Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu họcGDTC trong trường học là một hoạt động giáo dục quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục việt nam. GDTC góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng, nhà nước và của ngành nhằm phổ cập và nâng cao cho thế hệ trẻ việt nam những nền tảng cơ bản để phục vụ đất nước trong thời kỳ hội nhập.
        Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cho thế hệ trẻ thì việc chăm sóc giáo dục ý trí rèn luyện để nâng cao sức khỏe có tính chất “toàn dân” là một trong những yêu cầu cơ bản của giáo dục nước nhà. Do vậy, GDTC đang có một vị trí, một vai trò quan trọng và ngày càng khẳng định nhiều hơn tính ưu việt,sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó đối với đất nước, đối với thời đại, đối với các thế hệ nói chung và đối với giáo dục học đường nói riêng. Hiệu ứng của GDTC chính là sức mạnh của một quốc gia,một dân tộc,một thế hệ.      Để GDTC  ngày càng có nhiều hơn những hiệu quả tác động vào đời sống cùng với tính chất và tác dụng của nó thực sự là chất lượng sống của con người thì trong ngành giáo dục đã vận dụng đưa vào học đường một hệ thống giáo dục cơ bản.
doc 17 trang Mai Loan 23/11/2023 4541
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
GDTC trong trường học là một hoạt động giáo dục quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục việt nam. GDTC góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng, nhà nước và của ngành nhằm phổ cập và nâng cao cho thế hệ trẻ việt nam những nền tảng cơ bản để phục vụ đất nước trong thời kỳ hội nhập.
 Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cho thế hệ trẻ thì việc chăm sóc giáo dục ý trí rèn luyện để nâng cao sức khỏe có tính chất “toàn dân” là một trong những yêu cầu cơ bản của giáo dục nước nhà. Do vậy, GDTC đang có một vị trí, một vai trò quan trọng và ngày càng khẳng định nhiều hơn tính ưu việt,sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó đối với đất nước, đối với thời đại, đối với các thế hệ nói chung và đối với giáo dục học đường nói riêng. Hiệu ứng của GDTC chính là sức mạnh của một quốc gia,một dân tộc,một thế hệ. 	 Để GDTC ngày càng có nhiều hơn những hiệu quả tác động vào đời sống cùng với tính chất và tác dụng của nó thực sự là chất lượng sống của con người thì trong ngành giáo dục đã vận dụng đưa vào học đường một hệ thống giáo dục cơ bản.
Giáo dục là hoạt động có mục đích và có tổ chức của thầy và trò. Hoạt động của thầy luôn luôn gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức của trò nhằm hình thành cho hs những quan điểm những niềm tin, những định hướng có giá trị, lí tưởng cũng như động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, đạo đức 
Những môn học trong nhà trường nói chung đều góp phần thực hiện những mục tiêu trên. Đối với mỗi môn học đều có những đặc thù riêng, những phương pháp giảng dạy nhất định. Riêng đối với bộ môn thể dục cũng có những đặc trưng riêng. ở bộ môn này những hoạt động của thầy và trò luôn song song với nhau. Trước đây do hoàn cảnh kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên các phương tiện đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế vì vậy trong quá trình giảng dạy GV thường phải “dạy chay”. Ngày nay khi đồ dùng dạy học được cung cấp tương đối đầy đủ, thì việc dạy và học trong nhà trường có nhiều điều kiện để phát triển. 
 Là giáo viên giảng dạy bộ môn GDTC ở trường tiểu học, qua thực tế giảng dạy cũng như được tham dự những tiết chuyên đề và học hỏi đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi sử dụng đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả và phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, mang lại hiệu quả cao trong giờ học không ngừng nâng cao chất lượng trong từng tiết học. 
 Như nhiều môn học khác, bộ môn GDTC có nhiều dụng cụ dạy học và các phương tiện dạy học của GV là rất đa dạng và phong phú.Vấn đề đặt ra là người GV sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để nâng lại hiệu quả cao cho tiết học ?
2. Mục đích
Củng cố sức khỏe và phát triển thể lực cho học sinh. Nâng cao chất lượng một giờ học GDTC thông qua việc sử dụng ĐDDH cho phù hợp với điều kiện hiện có của các trường hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 4 và 5 Trường tiểu học Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
Về không gian: Trường Tiểu học Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội.
Về thời gian: Trong năm học 2010-2011. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
5.1 Quan sát: Trong quá trình thử nghiệm, quan sát để tìm ra những chỗ đã làm được , chỗ chưa được để từ đó đưa ra biện pháp giải quyết. 
5.2 Phân tích, nghiên cứu tài liệu:
	đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm tiếp cận các phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài của các tác giả đi trước trong ngành giáo dục thể chất. Cụ thể:
 dựa trên Luật giáo dục, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, sách giáo dục học, tâm lý trẻ em, sách giáo dục thể chất vvv
 Tham khảo chương trình đào tạo môn thể dục của bộ giáo dục và đào tạo đối với các trường THPT trong toàn quốc; sách hướng dẫn soạn giảng môn thể dục giành cho các giáo viên thể dục cấp học THPT; sách hướng dẫn sử dụng nội dung giảng dạy môn thể dục trong chương trình cải cách giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo; một số giáo án giảng dạy, huấn luyện môn bóng bàn của giáo viên thể dục trường THPT... và trường Đại Học SP TDTT Hà Nội.
 Tham khảo tài liệu: “Đổi mới phương pháp dạy thể dục” tài liệu của Trần Đồng Lâm do nhà xuất bảnTDTT Hà Nội ấn hành năm 2000 trong tưyển tập: “nghiên cứu khoa học sức khoẻ thể chất trong nhà trường các cấp”; “ nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tập luyện môn thể thao tự chọn trong các nhà trường THCS thuộc khu vực thành thị’’ Luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Viết Minh năm 1998.
5.3 Phỏng vấn trực tiếp: tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc trực tiếp , lắng nghe một cách trung thực nhất ý kiến của các em về vấn đề đặt ra. sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm xác định chính xác nguyện vọng học tập môn thể dục ngoài giờ và các bài tập có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức bền chuyên môn cho nam đội tuyển bóng bàn trường THPT..Dưới đây đề tài xin trình bày nội dung chi tiết.
 5.3.1 Phỏng vấn xác định nguyên nhân học yếu và nguyện vọng học sinh tham gia học tự chọn môn bóng bàn.
 Mục đích: nhằm xác định nguyên nhân và nguyên vọng số học sinh tham gia học tự chọn môn bóng bàn.
 Cách thực hiện: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi,(nội dung phiếu hỏi trình bày tại chương 2 của khoá luận), phát phiếu hỏi một lần và thu phiếu hỏi sau 3 ngày phát phiếu.
 Cách đánh giá xử lý số liệu phỏng vấn: Đề tài sử dụng phương pháp tính tổng số ý kiến đồng thuận với từng nội dung, nếu số ý kiến đồng thuận chiếm 70% thì nội dung đó được đề tài sử dụng để thực nguyệm và định hướng cho công tác thực nghiệm. 
5.4 Phương pháp anket: sử dụng bảng hỏi dành cho học sinh đồng để nắm được mức độ nhận thức của các em về việc sử dụng đồ dùng dạy học.
5.5 Thử nghiệm: áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng học tập để nâng cao hiệu quả tiết dạy.
Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận của biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả ở bộ môn Giáo dục thể chất
Cùng với sự phát triển chung của xã hội ngày nay, TDTT cũng đang trên đà phát triển không ngừng, nó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân và còn thể hiện sự khát vọng vươn lên chiếm lĩnh mọi đỉnh cao của con người trong đó có vấn đề TDTT và thể lực với tư cách là một giá trị của con người.
 	1 Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của trường THPT
 1.1. Về cơ sở vật chất.
 Là một trường nằm trên vùng đất có truyền thống hiếu học, người dân sớm nhận thức đúng về giáo dục nên đã chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo những học sinh giỏi toàn diện về đức - tri - thể - mỹ - lao. 
 Ngoài phong trào học tập các môn văn hoá, thì các hoạt động ngoại khoá về TDTT của trường cũng rất phát triển. Hoạt động TDTT ngoại khoá là một trong những điểm mạnh và chủ yếu nhất trong nhà trường, nó thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện với mục đích rèn luyện chân thể và nâng cao thành tích thể thao, đăc biệt là các môn thể thao như: điền kinh, bóng bàn, bóng chuyền. 
2. Một vài khái niệm cơ bản
2.1. Biện Pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
2.2. Đồ dùng dạy học: Là một thiết bị dùng để minh hoạ, làm rõ hơn, phong phú hơn nội dung của bài dạy.
2.3 Giáo dục thể chất: Là một môn học nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng nâng cao chất lượng về thể lực, từ đó làm nền tảng cho việc phát triển về tư duy cho học sinh
Trong quá trình giáo dục, những tư tưởng chỉ đạo phương hướng cơ bản quy định nội dung phương pháp và cách tổ chức quy trình giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo là vô cùng quan trọng
Đối với bộ môn GDTC ở trường tiểu học thì vừa phải thực hiện mục tiêu trên nhưng đồng thời cũng phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng không kém là góp phần vào việc phát triển con người toàn diện cả về đức trí thể mỹ. 
3. Người giáo viên trong thời kì đổi mới 
Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của XH được Đảng và nhà nước quan tâm coi nhiệm vụ giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất nên các môn học trong nhà trường luôn được quan tâm với những đồ dùng giang dạy hiện đại nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Đối với nhà trường tiểu học nói chung, bộ môn GDTC nói riêng cũng được quan tâm với nhiều dụng cụ thể thao và các phương tiện dạy học khác
4. Công cụ lao động của người giáo viên.
Công cụ lao động của người giáo viên là hệ thống những tri thức KN, KX cần thiết để thực hiện chức năng giáo dục nhằm thu hút học sinh tham gia một cách tự giác tích cực. Nhân cách người giáo viên với tất cả vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ đạo đức có ý nghĩa to lớn có tính quyết định trong giáo dục.
 Ngoài ra các phương tiện giáo dục khác như đồ dùng dạy học các phương tiện kỹ thuật cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên cho dù các phương tiện dạy học có hiện đại đén đâu chăng nữa thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên phải vận dụng sử dụng các phương tiện dạy học một cách linh hoạt trong mọi hoàn cảnh thì bài dạy mới đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo chất lượng giáo dục một giờ học, vừa mang tính khoa học phù hợp với hoàn cảnh
5. Vai trò, tác dụng của các phương tiện đồ dùng dạy học
Trong quá trình dạy học thể dục, việc sử dụng phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn luyện KN, KX giúp cơ thể phát triển cân đối toàn diện. Do đó đồ dùng dạy học và các phương pháp khi sử dụng đồ dùng dạy học góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học 
Chương 2 : Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học môn GDTC 
 	 Do đội ngũ giáo viên được tuyển chọn theo chuẩn và cách điều hành hiệu quả của đội ngũ quản lý nên các mặt hoạt động nói chung và phong trào TDTT của trường thực sự là một điểm sáng trong toàn thành pho. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hiện cơ sở vật chất dành cho học tập và thi đấu TDTT của nhà trường đạt yêu cầu đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nhà trường.
Trong giờ học GDTC ở trường tiểu học, việc sử dụng đồ dùng dạy học là hết sức quan trọng vì:
+ Phải căn cứ vào lưới tuổi, khối lớp để sử dụng đồ dùng cho hợp lí nâng cao hiệu quả giờ dạy
+ Phải căn cứ vào bài dạy và điều kiện thực tế của nhà trường như: sân bãi trang thiết bị hiện có thời tiết 
+ Phải căn cứ vào mức độ tiếp thu và thực hiện của học sinh
+ Phải sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với từng giai đoạn học tập và rèn luyện
Thật vậy, khi giảng dạy môn GDTC ở trường tiểu học, bản thân tôi thấy nhiều vấn đề phải bàn luận, trao đổi mới có thể đem lại những giờ học tốt. Cũng có nhiều người cho rằng sử dụng đồ dùng dạy học môn GDTC đơn giản nhưng thực tế thì :Để có được một giờ học có hiệu quả cao thì người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức,vất vả vì:
+ Đối tượng học sinh rất hiếu động, các em luôn muốn đùa nghịch tìm tòi khám phá
+ Học sinh thích xuống sân để vui đùa, để thể hiện mình 
+ Môi trường giảng dạy thì rộng
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2011 – 2012:
Khối 4
Tổng số
HS
Điểm A+
Tỉ lệ %
Điểm A
Tỉ lệ %
Điểm B
Tỉ lệ %
330
0
0
203
61,5
127
38,5
Khối 5
Tổng số
HS
Điểm A+
Tỉ lệ %
Điểm A
Tỉ lệ %
Điểm B
Tỉ lệ %
310
0
0
219
67,9
91
32,1
Chương III: Một số biện pháp 
1. Biện pháp 1: Đảm bảo an toàn cho học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học:
Các em có thể thực hiện và sử dụng khá tốt những bài tập có tính chất rèn luyện cơ bản, các em có thể tập luyện những bài tập đã trở thành KN, KX. Trong chương trình đã sử dụng một số bài tập thể hiện tính khéo léo như: Nhẩy dây ném bóng trúng đíchĐòi hỏi ở người giáo viên phải chú ý hơn khi sử dụng đồ dùng dạy học sao cho đạt hiệu quả và hơn nữa là phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hiện. Bởi lúc này, các em rất có hứng thú với việc tập luyện các môn mới và ở lứa tuổi này các em rất ham chơi và hiếu động nếu không chú ý sẽ rất rễ xảy ra những tai nạn ảnh hưởng lớn đến kết quả giờ học . Do đó khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên luôn đảm bảo sự an toàn ở mưc cao nhất, đồng thời phải luôn quan sát hướng dẫn các em tập luyện tránh những sai lệch khi các em sử dụng đồ dùng 
* VD: Với nhẩy dây kiểu chụm 2 chân ở học sinh lớp 4. Gv phảI nắm bắt được rõ ràng tình hình sức khỏe của học sinh cũng như tình hình sân bãi dụng cụ nơi tập luyệnsau đó mới đi vào quy trình giảng dạy.Trong quá trình cho học sinh luyện tập giáp viên phải luôn theo dõi những động tác của học sinh khi thực hiện cũng như ý thức kỷ luật vì ở lứa tuổi này các em rất hiếu động lấy dây đùa nghịch nhau thậm trí quăng dây vào mặt nhau rất nguy hiểm ảnh hưởng tới bản thân học sinh cũng như hiệu quả giờ học
 Khi được dự một số tiết chuyên đề ở các trường trong Quận và áp dụng thực tế giảng dạy bộ môn GDTC ,tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân về phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả.Quan trọng hơn đó chính là sự tâm huyết của người giáo viên đối với nghề, với niềm yêu thương con trẻ.
Để mang lại hiệu quả cho giờ học thì giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các đồ dùng hiện có đông thời luôn có sự chuẩn bị kỹ càng cho các giờ học như:
Biện pháp 2: Lựa chọn đồ dùng dạy học hợp lý đối với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy.
Nhu cầu các em tham gia những trò chơi mang tính nhanh nhẹn khéo léo nhiều hơn như: đá cầu, nhẩy dây, các trò chơi với bóng  Do đó giáo viên có thể thay đổi nội dung khi sử dụng đồ dùng luyện tập học sinh nam có thể chơi bóng rổ các em nữ co thể chơi nhẩy dây
Biện pháp 3: Tận dụng đồ dùng dạy học sẵn có, thường xuyên kiểm tra chất lượng và bổ sung kịp thời.
Trong các giờ học giáo viên có thể sử dụng những dụng cụ sẵn có của trường để đảm bảo mục tiêu và chất lượng dậy thể dục. Nên thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bổ sung những dụng cụ mau hỏng , đảm bảo đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh tập luyện. 
Biện pháp 4: Tránh lạm dụng việc sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại.
Trong các giờ học mới, ôn tập hay tập luyện cho HS chuẩn bị thi đấu GV có thể sử dụng băng hình, băng tiếng , phát huy tác dụng của các phương tiện, thiết bị có sẵn và tranh ảnh để phục vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng phương tiện dạy học hiện đại, không thực hiện thị phạm, làm mẫu cho HS hoặc chỉ cho HS xem băng hình động tác kỹ thuật mà không được tập luyện . 
Điều đó làm các em yêu thích môn học hơn, lại vừa đảm bảo hiệu quả giờ học qua đó phát hiện các em có năng khiếu để bồi dưỡng và phát triển
Kết quả đạt được
Qua thời gian vận dụng kinh nghiệm trên trong giảng dạy bản thân tôi thấy đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Kết quả khảo sát chất lượng môn Giáo dục thể chất khối 4 học kỳ I năm học 2011 - 2012
Tổng số
HS
Điểm A+
Tỉ lệ %
Điểm A
Tỉ lệ %
Điểm B
Tỉ lệ %
330
39
12
291
88
0
0
Kết quả khảo sát chất lượng môn Giáo dục thể chất khối 9học kỳ I năm học 2009 – 2010
Tổng số
HS
Điểm A+
Tỉ lệ %
Điểm A
Tỉ lệ %
Điểm B
Tỉ lệ %
310
73
35
237
65
0
0
	 Thực tế cho thấy:
Đa số các em đều yêu thích môn học
Học sinh tập luyện một cách tự giác tích cực
Nhà trường đã đạt được danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc về TDTT cấp thành phố
Qua các giờ học tôi đã phát hiện được nhiều học sinh có năng khiếu tham gia đội tuyển của quận đi thi thành phố đạt nhiều thành tích cao.
Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân thông qua thực tế giảng dạy ở nhà trường cũng như tham khảo các đồng nghiệp.Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường người GV phải căn cứ vào điều kiện CSVC của từng trường vào lứa tuổi của cũng như trình độ nhận thức của học sinh để cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất
Thông qua các nhận xét, đánh giá tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp tôi nhận thấy:
* Không nên quá lạm dụng các phương tiện dạy học hiện đại mà phải luôn vận dụng các đồ dùng dạy học một cách hợp lí sáng tạo
* Phải nâng cao vai trò của người giáo viên trong giờ học.
* Phải phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh trong giờ 
	Với nội dung viết còn khiêm tốn, tôi xin mạnh dạn trình bày biện pháp đã áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học ở bộ môn giáo dục thể chất , sẽ không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong được Lãnh đạo cấp trên góp ý kiến giúp tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 1 thỏng 4 năm 2012
Tụi xin cam đoan đõy là SKKN của mỡnh viết, khụng sao chộp nội dung của người khỏc.
Các tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và đào tạo ( 2004 ), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Khắc Chương ( 2005 ), Rèn đạo đức và ý thức công dân, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội
Nguyễn Hạnh , Tuyển chọn 100 trò chơi dân gian Việt Nam, Tủ sách kỹ năng hoạt động Thanh Thiếu Nhi, Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Thanh Thảo ( Biên soạn), Trò chơi dân gian, Nhà xuất bản Lao Động
Từ điển tiếng việt ( HTTP. Tudientiengviet.com.vn)
Sách giáo dục thể chất khối 4& 5
Danh mục chữ viết tắt
Thể dục thể thao : TDTT
Giáo dục thể chất: GDTC
Giáo viên :GV
Học sinh :HS

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_giao_duc_t.doc