Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học Lớp 7

Với môn Sinh học là môn khoa học với những kiến thức phục vụ rất thiết thực cho cuộc sống, để tăng hiệu quả của việc chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, SGK Sinh học 7 đã được biên soạn theo hướng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học trong đó có tăng thời lượng các giờ thực hành lên, sự điều chỉnh đó đã có tác dụng rất tích cực làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá cái mới lạ nhưng rất gần gũi trong cuộc sống ở xung quanh các em.

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, vai trò của giáo viên trong nhà trường phải không ngừng được nâng cao. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, người giáo viên có trách nhiệm điều khiển quá trình nhận thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Và đặc biệt là phải bồi dưỡng, rèn luyện cho các em một khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu thật tốt và đặc biệt các thao tác thực hành, thực nghiệm trong các tiết thực hành cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.

Để có tác dụng đó giáo viên cần phải lựa chọn biện pháp tổ chức giảng dạy các tiết thực hành hợp lí, có hiệu quả. mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Giải pháp của tôi là :” Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học 7” Nhằm mục đích rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành cho các em. Từ đó các em có thể mạnh dạn trình bày trước lớp, hay sau này có thể tự tin hơn khi chọn môn Sinh để tham gia vào đội học sinh giỏi lớp 9 để thi các cấp.

 Có thể giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy, không phải hoạt động nhiều trong các tiết thực hành và học sinh có thể tự tìm nguồn kiến thức thông qua các tiết thực hành.Để học sinh tự kiểm tra quá trình học của chính bản thân mình, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình học tập.

 

doc 30 trang hoathepmc36 28/02/2022 7113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung	Trang 
Tóm tắt đề tài 	2	
Giới thiệu đề tài	2	
Phương pháp 	7	
Phân tích và bàn luận kết quả 	10	
Kết luận và khuyến nghị 	12	
Tài liệu tham khảo 	13	
Minh chứng- phụ lục đề tài 	14	
TÓM TẮT: 
Với môn Sinh học là môn khoa học với những kiến thức phục vụ rất thiết thực cho cuộc sống, để tăng hiệu quả của việc chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, SGK Sinh học 7 đã được biên soạn theo hướng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học trong đó có tăng thời lượng các giờ thực hành lên, sự điều chỉnh đó đã có tác dụng rất tích cực làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá cái mới lạ nhưng rất gần gũi trong cuộc sống ở xung quanh các em. 
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, vai trò của giáo viên trong nhà trường phải không ngừng được nâng cao. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, người giáo viên có trách nhiệm điều khiển quá trình nhận thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Và đặc biệt là phải bồi dưỡng, rèn luyện cho các em một khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu thật tốt và đặc biệt các thao tác thực hành, thực nghiệm trong các tiết thực hành cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. 
Để có tác dụng đó giáo viên cần phải lựa chọn biện pháp tổ chức giảng dạy các tiết thực hành hợp lí, có hiệu quả. mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Giải pháp của tôi là :” Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học 7” Nhằm mục đích rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành cho các em. Từ đó các em có thể mạnh dạn trình bày trước lớp, hay sau này có thể tự tin hơn khi chọn môn Sinh để tham gia vào đội học sinh giỏi lớp 9 để thi các cấp. 
 Có thể giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy, không phải hoạt động nhiều trong các tiết thực hành và học sinh có thể tự tìm nguồn kiến thức thông qua các tiết thực hành.Để học sinh tự kiểm tra quá trình học của chính bản thân mình, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình học tập.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 7B và lớp 7C của trường THCS – THPT Nguyễn Viết Xuân . Lớp 7C là lớp thực nghiệm, lớp 7B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học 7” chương trình sinh học 7 trường THCS – THPT Nguyễn Viết Xuân 
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh : lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 7.462, của lớp đối chứng là 6.214. Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng. Ở lớp thực nghiệm thì luôn trong chờ đến tiết học và luôn sôi nổi, phấn khởi trong giờ học, còn lớp đối chứng thì không phấn khởi chờ đợi đến tiết học. Điều đó chứng tỏ rằng Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học 7” chương trình sinh học 7 trường THCS – THPT Nguyễn Viết Xuân 
II. GIỚI THIỆU 
1 Hiện trạng
Trong tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. 
 	Qua quá trình giảng dạy quan sát quá trình học tập của học sinh và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh không ghi nhớ được hết tất cả kiến thức của bài học, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chưa cao, nhiều em không tự giác học tập chỉ học khi nào có sự giám sát của thầy cô, thậm chí có em tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu tập trung và còn ngủ gật trong lớp. Nguyên nhân một phần là ít hứng thú với bài học
 Trong các tiết thực hành HS luôn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên mà chưa chú trọng đến việc làm sao để khai thác nguồn kiến thức qua các bài thực hành.
 Trong giờ học giáo viên sau kiểm tra dụng cụ và vật mẫu thì nêu yêu cầu và mục tiêu tiết thực hành và trình bày thứ tự các bước thực hành.
 Suốt quá trình của bài thực hành đôi khi giáo viên là người cung cấp kiến thức cho học sinh. Phải mổ như thế nào, xác định mặt nào để mổ, giải thích vì sao lại làm như vậy...nói chung giáo viên là người hoạt động rất nhiều mà lẻ ra đó phải là công việc của học sinh sẽ thực hiện để tìm ra kiến thức.
 Đối với những em học trung bình, yếu ít chú ý bài thì việc tự tìm hiểu để mổ lại càng khó hơn, từ đó dẫn đến các em chán nản không thích thú khi đến các tiết thực hành.
 Đồng thời các tiết thực hành ở chương trình Sinh học 7 thường gói gọn trong 1 tiết, thời gian hạn chế giáo viên không thể hướng dẫn hết, đôi khi sự hướng dẫn của giáo viên đại khái qua loa, từ đó làm cho các em chưa nắm bắt được hết kiến thức, lâu dần dẫn đến học sinh rất thụ động, không biết cách mổ như thế nào, không mạnh dạn trình bày 1 số kiến thức sinh học trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước lớp. Từ đó dẫn đến khi lên lớp 9 các em e ngại không dám chọn môn Sinh để đi thi HS giỏi vì còn e ngại phần thực hành, đó chính là nhược điểm cần khắc phục.
 - Với thời lượng cho 1 tiết thực hành trên lớp thời gian gói gọn là 45 phút để giáo viên kiểm tra mẫu, hướng dẫn học sinh thực hành và cung cấp kiến thức cho các em. Bên cạnh đó sự chuẩn bị mẫu của các em còn gặp nhiều khó khăn như mẫu không còn sống, hay việc chuẩn bị mẫu không phải nhóm học sinh nào cũng chuẩn bị đầy đủ.
 - Hình ảnh trong sách giáo khoa chỉ mang tính chất minh họa, chưa thể hiện hết rõ ràng vị trí cũng như cấu tạo trong của giun đất, tôm sông, hay cá chép.....
 - Kiến thức về cấu tạo trong là 1 kiến thức rất khó đòi hỏi các em phải hình dung được từ đó các em mới có thể mổ và quan sát được, bên cạnh đó thao tác mổ cũng rất quan trọng nó hình thành cho các em kĩ năng thực hành mổ như thế nào là cho đẹp, mổ như thế nào để các nội quan bên trong không bị dập nát, như ở bài giun đất hay tôm sông...
 - Chính vì vậy mà đề tài này đã sử dụng nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh nhằm giúp cho các em tự tìm tòi được kiến thức qua các bài thực hành, rèn kĩ năng quan sát, tư duy đặc biệt là có thể nâng cao kĩ năng thực hành cho các em, từ đó các em có thể thích thú hơn trong các tiết thực hành và cũng làm nền tảng cho các em khi lên lớp 9
 - Từ những nhược điểm trên, tôi thấy cần phải có sự thay đổi ở các tiết thực hành, trước khi đến tiết thực hành giáo viên có thể cho các em là đại diện của 1 số nhóm đi trái buổi, lúc này giáo viên hướng dẫn cụ thể cách thức mổ, cách thức trình bày mẫu mổ..... để đến khi vào tiết thực hành giáo viên không phải mất nhiều thời gian để đi đến các nhóm cầm tay chỉ việc, từ đó các em sẽ hướng dẫn lại các bạn trong nhóm, lúc này tiết thực hành sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
2 Các giải pháp đề tài : 
 - Nhằm mục đích rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành cho các em. Từ đó các em có thể mạnh dạn trình bày trước lớp, hay sau này có thể tự tin hơn khi chọn môn Sinh để tham gia vào đội học sinh giỏi lớp 9 để thi các cấp. 
 - Có thể giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy, không phải hoạt động nhiều trong các tiết thực hành và học sinh có thể tự tìm nguồn kiến thức thông qua các tiết thực hành.
 - Đồng thời HS sẽ khắc sâu kiến thức khi tự tay mình tiến hành mổ và tìm ra kiến thức từ đó giúp HS sẽ nhớ lâu hơn
 - Một trong những mục tiêu quan trọng của bộ môn này là giáo viên phải phát huy kĩ năng mô tả hoặc trình bày hình thái cấu tạo, sinh lí của một cơ thể sinh vật thông qua mẫu mổ, mô hình hoặc tranh ảnh. Vì thế thời gian cho các tiết thực hành là rất quan trọng, trước khi vào học tiết thực hành Gv cho đại diện của các nhóm đi trái buổi để GV có thể hướng dẫn, khi vào tiết thực hành chính các em là người hướng dẫn lại cho nhóm, do đó GV không phải cầm tay chỉ việc hay có thể làm thay cho HS. Từ đó có thể hình thành và nâng cao cho các em kĩ năng mổ, quan sát, tư duy, trình bày khái quát, tổng hợp. Từ đó các em không còn sợ trong các tiết thực hành, thông qua đó làm trỗi dậy tính tò mò, tìm hiểu, khám phá về thế giới động vật.
 Trước thực trạng trên với nội dung đề tài tôi sử dụng giải pháp là: Trước khi vào học các tiết thực hành giáo viên cho các em là đại diện các nhóm có thể đi trái buổi để giáo viên hướng dẫn cách thức mổ, cách thức trình bày mẫu mổ như thế nào là đẹp, mổ như thế nào để không bị dập nát các cơ quan bên trong, trình bày được vị trí của từng cơ quan...Từ đó khi vào học các tiết thực hành tại lớp các em có thể là người hướng dẫn lại cho các bạn trong nhóm, giáo viên đi các nhóm để kiểm tra mà không phải cầm tay chỉ việc như trước đây rất mất thời gian mà kết quả thu lại không cao.
3 Vấn đề nghiên cứu.
 Mục đích của việc áp dụng đề tài: Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn Sinh học 7” 
 Đối với bài: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất.
 Trước khi vào mổ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu của học sinh. Sau đó hướng dẫn cho các em xử lí mẫu, rồi đặt giun nằm sấp trên khay mổ và cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.
 Hướng dẫn cho các em xác định đầu, đuôi lưng, bụng, quan sát cấu tạo ngoài xác định các đặc điểm cấu tạo ngoài.
 Khi tiến hành vào mổ cho các em biết được đối với động vật không xương sống ta nên mổ mặt lưng. Vì sao?
 Hướng dẫn cho các em lần lượt qui trình mổ, trong quá trình mổ ta không nên đưa mũi kéo vào sâu quá vì dễ làm nát các nội quan bên trong. Hướng dẫn cho các em cách thức trình bày mẫu mổ như thế nào là cho đẹp, xác định được vị trí các cơ quan bên trong và chức năng của từng cơ quan.....
 Tôi đã tiến hành phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 
 III. PHƯƠNG PHÁP 
 1. Khách thể nghiên cứu:
 Tôi lựa chọn 2 lớp được tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, sĩ số cụ thể như sau: 
 - Tôi chọn 2 lớp 7 có sức học ngang nhau
 + Lớp 7C là lớp thực nghiệm.
 + Lớp 7B là lớp đối chứng. 
 Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 7 trường THCS –THPT Nguyễn Viết Xuân 
Lớp
Số học sinh các nhóm
Dân tộc kinh
Tổng số
Nam
Nữ
7C
26
15
11
26
7B
28
16
12
28
 Về ý thức học tập : Tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động
 Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 
 2 Thiết kế nghiên cứu:
 Chọn 2 lớp nguyên vẹn : Lớp 7C làm thực nghiệm và lớp 7B làm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết đầu HKI làm bài kiểm tra trước tác động . Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động 
Kết quả : Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng 
Thực nghiệm 
TBC
6,143
6,154
P =
0.49
P = 0.49 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm Thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
 Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2)
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
01
Thời gian thực hành được nâng lên
03
Đối chứng
02
Thời gian thực hành không được nâng lên
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 
3. Qui trình nghiên cứu:
 * Chuẩn bị bài của Giáo viên:
 - Lớp đối chứng : tôi dạy các bài thực hành nhưng không cho HS là đại diện các nhóm đi trái buổi để hướng dẫn cho các em
 - Lớp thực nghiệm: tôi cũng dạy các bài đó nhưng cho HS đại diện các nhóm đi trái buổi để GV hướng dẫn, đến khi vào tiết thực hành trên lớp các em sẽ là người hướng dẫn lại các bạn trong nhóm. Từ đó giờ học thực hành sẽ hiệu quả hơn nhiều
 * Tiến hành dạy thực nghiệm: 
 Thời gian dạy thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể 
 Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm 
 Ngày
Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
 26/10/2017
7C
16
Thực hành: Mổ và quan sát giun đất
 22/11/2017
7C
24
TH: Mổ và quan sát tôm sông
 20/12/2017
7C
31
TH: QS cấu tạo ngoài của cá chép
27/12/2017
7C
32
TH: Mổ cá
4. Đo lường và thu thập dữ liệu: 
 Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết ở HKI môn sinh học. 
 Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài thực hành như: Thực hành mổ và quan sát giun đất, : Thực hành mổ và quan sát tôm sông quan sát cấu tạo ngoài của cá chép và thực hành mổ cá. Bài kiểm tra sau tác động là 16 câu hỏi trắc nghiệm với nhiều hình thức lựa chọn và 4 câu TL gồm nhiều mức độ khác nhau
+ Tiến hành kiểm tra và chấm bài
 Sau khi dạy xong các bài thực hành trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết ( Nội dung bài kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: 
 Kết quả của quá trình nghiên cứu sau khi đã tiến hành dạy thực nghiêm được thể hiện ở bảng sau: 
 Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 
Đối chứng (7B)
Thực nghiệm(7C)
ĐTB
6.214
7.462
Độ lệch chuẩn
1.58
1.13
Giá trị P của T-tets
0.0007551
Chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD)
0.7898734
 Như trên đã chứng minh rằng kết quả của 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB T- tets cho thấy kết quả 
 p = 0.0007551, cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
 7.462 – 6.214 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0.7898734
 1.58 
 Điều đó cho thấy thời gian của các tiết thực hành được nâng lên cũng dẫn đến kĩ năng thực hành của các em cũng được nâng lên theo, từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn 
 Giả thuyết của đề tài: :” Nâng cao kĩ năng thực hành mổ mẫu vật cho học sinh ở môn sinh học 7” đã được kiểm chứng
Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình TTĐ và STĐ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
 Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực ngiệm là TBC =7.462 kết quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.214 . Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 1,248; điều đó cho thấy điểm TBC của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng mặc dù trước tác động lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau và hứng thú học tập của các em cũng có sự khác biệt. Ở lớp thực nghiệm thì luôn trong chờ đến tiết học và luôn sôi nổi, phấn khởi trong giờ học, còn lớp đối chứng thì không phấn khởi chờ đợi đến tiết học.
 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD =0.7898734. Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là có hiệu quả 
 Phép kiểm chứng T- Test cho thấy ĐTB sau tác động của 2 lớp là 
p = 0.0007551 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình T- test cho kết quả
 p= 0,0007551 cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Nghĩa là kết quả không là ngẫu nhiên mà là do tác động.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 
 Với việc triển khai và áp dụng đề tài này sẽ khắc phục được những nhược điểm mà trước kia các bài thực hành hay mắc phải, khi vào các tiết thực hành học sinh thì lúng túng không biết phải làm như thế nào, đến khi bắt tay vào mổ thì thời gian đã gần hết, do đó giáo viên là người hoạt động chính cho các tiết thực hành, từ việc cung cấp kiến thức đến việc mổ cho các em quan sát.
 Khi áp dụng đề tài này thời gian có phần được mở rộng hơn các em có thể nghiên cứu tìm tòi cách mổ cho đến việc mổ như thế nào là cho đẹp, mổ như thế nào không bị nát các nội quan bên trong, thông qua đó giúp cho HS rèn được rất nhiều kĩ năng sống như quan sát, phối hợp, hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí được thời gian, và các em có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ mà mình được phân công....
 Cùng với việc rèn được các kĩ năng thì khi áp dụng đề tài này tạo động lực cho các em học tập. Vì khi hiểu được vấn đề thì các kiến thức khó như mổ để quan sát cấu tạo trong là không còn khó đối với các em nữa, bên cạnh đó giúp học sinh chủ động hơn trong các giờ thực hành, đồng thời kích thích tính tò mò tìm hiểu thêm các vấn đề xung quanh để có thêm tri thức mới. Từ đó các tiết thực hành sẽ không còn là rào cản và tạo thêm động lực để các em có thêm tự tin khi chọn môn Sinh học để thi học sinh giỏi các cấp.
 Đây là toàn bộ thuyết minh mô tả giải pháp sáng kiến. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những điều thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học chuyên môn đánh giá và góp ý bổ sung thêm 
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều tôi khai trên đây là đúng sự thật và không có chép hoặc vi phạm bản quyền 
 Xác nhận của cơ quan Tác giả 
 Huỳnh Hoàng Tùy 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Mạng Internet: 
 www.violet.vn 
 www.thuviensinhhoc.com
 www.giaovien.net 
 www.tailieu.vn 
- Sách giáo khoa sinh học 7 
- Sách giáo viên sinh học 7 .
- Chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 7 
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo dự án Việt – Bỉ, Hà Nội năm 2009. 
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Giáo án 
Ngày soạn: 22/10/2017
Ngày giảng: 26/10/2017
TIẾT 16 THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA GIUN ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
2. Kĩ năng
- Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất
- GV: Bộ đồ mổ
Tranh câm hình 16.1 – 16
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra mẫu vật và kiến thức cũ.
3. Bài họcChúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyết về giun đất.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài
Cách xử lí mẫu
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở mục s trang 56 và thao tác luôn.
? Trình bày cách xử lí mẫu?
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm.
- Cá nhân tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- Trong nhóm cử 1 người tiến hành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải).
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu.
- Thao tác thật nhanh.
Quan sát cấu tạo ngoài
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
? Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
? Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
? Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
- GV cho HS làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
- GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh.
- GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A
1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt.
- Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp, thống nhất đáp án, hoàn thành yêu cầu của GV.
- Trao đổi tiếp câu hỏi:
+ Quan sát vòng tơ " kéo giun thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
- Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu cần.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Mục tiêu: HS mổ phanh giun đất, tìm được một số hệ cơ quan như: tiêu hoá, thần kinh.
Cách mổ giun đất
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
- GV yêu cầu:
+ HS các nhóm quan sát h

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_thuc_hanh_mo_mau_vat.doc