Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử thông qua khai thác kênh hình khi dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử thông qua khai thác kênh hình khi dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

 Sử dụng kênh hình là một phương pháp dạy học khá phổ biến trong bậc giáo dục THPT hiện nay, phưong pháp này đã kích thích sự ham mê, tìm tòi kiến thức và phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề sử dụng kênh hình để giảng dạy chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, đã có các bài viết và các đề tài liên quan:

 - Khóa luận tốt nghiệp: “Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lich sử Việt Nam từ thế kỉ X – XVIII” – Phạm Thị Xuân Lương.

 - Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Phần lịch sử Việt Nam) – Nguyễn Thị Côi.

 Tuy nhiên tại trường THPT số 3 Văn Bàn, qua thăm lớp, dự giờ tôi nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, chưa chú trọng khai thác kênh hình thông qua các phương tiện để giúp bài học thêm sinh động, đồng thời việc hệ thống hóa kiến thức thông qua sơ đồ, biểu đồ còn rất hạn chế

 Vấn đề sử dụng kênh hình để giảng dạy có hiệu quả trong chương này chưa thực sự được nghiên cứu thấu đáo. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới việc sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy bộ môn Lịch sử.

 

doc 42 trang cuonglanz2a 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử thông qua khai thác kênh hình khi dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
	ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:
	NÂNG CAO HIỆU GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ THÔNG QUA KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
Họ tên tác giả: Lê Trí Phong
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Văn – Sử - Ngoại ngữ - GDCD.
Đơn vị công tác: Trường THPT số 3 Văn Bàn
Văn Bàn, Tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
	I. Lí do chọn đề tài:
	Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song với việc hình thành các kỹ năng cơ bản. Với đặc trưng của bộ môn Lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và bổ ích thì giáo viên cũng phải hình thành cho các em những khái niệm cơ bản. Qua đó giúp các em có những nhận thức đúng về lịch sử và vai trò của bộ môn. 
 Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy giáo viên chưa thật sự chú trong khai thác kênh hình của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong sách giáo khoa. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh. Vì thế áp dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ được những nội dung của bài. 
 Về phía học sinh chưa chú tâm học tập bộ môn nhiều em vẫn cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất, và ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào. Vì nhận thức như vậy do đó kết quả kiểm tra của các em còn rất thấp, hầu như kiến thức các em nắm được rất hời hợt, và đặc biệt hầu như các em chưa có khả năng tư duy về lịch sử. Đánh giá qua kết quả thi tốt nghiệp THPT và Đại học – Cao đẳng trong những năm qua điểm thi môn Lịch sử của học sinh là rất thấp, cho thấy việc học sinh nắm bắt và nhận thức nội dung lịch sử còn rất hạn chế.
 Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì cần phải thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh về sử dụng kênh hình. Nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra và gây hứng thú học tập bộ môn của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Vì thế tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử thông qua khai thác kênh hình khi dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.”.
	II. Mục đích nghiên cứu:
Sử dụng lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh, khái quát, so sánh, hệ thống hóa kiến thức giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn và hiểu đúng nội dung, bản chất của sự kiện, hiện tượng lich sử.
III. Phạm vi nghiên cứu:
	- Phạm vi nghiên cứu: Lớp 10 chương trình chuẩn.
	- Áp dụng: Truờng THPT số 3 Văn Bàn.
	IV. Đối tượng nghiên cứu:
	Nội dung nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử thông qua khai thác kênh hình khi dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
	V. Khách thể nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 10A2, 10A4 trường THPT số 3 Văn bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 10A2 được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài của chương II“Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” (Thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX). Lớp đối chứng là lớp 10A4 giảng dạy theo phương pháp bình thường. 
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong sách giáo khoa lịch sử 10 chương trình chuẩn (Chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), kênh hình được sử dụng còn ít, chưa sinh động, phần lớn kênh hình chỉ tập trung phản ánh thành tựu văn hóa, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn này. Việc tự thiết kế thêm các tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ phù hợp với nội dung bài học giúp các em học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về các sự kiện lịch sử, thành tựu văn hóa, kinh tế, giáo dục, khoa học – nghệ thuật và công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc trong các thế kỉ X đến XV.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
	Sử dụng kênh hình là một phương pháp dạy học khá phổ biến trong bậc giáo dục THPT hiện nay, phưong pháp này đã kích thích sự ham mê, tìm tòi kiến thức và phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề sử dụng kênh hình để giảng dạy chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, đã có các bài viết và các đề tài liên quan:
	- Khóa luận tốt nghiệp: “Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lich sử Việt Nam từ thế kỉ X – XVIII” – Phạm Thị Xuân Lương.
	- Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Phần lịch sử Việt Nam) – Nguyễn Thị Côi.
	Tuy nhiên tại trường THPT số 3 Văn Bàn, qua thăm lớp, dự giờ tôi nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, chưa chú trọng khai thác kênh hình thông qua các phương tiện để giúp bài học thêm sinh động, đồng thời việc hệ thống hóa kiến thức thông qua sơ đồ, biểu đồ còn rất hạn chế
	Vấn đề sử dụng kênh hình để giảng dạy có hiệu quả trong chương này chưa thực sự được nghiên cứu thấu đáo. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới việc sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy bộ môn Lịch sử.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT.
1. Phương pháp nghiên cứu.
1.1. Thiết kế nghiên cứu.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 10A2 làm nhóm thực nghiệm, lớp 10A4 làm nhóm đối chứng. Dùng bài kiểm tra học kì I năm học 2013 – 2014 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự tương đương.
	Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 2 câu hỏi tự luận.
	Hai bài kiểm tra có hình thức tương đương nhau
	1.2. Quy trình nghiên cứu.
	1.2.1. Chuẩn bị của giáo viên.
	Lớp thực nghiệm: Sử dụng kênh hình (sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh) tự thiết kế ở trên vào các tiết dạy.
	Lớp đối chứng: Không sử dụng sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh tự thiết kế ở trên vào các tiết dạy.
	1.2.2. Tiến trình dạy thực nghiệm.
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Thời gian thực hiện
Thứ
Môn/Lớp
Tiết PPCT
Tên bài
Thứ 4
15/01/2014
Lịch sử
10A2
23
 Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). 
Thứ 5
16/01/2014
Lịch sử
10A2
24
 Công cuộc xây dựng và phát triên kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Thứ 3
21/01/2014
Lịch sử
10A2
25
 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thê kỉ X-XV.
Thứ 5
23/01/2014
Lịch sử
10A2
26
 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV.
2. Những sơ đồ, lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tự thiết kế.
	Tự thiết kế các bản đồ, sơ đồ và các tranh ảnh phù hợp trong chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
	- Bản đồ:
Tên bản đồ
Bài sử dụng
Phần sử dụng
Cuộc kháng chiến chống Tống lần I (981).
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-1077).
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.
Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi khĩa Lam Sơn.
	- Sơ đồ: 
Tên sơ đồ
Bài sử dụng
Phần sử dụng
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV.
	- Tranh ảnh:
Tên tranh ảnh
Bài sử dụng
Phần sử dụng
Chiếu dời đô.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV.
Một số loại vũ khí ở các thế kỉ X-XV.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV.
Đê quai vạc.
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
Lễ cày tịch điền.
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Phát triển thủ công nghiệp
Gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Phát triển thủ công nghiệp
Súng thần cơ
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Phát triển thủ công nghiệp
Đồng tiền thời Trần
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV.
Phát triển thủ công nghiệp
Bài thơ “Nam quốc sơn hà”
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
Cuộc kháng chiến chống tống thời Lý.
Khổng Tử.
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
Tư tưởng, tôn giáo
Thích Ca Mâu Ni
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
Tư tưởng, tôn giáo
Một số công trình nghệ thuật tiêu biểu
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – Kĩ thuật.
Một số loại hình nghệ thuật sân khấu
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – Kĩ thuật.
3. Kế hoạch lên lớp.
	3.1. Kế hoạch bài 17 (Tiết 23)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
(Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được.
	- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.
	- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương lập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập.
	- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.
	2. Về tư tưởng tình cảm:
	- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.
	- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
	3.Về kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.
	II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC.
	- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.
	- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ.
	- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông.
	- Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn.
	- Tranh: Một số loại vũ khí thế kỉ X – XV.
	III. PHƯƠNG PHÁP.
	- Gợi mở, cá nhân, cặp.
	- Đàm thoại, đặt vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
	1. Khởi động: 
 	- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 22.
 	- Thời gian: 5P
 	- Đồ dùng dạy học: Không.
 	- Cách thức tiến hành: 
	GV: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?
 	HS: Trả lời.
	GV: Nhận xét – đánh giá.
	2. Bài mới: 
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X.
- Mục tiêu: + Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X..
 + Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.
- Thời gian: 10P
- Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.
- Cách thức tiến hành:
B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân.
GV : Việc Ngô Quyền xưng Vương thành lập chính quyền mới có ý nghĩa gì ?
HS: Trả lời.
GV : Nhận xét - chốt ý.
GV: Bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
HS: Trả lời.
GV : Nhận xét – kết luận.
B2: Hoạt động: Cá nhân.
GV : Sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê (Sơ đồ 01) nêu câu hỏi: Nhìn vào cách tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta vào thế kỉ X, em có nhận xét gì ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Bổ sung - chốt ý.
Hoạt động 2: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI → XV.
- Mục tiêu: + Tổ chức bộ máy nhà nước.
 + Luật pháp và quân đội.
 + Hoạt động đối nội và đối ngoại.
- Thời gian: 27P
- Đồ dùng dạy học: 
 + Sơ đồ bộ máy nhà nước Lý – Trần – Hồ.
 + Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông.
 + Tranh ảnh: Chiếu dời đô, Vũ khí.
- Cách thức tiến hành:
B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân.
GV: Đàm thoại về sự thành lập vương triều Lý và sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
GV sử dụng: Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn khái quát sự kiện Lý Công Uẩn chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. (H.01).
HS: Nghe, ghi nhớ.
GV: Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần Hồ được tổ chức như thế nào ? 
HS: Trả lời.
GV : Nhận xét – chốt ý.
GV Sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ (Sơ đồ 02): Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời kì này ? 
HS : Trả lời.
GV : Nhận xét – chốt ý.
GV : Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được tổ chức như thế nào ? 
HS : Trả lời.
GV : Nhận xét – chốt ý.
GV sử dụng Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông (Sơ đồ 03): Em có nhận xét gì về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước thời Lê sơ ? 
HS : Trả lời.
GV : Nhận xét – kết luận.
B2: Hoạt động: Cá nhân.
GV: Luật pháp ra đời nhằm mục đích gì ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Bổ sung – kết luận.
GV: Quân đội được tổ chức như thế nào ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Bổ sung – kết luận.
GV: Giới thiệu cho học sinh một số loại vũ khí thời kì này. (H.02)
GV: Hoạt động đối nội và đối ngoại của nhà nước thời kì này ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Bổ sung – kết luận.
I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X.
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh - Hà Nội.
® Mở đầu thời kì xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
- Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.
+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+ Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.
→ Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được hình thành tuy còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI ® XV.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).
- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
Þ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
Vua
Tể tướng
Đại thần
Sảnh
Viện
Đài
Môn
hạ
sảnh
Thượng
thư
sảnh
Hàn
lâm
viện
Quốc
sử
viện
Ngự
sử
đài
* Bộ máy nhà nước Lý Þ Trần Þ Hồ.
→ Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ).
- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
- Chính quyền trung ương:
Vua
6 Bộ
Ngự sử đài
Hàn lâm viện
- Chính quyền địa phương:
+ Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).
+ Dưới đạo là: Phủ, Huyện (Châu), Xã.
Þ Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
2. Luật pháp và quân đội.
* Luật pháp:
- 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).
- Thời Trần: Hình luật.
- Thời Lê: Biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật.
Þ Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
* Quân đội: Được tổ chức quy củ
Gồm
Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước
Ngoại binh: Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại.
* Đối nội:
- Quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
* Đối ngoại: 
- Với nước lớn phương Bắc:
+ Quan hệ hòa hiếu.
+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
	3. Tổng kết và hướng dẫn HS ở nhà: (3P).
	a. Củng cố: 
	Câu 1: Những triều đại được xác lập ở thế kỉ X?
	A. Ngô, Đinh, Lê.
	B. Ngô, Đinh, Lý.
	C. Ngô, Đinh, Tiền Lê.
	D. Ngô, Đinh, Trần.
	Câu 2: Bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê mang tính chất?
	A. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền sơ khai.
	B. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có bước phát triển.
	C. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh.
	D. Tất cả đều sai.
	b. Dặn dò – ra bài tập: Học bài cũ - trả lời các câu hỏi trong SGK.
	3.2. Kế hoạch bài 18 (Tiết 24)
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được.
	- Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vãn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.
	- Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất, nhưng những yếu tố càn thiết để phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng cao.
	- Thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài, thương nghiệp phát triển.
	- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.
	2. Về tư tưởng, tình cảm:
	- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được.
	- Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
	3. Về kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét.
	- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC.
	- Tranh ảnh: Hệ thống đê “quai vạc” thời Trần; Lễ cày tịch điền; Gốm sứ Bát Tràng; Gốm Thổ Hà; Súng Thần cơ; Tiền thời Trần. 
	- Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài...
	III. PHƯƠNG PHÁP.
	- Gợi mở, cá nhân, cặp.
	- Đàm thoại, đặt vấn đề.
	IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
	1. Khởi động: 
 	- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 23.
 	- Thời gian: 5P
 	- Đồ dùng dạy học: Không.
 	- Cách thức tiến hành: 
	GV: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông? Nhận xét?
 	HS: Trả lời.
	GV: Nhận xét – đánh giá.
	2. Bài mới: 
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
- Mục tiêu: + Bối cảnh lịch sử thế kỷ X – XV.
 + Biểu hiện sự phát triển.
 + Ý nghĩa.
- Thời gian: 12P
- Đồ dùng dạy học: 
 + Tranh hệ thống đê quai vạc.
 + Tranh Lễ cày tịch điền. 
- Cách thức tiến hành:
B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân.
GV : Bối cảnh lich sử Đại Việt thế kỉ X-XV? Bối cảnh đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Nhận xét – kết luận.
B2: Hoạt động: Cá nhân.
GV : - Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỉ X→ XV ? 
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV : Nhận xét – kết luận.
GV khái quát sự phát triển của nông nghiệp thông qua: - Bức tranh: Hệ thống đê “quai vạc” thời nhà Trần (H.03)
 - Bức tranh: Lễ cày tịch điền(H.04)
HS: Nghe, ghi nhớ.
GV: Ý nghĩa của sự phát triển nông nghiệp ?
HS : Trả lời.
GV : Bổ sung – chốt ý.
Hoạt động 2: Phát triển thủ công nghiệp.
- Mục tiêu: + Thủ công nghiệp trong nhân dân.
 + Thủ công nghiệp nhà nước.
- Thời gian: 13P
- Đồ dùng dạy học: Tranh: Gốm sứ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giang_day_mon_lich_s.doc