Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới

Ở bậc tiểu học giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, là người “dẫn lối chỉ đường” cho học sinh tạo cho học sinh cơ sở ban đầuđể phát triển đúng đắn về kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất. Muốn thực hiện được điều đó thì GV phải tổ chức và xây dựng sao cho học sinh biết tự quản, đoàn kết với nhau trong học tập và sinh hoạt.

*Ưu điểm:

-Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu.

 -Đa số HS chăm ngoan, được phụ huynh quan tâm, chăm lo việc học.

 -Cơ sở vật chất trang thiết bị khá đầy đủ, phòng học khang trang phục vụ tốt cho việc dạy và học

 -GV được tập huấn các Modun dạy và quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

 * Hạn chế:

-Còn một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em.

-Một số em chưa được trang bị đủ dụng cụ học tập

-Tác phong của các em chưa chỉnh chu, vệ sinh cá nhân chưa tốt, chưa có ý thức tự quản.

-Ban cán bộ lớp chưa phát huy vai trò của mình.

 

doc 5 trang Trần Đại 27/04/2023 5760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số: .
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng chuyên môn. 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở bậc tiểu học giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, là người “dẫn lối chỉ đường” cho học sinh tạo cho học sinh cơ sở ban đầuđể phát triển đúng đắnvề kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất. Muốn thực hiện được điều đó thì GV phải tổ chức và xây dựng sao cho học sinh biết tự quản, đoàn kết với nhau trong học tập và sinh hoạt.
*Ưu điểm: 
-Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu.
	-Đa số HS chăm ngoan, được phụ huynh quan tâm, chăm lo việc học.
	-Cơ sở vật chất trang thiết bị khá đầy đủ, phòng học khang trang phục vụ tốt cho việc dạy và học
	-GV được tập huấn các Modun dạy và quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN
 * Hạn chế:
-Còn một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em.
-Một số em chưa được trang bị đủ dụng cụ học tập
-Tác phong của các em chưa chỉnh chu, vệ sinh cá nhân chưa tốt, chưa có ý thức tự quản.
-Ban cán bộ lớp chưa phát huy vai trò của mình.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy có những năm học sinh rất có nền nếp, ban cán bộ lớp rất tích cực do GV làm tốt công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên có những năm tôi phải xây dựng nề nếp lại từ đầu. Vì vậy tôi nhận thấy vai trò của GV chủ nhiệm trong việc tổ chức và quản lí lớp là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
Qua một thời gian tổ chức quản lí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới tôi thấy mang lại hiệu quả cao, nên tôi ghi nhận lại những điều mình đã làm để đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân và chia sẻ với đồng nghiệp.
 * Nội dung giải pháp:
	Để quản lí lớp theo mô hình trường tiểu học mới tôi thực hiện xây dựng lớp với những nội dung sau:
	a.Xây dựng ban cán bộ lớp:
	Nếu ta xây dựng được đội ngũ ban cán bộ lớp năng nổ, tích cực thì các em sẽ hỗ trợ rất nhiều cho GV . Để thực hiện điều này tôi tổ chức như sau:
	-Trước hết tôi phân tích cho hs hiểu rõ vai trò của từng thành viên trong ban cán bộ lớp
	 + Lớp trưởng quản lí chung, theo dõi thi đua của lớp, cuối tuần tổng hợp kết quả thi đua .
	+ Lớp phó học tập phụ trách mảng học tập, kiểm tra việc chuẩn bị bài cùa các bạn, việc truy bài đầu giờ, giúp đỡ các bạn học kém
	 +Lớp phó lao động phụ trách việc trực nhật, phân công trực nhật, đôn đốc nhắc nhở bạn trong các buổi lao động.
	 +Lớp phó văn thể mĩ phụ trách mảng văn nghệ của lớp 
	Ngoài ra còn có lớp phó phụ trách về đời sống, thư viện.
	-Tôi cho hs tự ứng cử và đề cử một số bạn được lớp tính nhiệm và tổ chức bỏ phiếu bầu. 
	Khi được bỏ phiếu thể hiện quyền dân chủ của mình các em rất hào hứng và các em được bầu vào ban cán bộ lớp cũng thấy tự hào và ý thức được vai trò trách nhiệm của mình nên làm việc rất tốt.
Tôi cùng với hs, phụ huynh trang trí lớp, làm 1 số bảng biểu như:
	-Nội quy lớp học, đây là những nội quy do các em thảo luận và đề ra để cả lớp cùng thực hiện. Các em trang trí bảng nội quy theo sở thích của các em. Cuối tuần có tuyên dương những em thực hiện tốt, phê bình rút kinh nghiệm những em chưa tốt.
	- Bảng theo dõi thi đua tuần để ghi tuyên dương tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần.
	-Sơ đồ tổ chức lớp để giúp hs nắm được ban cán bộ lớp.
	-Thư viện lớp học là một tủ sách nhỏ được thiết kế phù hợp với hs. Các loại sách được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử dụng và quản lí, do trưởng ban thư viện phụ trách. Thư viện nhỏ này là nơi các em giải trí sau những giờ học.
	-Bản đồ cộng đồng được xây dựng để học sinh biết được vị trí truong2 học, nhà của các bạn tong lớp, nắm được những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương. Tôi cho hs tự cắt và trang trí ngôi nhà 
của mình, nhờ phụ huynh tư vấn vị trí nhà của từng em, chợ, chùa,có ở địa phương.
	c.Đổi mới phương pháp dạy học:
	Ở mô hình trường tiểu học mới hs được phát huy tính tích cực , tinh thần hợp táctrong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy học tôi tạo điều kiện cho hs thực hành, vận dụng phát huy vốn sống. Giúp hs chủ động, tích cực chủ động, tự tin. Các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tácdần dần được hình thành. Ngoài ra tôi còn vận dụng những phương pháp kĩ thuật dạy học mới như : khăn trải bàn, KWL, sơ đồ tư duy, phương pháp bàn tay nặn bột,Chọn những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
	d. Đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện:
	b. Trang trí lớp học:
	Tôi cùng với hs, phụ huynh trang trí lớp, làm 1 số bảng biểu như:
	-Nội quy lớp học, đây là những nội quy do các em thảo luận và đề ra để cả lớp cùng thực hiện. Các em trang trí bảng nội quy theo sở thích của các em. Cuối tuần có tuyên dương những em thực hiện tốt, phê bình rút kinh nghiệm những em chưa tốt.
	- Bảng theo dõi thi đua tuần để ghi nhận tuyên dương tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần.
	-Sơ đồ tổ chức lớp để giúp hs nắm được từng thành viên trong ban cán bộ lớp.
	-Thư viện lớp học là một tủ sách nhỏ được thiết kế phù hợp với hs. Các loại sách được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử dụng và quản lí, do trưởng ban thư viện phụ trách. Thư viện nhỏ này là nơi các em giải trí sau những giờ học.
	-Bản đồ cộng đồng được xây dựng để học sinh biết được vị trí trường học, nhà của các bạn trong lớp, nắm được những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương. Tôi cho hs tự cắt và trang trí ngôi nhà 
của mình, nhờ phụ huynh tư vấn vị trí nhà của từng em, chợ, chùa,có ở địa phương.
	- Góc học tập ghi lại những kiến thức cơ bản các em cần ghi nhớ, những bài văn hay, chữ viết đẹp, những sản phẩm đẹp của học sinh.
	c.Đổi mới phương pháp dạy học:
	Ở mô hình trường tiểu học mới hs được phát huy tính tích cực , tinh thần hợp táctrong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy học tôi tạo điều kiện cho hs thực hành, vận dụng phát huy vốn sống. Giúp hs chủ động, tích cực chủ động, tự tin. Các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tácdần dần được hình thành. Ngoài ra tôi còn vận dụng những phương pháp kĩ thuật dạy học mới như : khăn trải bàn, KWL, sơ đồ tư duy, phương pháp bàn tay nặn bột,Chọn những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
	d. Đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện:
	Đánh giá hs dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng. Đánh giá được tiến hành thường xuyên theo tiến trình bài học và các hoạt động giáo dục hằng ngày bằng hình thức nhận xét với lực lượng tham gia là giáo viên, học sinh và phụ huynh. Với cách đánh giá này sẽ động viên được sự tiến bộ của học sinh, giúp GV điều chỉnh quá trình dạy học, khuyến khích HS học tập tích cực. Để thực hiện tốt việc đổi mới cách đánh giá tôi sử dụng sổ ghi chép hằng ngày ghi lại tinh thần thái độ, ý thức học tập, tham gia các hoạt động giáo dục, các năng lực, phẩm chất cơ bản HS đạt được. Từ đó tôi có biện pháp giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt đồng thời còn là cơ sở để phối hợp với phụ huynh quản lí việc học của các em và đánh giá HS một cách chính xác khách quan và đây cũng là căn cứ để đánh giá HS cuối học kì.	
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 Với những biện pháp trên bản thân tôi đã áp dụng và thực hiện ở lớp mình. Tôi nhận thấy lớp học có nề nếp tốt, HS học tập tiến bộ. Tôi nhận thấy có thể áp dụng với tất cả GV chủ nhiệm ở tiểu học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 Sau khi thực hiện những biện pháp trên mà bản thân tôi đã thực hiện ở lớp mình. Tôi nhận thấy học sinh của mình có sự tiến bộ, các kĩ năng cơ bản của các em cũng phát triển hơn. Các em tự giác chấp hành nội quy của lớp, ban cán bộ lớp hoạt động rất tích cực. Phụ huynh cũng thường xuyên hợp tác với GV trong các hoạt động của lớp.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có
Mỏ Cày Bắc, ngày 9 tháng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_quan_li_lop_hoc_theo.doc