Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài toán con lắc đơn phần cơ học 10
Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin thời sự, thường đề cập các thông tin nóng, ngoài những vụ tại nạn giao thông, trộm cướp, ô nhiễm môi trường, cháy nổ, thì vấn đề đuối nước ở trẻ em luôn luôn làm cho cuộc sống của người dân luôn cảm thấy lo lắng và bất an bậc nhất hiện nay, đặc biệt là những phụ huynh học sinh có trẻ nhỏ, số vụ đuối nước xảy ra diễn ra thường xuyên, mật độ ngày càng dày. Đuối nước không những cướp đi sinh mạng các em, mà còn để lại những mất mát về tinh thần nổi ân hận của gia đình không gì có thể bù đắp nổi.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH Việt nam có số trẻ em đuối nước gấp 10 lần các nước phát triển, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trung bình mỗi năm giai đoạn 2010-2015 có khoảng 3000 trẻ em tử vong do đuối nước. Năm 2016 có khoảng 2110 em, trung bình mỗi ngày có khoảng 5 em tử vong do đuối nước. Hầu hết các vụ bị đuối nước ở ngoài trường học, tại gia đình và các nơi công cộng, chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ngày 21/3 tại thôn Thạch lam Hòa bình một nhóm học sinh 8 em rủ nhau ra sông để tắm, kết quả cả 8 em tử vong do đuối nước, trước đó gần một tháng chiều 4 tết một nhóm cũng 8 học sinh Quảng nam đi tắm thì có 6 em tử vong do nước xoáy, 15h chiều 29/4 gồm 5 em rủ nhau ra sông Hiếu- Long sơn- Thái hòa- Nghệ an thì 5 em chết đuối. Chiều 6/5 nhóm học sinh Trường Vĩnh Ninh-Vĩnh lộc-Thanh hóa ra sông Mã để tắm kết quả là 4 em chết đuối . qua đó chúng ta thấy đuối nước và hậu quả của nó, không chừa một ai, không chừa một gia đình nào, diễn ra liên tiếp ở hầu hết những nơi có sông ngòi, ao, hồ .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Người thực hiện: Phạm Văn Điềng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Vật lý THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 I. Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.2.1. Mục đích chung. 4 1.2.2. Mục đích cụ thể 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.1. Cở sở lý luận. 4 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 6 2.2.1. Thực trạng chung. 6 2.2.2. Thực trạng của giáo viên. 8 2.2.3. Thực trạng của học sinh. 8 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện. 9 2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề. 9 2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 10 2.3.2.1. Thông qua kiến thức trong bài “Khúc xạ ánh sáng” VL 11 10 2.3.2.2. Thông qua môn Sinh học. 12 2.3.2.3. Thông qua kiến thức môn GDCD, Lịch sử, Địa lý. 12 2.3.2.4. Thông qua hình ảnh để tuyên truyền. 14 2.4. Hiệu quả vấn đề nghiên cứu. 18 III. Kết luận và kiến nghị. 18 3.1. Kết luận. 18 3.2. Kiến nghị. 18 I. Mở đầu. Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin thời sự, thường đề cập các thông tin nóng, ngoài những vụ tại nạn giao thông, trộm cướp, ô nhiễm môi trường, cháy nổ, thì vấn đề đuối nước ở trẻ em luôn luôn làm cho cuộc sống của người dân luôn cảm thấy lo lắng và bất an bậc nhất hiện nay, đặc biệt là những phụ huynh học sinh có trẻ nhỏ, số vụ đuối nước xảy ra diễn ra thường xuyên, mật độ ngày càng dày. Đuối nước không những cướp đi sinh mạng các em, mà còn để lại những mất mát về tinh thần nổi ân hận của gia đình không gì có thể bù đắp nổi. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH Việt nam có số trẻ em đuối nước gấp 10 lần các nước phát triển, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trung bình mỗi năm giai đoạn 2010-2015 có khoảng 3000 trẻ em tử vong do đuối nước. Năm 2016 có khoảng 2110 em, trung bình mỗi ngày có khoảng 5 em tử vong do đuối nước. Hầu hết các vụ bị đuối nước ở ngoài trường học, tại gia đình và các nơi công cộng, chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ngày 21/3 tại thôn Thạch lam Hòa bình một nhóm học sinh 8 em rủ nhau ra sông để tắm, kết quả cả 8 em tử vong do đuối nước, trước đó gần một tháng chiều 4 tết một nhóm cũng 8 học sinh Quảng nam đi tắm thì có 6 em tử vong do nước xoáy, 15h chiều 29/4 gồm 5 em rủ nhau ra sông Hiếu- Long sơn- Thái hòa- Nghệ an thì 5 em chết đuối. Chiều 6/5 nhóm học sinh Trường Vĩnh Ninh-Vĩnh lộc-Thanh hóa ra sông Mã để tắm kết quả là 4 em chết đuối ....... qua đó chúng ta thấy đuối nước và hậu quả của nó, không chừa một ai, không chừa một gia đình nào, diễn ra liên tiếp ở hầu hết những nơi có sông ngòi, ao, hồ ..... 1.1. Lí do chọn đề tài. Chứng kiến những hình ảnh các vụ đuối nước xảy ra, cùng với tai nghe mắt thấy, bản thân vô cùng đau lòng, xót thương cho những số phận, những gia đình không may xảy ra đuối nước. Từ những sự việc trên tôi thấy việc nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước không phải của riêng ai, không riêng tổ chức, gia đình hay cá nhân nào mà là trách nhiệm của tất cả mọi người và của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà trường có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho các em trong việc phòng chống đuối nước. Việc lồng ghép tích hợp vấn đề đuối nước thông qua mỗi môn học, trong các tiết học trong mỗi nhà trường là cấp thiết, ngày càng được đề cao hơn nữa. Vật lý với tư cách là môn học thực nghiệm, nghiên cứu những sự vật hiện tượng trong tự nhiên, việc dạy học Vật lý trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng không nên chỉ dừng lại ở truyền thụ cho học sinh nắm vững công thức và giải xong bài toán, mà cần thiết thông qua mỗi bài học, kiến thức, hiện tượng hướng dẫn cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, nhằm giải thích, giải quyết những gì diễn ra trong thế giới quanh ta. Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý tại trường THPT Trần phú Tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình cần phải làm gì để góp phần nhỏ bé vào cuộc “cách mạng” phòng, chống đuối nước, giáo dục kỹ năng sống nhằm mang lại cơ hội sống cho mỗi em, mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Qua quá trình giảng dạy môn Vật lý 11 ở trường THPT Trần phú tôi thấy bài “Khúc xạ ánh sáng” có thể giúp tôi thông qua các môn học khác truyền thụ đến các em học sinh, nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước cho các em học sinh của mình. Vì những lý do đó tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn thông qua bài ‘‘Khúc xạ ánh sáng’’ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường THPT Trần Phú”. Tôi xin giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.2.1. Mục đích chung Nghiên cứu tầm quan trọng của việc vận dụng các môn học vào giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước cho học sinh. 1.2.2. Mục đích cụ thể Giáo dục để học sinh nhận thức rõ hơn về phòng chống đuối nước, từ đó các em có thể là những tuyên truyền viên tích cực cho mọi người và cộng đồng, nhằm giảm thiểu các vụ đuối nước tại địa phương nơi cư trú. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài áp dụng khảo sát sự hiểu biết của các em học sinh lớp 11 B,D,G tại trường THPT Trần phú về phòng chống đuối nước, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em về phòng tránh đuối nước tại địa phương. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Áp dụng lồng ghép trong mỗi tiết học môn Vật lý kết hợp cùng với các môn học khác như Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý kết hợp thông qua các buổi ngoại khóa, dã ngoại... nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em học sinh về phòng chống đuối nước. II . Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận. Ngoài tai nạn giao thông và cháy nổ đang được cả xã hội quan tâm, thì tai nạn đuối nước là một vấn đề bức xúc không kém phần quan trọng, nó luôn rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hàng năm đã xảy ra hàng trăm vụ đuối nước cướp đi hàng ngàn tính mạng của nhiều người, các em nhỏ ở các gia đình người dân trên khắp mọi miền đất nước, để lại nhiều nổi đau mất mát, ân hận cho nhiều phụ huynh và đang là một trong vấn đề lo lắng bất an nhất của phụ huynh, gia đình và của toàn xã hội. Những năm gần đây, Việt nam đã nỗ lực phòng, chống tai nạn đuối nước của trẻ em. Từ chính phủ, Quốc hội, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể dục Thể thao & Du lịch, đến các tổ chức xã hội đều có nhiều đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích, trong đó có đuối nước cho trẻ em. Để tăng cường công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên, ngày 21/5/2013 Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn số 3341/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường ĐH,CĐ, TCCN triển khai một số biện pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, HS-SV trong các nhà trường, chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi, chính khóa và ngoại khóa, huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể các nhà trường cùng tham gia quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HS-SV bị đuối nước, đặc biệt trong dịp kỳ nghỉ hè. Trong năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật trẻ em vào ngày 5/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Đây là những văn bản pháp luật và chương trình phòng chống tai nạn thương tích lớn nhất đối với trẻ em. Những giải pháp tích cực nêu trên đã có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng đuối nước và tử vong do đuối nước tại Việt Nam. Việt nam ta là một quốc gia có đường biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trên 2300 con sông rạch với chiều dài khoảng 198000 km và gần 3300 chiều dài bờ biển, chưa kể các ao hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương đường thủy đem về thu nhập cho đất nước. Tuy nhiên trong nhiều năm qua đã xảy ra khá nhiều phương tiện đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết, thiệt hại đến tài sản, trong đó rất nhiều người trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Đặc biệt trong những dịp nghỉ hè các em thường rủ nhau đi chơi, khám phá thiên nhiên.... sau đó rủ nhau đi tắm... tuy nhiên đôi lúc quá mãi mê vui chơi, hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đau lòng. Môn Vật lý và cùng với các môn học khác được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông ngoài cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về Vật lý, kỹ năng qua việc giải các bài toán Vật lý, thì việc lồng ghép kiến thức phòng chống đuối nước giữa các môn học sẽ giúp các em nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước là điều cấp thiết hiện nay. 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Thực trạng chung Theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ LĐ-TB-XH đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ và người chưa thành niên. Trung bình gia đoạn 2010-2015 có khoảng 3000 trẻ em tử vong do đuối nước, năm 2016 số trẻ đuối nước khoảng 2110 em, năm 2017 có khoảng hơn 2000 em, trung bình 5 em trên một ngày gấp 10 lần các nước phát triển. Tình trạng đuối nước trẻ em khá cao, rất đáng lo ngại. Theo thống kê tại 49 Tỉnh, Thành phố cho thấy, tỉ lệ đuối nước năm 2017 giảm 39,61%(3.762/6.229), nhưng tỉ lệ tử vong tăng 13,7% (1.112/978) so với năm 2016. Cụ thể năm 2017 mặc dù tỷ lệ đuối nước trên phạm vi toàn quốc chỉ chiếm 0,34% tổng số tai nạn thương tích (4.475/1.314.309) nhưng tỷ lệ tử vong chiếm tới 12,15% (1.245/10.324) chỉ đứng thứ 2 sau tai nạn giao thông. Theo thống kê năm 2015 của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt nam có trên 11.500 trẻ em bị đuối nước mỗi năm, cao thứ 2 trên Thế giới. Năm 2017 theo kết quả điều tra của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt nam có khoảng trên 7000 trẻ em bị chết đuối (chiếm tỉ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%. Những vụ tai nạn đuối nước thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, các cơ quan chức năng, đặc biệt là thời điểm mùa hè. Ngay trong mùa hè 2018, liên tục từ 30/8 đến 3/9 ở Quảng Ngãi xảy ra 3 vụ đuối nước khiến 7 học sinh tử vong. Trong đó có vụ 4 học sinh rủ nhau ra sông Vệ tắm trên xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành gồm hai chị em Trần Thị Phương Uyên 10 tuổi và Trần Thị Thanh Trúc 5 tuổi, cùng hai em sinh đôi Trần Đức Vĩ và Trần Đức Đại lớp 4 trường tiểu học Hành Thiện tử nạn vào chiều 31/8. Chiều 30/8, nhóm gồm 8 học sinh Trường tiểu học số 1 xã Bình Hải – Bình Sơn rủ nhau tắm biển ở Gành Yến thì hai em Nguyễn Thị Mỹ Quyên và Nguyễn Ngọc Thư Dãng lớp 5 C không may bị sóng cuốn, chết đuối. Theo báo Thanh Niên đã đưa tin, vào khoảng 13 giờ 30 ngày 6/5/2018 gồm 10 học sinh học lớp 7 Trường THCS Vĩnh Ninh rủ nhau ra sông Mã đoạn chảy qua thôn Thọ Vực để tắm. Trong lúc tắm 4 học sinh đã rơi vào vùng nước xoáy, lại không biết bơi nên bị chết đuối. Trên địa bàn Nga Sơn năm 2019 cũng đã xảy ra nhiều vụ đuối nước, trong đó có vụ đuối nước, ngày 7/5/2019 em Trần Văn Toàn SN 2010 xóm 1 nga Mỹ bị trượt chân ngã xuống ao khi cố vớt quả bóng rơi xuống nước, kết quả em bị đuối nước. Ngày 19/5/2018 ba thanh niên xã Nga Thạch sau khi uống rượu, trong lúc trời nóng rủ nhau ra sông tắm, hậu quả anh Mã Văn Hải bị đuối nước, hơn 24 h, đội cứu hộ Tỉnh và đội biên phòng Đa Lộc mới tìm thấy xác cách đó 4 km. Ngày 5/7/2018 tại xóm 4 Nga Tân xảy ra vụ đuối nước thương tâm em trai sinh năm 2007 bị chết đuối tại ao nhà nhưng gia đình không biết mãi đến sáng hôm sau thi thể nổi lên gia đình mới tìm được con..... Bên cạnh đó hầu hết người dân ý thức, nhận thức chưa cao về phòng tránh đuối nước. Từ những vụ đơn cử đó chúng ta thấy sự cảnh giác, quan tâm, để ý của người lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần giảm thấp nhất các vụ đuối nước có thể xảy ra. 2.2.2. Thực trạng của Giáo viên Khi giảng dạy đa số Giáo viên suy nghĩ chỉ cần cung cấp đầy đủ các kiến thức trong bài học cho các em là mình đã hoàn thành nhiệm vụ, mà chưa biết cách thông qua bài học để lồng ghép kiến thức của môn học của mình với môn học khác từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em học sinh về phòng tránh đuối nước. Mặt khác bản thân tôi thấy sách giáo khoa phần kiến thức của các môn học khác nhau còn bó hẹp, ít những bài toán, các câu hỏi đề cập đến phòng tránh đuối nước. Mỗi giáo viên thường chỉ cung cấp đủ kiến thức trong sách mà chưa mở rộng kiến thức nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em về phòng tránh đuối nước. 2.2.3. Thực trạng của Học sinh Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh rất thích học bộ môn Vật lý, đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến đuối nước mà các em biết. Một số học sinh còn có kiến thức về kỹ năng cứu đuối, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, khả năng tự học, tự tìm hiểu.... Phần Quang học của môn Vật lý 11 đã cung cấp cho các em nền tảng kiến thức căn bản như: công thức, hiện tượng, định luật Vật lý.... Điều này có thể giúp các em lồng ghép các vấn đề về đuối nước vào những bài tập cụ thể, làm cho bài toán có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao hơn. Tuy nhiên phần lớn kiến thức của các em còn trống rỗng rất nhiều, bên cạnh đó tuổi mới lớn muốn khẳng định cho mọi người.... tính ham vui, chủ quan, hầu hết các em chưa nhận thức tốt về an toàn đuối nước, làm cho các em hiểu chưa đúng về kỹ năng và an toàn phòng tránh đuối nước. Đa số các em nghĩ rằng việc đuối nước không liên quan đến bản thân mình, không phải trách nhiệm bản thân mà là trách nhiệm chung của mọi người dân và của toàn xã hội. Vì những lý do trên, trước khi bắt đầu giảng dạy Vật lý lớp 11 B,D,G tại Trường THPT Trần phú năm học 2018 - 2019 thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khảo sát sự hiểu biết về vấn đề kỹ năng ứng phó về đuối nước của các em tôi thu được kết quả sau: Tổng số học sinh Không biết Biết Hiểu Vận dụng SL % SL % SL % SL % 123 72 58,6% 39 31,7% 12 9,7% 0 0 % 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề. + Thông qua kiến thức trong bài Khúc xạ ánh sáng môn Vật lý 11 giúp các em hiểu rõ hơn về một trong các nguyên nhân đuối nước. (tại sao nhìn nước rất cạn nhưng khi xuống lại rất sâu) + Thông qua kiến thức sinh học giúp các em giải thích rõ chết đuối và kỹ năng cứu đuối. + Thông qua kiến thức môn GDCD tuyên truyền về luật pháp về phòng tránh đuối nước. Môn Địa lý, Lịch sử tuyên truyền các vùng, địa điểm, số lượng, tần suất các vụ đuối xảy ra ở địa phương và trong cả nước. + Thông qua tranh ảnh để tuyên truyền giáo dục các em về phòng tránh đuối nước. 2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.2.1: Thông qua kiến thức trong bài Khúc xạ ánh sáng Vật lý 11. Giải thích cho học sinh nguyên nhân tại sao khi nhìn sông hồ rất cạn nhưng khi xuống thì rất sâu. Để trả lời được câu hỏi đó tôi đưa ra các câu hỏi sau. GV: Từ hình vẽ hai cốc trên em có nhận xét gì về hình ảnh của hai chiếc đũa? Hình ảnh thực của phần đũa trong nước có hiện tượng gì? Liên hệ thực tế? HS: Chiếc đũa trong cốc nước không còn thẳng, bị gẫy khúc, có hiện tượng ảnh bị nâng lên so với thực tế, đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do đó trong thực tế khi vật nào trong chất lỏng thì khi nhìn ngoài ảnh không thực. GV: Mắt nhìn thấy hình ảnh của cá có đặc điểm gì? So sánh vị trí hình ảnh thực và ví trí ảo của cá? Có liên hệ gì với thực tế? Nếu vị trí cá là đáy bể thì người tiếp xúc với nước cần lưu ý gì? HS: Nhìn vị trí của cá ảnh không thực, ảnh của nó bị nâng lên cao, do đó khi nhìn những vị trí trong nước ảnh của vật trong nước không thực thường khác vị trí thực tế, nên nếu nhìn bể nước cạn nhưng thực tế bể có thể rất sâu, đây là điều cảnh giác cho những người trước khi tiếp xúc với nước, đặc biệt là những người có ý định tắm sông, ao, hồ. GV: Gọi S là đáy bể nước, S’ là ảnh của đáy bể. Hãy so sánh vị trí của chúng? Điều gì tạo ra sự khác biệt đó? Giả sử đáy bể cách mặt nước 1,8m. Điểm ảnh, mắt người nhìn thấy cách mặt nước là bao nhiêu? Hãy liên hệ với thực tế, từ đó vận dụng vào cuộc sống nhằm phòng tránh đuối nước? HS: Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên ảnh của đáy bể bị nâng lên trên gần mặt nước hơn so với vị trí thực của nó một đoạn SS’. HS: Khoảng cách chênh lệch của ảnh so với vị trí thực tế (định lượng) Từ hình vẽ ta có: ; ; suy ra (1) vì mắt nhìn thường với góc r rất nhỏ nên i cũng rất nhỏ. Theo định luật khúc xạ ánh sáng. Ta có: nsini = sinr n.i r (2) kết hợp (1) và (2) ta có HS: Vậy bể sâu 1,8 m nhưng khi nhìn từ mặt nước đáy bể đã bị nâng lên trên chỉ còn cách mặt nước khoảng 1,35m, chênh lệch thực tế cách nhau khoảng 0,45m. Đây là một trong những lý do chủ quan bể cạn, là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đuối nước đối với những người chưa hiểu sâu về hiện tượng này.( Hiện tượng khúc xạ ánh sáng). HS: Thông qua bài toán trên các em đã hiểu hơn đuối nước, không phải chỉ những nguyên nhân mà các em đã biết, mà còn một hiện tượng khác, từ đó rõ hơn để biết cách phòng tránh và có thêm kỹ năng về phòng, chống đuối nước. 2.3.2.2: Thông qua môn Sinh học. Giáo viên: Đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong ( chết đuối ) hoặc không tử vong nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra cũng có quan niệm đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. GV: Hãy nêu các kỹ năng cứu đuối mà em biết? HS: Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần lấy ngay ra, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi thật dài rồi buông ra, tiếp tục làm thêm vài lần như vậy. Sau đó ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay nạn nhân vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở cơ sở y tế. 2.3.2.3. Những kiến thức thông qua môn GDCD, Địa lý, Lịch sử. Môn GDCD. GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến đuối nước? HS: Nhiều nguyên nhân dẫn đến đuối nước: không biết bơi, chơi những khu vực nguy hiểm như gần ao, hồ, sông, suối, hố nước của các công trình xây dựng, bể giếng có thành quá thấp không có nắp đậy, tập bơi những nơi không có biển báo an toàn, tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu, vùng nước xoáy.. thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan. GV: Để giảm tai nạn đuối nước, bản thân các em cần chú trọng những gì để phòng tránh và có tuyên truyền gì để mọi người hiểu tránh đuối nước? GV: 1/ Khuyến cáo mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối những nơi tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đuối nước. 2/ Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. 3/ Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là biển, vì dù biết bơi cũng khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển, điều này khá nguy hiểm vì dễ bị cuốn ra xa mà không biết, hay sóng đánh úp uống nước nhiều và mất sức. 4/ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao. 5/ Tạo hành lang pháp lý phù hợp cần chỉ rõ đầu mối chịu trách nhiệm mỗi khi có tai nạn xảy ra từ đó có các chế tài hợp lý. 6/ Khi phát hiện thấy người đuối nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm những vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như sào, phao, dây cho người bị đuối nước bám vào vật dụng này để kéo lên bờ. Tuyệt đối không nhảy the
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc