Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lý dân cư Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lý dân cư Việt Nam

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

 Căn cứ vào tình hình thực tế, tôi xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

* Mục đích:

- Xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng phần Địa lý Dân cư Việt Nam.

- Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý Dân cư Việt Nam tại đơn vị công tác, đồng thời có thể áp dụng tại các trường THPT khác.

* Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu nội dung kiến thức Địa lý Dân cư Việt Nam.

- Đề xuất phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy như hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác Atlat, sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy, hệ thống các dạng bài tập liên quan.

3. Phạm vi nghiên cứu

Thực nghiệm áp dụng phối hợp các phương pháp khi giảng dạy phần Địa lý Dân cư cho học sinh khối 12 tại trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, HSG trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, HSGQG tỉnh Lào Cai, đồng thời đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên Địa lý của tỉnh Lào Cai trong đợt bồi dưỡng thường xuyên hè 2013. Sau đó, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thực nghiệm đối với học sinh và giáo viên về nội dung đã triển khai.

 

doc 21 trang cuonglanz2a 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lý dân cư Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề được nghiên cứu
Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người ở các quốc gia, khu vực và quốc tế, từ đó làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. 
Trong chương trình Địa lý Việt Nam, Địa lý Dân cư là một nội dung kiến thức quan trọng. Mặc dù chỉ chiếm thời lượng ít trong phân phối chương trình (4 tiết/52 tiết) nhưng lại chiếm tỉ lệ điểm khá cao ≥ 1,5 điểm/10 điểm đối với thi tốt nghiệp và thi Đại học; 3,0 điểm/20 điểm đối với thi HSGQG. Tuy nhiên, qua trao đổi với giáo viên ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn Lào Cai thì việc giảng dạy nội dung kiến thức này chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của người học. 
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau, vì vậy chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Mặt khác, đối với trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, Địa lý là môn học mà phần lớn học sinh không thi Đại học, các em không giành nhiều thời gian cho học tập môn này.
	Xuất phát từ thực tế đó nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng tìm tòi các phương pháp mới để việc giảng dạy và học tập đạt hiệu quả, học sinh hứng thú học tập và có thể nhớ kiến thức trọng tâm ngay tại lớp, không mất nhiều thời gian học tập ở nhà. Để giải quyết được vấn đề trên, với tôi việc hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác Atlat, sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy, hệ thống các dạng bài tập liên quan là một hướng đi đúng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tập phần Địa lý Dân cư Việt Nam của giáo viên và học sinh. 
Từ thực trạng trên, để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lý Dân cư Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
	Căn cứ vào tình hình thực tế, tôi xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
* Mục đích:
- Xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng phần Địa lý Dân cư Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý Dân cư Việt Nam tại đơn vị công tác, đồng thời có thể áp dụng tại các trường THPT khác.
* Nhiệm vụ: 
- Tìm hiểu nội dung kiến thức Địa lý Dân cư Việt Nam. 
- Đề xuất phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy như hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác Atlat, sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy, hệ thống các dạng bài tập liên quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thực nghiệm áp dụng phối hợp các phương pháp khi giảng dạy phần Địa lý Dân cư cho học sinh khối 12 tại trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, HSG trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, HSGQG tỉnh Lào Cai, đồng thời đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên Địa lý của tỉnh Lào Cai trong đợt bồi dưỡng thường xuyên hè 2013. Sau đó, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thực nghiệm đối với học sinh và giáo viên về nội dung đã triển khai.
4. Cấu trúc của đề tài: Đề tài gồm ba phần: 
	Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
	Kết luận
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
A. Những kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được sau khi học xong phần Địa lý dân cư Việt Nam (SGK Địa lý 12)
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Đặc điểm dân số và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường (quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng; cơ cấu dân số trẻ song đang có xu hướng già hóa; có nhiều thành phần dân tộc)
- Phân bố dân cư chưa hợp lý (phân tích được sự bất hợp lý trong phân bố dân cư, ảnh hưởng...)
- Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động (hiểu và phân tích được các nội dung của chiến lược)
- Đọc, phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, Atlat Địa lý Việt Nam về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
2. Lao động và việc làm
- Phân tích và giải thích được những thế mạnh và hạn chế của lao động và việc làm ở nước ta (số lượng, chất lượng nguồn lao động; tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, cơ cấu lao động theo ngành và thành phần kinh tế; xuất khẩu lao động, năng suất lao động)
- Vẽ và nhận xét biểu đồ về lao động
3. Đô thị hóa
- Mạng lưới đô thị nước ta (nhận xét và giải thích)
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường (tích cực và tiêu cực)
- Vẽ biểu đồ, đọc và nhận xét Atlat Địa lý Việt Nam về các loại đô thị và sự phân bố.
B. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
	Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn phần Địa lý Dân cư Việt Nam tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm hướng dẫn, rèn kỹ năng khai thác Atlat; sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập, đồng thời hệ thống và đưa ra các mẫu trả lời các dạng bài tập liên quan..
I. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam phần Địa lý Dân cư.
1.. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
	Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng và không sử dụng Atlat Địa lí của học sinh đem lại hai mặt trái ngược nhau, phần lớn học sinh có sử dụng Atlat Địa lí sẽ nắm vững kiến thức, nắm kiến thức lâu dài hơn, có khả năng liên hệ thực tiễn kiến thức và phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Còn những học sinh không sử dụng Atlat thì nắm kiến thức một cách lan man, không hệ thống, không khoa học và nhanh quên, không có khả năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Nên việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu cần thiết và hữu ích. 
Atlat Địa lý Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THPT. Có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa” Địa lý đặc biệt, mà nội dung của nó chủ yếu bằng bản đồ.
	Muốn khai thác, sử dụng Atlat một cách có hiệu quả, trước hết phải hiểu bản chất và những đặc điểm của Atlat, cấu trúc, nguyên tắc xác định nội dung, cơ sở toán học và ngôn ngữ bản đồ. Nghĩa là, muốn sử dụng, khai thác Atlat Địa lý Việt Nam trước tiên phải hiểu và đọc được các ký hiệu bản đồ, sau đó chỉ ra được sự phân bố, những đặc trưng định tính, định lượng, cấu trúc và động lực phát triển của các đối tượng, hiện tượng.
	Vì Atlat Địa lý Việt Nam có tính thống nhất cao, nên khi sử dụng Atlat có thể đối chiếu, kết hợp nhiều trang bản đồ để giải thích và nêu lên những đặc điểm của đối tượng, mối quan hệ của đối tượng với các đối tượng địa lý khác.
2.. Tổ chức, triển khai thực hiện
	Để học sinh có kỹ năng khai thác Atlat có hiệu quả, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức, xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng; sau đó nghiên cứu Atlat, tìm ra cách thức tiếp cận có hiệu qủa nhất. Trong giờ học, giáo viên vừa kết hợp dạy kiến thức vừa hướng dẫn học sinh khai thác Atlat, giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo, dần dần hình thành thói quen và kỹ năng khai thác Atlat cho cả giáo viên và học sinh. Cụ thể:
* Trang 11: Dân số – Atlat Địa lý Việt Nam
- Vấn đề dân số: 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ cột để thấy được quy mô dân số, sự gia tăng dân số của nước ta qua các năm, qua đó đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm trên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào biểu đồ cột (Trang 11, dân số VN qua các năm) biết được dân số nước ta đến năm 2007 là bao nhiêu người, với số người như vậy là nhiều hay ít, có thuận lợi và khó khăn gì trong hoàn cảnh nước ta hiện nay? (có nguồn lao động dồi dào nhưng khó khăn trong việc nâng cao mức sống). 
Sự thay đổi dân số qua một số năm, qua một số thời kì khác nhau như thế nào? Xem giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm và những năm gần đây như thế nào. Nội dung này nên so sánh giai đoạn 1960 trở về trước (1960 năm) dân số đạt 30 triệu người, giai đoạn 1960 – 1989 dân số tăng trên 2 lần trong 29 năm như vậy dân số tăng ngày càng nhanh. Hãy nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường, sự phát triển kinh tế.
+ Dựa vào 2 tháp dân số sẽ có những nhận định tương đối về kết cấu dân số nước ta về tuổi (già hay trẻ), về giới (nam nhiều hay nữ nhiều), về nguồn lao động (nhiều hay ít). Qua 2 tháp dân số này cũng có thể nhận xét được về kết cấu theo tuổi của dân số, nguồn lao động như thế nào? Nếu so sánh 2 tháp ta còn có thể nhận định được về tình hình tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2007 như thế nào (So sánh nhóm tuổi từ 0-4 với nhóm tuổi 5-9 với nhóm tuổi từ 10-14 trong từng năm và giữa 2 năm để suy ra tỉ lệ sinh có xu hướng thay đổi như thế nào), xu hướng già hóa của dân số. Từ đây nêu ảnh hưởng của kết cấu dân số trẻ đối với hiện tại và tương lai: Hiện tại là gánh nặng cho xã hội nhưng đồng thời cũng là lực lượng lao động dự trữ lớn nếu được giáo dục và đào tạo tốt . 
- Về phân bố dân cư và nguồn lao động:
+ Căn cứ vào sự phân bố màu sắc trên bản đồ (Trang 11, phần màu sắc thể hiện mật độ dân số) rút ra nhận xét chung về sự phân bố dân cư ở Việt Nam:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chú giải các thang mật độ dân số. Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào thang màu sắc hãy nêu ra các khu vực có mật độ dân số cao trên 2000 người/Km2... và những địa phương có mật độ dân số dưới 50 người/Km2.
Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh chồng bản đồ mật độ dân số trang 11 lên bản đồ hình thể (trang 4, 5) qua đó nhận xét vùng nào mật độ dân số cao vùng nào mật độ dân số thấp và như vậy mật độ dân số giữa miền núi và đồng bằng, giữa các đồng bằng như thế nào? So sánh giữa mật độ dân số ở thành thị và mật độ dân số ở các nơi khác để rút ra nhận xét sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh quan sát xem các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng nào? 
+ Dựa vào biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành ta lập luận dân số hoạt động theo ngành -> Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (Vì lao động chủ yếu trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp mà những hoạt động kinh tế này là hình thức sản xuất chủ yếu của quần cư nông thôn). 
Tổng hợp tất cả các vấn đề trên giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và phân bố lao động ở nước ta. Giải thích sự phân bố dân cư Việt Nam? Sự phân bố dân cư và lao động như vậy nó có ảnh hưởng gì đến 
việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong từng vùng, từng miền của nước ta? 
Đối với giảng dạy nâng cao, ngoài các vấn đề đã nêu trên giáo viên còn có thể hướng dẫn học sinh khai thác Atlat để thấy được sự phân bố dân cư ngay trong một địa phương nhỏ, so sánh sự phân bố dân cư không đều giữa các khu vực địa hình, trong nội bộ vùng. 
* Về vấn đề dân tộc:
- Dựa vào bảng thống kê dân tộc (Trang 12), bảng chú thích các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ, biểu đồ các nhóm dân tộc giáo viên yêu cầu học sinh nêu ở Việt Nam gồm bao nhiêu dân tộc, gồm có mấy ngữ hệ, mấy nhóm ngôn ngữ, nhóm nào là nòng cốt của dân tộc Việt Nam? (có dẫn chứng cụ thể). 
- Đối với giảng dạy nâng cao (HSG) giáo viên hướng dẫn hs:
+ Chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ trang 6, 7 để biết được nhóm dân tộc nào sống ở vùng núi, nhóm dân tộc nào sống ở vùng đồng bằng. Đồng thời, kết hợp với trang kinh tế và kiến thức bổ trợ của giáo viên và học sinh để nhận biết được hoạt động kinh tế chính của từng nhóm dân tộc và trình độ sản xuất, tập quán sản xuất của các dân tộc này. 
+ Chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ 18 còn có thể xác định được vùng phân bố của các nhóm dân tộc (người Việt ở đâu, người Chăm ở đâu, người Khme ở đâu...) 
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm dân tộc và sự phân bố dân tộc mang lại? 
II. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy phần Địa lý Dân cư Việt Nam.
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
Một trong những phương pháp tối ưu giúp học sinh dễ nhớ là dùng sơ đồ tư duy để hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Lập sơ đồ tư duy theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Đó là cách ghi nhớ mà không cần thiết phải cầm cả cuốn SGK để học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp nhớ nhanh và nắm chắc bài học.
2. Tổ chức, triển khai thực hiện
	Đối với một số nội dung kiến thức có thể lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy lên bảng và vào vở ghi theo các bước:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu với học sinh về nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học. Trung tâm của sơ đồ tư duy là nội dung của bài học mà học sinh cần tìm hiểu:
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức ở nhánh 1. Vừa giảng kiến thức mới giáo viên vừa hướng dẫn học sinh sơ đồ hóa nội dung kiến thức với các nhánh thông tin nhỏ hơn xuất phát từ nhánh 1.
- Bước 3: Tương tự như bước 2, giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp với sách giáo khoa hoàn thành tiếp thông tin vào sơ đồ tư duy ở nhánh 2. Khi học sinh vẽ tiếp các nhánh thông tin, giáo viên cần quan sát, chỉnh sửa, giúp học sinh bổ sung các thông tin thiếu, hoàn thiện sơ đồ tư duy ở nhánh 2 (Có thể gọi học sinh lên bảng hoàn thành các nhánh thông tin).
	Các bước tiếp theo giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh hoàn thành các thông tin vào sơ đồ tư duy ở nhánh 3. Giáo viên quan sát, chỉnh sửa, giúp học sinh bổ sung các thông tin thiếu, hoàn thiện sơ đô tư duy (Có thể gọi học sinh lên bảng hoàn thành các nhánh thông tin)
Lưu ý: Trong quá trình giảng, hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy giáo viên đồng thời hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và Atlat địa lý Việt Nam để học sinh hiểu, nhớ kiến thức sâu hơn và có cái nhìn khái quát hơn về nội dung học.
III. Khái quát hóa các dạng câu hỏi liên quan đến nội dung Địa lý Dân cư Việt Nam
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Qua thực tế và kinh nghiệm giảng dạy chính khóa, dạy ôn HSG nhiều năm qua, tôi nhận thấy nội dung kiến thức Địa lý Dân cư Việt Nam có một số dạng câu hỏi có thể hệ thống lại trả lời theo mẫu nhất định. Tuy nhiên, trước đây giáo viên thường đi sâu vào dạy nội dung kiến thức, học sinh trả lời hay thiếu ý. 
2. Tổ chức, triển khai thực hiện
 Từ thực tế trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và đưa ra một số dạng bài tập và lập ra dàn ý trả lời. 
2.1. Dạng câu hỏi nhận xét và giải thích
a. Một số cách hỏi:
 	+ Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của một vùng (Đề HSGQG 2007, 2009, 2011), cả nước (2008)
+ Nhận xét và giải thích sự phân bố mạng lưới đô thị (phân bố đô thị) của vùng (Đề HSGQG2010), cả nước (2012)
b. Gợi ý cách trả lời:
 * Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của một vùng
	1/ Khái quát chung về vùng (ngắn gọn, khoảng 3 - 4 dòng)
	2/ Nội dung chính: cần trình bày cụ thể từng ý, cần rõ ràng đối với các ý lớn, ý nhỏ và sắp xếp theo thứ tự nhất định (ví dụ: 1, 2, a, b, -, +
	- Đặc điểm phân bố
 + Mật độ DS phổ biến của vùng (so với cả nước, so với vùng khác)
 + Phân bố không đồng đều:
. Giữa các khu vực: Nơi đông (mật độ ? Người/km2), nơi thưa (mật độ? Người/km2)
. Trong nội bộ từng khu vực
. Giữa các tỉnh
. Giữa thành thị và nông thôn (nếu có)
 + Có sự phân hóa rõ rệt: Những nơi đông nhất, thưa nhất.
- Giải thích: dựa và sự khác biệt của các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
	Lưu ý: có thể nhận xét sau đó giải thích hoặc vừa nhận xét vừa giải thích luôn từng luận điểm. Thông thường để đảm bảo tính logic, trách lặp lại ý, tránh lãng phí thời gian... nên nhận xét đến đâu giải thích luôn đến đó.
 * Nhận xét và giải thích sự phân bố mạng lưới đô thị của vùng
	1/ Khái quát chung về vùng (ngắn gọn, khoảng 3 - 4 dòng)
	2/ Nội dung chính cần trình bày cụ thể từng ý, cần rõ ràng đối với các ý lớn, ý nhỏ và sắp xếp theo thứ tự nhất định (ví dụ: 1, 2, a, b, -, +
	- Nhận xét về quy mô, phân cấp, chức năng, phân bố (dẫn chứng)
	- Giải thích:
	+ Về quy mô (liên quan đến trình độ và tính chất kinh tế, diễn giải)
	+ Về phân bố (liên quan đến thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế và giao thông...)
c. Ví dụ cụ thể 
Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở ĐBSH (HSGQG năm 2009)
* Khái quát chung: ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15 nghìn km2 và số dân 18,2 triệu người (năm 2006), chiếm 4,5% diện tích và 21,6% số dân cả nước. Vùng tiếp giáp với TDMMBB, BTB và biển Đông. Đây là vùng đồng bằng lớn thứ 2 cả nước sau ĐBSCL.
* Đặc điểm phân bố dân cư: ĐBSH là vùng có mật độ dân số đông nhất cả nước với mật độ phổ biến là từ 1001 – 2000 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình cả nước, hơn 3 lần mật đô dân số ĐBSCL. Dân cư phân bố không đồng đều:
- Giữa các khu vực: 
+ Dân cư tập trung đông ở khu vực phía Đông và Đông Nam của đồng bằng với mật độ chủ yếu từ 1001 – 2000 người/km2.
+ Dân cư thưa thớt ở rìa đồng bằng, các khu vực phía Tây với mật độ từ 101 – 200 người/km2
- Trong nội bộ từng khu vực:
+ Dân cư tập trung đông ở vùng trung tâm đồng bằng như Hà Nội (> 2000 người/km2), Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình (từ 1001 – 2000 người/km2)
+ Dân cư thưa thớt ở các khu vực xa trung tâm, khu vực rìa đồng bằng như ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, vùng bán sơn địa, ô trũng Hà Nam Ninh (501 – 1000 người/km2)
- Giữa các tỉnh:
+ Hà Nội: trung tâm và vùng ven sông Hồng có mật độ đông nhất > 2000 người/km2, khu vực xa trung tâm thưa còn 1001 – 2000 người/km2. 
+ Nam Định: Đông ở phía Bắc và Nam với mật độ 1001 – 2000 người/km2; thưa ở phía Tây và phía Đông với mật độ 501 - 1000 người/km2
- Giữa nông thôn và thành thị: Dân cư tập trung đông ở các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình), các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp và các đô thị ven sông.
- Dân cư có sự phân hóa rõ rệt
+ Những nơi đông dân là ở ven sông Hồng, trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng (1001 – 2000 người/km2)
+ Những nơi dân cư thưa thớt là ở rìa đồng bằng, xa trung tâm các thành phố (101 – 200 người/km2)
* Giải thích: ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao cả nước do:
- Đây là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 cả nước, có vị trí địa lí thuận lợi cho sự cư trú của dân cư.
- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; địa hình bằng phẳng, dải phù sa ngọt ven sông màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước nên thu hút dân cư.
- Kinh tế - xã hội: Đây là vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế ngày càng được hoàn thiện nên dân cư tập trung với mật độ ngày càng đông.
- Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên nền nông nghiệp sớm được hình thành và phát triển, đồng thời đây cũng là vùng tập trung các thành phố lớn, các đô thị có quy mô lớn và trung bình ở nước ta nên sớm có sự định cư.
- Là một trong hai vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm của cả nước.
- Khu vực ven sông Hồng và ven biển phía Đông có mật độ rất cao do tập trung nhiều điều kiện thuận lợi như diện tích đất phù sa lớn có độ màu mỡ cao, nguồn nước dồi dào, có thủ đô Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của cả nước, vị trí địa lí gắn liền với các trục giao thông, kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ
- Khu vực thưa dân là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điển hình như khu vực bán sơn địa, vùng ô trũng, núi đá vôi có đất nông nghiệp kém màu mỡ; các khu vực hải đảo đều không thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế; kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp.
2.2. Dạng câu hỏi so sánh
a. Một số dạng câu hỏi so sánh và cách trả lời
* So sánh phân bố dân cư giữa hai vùng
- Khái quát vùng
- So sánh:
 + Giống nhau:
	- Mật độ dân số phổ biến của hai vùng (so với cả nước)
	- Dân cư phân bố không đều
	 . Giữa các khu vực: nơi đông (mật độ? người/km2), nơi thư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_hieu.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiếnYen.doc
  • docĐơn đăng kí SKKN-Yen.doc