Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm

Trong sự nghiệp giáo dục, người thầy chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Bởi người thầy không chỉ là người truyền thụ cho các em về mặt kiến thức mà còn là người dạy các em các kĩ năng sống, giúp các em rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, nhân cách và phát triển toàn diện. Càng quan trọng hơn khi người thầy làm công tác chủ nhiệm lớp, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp học, là người chịu ảnh hưởng lớn nhất về mọi hoạt động của học sinh trong trong lớp chủ nhiệm. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải yêu nghề, có cái tâm trong nghề, phải luôn quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh riêng của từng em để từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt phải hết lòng thương yêu học sinh như chính thương yêu con em mình vậy. Chính vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nói là vô cùng quan trọng.

doc 4 trang tuyettranh 24/12/2022 6613
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): 
	1. Tên sáng kiến:
 Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm.
	2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
	Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực chủ nhiệm học sinh tiểu học.
	3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
	3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
	Trong sự nghiệp giáo dục, người thầy chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Bởi người thầy không chỉ là người truyền thụ cho các em về mặt kiến thức mà còn là người dạy các em các kĩ năng sống, giúp các em rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, nhân cách và phát triển toàn diện. Càng quan trọng hơn khi người thầy làm công tác chủ nhiệm lớp, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp học, là người chịu ảnh hưởng lớn nhất về mọi hoạt động của học sinh trong trong lớp chủ nhiệm. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải yêu nghề, có cái tâm trong nghề, phải luôn quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh riêng của từng em để từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt phải hết lòng thương yêu học sinh như chính thương yêu con em mình vậy. Chính vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nói là vô cùng quan trọng. 
a) Về phía nhà trường, giáo viên: 
- Giáo viên chưa thường xuyên phát động các phong trào thi đua học tập phù hợp để kích thích tinh thần học tập của các em.
- Giáo viên chưa quan tâm xây dựng đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến để giúp nhau học tập tiến bộ.
- Giáo viên chưa quan tâm sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học và đồ dùng trực quan trong các tiết dạy.
b) Về phía học sinh:
Đa số học sinh bị hạn chế về kết quả học tập chủ yếu là do:
- Học sinh bị mất căn bản ở lớp dưới.
- Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập.
- Học sinh không hứng thú trong học tập. 
c) Về phía gia đình, xã hội:
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ít có thời gian quan tân đến việc học của con em mình.
	3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Về phía nhà trường, giáo viên: 
a.1. Việc phát động phong trào thi đua học tập.
Tuần đầu tiên của năm học, giáo viên phát động phong trào ôn tập để tất cả học sinh củng cố, nắm vững bảng cửu chương, các kiến thức toán cơ bản đã học các lớp dưới. Đến cuối tháng tổ chức kiểm tra và tặng các “Sao” học tốt như: Khen em thuộc bảng cửu chương, khen em biết cách nhân, chia, 
	Phát động tiếp phong trào thi đua của tháng sau để có thêm sao học tốt khác, phù hợp với nội dung học của các em như: “sao” khen em biết giúp bạn tiến bộ, “Sao” khen em có tiến bộ trong học tập, Cứ như thế, đầu mỗi tháng là một phong trào thi đua và cuối tháng có tổng kết, nhận xét. Cuối học kì, cuối năm sẽ bình xét những em có bộ sưu tập nhiều “Sao” nhất các tổ, nhất lớp,  
a.2. Xây dựng đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến.
Giáo viên cần xây dựng đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến để học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu trong học tập. Phân công cụ thể nhóm bạn học ở nhà (trên cơ sở xóm, kênh các em ở). Cần động viên và hướng dẫn các nhóm bạn và đôi bạn cách học hiệu quả, có nhận xét, tuyên dương cuối mỗi tuần, mỗi tháng, 
	Ngoài ra, giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh 
bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em. Giáo viên cần tạo cho các em niềm tin và sự thoải mái : “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.”
a.3. Việc sử dụng phương pháp và đồ dùng dạy học.
Giáo viên phải sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích sự say mê hứng thú học tập của các em. Chuẩn bị tốt bài soạn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
b) Về phía học sinh: 
b.1. Học sinh học yếu do mất căn bản ở lớp dưới.
Giáo viên cần đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học: 
Thực hiện giao việc phù hợp với từng đối tượng học sinh nhưng vẫn đảm bảo được học sinh yếu hiểu được kiến thức cơ bản của bài. Cần bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Thường xuyên gọi học sinh nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan 
nhằm giúp những em mất căn bản nhớ lại và áp dụng vào các bài tập liên quan đến kiến thức cũ.
Cần lập kế hoạch phụ đạo và ôn tập nhiều hơn dành cho những học sinh yếu do mất căn bản ở lớp dưới.
b.2. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập.
	Giáo viên có thể hỏi cả lớp: “Các em học để làm gì ? Vì sao phải học ? cho các em vài ngày hoặc một tuần suy nghĩ sau đó ghi vào giấy nộp cho giáo viên, giáo viên sẽ hiểu được mục đích học tập của từng em và kịp thời động viên, uốn nắn những em đã nhận thức chưa đúng đắn về động cơ học tập của mình. Từ đó tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích việc học. Giúp các em vượt qua khó khăn, tiến bộ dần và vươn lên trong học tập.
b.3. Học sinh không hứng thú học tập.
Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi học tập hấp dẫn, thu hút nhiều học sinh tham gia, sử dụng phong phú và có hiệu quả các đồ dùng học tập trên lớp, Ngoài ra, giáo viên cần động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau, cùng thi đua học tập, giúp bạn yếu tiến bộ.
Cần có biện pháp nhắc nhở, phê bình nhẹ nhàng nhưng kiên quyết đối với những em chưa cố gắng ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học để học sinh cố gắng hơn, tránh những câu trách phạt nặng nề, xúc phạm đến học sinh. 
c) Về phía gia đình, xã hội: Trường hợp hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ít có thời gian quan tân đến việc học của con em mình.
Giáo viên cần thường xuyên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể tình hình học tập của học sinh. Thông qua mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường trong các buổi họp phụ huynh học sinh để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục ý thức học tập và luyện tập ở nhà. Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều, nhằm có biện pháp tác động phù hợp. Động viên, khuyến khích kịp thời khi các em tiến bộ (dù là những tiến bộ nhỏ nhất). 
	3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
	Sáng kiến này được áp dụng cho lớp mình đang chủ nhiệm giảng dạy và cho các giáo viên trong khối của cả trường và cả huyện nhà. Ngoài ra, giải pháp còn áp dụng cho các giáo viên dạy trong các trường tiểu học trong toàn tỉnh tham khảo và vận dụng.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Số liệu trước khi áp dụng giải pháp của sáng kiến:
Cách 
đánh giá
Hoạt động học tập
Phẩm chất
Năng lực
SL
 %
SL
 %
SL
%
Tốt
1
14%
1
14%
1
14%
Đạt 
5
72%
5
72%
5
72%
Chưa đạt
1
14%
1
14%
1
14%
	Số liệu sau khi áp dụng giải pháp của sáng kiến:
Cách 
đánh giá
Hoạt động học tập
Phẩm chất
Năng lực
SL
 %
SL
 %
SL
%
Tốt
5
72 %
5 
72 %
5
72 %
Đạt 
2
28 %
2
28 %
2
28 %
Chưa đạt
0
0
0
0
0
0
Qua kết quả ở bảng thống kê cho thấy, khi áp dụng sáng kiến, tỉ lệ học sinh yếu được khắc phục hiệu quả ở cuối năm học. Ngoài ra, các em tự tin hơn trong học tập, yêu thích môn học hơn, góp phần quan trọng trong việc làm giảm tỉ lệ học sinh yếu – kém. Từ đó có thể nói rằng sáng kiến đã mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. 
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
-Bản vẽ, sơ đồ .( bản)
-Bản tính toán ( bản)
-Các tài liệu khác ( bản)
 Đông Hưng B, ngày 11 tháng 03 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG	Người mô tả
 Phạm Văn Cương
 Đạt điểm:..
Đông Hưng B, ngày . tháng 03 năm 2019
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoc_sinh.doc