Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số

1. Cơ sở lí luận

 Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Tiếng Việt vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một thứ công cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác. Tiếng Việt thể hiện tính liên quan dạy- học với các môn học khác. Mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Học sinh học Tiếng Việt bằng tư duy trực tiếp, thông qua sự tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày một cách tự phát đến việc nắm ngôn ngữ một cách hệ thống qua các bài học. Từ đó học sinh có tâm lý tự tin trong học tập. Bằng hiểu biết qua nghe, nói khi học đọc và viết học sinh có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa, ngữ pháp qua đó các em có thể học đọc, học viết dễ dàng. Nghị quyết 40/2002/NQ- QH của quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh.

 Thực tế cho thấy vốn tiếng Việt của học sinh còn hạn chế đặc biệt là học sinh lớp Một. Việc nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp của các em học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn. Một mặt do điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức trong đó sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên.

Học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học các môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp Một, việc hình thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Tiếng Việt là tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này.

 Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006; công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; công văn số 8114/ BGD&ĐT- GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; công văn 5842/BGD&ĐT- VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội dung dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Ê- đê- Việt (Vụ GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). 4) Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD).

 

doc 25 trang hoathepmc36 28/02/2022 11911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
	Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục học lên trung học cơ sở, các cấp học khác và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống lao động nhằm đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được nhà nước và cả xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc học nền tảng, việc dạy chữ có tầm quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai.
	Tiếng Việt là tiếng phổ thông đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của trẻ. Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt là công cụ để học học tập các môn học. Có nghe được mới nói được, có đọc được mới viết được. Chính vì thế nên Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình học tập và trong cuộc sống của con người.
	Thực tế cho thấy học sinh dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn vì hầu hết các em luôn có thói quen nói tiếng mẹ đẻ và phát triển khả năng tư duy của các em cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sử dụng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân các em và cha mẹ các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững tiếng Việt. Với một trường có trên 97% học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng khả năng nhận diện và ghi nhớ con chữ chậm dẫn đến khả năng đọc, viết chậm. Việc đọc liền mạch từ, câu gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng đọc biểu cảm. Hầu hết các em còn hạn chế về ngôn ngữ nói, như nói chưa chuẩn, nói chưa đúng mà chủ yếu là nói câu chưa đầy đủ, nói thừa, nói thiếu dấu thanh và lẫn lộn giữa dấu thanh nặng với dấu thanh sắc,  Rất ít em biết tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin.
	Trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc dạy tăng cường tiếng Việt đã được vận dụng linh hoạt trong các tiết học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tăng cường tiếng Việt giúp các em học sinh có cơ hội được thực hành nghe, đọc, nói, viết thành thạo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế việc dạy tăng cường tiếng Việt vẫn chưa được sử dụng đúng mực và chưa phát huy hết hiệu quả. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học. 
	Đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là tìm ra các giải pháp để tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên và học sinh giảm bớt đi những khó khăn, rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Khi các em có được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em trở nên dễ dàng hơn. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp cụ thể về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tôi thấy chất lượng giáo dục ở trường đã được dần dần nâng lên. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thiểu số nói chung và học sinh dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số”.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	Mục tiêu: Thực hiện đề tài này với mục đích nâng cao kỹ năng đọc, viết, hiểu nghĩa của tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp và tìm ra biện pháp khắc phục những yếu kém mà học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số thường mắc phải. Thức đẩy tinh thần tự học và tìm kiếm tri thức; mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Qua đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày một đi lên. 
	Nhiệm vụ của đề tài: Thống kê, tổng hợp những thuận lợi, khó khăn về học tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tìm ra biện pháp để khắc phục những nhược điểm và đề xuất một số giải pháp tăng cường, nâng cao tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình giảng dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối tượng nghiên cứu 
	Một vài biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số.
Giới hạn của đề tài
	Học sinh khối 1, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk năm học 2016 – 2017, năm học 2017 – 2018.
Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
	b. Phương pháp ngiên cứu thực tế
	Tổng hợp số liệu về thực trạng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Võ Thị Sáu.
	C. Phương pháp phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện giái pháp và sau khi áp dụng những giải pháp.
	Phỏng vấn giáo viên, học sinh về những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả đạt được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tăng cường tiếng Việt.
	II. Phần nội dung
Cơ sở lí luận
	Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Tiếng Việt vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một thứ công cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác. Tiếng Việt thể hiện tính liên quan dạy- học với các môn học khác. Mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Học sinh học Tiếng Việt bằng tư duy trực tiếp, thông qua sự tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày một cách tự phát đến việc nắm ngôn ngữ một cách hệ thống qua các bài học. Từ đó học sinh có tâm lý tự tin trong học tập. Bằng hiểu biết qua nghe, nói khi học đọc và viết học sinh có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa, ngữ pháp qua đó các em có thể học đọc, học viết dễ dàng. Nghị quyết 40/2002/NQ- QH của quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. 
	Thực tế cho thấy vốn tiếng Việt của học sinh còn hạn chế đặc biệt là học sinh lớp Một. Việc nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp của các em học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn. Một mặt do điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức trong đó sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên.
Học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học các môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp Một, việc hình thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Tiếng Việt là tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này.
	Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006; công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; công văn số 8114/ BGD&ĐT- GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; công văn 5842/BGD&ĐT- VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội dung dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Ê- đê- Việt (Vụ GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). 4) Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD). 
Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
	Trường Tiểu học Võ Thị Sáu là một trường thuộc vùng khó khăn. Toàn trường có 542 học sinh, trong đó có 515 em dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Ê – đê chiếm trên 95%. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên trong tổ chưa đồng đều, số giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm 31,1% kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Chất lượng giáo dục hàng năm còn thấp, tỉ lệ học sinh thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết chưa cao. 
	Năm học 2017 – 2018, khối 1 có 110 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 104 em chiếm 94,5%, số em người Kinh cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù hằng năm đã được nghiệm thu lớp Mẫu giáo 5 tuổi, nhưng trong thực tế có một số em đến ngày nghiệm thu mới ra lớp vì vậy vốn tiếng Việt của các em còn nghèo nàn nên việc giao tiếp của các em gặp nhiều khó khăn. Mặt khác qua 3 tháng nghỉ hè các em không có cơ hội giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất cho giáo viên dạy lớp Một. Những em này hầu như chưa biết tiếng Việt và chưa biết giao tiếp bằng tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh có thể hỏi, trả lời và hiểu được yêu cầu của giáo viên chỉ chiếm tỉ lệ một phần nhỏ. Các em chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh đơn giản như “trật tự”, “ra chơi”, “vào lớp”, “ra về”. 
	Khi bước vào lớp Một, kiến thức về tiếng Việt của các em như một trang giấy trắng. Giáo viên rất vất vả trong quá trình truyền thụ kiến thức cho các em vì người giáo viên vừa phải dạy tiếng kết hợp dạy chữ, dạy kỹ năng sống. Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn trăn trở tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng môn tiếng Việt theo chương trình 300 tiết lên 500 tiết, tăng cường phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập, tổ chức các hình thức học tập theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 60 – 65 phút song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn. Có khi một câu hỏi giáo viên đưa ra đến ba lần nhưng các em vẫn không hiểu, không trả lời được. Cũng có khi các em chỉ trả lời trống không, không có đầu câu và cuối câu. Một vài em sau khi lên lớp mới chỉ biết đánh vần, chưa có khả năng đọc thông viết thạo, một số em không thích đi học vì không tiếp thu được bài. Xảy ra tình trạng này không phải là do giáo viên cho học sinh lên lớp khi chưa đủ điều kiện lên lớp mà do các em còn ít vốn tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động rất dễ quên. Lại thêm 3 tháng nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thức trong đó đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết là làm toán dẫn đến tình trạng nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.
	Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt của các em ở gia đình và cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân thường sống theo buôn làng, ít giao tiếp với người Kinh, không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Nhiều người trong gia đình không nói được tiếng Việt hoặc ít sử dụng tiếng Việt nên việc sinh hoạt giao tiếp trong gia đình hầu như bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, khi trẻ ra lớp thường chưa nói và hiểu được tiếng Việt.
	Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, các gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên thường xuyên phải nghỉ học. Nhiều gia đình không có bàn ghế, không có góc học tập để các em học ở nhà. 
Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
	Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiếu số nhằm tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp Một, giúp các em tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, tiếp thu các môn học có hiệu quả là cơ sở để các em học tốt ở các lớp trên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
	Biện pháp thứ nhất: Phối hợp và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của lớp học 
	Đổi mới phướng pháp dạy - học và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của người giáo viên nhằm đem đến cho người học sự hứng thú trong học tập và hiệu quả cao nhất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá nhằm giúp học sinh chủ động trong việc học, chống lại thói quen học tập thụ động. Rèn luyện cho học sinh cách học theo nhóm, phát huy tính sáng tạo, năng động, cách trình bày một vấn đề, cách thuyết trình trước đám đông, cách trả lời câu hỏi nhanh và đúng. Loại bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một cách thụ động của người học để hoạt động học thực sự là một quá trình kiến tạo. 
	 Một tiết học thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố không thể thiếu đó là sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, và đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp có một ưu thế riêng không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy, người giáo viên phải biết vận dụng, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng những phương pháp như sau:
	Phương pháp 1: Phương pháp quan sát, động viên, khen thưởng học sinh. Trong mỗi tiết dạy, người giáo viên thường quan sát, nắm bắt kịp thời từng đối tượng học sinh. Đối với những em năng khiếu thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn với học sinh khó khăn trong học tập phải nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Em đã có tiến bộ, nếu em đọc không sai dấu thanh sắc thì em đọc hay hơn”. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ nhỏ cũng tạo cho các em có sự hứng thú học tập. Không chỉ động viên khen khen ngợi mà còn giành nhiều thời gian để giúp đỡ các em. Trong giờ ra chơi giáo viên nên trò chuyện, chỉ bảo cho các em những chỗ các em chưa biết. Với phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn, cây bút... cũng làm cho các em phấn khởi và cố gắng hơn. . 
Ví dụ: Em H’Sê Na Bkrông lúc đầu em đọc rất yếu lại đọc sai dấu thanh sắc với dấu thanh nặng. Thấy vậy, tôi thường xuyên gọi em đọc bài. Tôi phân tích lại cấu tạo của tiếng em đọc sai gồm có âm, vần, dấu thanh sau đó hướng dẫn cách phát âm thật kĩ lưỡng. Đối với tiếng có dấu thanh sắc khi phát âm chú ý cao độ tức là phải đọc lên giọng, còn tiếng có thanh nặng cao độ thấp nên đọc xuống giọng. Sau đó phát âm mẫu rồi yêu cầu em phát âm lại. Mặc dù em phát âm chưa chuẩn nhưng vẫn động viên và khen ngợi. Vì thế dần dần em mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia hoạt động học và một thời gian sau em đã phát âm đúng.
Phương pháp 2: Phương pháp hỏi đáp
 Đây là phương pháp mà giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện những cái mới từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.
 Ví dụ: Khi dạy bài 8: l – h, sau khi cho học sinh tìm ghép trên bảng gài âm mới, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hướng các em suy nghĩ trả lời phát hiện cái mới như sau:
 - Đây là âm gì? 
 - Tiếng lê gồm có mấy âm tạo thành?
 Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu tránh những câu hỏi dài dòng, câu hỏi có hoặc không. Lời nói của giáo viên khi đưa ra câu hỏi phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không la mắng khi học sinh trả lời sai.
 Phương pháp 3: Phương pháp tổ chức học nhóm
	Học tập theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ. Là phương pháp có sự tham gia tích cực của học sinh. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.. Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Phương pháp dạy học theo nhóm được đánh giá là một phương pháp tích cực, hướng vào học sinh, phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Vì vậy trong mỗi tiết dạy giáo viên thường chia nhóm cho các em học tập đảm bảo nhóm nào cũng có em năng khiếu, em còn khó khăn trong học tập. Qua hoạt động tổ chức học theo nhóm các em được học tập lẫn nhau, từ đó các em sẽ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy vậy giáo viên không nên lạm dụng phương pháp dạy học theo nhóm quá nhiều.
Ví dụ: Khi dạy bài 17: U, Ư, sau khi cho các em nhận biết âm u và âm ư, tôi tổ chức cho các em tìm tiếng, từ có chứa âm vừa học. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em trong đó một em làm nhóm trưởng. Sau đó giao việc và thời gian cho các em thảo luận tìm ra những tiếng từ có chứa vần vừa học. Trong quá trình thảo luận, các em trao đổi tìm ghép vào bảng gài những tiếng từ theo yêu cầu. Hết thời gian, các em tự phân công nhau báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. Các bạn khác nghe để bổ sung ý kiến nếu thấy còn thiếu. Qua hình thức tổ chức này giúp các em mạnh dạn, tính thi đua, học hỏi lẫn nhau, được nói một cách tự nhiên dù kết quả thảo luận chưa cao.
	Khi dạy phần luyện nói bài tập đọc Bàn tay mẹ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 trang 56, giáo viên chia nhóm, giao việc, quy định thời gian cho các em thảo luận sau đó tổ chức cho các em thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi, một em hỏi một em trả lời. 
	- Ai nấu cơm cho bạn ăn? Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
	- Ai chăm sóc khi bạn ốm? Mẹ tôi chăm sóc khi tôi ốm.
- Ai mua quần áo mới cho bạn? Mẹ tôi mua quần áo mới cho tôi.
- Ai vui khi bạn học tốt? Mẹ vui khi tôi học tốt.
Khi học sinh thực hành hỏi đáp, giáo viên theo dõi, sửa chữa kịp thời nếu các em nói câu ngược hoặc nói câu thiếu thành phần. 
Với những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã giúp học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin, vốn tiếng Việt của các em đã được cải thiện rất đáng mừng. Các em đã có khả năng tự đặt ra những câu hỏi, biết diễn đạt bằng lời những ý kiến của mình trước tập thế. Việc giao tiếp của các em cũng tốt hơn. Không khí lớp học sôi động, hấp dẫn, các em tiếp thu bài cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ sung vốn tiếng Việt một cách hiệu quả.
 Phương pháp 4: Phương pháp tổ chức các trò chơi
	Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí, củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh giúp các em có tính mạnh dạn, tính hợp tác, tính thi đua, tính kỉ luật khi thể hiện mình trước tập thể. Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn. Vì vậy cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho học sinh chơi. Có thể tổ chức trò chơi khi thì vào bài, có khi để dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt, có lúc để củng cố, hệ thống hoá kiến thức trong một bài hay trong một chương. Khi tổ chức trò chơi, cần phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi, luật chơi và trước khi tổ chức chơi cho các em chơi thử để các em tự tin hơn. 
Một trong những trò chơi phát huy tính tích cực thể hiện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp là phương pháp đóng vai. 
	Đóng vai là một trong những phương pháp gây được hứng thú trong học tập cho học sinh học mà chơi, chơi mà học, rèn tính tự tin, tinh thần đoàn kết đặc biệt đây là điều kiện tốt để tăng cường tiếng Việt cho học sinh song để mang lại hiệu quả, giáo viên và học sinh phải đầu tư nhiều thời gian.
	Ví dụ khi dạy bài tập đọc Vẽ ngựa, sau khi hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài, giáo viên cho các em xác định bài có mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào? Cho các em phân vai và đọc theo vai nhân vật mình yêu thích. Đến phần l

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_day_tang_cuong_tieng.doc