờ mỗi buổi học để kiểm tra việc học thuộc của học sinh, có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ. Ngoài ra bạn giỏi cũng giúp bạn yếu thực hiện lại phép chia. Mỗi tuần kiểm tra một mảng kiến thức được ôn tập, kết hợp các kiến thức đó để làm bài tập. 
* Tháng 11: - Ôn lại cách thực hiện những bài toán đơn giản bằng cách vận dụng các quy tắc, công thức hoặc ghi nhớ như. Tính chu vi, diện tích các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Hoặc dựa vào dấu hiệu chia hết để tìm các số. Hoặc dựa vào tính chất cơ bản của các phép tính để tính các dãy tính: a + b = b + a; a x (b+c) = a x b + a x c  
 - Giao bài tập đơn giản áp dụng các quy tắc, công thức và các ghi nhớ cần ôn luyện. Bạn hoàn thành bài tốt kèm bạn tiếp thu chậm.
 	* Tháng 12, 1: Một số kinh nghiệm rèn học sinh tiếp thu chậm môn Toán lớp 5 . Từ phép nhân chia số tự nhiên rèn học sinh nhân chia số thập phân. Nhắc nhở các em chú ý cách chuyển dấu phẩy ở số chia số bị chia. 
- Do việc hổng kiến thức nên các bài toán có lời văn các em học rất yếu. Đối với một đề toán tôi giúp học sinh tìm hiểu đề bằng cách phân tích: dựa vào các đã cho để tìm cái chưa biết và rút ra dạng toán. Tuỳ từng dạng toán giúp học sinh nhớ lại cách giải của từng dạng, sau đó cho bài tập thực hành. - Để rèn cặp học sinh thực hành giải toán có lời văn tôi thường ghi bài tập vào phiếu và kèm theo một số câu hỏi để học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi cách giải. Bài tập giao về nhà cho các em làm, tôi yêu cầu phụ huynh kí vào phía dưới để có sự giám sát hay đốc thúc kịp thời của gia đình
 * Các tháng còn lại ở học kì II: Sau khi rèn cặp cho học sinh yếu bù đắp lại những kiến thức bị hổng. Phân thời gian còn lại giúp các em học tiếp tục và kết hợp các kiến thức mới của chương trình như: cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm, các bài toán về hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp,.
2.3.4. Gây hứng thú học tập cho các em
Trong những học sinh học yếu môn Toán có nhiều học sinh không hứng thú học môn Toán. Vậy để kích thích học sinh có húng thú học môn Toán tôi xác định điều đầu tiên quan trọng là phương pháp dạy của giáo viên. Dạy phát huy tính tích cực của học sinh, dạy sát đối tượng bằng cách trong các giờ học Toán tôi có các câu hỏi, bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh để cả học sinh tiếp thu chậm cũng được làm việc, được tham gia vào cá hoạt động học tập để tránh tình trạng học sinh tiếp thu chậm không được hoạt động dễ gây ra nhàm chán, thụ động.
 - Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học khác.
   - Để tạo hứng thú cho các em học tập, tôi tạo ra không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không để học sinh sợ giáo viên và tạo ra nhiều trò chơi Toán học như: giải đố toán; thi giải toán đúng, nhanh; lựa chọn các phép tính đúng giải toán tiếp sức;  chữ số bí ẩn; . . . tạo không khí vui vẻ, cởi mở mà vẫn học tập tốt.
 - Giúp học sinh tự tin rằng mình có thể học giỏi Toán như các bạn bằng cách thường xuyên gọi học sinh báo cáo trước lớp kết quả làm việc của bản thân hay của nhóm mình.
 - Trong mỗi giờ học, hướng dẫn và kèm cặp các em thật tỉ mỉ, kĩ những kiến thức kĩ năng cơ bản. Yêu cầu các em làm từng bài tập cho thật hoàn chỉnh rồi mới chuyển sang bài sau, không ôm đồm đòi các em  theo kịp các bạn trong lớp.
 - Xác nhận và động viên sự tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất.
 - Chú ý đôn đốc, nhắc nhở, dùng tập thể để động viên cổ vũ, giúp đỡ để các em tự nhận biết và cố gắng học tập.
 - Không lạm dụng trách phạt, sử dụng phương pháp kỉ luật tích cực đối với những học sinh này. Nêu những tấm gương sáng về người nghèo nhưng hiếu học và đã trở thành những người nổi tiếng để các em noi theo.
 - Thường xuyên gần gũi, tìm hiểu, quan tâm lắng nghe mong muốn của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh nói lên những suy nghĩ của mình để giáo viên nắm bắt được tâm sự, nguyện vọng, sở thích thái độ học tập của học sinh từ đó sẽ có tác động đúng hướng kích thích các en học tập.
 - Động viên kịp thời học sinh làm đúng, trả lời gần đúng bằng các câu nói khích lệ, khuyến khích: Có cố gắng, gần đúng rồi,  . . . Dùng phương pháp nêu gương mỗi khi các em làm đúng bài tập, phép tính.
 - Trực tiếp gặp gỡ gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình. Cùng gia đình các em trao đổi, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các em học tập. Trao đổi, kết hợp với phụ huynh học sinh chọn phương pháp thích hợp nhất để thúc đẩy các em ham thích học tập và quản lí việc học ở nhà, từng bước đưa các em vào nền nếp học tập.
 - Trao phần thưởng cho từng học sinh có tiến bộ sau mỗi đợt thi đua.
 - Khen ngợi, động viên kịp thời các em. Không chê và phân tích tỉ mỉ những chỗ sai, chỗ yếu của từng em để các em biết cách khắc phục và tự tin hơn trong học tập
 - Thường xuyên kiểm tra việc làm bài tập của các em: ở lớp, ở nhà. Gọi học sinh tiếp thu chậm lên bảng chữa bài, phát biểu và nhận xét bài nhiều lần.
 - Trong khi báo cáo kết quả của hoạt động nhóm thường xuyên gọi các bạn tiếp thu chậm đại diện nhóm  phát biểu ý kiến trước lớp để tạo cho các bạn tự tin trước tập thể, mạnh dạn trong học tập ; học sinh tiếp thu chậm có điều kiện thể hiện mình trước lớp bằng những câu trả lời ngắn, những bài tập dễ chỉ áp dụng công thức, quy tắc để học sinh tiếp thu chậm được cuốn hút vào các hoạt động học tập. 
2.3.5. Bù lấp chổ hổng kiến thức ; hướng dẫn một số thủ thuật tính toán, phương pháp học Toán
– Kiến thức toán học được cấu trúc theo hướng đồng tâm xoáy trôn ốc. Như vậy chỉ cần một chỗ hổng hay một vùng kiến thức nào của học sinh bị thiếu đồng nghĩa với việc học sinh khó có thể tiếp thu được cái kiến thức tiếp theo và đó là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến học sinh học yếu môn Toán. Như vậy trong quá trình giảng dạy môn Toán  ngay từ đầu năm tôi thường phát hiện những chỗ hổng mà học sinh mắc phải và kịp thời bù lấp những chỗ hổng đó như:
           2.3.6. Với chổ hổng về bảng cửu chương
- Cho học sinh ôn lại các bảng: Bảng nhân, bảng chia, cách cộng, trừ, . . 
- Kiểm tra bảng cửu chương hàng ngày - có thể mỗi ngày  thuộc một bảng (đọc - viết ra giấy).
Ví dụ:  Thứ hai thuộc bảng nhân 4.
            Thứ ba thuộc bảng chia 4.
- Kiểm tra thường xuyên các bảng chủ yếu là bẳng nhân và chia của học sinh tiếp thu chậm trong từng tiết học.
- Thực hành rèn luyện các kĩ năng nhân, chia thường xuyên.
           2.3.7.  Với chổ hổng về các dạng toán cơ bản (Học sinh quên cách giải các dạng toán cơ bản ). 
- Liệt kê lại các dạng toán của các lớp dưới ( Ví dụ đối với học sinh lớp 5 tôi  liệt kê lại các dạng toán cơ bản của lớp 4). 
               Dạng toán trung bình cộng.
               Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
               Dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
               Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
               Dạng toán về hình học; Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
Hoặc một số dạng toán cơ bản của lớp 5 (Toán về tỷ số phần trăm, toán tỷ lệ..)
- Nhắc lại cho học sinh cách giải từng dạng toán, phân biệt sự khác nhau giữa các dạng toán và yêu cầu học sinh học thuộc.
Ví dụ: Ở lớp 5 học sinh thường nhầm lẫn 2 dạng toán về tỉ số phần trăm: dạng tìm một số khi biết số phần trăm của nó và dạng toán tìm số phần trăm của một số. Tôi cho học sinh giải đồng thời 2 bài toán sau:
Bài 1: Tìm 25 % của 120.
Bài 2: Tìm một số khi biết 50 % của nó là 120.
Học sinh đưa ra cách giải:
Bài 1:               25% số đó là:     120: 100 x 25 = 30
Bài 2:               Số phải tìm là:  120: 50 x 100 = 240             
Tôi cho học sinh phân tích để học sinh tự thấy sự khác nhau của 2 dạng toán ngay trong khi thực hiện bước chia cho 100 (bài 1) là để tìm 1% của 120 rồi mới nhân với 25 để tìm 25% của 120; và chia cho 50 (dạng 2) cũng để tìm 1% của 120 rồi nhân với 100 để tìm số phải tìm (vì số phải tìm là 100%). Phân tích kỹ như vậy học sinh mới hiểu được bản chất của 2 dạng Toán và không bị nhầm lẫn dạng 2 và dạng 3 của Toán tỷ số phần trăm.
- Cho học sinh giải đi giải lại nhiều bài tập có liên quan đến các dạng toán đó.
- Thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh về các dạng Toán cơ bản trong đó có so sánh đối chiếu các dạng toán; chấm chữa tỉ mỉ, chỉ ra chỗ sai của học sinh đồng thời giải thích em đã sai do đâu, yêu cầu học sinh đó làm lại nếu cần.
- Với những bài toán lời văn cần cho học sinh hiểu đề bài, phân tích tỉ mỉ đưa ra  hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh biết cách giải.
 	2.3.8. Với chỗ hổng về kỹ năng và một số thủ thuật tính (thủ thuật nhân, chia các số có nhiều chữ số) giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ như :
+ Kĩ năng cộng, trừ các số có nhiều chữ số:
- Đặt tính đúng (các hàng phải thẳng cột với nhau).
- Thực hành tính từ phải sang trái, lần lượt từ trên xuống dưới.
- Thử lại để kiểm tra kết quả.
+ Kĩ năng nhân:
- Đặt tính.
- Thực hiện nhân: Viết các tích riêng thật đúng, thật thẳng hàng với nhau. Mỗi tích riêng sau lùi sang trái một hàng so với tích riêng trước.
+ Kĩ năng chia:
Yêu cầu:
- Học sinh phải nắm thật chắc cách cộng, trừ, nhân các số có nhiều chữ số.
- Học sinh có khả năng cộng, trừ, nhân nhẩm và biết ước lượng thương.
- Đặc biệt, các em còn hạn chế nhiều về kĩ năng tính toán nhất là phép chia vì kĩ năng chia là tổng hợp kĩ năng tính toán (trong phép chia có cả cộng, trừ, nhân, chia). Để rèn luyện thành thạo các kĩ năng cho học sinh, tôi luôn hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm vững: Mối quan hệ giữa các phép tính (giữa phép cộng và phép trừ, giữa phép nhân và phép chia, ....).
     Để cho học sinh dễ tính toán và làm bài nhanh, cần cung cấp cho học sinh thủ thuật che bớt hoặc làm tròn để các em ước lượng được nhanh hơn.
 	Ví dụ 2: Tính        628 : 49
Ta có thể hướng dẫn học sinh như sau:
   	- Làm tròn số bị chia và số chia (628 làm tròn thành 630; 49 làm tròn thành 50 ).
           - Nêu phép chia với các số vừa làm tròn  ( 630 : 50 )
           - Che chữ số 0 rồi ước lượng thương (che chữ số 0 còn 63 : 5, vậy thương là 12).
           - Thử vào phép chia.       628    49
                                                    138    12
                                                      40
 Vậy 628 : 49 = 12 ( dư 40 ).
          Với các phép tính với các số thập phân, cách tính tương tự các số tự nhiên, khi các em đã thực hiện tốt các phép tính với số tự nhiên, giáo viên chỉ cần lưu ý các em cách xử lí dấu phẩy cho phù hợp.
 Các phép tính cộng, trừ với số thập phân: Lưu ý các em đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy ở tổng (hiệu) thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng (số bị trừ, số trừ).
- Phép nhân: Dấu phẩy được đánh bằng cách đếm các chữ số ở phần thập phân của hai thừa số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
 	- Phép chia: Lưu ý học sinh xác định phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số, dịch chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang phải bấy nhiêu chữ số rồi bỏ dấu phẩy ở số chia.
- Thường xuyên kiểm tra các quy tắc tính trong từng bài, từng tiết học.
 - Cho học sinh làm các bài tập giống các bài mẫu để học sinh nắm thật chắc các kĩ năng tính toán. Sau đó cho học sinh vận dụng giải các bài có độ khó cao hơn đòi hỏi sự so sánh, đối chiếu, . . . để học sinh nắm kĩ hơn về các dạng toán.
 2.3.9. Với kĩ năng ghi nhớ kém giáo viên cần cho học sinh thực hành luyện tập nhiều lần một đơn vị kiến thức.  
- Học sinh yếu kém thường chậm nhớ nhanh quên. Vì vậy nếu một kiến thức mà học sinh chưa thành thạo thì học sinh rất dễ quên do đó tôi thường tăng các bài tập cùng loại. Cho học sinh thực hành nhiều lần một kiến thức dựa trên các bài mẫu (có thể thay số)  nhằm tạo thành đường mòn thì học sinh sẽ nhớ lâu, tăng các bài tập vào các giờ tự học, buổi hai,..
Ví dụ: Khi học toán tỷ lệ với học sinh yếu tôi cho giải bài toán “10 người làm xong một công việc hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (mức làm của mỗi người như nhau)”
Bài thứ 2 tôi chỉ cần cho học sinh tự thay số khác ra một đề toán mới và gải như: “10 người làm xong một công việc hết 14 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 7 ngày thì cần bao nhiêu người? (mức làm của mỗi người như nhau)”
- Cho các em làm các bài toán gắn với thực tế cuộc sống, các bài toán vui để các em dễ liên tưởng và hình dung. Sau đó cho học sinh thực hành làm các bài tập dạng khác nhau đòi hỏi có sự tư duy cao hơn như: so sánh, đối chiếu, phân tích nhưng phải đảm bảo tính vừa sức.
Ví dụ: Khi học toán tỷ lệ tôi cho học sinh đề  bài “Lớp 5A trường Tiểu học Thanh Sơn có 36 học sinh quét xong sân trường hết  40 phút. Nếu bổ sung thêm 4 bạn học sinh nữa thì lớp 5A quét xong sân trường hết bao nhiêu thời gian.(Mức làm của mỗi bạn là như nhau)”
- Trên lớp, giảng thật chậm, kĩ và hướng dẫn tỉ mỉ khi gặp những dạng toán mới, khó, kiên trì không nóng vội.
 2.3.10. Tận dụng ngay học sinh hoàn thành bài tốt, nhóm trưởng để kèm cặp học sinh tiếp thu chậm, tăng cường hoạt động của hội đồng tự quản.
Trong một tiết học với thời lượng từ 35 đến 40 phút một giáo viên ngoài việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cả lớp còn phải chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đặc biệt là học sinh hoàn thành tốt và học sinh tiếp thu chậm, tuy nhiên thời gian có hạn nên lớp có quá n

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phu_dao_hoc_sinh_tiep_thu_mon_toan_cha.docx
  • docxMỤC LỤC Lợi.docx