Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4

Trong kho tàng âm nhạc dân gian nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc diểm địa lí, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã làm cho những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.

Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha trong những câu hát ru, những làn diệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa khi có sự giao thoa và tiếp biến của giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng.

Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của các dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã và đang tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy.để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian.

 

doc 16 trang thuychi01 21096
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT DÂN CA
 CHO HỌC SINH LỚP 4 
 Họ và tên : Lê Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường tiểu học Thiệu Khánh
 SKKN thuộc môn: Âm nhạc
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Số trang
I. MỞ ĐẦU
 1
1. Lí do chọn đề tài
 1
2. Mục đích nghiên cứu
 2
3. Đối tượng nghiên cứu
 2
4. Phương pháp nghiên cứu
 2
II. NỘI DUNG
 3 -> 10
1. Cơ sơ lí luận 
 3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 3 -> 4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 5 -> 9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 10
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 11 ->13
1. Kết luận
 11
2. Kiến nghị
 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 14
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng âm nhạc dân gian nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc diểm địa lí, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã làm cho những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha trong những câu hát ru, những làn diệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa khi có sự giao thoa và tiếp biến của giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng.
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của các dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã và đang tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy...để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian.
Những làn điệu dân ca ấy còn được vang vọng bao lâu nữa nếu như các em nhỏ không còn được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Với cuộc sống thành thị quá bận rộn khiến cho người lớn quay cuồng trong nhịp sống hối hả, không còn bình tâm để đưa các em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru nữa, bên cạnh đó cả thế giới âm nhạc đang nóng lên bởi những dòng nhạc trẻ, nhạc rock dòng nhạc phong trào phục vụ nhu cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của người lớn, những bài hát mang tính chất giải trí, do vậy các em đã tiếp thu nhanh hơn so với các bài hát mà các em được học ở trường. Bên cạnh đó những bài hát dân ca tương đối khó đối với học sinh tiểu học, nên mỗi khi giáo viên dạy các bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng vì học sinh học mãi mà hát vẫn không đúng, học sinh múa mãi mà vẫn không được dẻo, vì các bài hát dân ca thường phải luyến láy nhiều, có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các vùng miền hay dân tộc khác nhau thì làm thế nào để các em thực hiện tốt được? và điều đó dẫn đến học sinh không thích học hát các bài hát dân ca. Vì thế đa số sau khi ra trường tất cả đều bị các em lãng quên, nên gần như thế hệ trẻ đã không còn biết đến và không còn muốn nghe những làn điệu dân ca xưa nữa. Mặc dù Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung của chương trình môn âm nhạc bắt buộc khối lớp nào cũng có từ hai đến ba bài dân ca, còn rất hạn chế, do vậy sự hiểu biết của các em tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
Vậy làm thế nào để các em thích học hát và hát tốt các bài hát dân ca ? điều này đòi hỏi người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu nghề mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và một phương pháp dạy học phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, để nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh thích thú và ham học hơn. Từ đó các em trình bày, biểu diễn tốt các bài hát tự nhiên các em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca hơn. Đây là một quá trình tìm hiểu, học hỏi và tập luyện hết sức khó khăn của cả cô và trò. Từ những vấn đề đã đặt ra ở trên và qua khảo sát thực tế ở trường nơi đang công tác, tôi nhận thấy việc để giúp các em học sinh được tiếp tục và ngày càng yêu thích các làn điệu dân ca Việt Nam, để nó không bị mai một và trôi vào quên lãng là một vấn đề rất quan trọng. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4 ” ở bậc tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường tiểu học Thiệu Khánh. 
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên có những biện pháp, kinh nghiệm dạy hát dân ca hiệu quả nhất, phát huy tính sáng tạo của học sinh, lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích học hát, tìm hiểu để hiểu biết về các làn điệu dân ca nhiều hơn.
- Nhằm cung cấp cho các em vốn hiểu biết về tính đa dạng phong phú của các làn điệu dân ca Việt Nam. Đồng thời giáo dục các em thái độ yêu mến, lòng tự hào cũng như ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam mà đặc biệt là hát dân ca. 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 4 trường tiểu học Thiệu khánh, Thành Phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn Âm nhạc tiểu học.
- Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học.
- Các bài hát trong và ngoài chương trình Âm nhạc tiểu học.
- Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học.
- Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.
- Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại trường tiểu học Thiệu Khánh. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi  rất nhạy cảm với âm nhạc. Với học sinh tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Dân ca đã đến với các em từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ. “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Những làn điệu dân ca chính là hơi thở của âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái hay cái đẹp. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp các em nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Điều quan trọng giúp các em bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5 khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có những em năng khiếu âm nhạc rất tốt, nhưng bên cạnh đó lại có một số em không có hứng thú với âm nhạc hay những làn điệu dân ca. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt. Bao nhiêu học sinh sẽ có bấy nhiêu sự khác biệt trong việc cảm nhận âm nhạc và khả năng thể hiện các làn điệu dân ca.
Chính từ cơ sở đó mà bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều, giáo viên chính là người quyết định việc nâng cao chất lượng môn học. Là người thổi hồn vào những làn điệu dân ca, để học sinh say mê và cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nhân văn trong từng bài hát dân ca. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 	
* Đối với giáo viên:
Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy môn âm nhạc tại Trường tiểu học Thiệu Khánh. 
* Đối với học sinh: 
Trong những năm vừa qua việc giảng dạy phân môn học hát ở trường Tiểu học Thiệu khánh vẫn diễn ra bình thường và khá ổn định, phần lớn học sinh học có chất lượng. Song vẫn còn nhiều học sinh còn chưa hát tốt các bài hát dân ca vì nhiều lí do khác nhau như: 
- Việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin còn hạn chế, do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy của các em. 
- Nhận thức của các em về dân ca còn chưa đúng đắn, các em nghĩ dân ca cũng là một trong nhiều bài hát phải học, phải thuộc. Mặt khác trong chương trình tiểu hoc mặc dù môn âm nhạc đã được đưa vào từ lâu, song về việc giữ gìn và phát huy vốn dân ca trong trường tiểu học chưa thật sự được chú trọng, học sinh chưa có điều kiện để được thưởng thức nhiều các bài hát dân ca.
- Về cá nhân tôi cũng như nhà trường thì chưa có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, khuyến khích phong trào ca hát dân ca cho học sinh. Từ đó dẫn đến vốn dân ca của học sinh còn rất hạn chế. 
Qua thực tế dạy các bài hát dân ca cho học sinh tôi thấy: Học sinh trình bày các bài hát dân ca còn rất thụ động, và chưa chính xác, sai cả cao độ, lẫn trường độ, không biết hát những tiếng có luyến, hát sai giai điệu và chưa thể hiện đúng tính chất riêng của dân ca, còn lúng túng khi nhận biết và phân biệt các thể loại dân ca của các vùng miền, vì bài hát dân ca là những bài hát tương đối khó đối với học sinh tiểu học, nên mỗi khi giáo viên dạy hát dân ca học sinh thường căng thẳng với những chỗ hát luyến và những câu hát phải lấy hơi dài lại thuộc nhiều vùng miền phải thể hiện đúng tính chất của vùng miền ấy, vì thế các em không thích học, học sinh thường hát rất buồn, và chưa thực sự hào hứng để tìm hiểu và học hát dân ca, các em ngồi nghe hát dân ca mà không hiểu hết được ý nghĩa, nội dung của bài hát, Điều đó lý giải vì sao số các em học sinh chưa biết hát và chưa hiểu nhiều về dân ca các vùng miền lại chiếm phần đa số.
- Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm 2016 - 2017, qua việc hát một bài hát dân ca của học sinh khối lớp 4.
	Khối 4:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số HS
Chiếm
Tổng số HS
Chiếm
Tổng số HS
Chiếm
130 em
 10 em
 7,7 %
 107 em 
82,3 %
 13
 10 % 
Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em chưa thực sự yêu thích học hát dân ca, số lương học sinh hát tốt các bài hát dân ca còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em hát dân ca, bên cạnh những em hát chuẩn xác, tự tin trình bày, vẫn còn một số chưa mạnh dạn, nhiều em còn lúng túng, khi hát các em thường hát rất buồn, không biết hát những tiếng có luyến, láy, hát chưa chuẩn về giai điệu, cả về cao độ và trường độ. Vốn dân ca của các em còn rất nghèo nàn, bởi vì lâu nay các em cũng chỉ biết đến một vài bài dân ca trong chương trình của bậc học, ở mỗi lớp các em chỉ biết thêm một đến hai bài dân ca được giới thiều ngắn gọn, vắn tất, đơn giản mà các em chỉ có thể nhớ một kiến thức cơ bản chứ chưa có được một niềm yêu thích và một vốn kiến thức thực sự sâu sắc với dân ca.
Hiện nay đối với trường Tiểu học Thiệu Khánh đã được trang bị khá tốt về phương tiện và dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, chất lượng giảng dạy cũng từ đó ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì thế tôi đã xây dựng “Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4” khá hiệu quả mà tôi đã thực hiện tại trường tiểu học Thiệu khánh trong năm học vừa qua, nhằm tháo gỡ những vướng mắc gặp phải và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp cùng chuyên ngành.
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Để có một tiết học hát dân ca hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Quan trọng hơn nữa người giáo viên cần xác định và nắm vững nội dung chương trình, mối liên hệ kiến thức giữa các khối lớp. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất, và để thực hiện tốt điều đó cho học sinh ta cần giải quyết các vấn đề sau:
3.1. Giáo viên cần chủ động nắm rõ chương trình dạy hát dân ca của toàn cấp học đặc biệt là chương trình hát dân ca khối lớp 4:
Theo sách giáo khoa Âm nhạc 4 hiện hành, học sinh lớp được học ba bài hát dân ca quy định trong chương trình đó là:
- Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Bana)
- Cò lả (Dân ca đồng bằng bắc bộ)
- Chim sáo (Dân ca khơ mer - Nam bộ)
Ở tiết 15: (Học hát bài do địa phương tự chọn) tôi đã chọn bài hát Đi cấy để dạy cho các em. Nhằm trang bị thêm cho các em một bài dân ca Thanh hoá để các em thấy được sự đa dạng và phong phú của dân ca Việt Nam.
3.2. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu dạy hát dân ca ở tiểu học và mức độ cần đạt đối với học sinh lớp 4 
Học sinh học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học, mục tiêu cần đạt:
a. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, làn điệu dân ca giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt hàng ngày của ông cha ta ngày xưa. Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm cho vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
b. Mục tiêu về kĩ năng: Dạy hát dân ca nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời, hát hoà giọng, và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát một cách chuẩn xác. Dạy hát dân ca còn giúp học sinh biết trình bày (khả năng biểu diễn) bài hát theo một số hình thức như: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hát đuổi, hát bè, hát lĩnh xướng, hát xô, hòa giọng.
c. Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục các em học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích ca hát, say mê âm nhạc, đặc biệt là vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học. Biện pháp này tôi áp dụng trong suốt quá trình dạy các bài hát nói chung và dân ca nói riêng.
Ví dụ: Sau khi học xong bài dân ca "Chim sáo" các em hát đúng giai điệu, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng của bài dân ca của dân tộc Khơ mer.
3.3. Giáo viên cần nắm vững quy trình dạy một bài hát dân ca ở tiểu học. 
Sau khi xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học và được chuyên môn nhà trường duyệt nội dung, tôi đã tiến hành cho học sinh tìm hiểu và dạy các bài hát dân ca trong chương trình theo quy trình dạy học hát như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: 
Về áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca, ở bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ, hình ảnh minh họa để giới thiệu vị trí địa lí và đời sống của đồng bào các dân tộc. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích. Trong phần này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của bài hát mà các em được học. 
Giáo viên có thể dùng các điệu múa đặc trưng, dùng các nhạc cụ dân tộc của dân ca vùng miền đó, dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em được học
Ví dụ: Ở Tiết 23, khi dạy bài hát "Chim sáo" Dân ca Khơ-me (Nam Bộ) tôi đã sử dụng điệu múa của dân tộc Khơ - mer, qua quan sát các em có thể phát hiện ngay ra xuất sứ của bài dân ca.
Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca các vùng miền bằng phương tiện trực quan như: xem hình ảnh minh họa diễn tả nội dung của làn điệu dân ca.
Ví dụ: Khi dạy Tiết 12, Học bài hát "Cò lả", Dân ca đồng bằng Bắc Bộ thì giáo viên cho học sinh quan sát về đặc điểm, vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ qua màn hình máy chiếu, hình ảnh con cò đang bay trên cánh đồng lúa, giáo viên giới thiệu đó chính là những hình ảnh đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, và cũng chính là những hình ảnh có trong nội dung bài hát "Cò lả" Dân ca đồng bằng Bắc Bộ mà các em sẽ được học.
Bước 2: Nghe hát mẫu: 
Giáo viên trình bày (biểu diễn) bài hát, làn điệu dân ca (Kết hợp đàn giai điệu của bài hát). Tôi đã làm được điều này ở tất cả các tiết dạy bài hát mới và đã gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát dân ca.
Tôi thường sưu tầm trên mạng Internet để cho học sinh xem biểu diễn bài hát qua màn hình máy chiếu, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng, nhạc cụ dân tộc của từng vùng miền. 
Ví dụ: Khi dạy Tiết 5, Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe, tôi cho các em xem một vài động tác múa và trang phục của dân tộc Bana 
Vì vậy, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã thể hiện được những động tác múa hát đặc trưng của dân tộc Bana một cách tự nhiên và sinh động.
Bước 3: Đọc lời ca, tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó
 Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ, thang âm trong bài. Chia bài hát thành những câu hát ngắn, giáo viên hướng dẫn, đánh dấu chỗ cần lấy hơi, những chỗ luyến, láy, giải thích các từ khó, các từ đệm, từ địa phương...
Ví dụ: Tiết 23: Học bài hát "Chim sáo" thì trong bài Chim sáo có từ "trái thơm" là "quả dứa" tiếng của người dân Nam Bộ,"đom boong" nghĩa là "quả đa" tiếng dân tộc Khơ mer. Việc hiểu ý nghĩa những từ đó giúp học sinh thấy gần gũi với bài hát hơn để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động và sinh hoạt văn hóa của người dân lao động.
Ví dụ : từ "lả"trong bài Cò lả diễn tả động tác bay của con cò, từ "phủ" là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương như quận huyện ngày nay. Việc hiểu ý nghĩa những từ đó giúp học sinh thấy gần gũi với bài hát hơn. 
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ, từ đệm, nên cấu trúc không cân đối. 
 Ví dụ : Bài Cò lả  được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.
 	Con cò cò bay lả lả bay la,
 	Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
 	Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,
 	Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.
Bước 4: Khởi động giọng:
Trước khi học hát dân ca giáo viên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm  Mi - La - Đô của dân ca để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a, u, ô, i vì dân ca đặc biệt là các làn điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu hát dài, cho nên tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng chín

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hat_dan_ca_cho.doc