Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – Công nghệ lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – Công nghệ lớp 11

Những năm gần đây, ngành giáo dục vẫn không ngừng cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với thực tiễn xã hội. Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học thì việc lồng ghép, cập nhật các vấn đề thời sự vào bài học cũng được khuyến khích. Vì một trong các yêu cầu đối với đổi mới giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hôi. Điều đó sẽ giúp học sinh liên hệ và vận dụng thực tế tốt hơn, hứng thú hơn với môn học.

Một trong những vấn đề thời sự hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhiều nhà máy, xí nghiệp vì lợi nhuận mà coi thường pháp luật, bất chấp hậu quả thải các thải chất độc hại ra môi trường.

Môn Công nghệ có thể lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào nhiều bài học. Qua việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sẽ giúp các em biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - là vấn đề đang được Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm, xây dựng để đưa vào chương trình học đổi mới.

Trước thực tế đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – công nghệ 11”

 

docx 17 trang thuychi01 14383
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – Công nghệ lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, ngành giáo dục vẫn không ngừng cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với thực tiễn xã hội. Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học thì việc lồng ghép, cập nhật các vấn đề thời sự vào bài học cũng được khuyến khích. Vì một trong các yêu cầu đối với đổi mới giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hôi. Điều đó sẽ giúp học sinh liên hệ và vận dụng thực tế tốt hơn, hứng thú hơn với môn học.
Một trong những vấn đề thời sự hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhiều nhà máy, xí nghiệp vì lợi nhuận mà coi thường pháp luật, bất chấp hậu quả thải các thải chất độc hại ra môi trường.
Môn Công nghệ có thể lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào nhiều bài học. Qua việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sẽ giúp các em biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - là vấn đề đang được Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm, xây dựng để đưa vào chương trình học đổi mới.
Trước thực tế đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – công nghệ 11”
Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu đề tài
Ý thức bảo vệ môi trường qua học phần Chế tạo cơ khí – công nghệ 11
Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta
Có nhiều khái niệm về môi trường, theo điều 3 luật Bảo vệ môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người”
Có thể nói chất lượng môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động. Tài nguyên rừng cạn kiệt, tài nguyên đất suy thoái, tài nguyên biển suy kiệt, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm, dân số tăng và phân bố không đồng đều gây sức ép quá lớn đối với môi trường.
Sự suy thoái tính đa dạng sinh học và sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường cùng nhiều hệ lụy mà con người phải gánh chịu. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại diễn biến phức tạp. Ở nông thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm. Theo các nguồn tài liệu của tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền, đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc chặt phá rừng bừa bãi.
Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi, chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người,...
Ô nhiễm môi trường nước: nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tăng nhanh, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp thải ra không qua xử lí, do lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp sử dụng tràn lan, bừa bãi, do nạn chặt phá rừng, ...
Trong vài năm gần đây, nước ta bùng phát một số làng ung thư, điển hình như làng Thạch Sơn, Phú Thọ gần nhà máy phân bón su-pe phốt phát Lâm Thao, xã Cẩm Vân, Cẩm Thủy và Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa gần công tuy sản xuất thuốc trừ sâu Nicotex, .. với những nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường sống, nhất là ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí đã tạo ra những tác nhân dẫn đến căn bệnh ung thư nan y.
Ngay tại địa phương Sầm Sơn, là thành phố biển, thành phố du lịch nên vấn đề bảo vệ môi trường luôn được các cấp chính quyền quan tâm đặt lên hàng đầu. Hàng năm, đoàn thanh niên nhà trường vẫn phối hợp với thành đoàn thành phố tổ chức cho học sinh tham gia dọn vệ sinh bờ biển, các tuyến đường. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến khu vực biển và môi trường sống. 
2.1.2. Vai trò của nhà trường phổ thông đối với giáo dục bảo vệ môi trường
- Nhà trường là nơi đào tạo, giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ để họ trở thành những công nhân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ở nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học dựa trên các công trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. Trong đó nội dung dạy học cần phản ánh được những vấn đề nhân loại quan tâm, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường.
- Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng và điều kiện thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục bảo vệ môi trường vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung môn học trong nhà trường, từ đó hướng đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là biện pháp hữu hiệu, kinh tế và có tính bền vững nhất.
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Do việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Có thể thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan trường học, ví dụ nhiều học sinh chưa có ý thức bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường, vẫn còn tình trạng làm trực nhật lớp xong đổ rác không đúng nơi quy định, còn hiện tượng học sinh hút thuốc lá khi đến trường, trong năm học đoàn trường đã bắt được một số em trốn trong nhà vệ sinh để hút thuốc. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí vẫn xảy ra, một số lớp bật quạt, điện chiếu sáng khi không cần thiết, và khi ra về “quên” không tắt quạt, điện. Dường như tâm lí “dùng của chùa” vẫn còn tồn tại . Trong khi một số quốc gia phát triển có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở các trường cao đẳng, đại học thì ở các cấp phổ thông mới chỉ được lồng ghép trong một số môn học. Môn Công nghệ là môn có nhiều nội dung có thể lồng ghép bảo vệ môi trường vào bài học, vì vậy trước vấn đề chung của xã hội, bản thân là giáo viên môn Công nghệ tôi luôn cố gắng tìm hiểu, lồng ghép vào nội dung bài học để các em thấy tính thiết thực của môn học gắn với thực tế, từ đó tạo hứng thú với môn học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi học sinh.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Môn Công nghệ thường được xem là “môn phụ”, với tâm lí đó đa số học sinh đều không chú trọng học, học đối phó. Nếu chỉ dạy đơn thuần với nội dung SGK mà không tìm cách liên hệ thực tế thì các em thấy nhàm chán, không hứng thú với môn học.
Nếu liên hệ với thực tế, lồng ghép được các vấn đề thời sự vào nội dung bài học thì các em sẽ dễ tiếp thu, ghi nhớ và hứng thú với môn học.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Quan niệm về dạy học tích hợp
Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin,... 
Tích hợp có nghĩa là “ gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể” (tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh là intergration). Tư tưởng tích hợp đã được đưa vào nhiều giải pháp công nghệ thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học hay dạy học tích hợp đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học,...
Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. Vận dụng dạy học tích hợp là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Luật giáo dục (2005) đã nêu: “mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc có nhiều môn học đã được vào nhà trường phổ thông hiện nay là sự thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục đã nêu trên.
Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bảo trong khi qũy thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, thì không thể đưa nhiều môn hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS như các kiến thức về an toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về sử dụng năng lượng, về định hướng nghề nghiệp, ... trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo khối lượng kiến thức phù hơp với sự phát triển của HS.
Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay đều có chung nhiệm vụ là thực hiện hóa mục tiêu phát triển toàn diện học sinh. Những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học trong nhà trường như sau:
- Hình thành hệ thống tri thức , kĩ năng theo yêu cầu
- Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho HS phù hợp với đặc trưng môn học
- Giáo dục HS thông qua quá trình dạy học bộ môn
- Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị cho HS tham gia lao đông sản xuất, giáo dục kĩ năng sống, ...
Các nhiệm vụ trên chỉ có thể được thực hiện thông qua các môn học. Quá trình xây dựng chương trình, SGK các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với từng đối tượng HS. Vì vậy trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau.
Một số phương thức tích hợp các nội dung
- Dạng thứ nhất: đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học (ví dụ vấn đề năng lượng, bảo vệ môi trường, ...)
Dạng tích hợp này vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được tập hợp vào các thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Dạng tích hợp thứ hai: phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau. Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp. 
Do đặc điểm cấu trúc chương trình và SGK các môn học ở trường THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học bộ môn tương đối sâu nên việc đưa các nội dung giáo dục ngoài chương trình vào phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng đến mục tiêu riêng của các môn học. Với ý nghĩa như vậy thì dạng tích hợp thứ nhất thường được thực hiện vì nó phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay. Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau.
Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay:
- Tích hợp toàn phần
- Tích hợp bộ phận
- Hình thức liên hệ 
Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi áp dụng nội dung giáo dục bảo vệ môi trương vào môn Công nghệ
 a. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học kiến tạo
b. Sử dụng các phương tiện dạy học
Ngày nay xu hướng sử dụng CNTT vào dạy học đang phát triển. Ưu điểm của nó là hỗ trợ GV, HS tìm kiếm và xử lý thông tin học tập, liên kết các nguồn thông tin. Điều này hỗ trợ cho việc vận dụng một số phương pháp dạy hoc tích cực, rất phù hợp cho việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào các môn học.
Một số nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phần Chế tạo cơ khí - Công nghệ 11
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ tập hợp
Bài 15: Vật liệu cơ khí
I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
II. Một số loại vật liệu thông dụng
- Biết tính chất của vật liệu cơ khí để lựa chọn phù hợp với phương thức gia công và yêu cầu sử dụng => tiết kiệm được vật liệu và năng lượng khi gia công vật liệu => bảo vệ môi trường
- Các vật liệu cơ khí sử dụng phù hợp với công việc
Bộ phận - liên hệ
Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc
II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
- Tiết kiệm năng lượng khi gia công đúc => bảo vệ môi trường
+ Sử dụng lò nấu chảy phù hợp với lượng kim loại cần nấu => tiết kiệm kim loại => giảm chất thải ra môi trường.
+ Sử dụng phương pháp đúc đặc biệt
+ Làm khuôn chính xác
- Sử dụng phương pháp gia công hiện đại => giảm thời gian gia công chi tiết, giảm năng lượng tiêu tốn để gia công
- Phương pháp hàn: chọn que hàn phù hợp, hàn đúng kĩ thuật
Bộ phận - liên hệ
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
II. Gia công trên máy tiện
Nắm vững các chuyển động khi tiện, chọn dao tiện phù hợp => tăng năng suất lao động, giảm lượng phoi thải ra, giảm năng lượng tiêu tốn.
Bộ phận
Bài 18: Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản
- Lập quy trình gia công hợp lý giảm thời gian gia công, tiết kiệm năng lượng để gia công => bảo vệ môi trường.
Bộ phận
Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững
Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất giảm chi phí về năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất => giảm chất thải, bảo vệ môi trường.
Toàn bộ
2.3.5. Bài soạn mẫu có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
Bài 15: Vật liệu cơ khí
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
3. Thái độ
- Có ý thức quan tâm đến các loại vật liệu cơ khí và sử dụng vật liệu cơ khí sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
II. Chuẩn bị bài dạy
1. Kiến thức liên quan
Vật liệu cơ khí đã được dạy trong chương trình lớp 8 – THCS. HS đã biết một số kiến thức cơ bản về gia công cơ khí, cụ thể:
- Vật liệu kim loại, biết thành phần và phân loại kim loại đen, kim loại màu.
- Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: tính cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ.
HS thử tính dẻo, tính cứng và khả năng biến dạng của vật liệu kim loại.
2. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu bài 15, SGK công nghệ 11
- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu liên quan đến vật liệu cơ khí
- Xem lại bài 18, 19 SGK công nghệ 8
- Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK, SGV
3. Chuẩn bị của GV và HS
a. Giáo viên
- Chuẩn bị mẫu vật một số vật liệu cơ khí như sắt, thép, đồng
b. Học sinh
- Đọc trước bài 15, SGK.
III - Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đặt câu hỏi:
Em hãy nêu tính chất của một số loại vật liệu thường dùng trong chế tạo cơ khí?
Sau khi HS trả lời, GV kết luận các tính chất đặc trưng chung và giới thiệu tính chất riêng về cơ học của vật liệu cơ khí.
GV dùng vật mẫu là 2 tấm kim loại đồng và sắt. Sử dụng búa tác dụng lực vào 2 tấm kim loại. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
Độ bền là gì? Đơn vị đo độ bền?
Độ dẻo là gì?Chỉ số độ dẻo của vật liệu?
Độ cứng là gì? Đơn vị đo độ cứng của vật liệu?
Sau khi trình bày xong tính chất đặc trưng của vật liệu, GV củng cố và tiến hành tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua câu hỏi:
Em hãy nêu một số ứng dụng của vật liệu cơ khí trong thực tế? Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét. Hướng HS liên hệ đến vấn đề bảo vệ môi trường qua việc lựa chọn vật liệu phù hợp.
HS tìm hiểu các tính chất chung của vật liệu trong ngành cơ khí.
- Tính cơ học
- Tính vật lí
- Tính hóa học
- Tính công nghệ
HS quan sát thí nghiệm, tìm hiểu tính chất đặc trưng cơ học của vật liệu:
- Độ bền
- Độ dẻo
- Độ cứng
HS suy nghĩ trả lời, liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số loại vật liệu thông dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV chia lớp thành 4 nhóm ( theo tổ). 
Đưa ra một số mẫu vật liệu trong ngành cơ khí: nhôm, thép, nhựa cứng, nhựa dẻo, compozit
Yêu cầu các nhóm HS đọc bảng 15.1, thảo luận, trả lời các câu hỏi và phân loại các mẫu vật liệu theo 3 nhóm đã tìm hiểu ở bảng 15.1, SGK
Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ?
So sánh nhựa nhiệt cứng và nhựa nhiệt dẻo (về thành phần, tính chất)?
Thế nào là vật liệu compozit?
Lấy ví dụ về ứng dụng cụ thể của mỗi nhóm vật liệu ?
GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV lắng nghe, nhận xét kết luận.
Sau khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu. GV liên hệ với nội dung bảo vệ nôi trường qua các câu hỏi:
Tại sao con người luôn nghiên cứu tìm ra các loại vật liệu mới?
- Để đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất cơ khí mà những vật liệu hiện có chưa đáp ứng được
- Tăng hiệu quả trong sản xuất => tiết kiệm vật liệu và năng lượng trong sản xuất => bảo vệ môi trường
Việc thay thế các vật liệu như nhựa nhiệt cứng, nhưa nhiệt dẻo, hay compozit trong chế tạo cơ khí có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ môi trường?
- Giảm vật liệu và tiêu tốn năng lượng trong sản xuất => bảo vệ môi trường.
Ví dụ: bánh răng nhựa thay thế bánh răng thép trong các đồ dùng điện giúp giảm vật liệu và giảm năng lượng tiêu tốn khi gia công.
HS làm việc nhóm, thảo luận, tìm hiểu về thành phần, tính chất, ứng dụng của các loại vật liệu vô cơ, hữu cơ, compozit trong ngành cơ khí qua bảng 15.
đồng thời quan sát vật mẫu, phân loại theo 3 nhóm đã học.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các thành viên lắng nghe, nhận xét, góp ý.
Các nhóm HS liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất qua gợi ý trả lời câu hỏi GV đưa ra.
IV - Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
- GV hệ thống nội dung bài học. Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
2. Hướng dẫn học tập
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua việc tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào một số bài phần Chế tạo cơ khí, bản thân tôi nhận thấy HS có hứng thú hơn với bài học, các em phát biểu sôi nổi hơn, đưa ra các ví dụ gắn liền với thực tế mà các em theo dõi trên báo đài, ti vi. Chẳng hạn, lấy ví dụ về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí, các em đưa ra ví dụ về công ty gang thép formosa Hà Tĩnh xả chất thải ra biển, và thảo luận rất sôi nổi. Cùng với đó các em rất tích cực đưa ra các ý kiến bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển vì nơi các em ở là Sầm Sơn - thành phố biển.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, nhất là với lứa tuổi học sinh. Tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào bài học giúp học sinh liên hệ thực tế, vận dụng bài học tốt hơn, có ý thức với môi trường xung quanh, giúp các em hình thành các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và tương lai. Môi trường xanh, sạch, đẹp ngay tại nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_qua.docx