Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tinh thần tự học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong tiết dạy môn Tin học

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tinh thần tự học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong tiết dạy môn Tin học

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được triển khai từ nhiều năm qua. Đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu. Bởi, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào sân chơi quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại.

Vì những lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên.

Trong giáo dục phổ thông, môn Tin học có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để học tập, làm việc, định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Trong quá trình dạy học, Tôi nhận thấy Tin học là môn học có ứng dụng ngoài thực tế rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn chưa được chú trọng, các giáo viên đa số là truyền tải một chiều, học sinh rất lơ là, không chú ý, học lý thuyết suông; dẫn đến sự nhàm chán, không yêu thích môn Tin học.

 

docx 12 trang haihuy29 14/08/2023 8434
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tinh thần tự học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong tiết dạy môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
Phát huy tinh thần tự học và định hướng nghề nghiệp
cho học sinh THPT trong tiết dạy môn Tin học
MỞ ĐẦU:
Cơ sở lí luận:
	Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được triển khai từ nhiều năm qua. Đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu. Bởi, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào sân chơi quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại. 
Vì những lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên.
Trong giáo dục phổ thông, môn Tin học có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để học tập, làm việc, định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trong quá trình dạy học, Tôi nhận thấy Tin học là môn học có ứng dụng ngoài thực tế rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn chưa được chú trọng, các giáo viên đa số là truyền tải một chiều, học sinh rất lơ là, không chú ý, học lý thuyết suông; dẫn đến sự nhàm chán, không yêu thích môn Tin học.
Vì thế, phương pháp dạy học của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, giúp học sinh cảm thấy hứng thú, thích học tập và tự giác học tập. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên nên hướng cho học sinh ý thức tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, học thông qua nhiều nguồn khác nhau, đổi mới phương pháp trong giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học mới để phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
Cơ sở thực tiễn:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngày càng cho ra đời nhiều thiết bị công nghệ số đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá thành sản phẩm để phục vụ cho mọi đối tượng trong xã hội. Song song với đó là nhu cầu mua các thiết bị ấy ngày càng cao và cần thiết; như vậy trong quá trình giảng dạy phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để có thể đánh giá hoặc lựa chọn mua các sản phẩm như máy tính, điện thoại, máy in, ti vi, tủ lạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, nên có sự đòi hỏi cao ở thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh phải năng động, làm việc khoa học và có nhiều kỹ năng mềm để xử lý cũng như đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức, giáo viên còn phải biết đổi mới phương pháp, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Tính ứng dụng của chuyên đề:
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, Tôi thiết nghĩ chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học “Phát huy tinh thần tự học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong tiết dạy môn Tin học” sẽ góp phần thay đổi đáng kể về chất lượng dạy và học môn Tin học ở trường phổ thông, học sinh có ý thức tìm tòi kiến thức, thích khám phá, yêu thích môn Tin học hơn vì các em được vận dung kiến thức đã học vào những công việc thực tế trong đời sống (lựa chọn mua sắm các sản phẩm công nghệ, thiết bị số), các em được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm (tự học, thuyết trình, phản biện, làm việc tập thể) tạo nên thế hệ học sinh năng động, làm việc khoa học; các em được hóa thân vào những công việc trong xã hội góp phần phát hiện năng lực cá nhân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai (nhân viên tư vấn bán hàng, khoa học máy tính).
Đối tượng, phạm vi, phương pháp thực hiện:
Đối tượng: học sinh khối 10
Phạm vi thực hiện: kiến thức phần cứng máy tính
Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, vấn đáp, thuyết trình, tư duy, tự học
Kế hoạch thực hiện:
Chuyên đề được thực hiện trong 9 tiết chia theo nội dung:
Tiết 1, 2: Giới thiệu phần cứng máy tính
Tiết 3, 4: Thực hành làm quen với các thiết bị
Tiết 5: Lựa chọn phần cứng
Tiết 6, 7: Lựa chọn, nâng cấp và lắp ráp máy tính
Tiết 8, 9: Thực hành tư vấn và lắp ráp máy tính
NỘI DUNG:
Tiết 1, 2: Giới thiệu phần cứng máy tính
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh biết được các thiết bị phần cứng của máy tính và chức năng của nó.
Kỹ năng: HS nhận biết được các thiết bị máy tính, biết được những thông tin cơ bản ghi trên thiết bị.
Thái độ: nhận thấy môn tin học gần gũi với cuộc sống hàng ngày
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận.
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, nhóm.
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, các thiết bị phần cứng
Sản phẩm: Học sinh nhận biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và chức năng của từng phần.
Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực thuyết trình, năng lực phản biện.
Năng lực tự học, tìm tòi kiến thức.
Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
Nội dung:
Cấu trúc máy tính: sơ đồ cấu trúc máy tính
Giới thiệu chức năng các phần cứng máy tính: 
Tên thiết bị
Hình ảnh
Mainboard
CPU
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng)
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Tiết 3, 4: Thực hành làm quen với các thiết bị
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Làm quen với các thiết bị máy tính
Kỹ năng: 
Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính
Thao tác trên chuột, phím, máy in, màn hình.
Hiểu được những thông tin cơ bản ghi trên thiết bị.
Biết được cách bố trí các thiết bị trong máy tính
Thái độ: Hứng thú, thích tìm tòi và khám phá máy tính
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: thực hành trải nghiệm, vấn đáp, thảo luận.
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cặp đôi, nhóm.
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, máy in, các thiết bị phần cứng và thiết bị ngoại vi.
Sản phẩm: Học sinh nhận biết được các thiết bị của máy tính, cách sử dụng các thiết bị.
Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học.
Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Nội dung:
Làm quen với máy tính:
Giới thiệu các thiết bị của máy tính: Mainboard, CPU, Ram, ổ cứng, nguồn, máy in, máy chiếu, bàn phím, chuột, cáp nối, cổng cắm thiết bị
Cách tắt/mở các thiết bị: máy tính, máy in, máy chiếu, màn hình
Sử dụng một số thiết bị: Chuột, phím, màn hình, máy in
Tiết 5: Lựa chọn thiết bị phần cứng
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
Biết thông số kỹ thuật của các thiết bị chính của máy tính.
Những kiến thức cơ bản khi lựa chọn các thiết bị chính của máy tính
Kỹ năng:
So sánh được cấu hình các bộ phận chính của máy tính. 
Lựa chọn mua máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế.
Thái độ: Tạo cho học sinh niềm yêu thích, hứng thú khi giải quyết được những nhu cầu của thực tế.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, tự học.
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập (bảng báo giá)
Sản phẩm: Học sinh biết đánh giá và lựa chọn mua máy tính Laptop đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập và giải trí phù hợp với điều kiện kinh tế.
Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, tự nghiên cứu
Năng lực hợp tác, thảo luận nhóm
Năng lực phân tích, đánh giá và lựa chọn sản phẩm.
Năng lực thuyết trình, phản biện.
Nội dung:
Những kiến thức cơ bản khi lựa chọn các thiết bị chính của máy tính: CPU, Ram, ổ đĩa cứng:
Dòng sản phẩm, dung lượng, tốc độ hoạt động.
So sánh 2 sản phẩm dựa vào thông số kỹ thuật.
INSPIRON N3467C
HP 240 G6 (4AN57PA)
Nhà sản xuất:
Dell
HP
Thời gian bảo hành:
12 tháng
12 tháng
CPU:
Intel Core i3
Intel Core i5-8250U
Tốc độ CPU:
2.00 GHz, 3Mb cache
1.6 GHz, 6Mb cache
Loại RAM:
DDR4
DDR4
Dung lượng RAM:
4 GB
4 GB
Tốc độ Bus RAM:
2133 MHz
2400 MHz
Loại ổ đĩa cứng:
HDD
HDD
Dung lượng :
1 TB
1TB
Tích hợp đĩa quang:
Có
Có
Kích thước màn hình:
15.6 inch
14.0 inch
Độ phân giải màn hình:
HD 1366 x 768 Pixels
HD 1366 x 768 Pixels
Cổng USB:
USB 2.0 / USB 3.0
USB 2.1, USB 3.0
Cổng HDMI:
có
có
HĐH kèm theo máy:
Free DOS
Free DOS
Loại Pin Laptop :
4-Cell Li-Ion
4 cell
Tư vấn lựa chọn mua máy tính Laptop.
Cấu hình sản phẩm:
CPU: Pentium, N4200, 1.1 GHz, 2M, Up to: 2.5 GHz
Bộ nhớ: 4 GB, DDR3, 2133 MHz, (No upgrade), 500GB 5400rpm
Khe mở rộng: M.2 2280 Sata
Đồ họa: Intel HD Graphics 505, Share
Màn hình: 15.6 inch, 1366x768, Webcam
2x USB 2.0, USB 3.0, HDMI, Bluetooth 4.1
Pin: 2Cell, Khối lượng: 1.86 Kg
HĐH: Linux
Những lưu ý khi mua máy tính hoặc sản phẩm công nghệ:
Mẫu mã sản phẩm
Giá thành sản phẩm và nhu cầu công việc
Thông số kỹ thuật
Thời gian bảo hành
Đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng
Tiết 6, 7: Lựa chọn, nâng cấp và lắp ráp máy tính
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
Biết những linh kiện cấu thành máy tính để bàn
Biết những yếu tố để máy tính hoạt động nhanh hơn
Quy trình lắp ráp một máy tính để bàn
Kỹ năng:
Chọn linh kiện phần cứng lắp ráp thành máy tính để bàn
Chọn thiết bị phần cứng phù hợp để nâng cấp máy tính
Thực hiện lắp ráp máy tính trong không gian ảo
Thái độ: Yêu thích môn tin học, định hướng nghề nghiệp
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập (bảng báo giá)
Sản phẩm: Học sinh biết lựa chọn linh kiện lắp ráp máy tính hoàn chỉnh và hình thành những kiến thức cơ bản của lắp ráp máy tính.
Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, tự nghiên cứu
Năng lực hợp tác, thảo luận nhóm
Năng lực phân tích, đánh giá và lựa chọn linh kiện phần cứng
Năng lực thuyết trình, phản biện.
Nội dung:
Những thiết bị phần cứng ảnh hưởng đến tốc độ của máy tính: CPU, Ram, ổ đĩa cứng, Card đồ họa...
Nâng cấp máy tính: cải thiện tốc độ làm việc của máy tính: chọn linh kiện cần nâng cấp, so sánh các thông số kỹ thuật, và phải tương thích với Mainboard. Những thông tin cần lưu ý khi nâng cấp các thiết bị:
Mainboard: phải hỗ trợ các linh kiện phần cứng khác
CPU: dòng cpu, thế hệ mấy, Socket bao nhiêu?
Ram: dòng Ram, số khe cắm Ram trên Mainboard, Mainboard hỗ trợ bộ nhớ tối đa là bao nhiêu?
Ổ đĩa cứng: Mainboard có hỗ trợ chuẩn Sata 2 hoặc 3?
Card đồ họa: tốc độ xử lý của CPU, nguồn máy tính
Nguồn máy tính: nên chiếm khoảng 10% giá trị một máy tính
Lựa chọn linh kiện máy tính để lắp ráp thành máy tính để bàn.
Hướng dẫn lắp ráp máy tính trong không gian ảo: learn và test
Tiết 8, 9: Thực hành tư vấn và lắp ráp máy tính
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: đánh giá được hiệu năng làm việc của một máy tính
Kỹ năng:
Tư vấn lựa chọn máy tính phù hợp theo yêu cầu của khách hàng
Tư vấn lựa chọn các thiết bị phần cứng phù hợp để lắp ráp thành máy tính đề bàn hoàn chỉnh
Lắp ráp máy tính cơ bản
Hình thành kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực marketing
Thái độ: tạo cho HS yêu thích môn Tin học, cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Thực hành trải nghiệm, vấn đáp, thảo luận
Hình thức tổ chức các hoạt động: Hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm
Phương tiện dạy học: Máy tính, các linh kiện máy tính, phiếu học tập (bảng báo giá)
Sản phẩm:
Học sinh tư vấn lựa chọn máy tính laptop và linh kiện lắp ráp máy tính để bàn.
Học sinh biết lắp ráp máy tính hoàn chỉnh
Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học
Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm
Năng lực tư vấn bán hàng, năng lực đánh giá linh kiện, máy tính.
Năng lực thực hành lắp ráp máy tính
Nội dung:
Dựa vào sở thích và nhu cầu của mỗi học sinh, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ với 2 nhiệm vụ chính:
Nhóm tư vấn bán hàng
Nhóm kỹ thuật 
Cho học sinh trong lớp hoặc lớp khác làm khách hàng, đặt yêu cầu trực tiếp cần mua một máy tính như thế nào? Nhóm tư vấn bán hàng sẽ tư vấn cho khách hàng nên chọn mua Laptop hay máy tính để bàn, chọn như thế nào cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế cá nhân (bảng báo giá được lấy từ một cửa hàng máy tính).
Nhóm kỹ thuật: thực hành lắp ráp máy tính, sao cho máy tính có thể hoạt động và sử dụng được.
ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ:
Ưu điểm: 
Chuyên đề thiết thực, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Học sinh không còn học lý thuyết suông trong sách, các em được thực hành trong môi trường thực tế, hứng thú và yêu thích môn Tin học hơn.
Học sinh có thể vận dụng kiến thức được học vào mua sắm các sản phẩm công nghệ: máy tính, điện thoại, máy in, máy giặt, ti vi, tủ lạnh. 
Giúp học sinh phát hiện năng lực cá nhân và định hướng nghề nghiệp.
Học sinh năng động, làm việc và học tập khoa học hơn.
Hạn chế: 
Hình thành cho học sinh những kỹ năng tư vấn đánh giá, lựa chọn và lắp ráp máy tính chỉ ở mức độ cơ bản.
Vì đặc thù là vùng nông thôn, nên vẫn còn học sinh chưa được tiếp cận nhiều với các thiết bị kỹ thuật, vì thế nội dung chuyên đề chưa thật sự phù hợp với mọi đối tượng.
Việc quản lý và hướng dẫn học sinh ở tiết thực hành còn gặp khó khăn.
Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
KẾT LUẬN:
	Sau một thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy chuyên đề vô cùng thiết thực, giúp học sinh yêu thích môn Tin học hơn, tạo nên thế hệ học sinh năng động, làm việc và học tập khoa học hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tin học ở trường phổ thông; bước đầu xây dựng nội dung chủ đề môn học phù hợp với đổi mới chương trình phổ thông môn Tin học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà; đó là mục tiêu đổi mới phương pháp mà bộ môn Tin học đang hướng đến.
	Việc xây dựng chuyên đề không tránh khỏi còn có nhiều thiếu sót, rất mong quí Thầy Cô góp ý để tôi hoàn thiện thêm chuyên đề, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh THPT.
	Người viết chuyên đề
	Trần Thị Luyến

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_than_tu_hoc_va_dinh_huon.docx
  • docxKẾ HOẠCH DẠY HỌC.docx
  • docxPhieu hoc tap so 5.docx
  • docxPHIẾU HỌC TẬP.docx