Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11) có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11) có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video địa lí

1. Cơ sở lí luận.

- Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009.

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạo về công tác giáo dục BVMT

- Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, chính vì vậy, BVMT hiện là vấn đề được quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ trên, Bộ GD&ĐT xây dựng bộ tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường trong các môn học trong đó có môn địa lí cấp THPT

 

doc 17 trang cuonglanz2a 7926
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11) có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :	
 Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trính đô thị hoá mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng to lớn. Kết quả là nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị bị phá huỷ, rối loạn và môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu.
 Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường được xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
 Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
 Thực tế, trong năm học trước với việc lồng ghép các kiến thức về môi trường vào chương trình giảng dạy Địa lí 10, học sinh đã có được cái nhìn đúng đắn và toàn diện về vấn đề môi trường. Song vẫn cần tiếp tục khắc sâu nội dung kiến thức này cho học sinh ở lớp 11 và 12 để nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Dạy bài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU ( Địa lí 11) có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng phương 
pháp sử dụng tranh ảnh, video địa lí ”
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích.
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường xung quanh 
 2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp.
- Sưu tầm tranh ảnh, video về các vấn đề môi trường.
- Đề ra những giải pháp đề nhằm nâng cao việc dạy tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài giảng.
- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc chỉ đạo dạy tích hợp các nội dung mới hiện nay như vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển đảo..... có hiệu quả.
- Thông kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. 
 III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
 - Giáo dục học sinh có lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chúng ta.. 
- Nhận thức rõ và hiểu đúng những vấn đề đang diễn ra trên thế giới như: Dân số, tự nhiên, môi trường cũng như những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
 - Từ đó có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức BVMT
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng.
 Học sinh khối 11 trường THPT số I Bảo Thắng
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí 11 trong chương trình SGK ban cơ bản.
- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể áp dụng vào việc dạy bài 3: “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”
3. Kế hoạch nghiên cứu.
- Bắt đầu: 25/8/2013
- Kết thúc: 20/5/2014 
PHẦN II. NỘI DUNG
Cơ sở lí luận.
- Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạo về công tác giáo dục BVMT
- Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, chính vì vậy, BVMT hiện là vấn đề được quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc,  Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và  Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ  nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ trên, Bộ GD&ĐT xây dựng bộ tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường trong các môn học trong đó có môn địa lí cấp THPT
2 . Cơ sở thực tiễn:
Trường THPT Số I Bảo Thắng là một trong những trường có cở sở vật chất tương đối tốt phục vụ cho công tác dạy và học. Trong quá trình dạy học môn Địa Lí của trường, chúng tôi có nhiều thuận lợi nên việc dạy tích hợp giáo dục môi trường có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Song trên thực tế hiện nay trong quá trình dạy học Địa Lí ở các trường THPT vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn. Việc giáo dục môi trường hiện nay đôi lúc còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn ”. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những  hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. 
3. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường:
Trước hết ta có thể hiểu: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật...) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường.
- Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
- Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa Lí thành bài giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Trong khi dạy tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ta có thể xem các mức độ có thể tích hợp vào bài dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung, kiến thức bài học của học sinh như: 
 + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục BVMT
+ Mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ và giáo dục học sinh.
 - Về phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng khá đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. 
4. Nội dung nghiên cứu.
a. Yêu cầu đối với phương pháp sử dụng tranh ảnh, video Địa Lí.
Tranh ảnh, băng hình cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Tranh ảnh, băng hình tạo biểu tượng cụ thể, rõ nét về các hiện tượng địa lí, trong đó có các hiện tượng về môi trường. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, băng hình, khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, băng hình liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi gây tổn hại hoặc cải tạo môi trường.
 Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện tượng gì? vấn đề gì? ở đâu và mô tả.
b. Ứng dụng cụ thể.
 Trong chương trình Địa Lí 11 ban cơ bản trong các năm dạy tôi đã chủ động dạy tích hợp giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các bài dạy. Cụ thể bài: “ Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Tôi xin trình bày mong các đồng nghiệp chia sẻ và góp ý.
Ngày soạn: 1 / 9 / 2013
Ngày dạy: 3 / 9 / 2013
Tiết 3- Bài 3: 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
   Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: 
- Giải thích được hiện tượng bùng nổ DS ở các nước ĐPT và già hóa DS ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm MT; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ MT.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết để bảo vệ hòa bình. 
2. Kĩ năng: Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác của toàn nhân lọai.
4. Trọng tâm: Đặc điểm, hậu quả của bùng nổ DS ở các nước đang phát triển và già hóa DS ở các nước phát triển, ô nhiễm MT và một số vấn đề khác.
II.GIÁO DỤC TÍCH HỢP
1.GDBĐKH: 
*Nội dung có thể tích hợp: Môi trường
*Mục đích GD:Giúp HS nhận thức được hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ôzôn, hiện tượng ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương cũng như hiện tượng suy giảm đa dạng sinh vật. Từ đó liên hệ thực tế ở nước ta để thấy rõ tác động của BĐKH đến nhiều mặt của đời sống KTXH
2.GDSDTK&HQNL:
*Địa chỉ tích hợp: -Mục I: Dân số. (Tập trung vào phần 1: “Bùng nổ dân số”)
 -Mục II: Môi trường
*Nội dung tích hợp: 
-Kiến thức
+ Mối quan hệ giữa dân số với vấn đề sử dụng tài nguyên.
+ Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
-Kĩ năng: Phân tích tranh ảnh trong bài và liên hệ với thực tế. 
-Thái độ: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên cũng góp phần bảo vệ môi trường.
*Mức độ tích hợp:Liên hệ.
III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng; giao tiếp ứng xử với người khác, kĩ năng trình bày và trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, súc tích và chính xác về vấn đề dân số, môi truờng. 
-Tư duy: nêu vấn đề, bình luận, xử lí thông tin; phân tích đối chiếu về vấn đề dân số , môi trường. 
 -Làm chủ bản thân: KN quản lí thời gian, nhận và hoàn thành trách nhiệm ; kiềm chế cảm xúc. 
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Động não.
-Trình bày 1 phút.
-Làm việc nhóm nhỏ.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-bảng số liệu SGK phóng to.
- Một số hình ảnh về ô nhiễm MT trên TG và VN.
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh KV và nạn khủng bố trên TG.
- Phiếu học tập
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
a/ Trình những biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa?
b/ Trình bày những nguyên nhân và biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?
3. Bài mới
Liên hệ các vấn đề nổi bật hiện nay qua các phương tiện thông tin trên TG như: khủng bố, thiên tai, nghèo đói, dân số 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Họat động 1:Dân số 
Hình thức: nhóm 
Thời gian 15 phút
Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận.
B1:- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: dựa vào bảng 3.1/13 so sánh tỉ suất gia tăng DS tự nhiên của nhóm nước đang phát triển và phát triển và toàn TG
+ Nhóm 2: DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì?
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 3.2/14 so sánh cơ cấu DS theo nhóm tuổi của nhóm nước đang phát triển và phát triển
+ Nhóm 4: DS già dẫn đến hậu quả gì?
B2:Thảo luận nhóm, 
B3:HS trình bày, nhóm khác trao đổi bổ sung
B4:- GV kết luận sửa chữa bổ sung
*GDSDTK&HQNL: Em hãy cho biết mối qquan hệ giữa dân số với vấn đề sử dụng tài nnguyên.Nêu biện pháp giải quyết.
( Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Cần sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên ,đặc biệt những nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt và không phục hồi được)
Hoạt động 2: Môi trường
 Hình thức: nhóm 
Thời gian 17 phút
Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận.
Tư liệu: SGK 
Đồ dùng:bảng số liệu, hình ảnh về ô nhiễm MT..
B1:- GV chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm giao 1 vấn đề thảo luận và điền vào bảng:
B2: Các nhóm thảo luận các vấn đề môi trường theo theo nội dung:
Vấn đề MT
Hiện Trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
+ Nhóm 1: Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Nhóm 2: Vấn đề suy giảm tầng ôdôn.
+ Nhóm 3: Vấn đề ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương.
+ Nhóm 4 : Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học.
B3: Đại diện các nhóm lên trình bày.
B4:GV lấy VD bổ sung và chuẩn kiến thức.
 GV cho HS biết nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường một phần là do dân số đông và tăng nhanh. 
*GDBĐKH:Em hãy cho biết sự BĐKH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến SX và đời sống 
-Nước ta có đường bờ biển dài và ở ven biển chủ yếu là ĐH đồng bằng, khi nhiệt độ TĐ tăng thì các ĐB bị ngập nên mất DT đất trồng .
-Mưa axít và thủng tầng ôzôn sẽ ảnh hưởng tới sự pt và sinh trưởng của các loài sinh vật.
*GDSDTK&HQNL: để giảm lượng khí phát thải co2 vào bầu khí quyển chúng ta cần làm gì? Ngay từ bây giờ việc cấp bách nhất để giảm khí co2 là chúng ta phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả , đồng thời sử dụng nguồn năng lượng sạch.Nêu những việc làm cụ thể hàng ngày:hưởng ứng thực hiện giở trái đất,tắt bóng đèn khi đã đủ sáng, tắt điện khi ra khỏi phòng học
Hoạt động 3: Một số vấn đề khác
Hình thức:cả lớp 
Thời gian 5 phút
Phương pháp :Đàm thoạ , gợi mở.
Tư liệu: SGK 
Đồ dùng:phim thời sự về các vụ khủng bố...
- Trao đổi HS về khủng bố, liên hệ thực tế
I. Dân số 
1. Bùng nổ DS 
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của TG. Do tỷ suất gia tăng tự nhiên cao
2. Già hóa dân số 
- DS TG có xu hướng già đi, tỷ lệ sinh thấp, DS tăng chậm:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm 
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng
II. Môi trừơng 
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn 
- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng => nhiệt độ Trái đất tăng
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt => mưa axit => tầng ôdôn mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và đại dương 
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm => thiếu nước sạch
- Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu => MT biển bị ảnh hưởng, tài nguyên suy giảm.
3. Suy giảm đa dạng sinh học 
- Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu SX
III. Một số vấn đề khác
- Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo
4. Củng cố - Đánh giá   (Thời gian 6 phút)
*Đối với HS trung bình:
 Tự luận: 
Câu 1: Xây dưng sơ đồ tóm tắt nội dung bài học
Câu2: Chứng minh rằng trên TG sự bùng nổ dân số diễn ra ở nhóm nước đang pt, sự già hóa dân số diến ra ở nhóm nước pt.
Câu 3 : Hãy trình bày về hiện trạng ,nguyên nhân, hậu quả, giải pháp một số vấn đề về môi trường toàn cầu.
*Đối với HS khá giỏi:
Câu1/Giải thích câu nói : Trong bảo vệ môi trường cần phải « Tư duy toàn cầu hành động địa phương »
-Cần phải tư duy toàn cầu vì môi trường TĐ là ngôi nhà chung của tất cả mọi người. Môi trường tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Hoạt động phá hoại môi trường ở nơi này sẽ ảnh hưởng nhiều đến nơi khác.
-Hành động địa phương : bảo vệ MT phải tiến hành ở từng nơi cụ thể gắn với cuộc sống của mỗi con người, ko có bảo vệ MT một cách chung chung
Câu 2 :Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự lỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể TG ?
-Môi trường ko có biên giới và ko thể chia cắt được.
-môi trường có khả năng gây ra các phản ứng dây truyền. nếu một bộ phận nào đó của môi trường bị ảnh hưởng, sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
-Nên bảo vệ MT phải có sự nỗ lực chung của các quốc gia trên TG mới đem lại hiệu quả cao.
Câu3:Các nước đang pt gặp những kk gì về mặt KT-XH khi giải quyết vấn đề môi trường ?(VN gặp những khó khăn) 
-Nền KT chậm pt, thiếu vốn.
-Thiêu cán bộ khoa học-kĩ thuật.
-Nợ nước ngoài.
- Thiên tai , dịch bệnh pt.
-Dân số đông.-Trình độ SX còn thấp
5. Hoạt động nối tiếp   
Sưu tập tài liệu về vấn đề MT
Làm BT3/16/SGK
Chuẩn bị tài liệu về tòan cầu hóa, về nhà chuẩn bị bài TH
VII. PHỤ LỤC
* Phiếu học tập : 
Dựa vào SGK, kiến thức hoàn thành:
Một số vấn đề MT toàn cầu
Vấn đề MT	
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ô dôn
Ô nhiễm MT biển và đại dương
Suy giảm đa dạng sinh học
Vấn đề MT
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả 
Giải pháp
Biến đổi khí hậu tòan cầu
 Trái đất nóng lên
Mưa axit
Lượng CO2 tăng nhanh trong khí quyển→hiệu ứng nhà kính
Chủ yếu từ ngành sx điện và các ngành sx than đốt 
Băng tan, mực nước biển dâng lên ngập một số vùng thấp.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sinh hoạt và sản xuất
Cắt giảm lượng CO2,SO2,NO2,CH4 trong sản xuất và sinh hoạt.
Suy giảm tầng ô dôn
Tầng ôdôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng rộng
Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra một lượng khí thải CFCs lớn .
Ảnh hưởng đến sức khỏe mùa màng, sinh vật thủy sinh
Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt
Ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương.
Ô nhiễm biển
Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt
Ô nhiễm biển nghiêm trọng
Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ
Thiếu nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh`
Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí nước thải.
Đảm bảo an toàn hàng hải
Suy giảm đa dạng sinh học
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Khai thác thiên nhiên quá mức
Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệuMất cân bằng sinh thái
Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY
6. Kết quả thực hiện.
Kết quả: Sau khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường ở bài dạy trên, để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề tôi đã tiến hành thực nghiệm để đối chiếu so sánh phương pháp này với phương pháp khác bằng câu hỏi kiểm tra 15 phút ở tiết học tiếp theo sau. Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
11ª 2 (Phương pháp đàm thoại gợi mở, không sử dụng tranh ảnh, video)
20%
60%
20%
11ª 5 (Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video Địa Lí)
46%
50%
4%
 Qua kết quả trên ta có thể khẳng định việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên chú ý đúng mức và chuẩn bị chu đáo tranh ảnh, video thì kết quả giáo viên thu được tốt hơn rất nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_mang_tinh_toan_cau_dia_l.doc
  • docđơn công nhân SKKN.doc