Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Qua thực hiện giảng dạy môn toán lớp 11A1 trường THPT số 2 Bát Xát từ tuần 01 đến hết tuần 30 năm học 2012 - 2013 cho thấy đa số học sinh của lớp không nắm vững kiến thức đã học, không hệ thống được kiến thức của bài, của chương, đặc biệt là không có hứng thú học tập các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối năm.

* Ưu điểm:

 Kết quả học tập của 10 học sinh có học lực yếu, kém lớp 12A1 sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5.54, kết quả học tập tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.52. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kết quả học tập ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là SMD = , điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.

Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p=0,002058995 < 0,05,="" kết="" quả="" này="" khẳng="" định="" sự="" chênh="" lệch="" điểm="" trung="" bình="" của="" hai="" nhóm="" không="" phải="" là="" do="" ngẫu="" nhiên="" mà="" là="" do="" tác="" động.="">

* Hạn chế:

Do điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không tiếp tục thay đổi phương pháp dạy học mới, không sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy thường xuyên đối với những học sinh có học lực yếu, kém. Hơn nữa giáo viên cần phải nghiên cứu để lựa chọn những bài học, chương quan trọng để vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học.

Do đối tượng học sinh rỗng kiến thức, tư duy chận nên việc thực hành hệ thống kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.

 

doc 3 trang cuonglanz2a 8445
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
 Tên đề tài : Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát. 
Mã số: . 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Qua thực hiện giảng dạy môn toán lớp 11A1 trường THPT số 2 Bát Xát từ tuần 01 đến hết tuần 30 năm học 2012 - 2013 cho thấy đa số học sinh của lớp không nắm vững kiến thức đã học, không hệ thống được kiến thức của bài, của chương, đặc biệt là không có hứng thú học tập các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối năm.
* Ưu điểm:
 Kết quả học tập của 10 học sinh có học lực yếu, kém lớp 12A1 sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5.54, kết quả học tập tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.52. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kết quả học tập ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là SMD = , điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p=0,002058995 < 0,05, kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
* Hạn chế:
Do điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không tiếp tục thay đổi phương pháp dạy học mới, không sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy thường xuyên đối với những học sinh có học lực yếu, kém. Hơn nữa giáo viên cần phải nghiên cứu để lựa chọn những bài học, chương quan trọng để vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học.
Do đối tượng học sinh rỗng kiến thức, tư duy chận nên việc thực hành hệ thống kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là đề tài: Mục đích của giải pháp; những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
Mục đích của giải pháp là nâng kết quả học tập bộ môn Toán ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát, giúp học sinh có hứng thú hơn nữa trong học tập bộ môn.
Đề tài đã chỉ ra được cơ sở pháp lý, áp dụng lý luận vào thực tiễn dạy học. Từ những hạn chế thực trạng cơ sở tôi đã đề xuất được các giải pháp cụ thể nhất là phát huy được tính chịu khó, ham học hỏi của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Đề xuất được các phương pháp mới hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học. 
Bằng những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy tôi đã đặt ra mục đích nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phù hợp để từ đó rèn cho học sinh có kỹ năng trong khi học toán và nâng cao khả năng vận dụng thực hành.
Kết luận khoa học: Tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Căn cứ vào kết quả học tập bộ môn năm học 2013 – 2014 cho thấy đa số học sinh đều nắm vững được kiến thức ở mỗi bài học, có hứng thú hơn trong học tập. . Đặc biệt là việc hệ thống kiến thức cơ bản của bài học, của chương tốt hơn.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Đề tài đã được áp dụng và kiểm định thực tế dạy học môn toán lớp 12A1 tại trường THPT số 2 Bát Xát, tính khả thi cao, giá trị sử dụng lâu dài. Có thể áp dụng trong phạm vi rộng hơn với đối tượng học sinh có cùng lực học, cơ sở giáo dục khác.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
Sau một năm học áp dụng đề tại vào thực tiễn giảng dạy tại lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát, tôi đã thu được kết quả thực tế như bảng sau:
Nhóm thực nghiệm: 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A1
TT
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Hù Thị Chân
4,1
5,0
2
Hầu A Cù
3,5
5,9
3
Hù Thị Dương
4,4
5,4
4
Vàng Thị Hằng
4,4
5,3
5
Hoàng Thị Huệ
3,4
6,4
6
Trần Văn Mạnh
4,2
5,5
7
Vũ Minh Quyết
4,1
5,7
8
Trần Văn Trường
3,2
4,4
9
Vũ Xuân Tùng
4,1
6,2
10
Hoàng Thị Xuân
3,1
5,6
Nhóm đối chứng: 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A4
TT
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Tao Văn Cao
4,1
5,1
2
Vàng Văn Đức
2,5
4,9
3
Sèn Hậu Giang
3,5
5,0
4
Sìn Văn Hải
3,9
4,3
5
Lý Thị Lằn
4,3
4,4
6
Trịnh Thị Huệ Linh
3,6
4,1
7
Lò Láo Lở
3,6
4,1
8
Lý Thị Mai
3,4
4,2
9
Tẩn Láo Sì
3,2
4,2
10
Lý Thị Xuân
4,1
4,9
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không.
6. Tài liệu kèm theo gồm:
	- Bản vẽ, sơ đồ: 10 (bảng).
	- Bản tính toán: 06 (bảng)
Lào Cai, ngày 25 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
 Phạm Văn Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_toan_qua.doc
  • docDE TAI 2014.doc