Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp: Do đặc trưng môn học, môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải nghe và hiểu được nội dung giao tiếp. Song ngày nay do nhu cầu của xã hội nên nhiều em học sinh không “mặn mà” với các môn xã hội đặc biệt là môn tiếng Anh, vì vậy vai trò của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải giúp học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn, đồng thời tìm ra được các cách làm hay để thu hút học sinh vào môn học của mình. Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra được một cách làm nhỏ để góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ dạy kỹ năng nghe hiểu nhằm nâng cao chất lương bộ môn nói chung và chất lượng của lớp 10A5 và 11A1 nói riêng.

- Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập

- Tính mới của giải pháp:

+ Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường đồng thời giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các giải pháp nêu trong sáng kiến để vận dụng trong một giờ dạy kỹ năng nghe.

+ Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập nói chung và môn tiếng Anh nói riêng từ việc chuẩn bị bài, học bài trên lớp và ở nhà của học sinh.

- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:

A. Phần mở đầu:

 a. Lý do chọn đề tài.

Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT hệ 7 năm từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng quan điểm nhằm đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.Trong khung chương trình của hệ tiếng Anh này thì cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng đưa vào giảng dạy ở từng đơn vị bài học với những chủ đề phong phú sinh động, có nội dung gần gũi với đời sống xung quanh của học sinh. Từng kỹ năng lại được luyện tập thông qua các dạng bài tập và các dạng hoạt động trên lớp tương đối hợp lí linh hoạt.

Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe.

Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này.

 

doc 7 trang cuonglanz2a 24381
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Kính gửi : - HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN SỞ GD - ĐT LÀO CAI.
 - HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG THPT SỐ 2 VĂN BÀN.
Tên tôi là : Triệu Thị Khé
Đơn vị công tác : Trường THPT số 2 huyện Văn Bàn- Lào Cai.
 Đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh ở trường THPT số 2 Văn Bàn”. 
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn tiếng Anh THPT, cụ thể là môn tiếng Anh của lớp 10A5 và 11A1 
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng thử lần đầu ngày 6/9/2013.
 A. Sau đây là phần mô tả giải pháp thực hiện:
 Tóm tắt nội dung sáng kiến đề nghị được công nhận. 
A. Phần mở đầu: 
 	a. Lý do chọn đề tài. 
b. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 	c. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
 	d. Mục đích nghiên cứu. 
 	e. Phương pháp nghiên cứu.
B. Phần nội dung. 
 	I. Cơ sở lý luận:
1. Mục đích dạy học :
 Hình thành kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho học sinh THPT
2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe:
- Giáo viên: chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học.
- Học sinh: tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên
- Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe.
- Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe
 II. Biện pháp, giải pháp thay thế. 
 	 1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
 	 - Đối với giáo viên
	 - Đối với học sinh
 2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Tiến trình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế
B. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối tượng học sinh THPT, cụ thể là học sinh lớp 10A5 và lớp 11A1 trường THPT số 2 Văn Bàn trong giờ nghe hiểu tiếng Anh. 
- Giáo viên dạy trực tiếp giảng dạy tại nhà trường phải có sự đầu tư, tâm huyết với môn dạy, bài dạy của mình. Trong khi giảng dạy có thể áp dụng linh hoạt ở các lớp khác nhau, có vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng hiệu quả chuyên môn. Có tính khả thi và phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.
C. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp.
 	 - Chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Anh sẽ được nâng cao. Có thể áp dụng ở tất cả các lớp với tất cả các đối tượng học sinh.
 	 - Học sinh thật sự trở thành chủ thể của mỗi tiết học theo tinh thần chung của đổi mới tiết dạy trong nhà trường và của ngành
 	 Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
 Văn Bàn, ngày 25 tháng 05 năm 2014
 	 Người nộp đơn
 	 Triệu Thị Khé
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh ở trường THPT số 2 Văn Bàn
Mã số: ...
I. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: Kỹ năng nghe tiếng Anh là một trong những kỹ năng khó đối với học sinh . Cho nên trước đây một số giáo viên thường hay cho học sinh nghe từng câu một hoặc từng đoạn một để tìm câu trả lời cho các câu hỏi của bài nghe, sau đó mới kiểm tra câu trả lời và giải thích. Hiện nay xu thế chung của xã hội thì học sinh không thích học tiếng Anh, vậy người giáo viên phải thay đổi suy nghĩ, tư duy về tiếng Anh và dạy tiếng Anh, do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 
- Ưu điểm của giải pháp đã, đang thực hiện tại nhà trường: Học sinh hứng thú tìm hiểu nội dung bài nghe hơn, giáo viên khá chịu khó trong việc sưu tầm tài liệu, soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại nhà trường: học sinh chưa biết chắt lọc thông tin trong khi nghe . 
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
- Mục đích của giải pháp: Do đặc trưng môn học, môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải nghe và hiểu được nội dung giao tiếp. Song ngày nay do nhu cầu của xã hội nên nhiều em học sinh không “mặn mà” với các môn xã hội đặc biệt là môn tiếng Anh, vì vậy vai trò của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải giúp học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn, đồng thời tìm ra được các cách làm hay để thu hút học sinh vào môn học của mình. Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra được một cách làm nhỏ để góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ dạy kỹ năng nghe hiểu nhằm nâng cao chất lương bộ môn nói chung và chất lượng của lớp 10A5 và 11A1 nói riêng. 
- Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập 
- Tính mới của giải pháp: 
+ Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường đồng thời giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các giải pháp nêu trong sáng kiến để vận dụng trong một giờ dạy kỹ năng nghe. 
+ Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập nói chung và môn tiếng Anh nói riêng từ việc chuẩn bị bài, học bài trên lớp và ở nhà của học sinh.
- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 
A. Phần mở đầu: 
 	a. Lý do chọn đề tài. 
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT hệ 7 năm từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng quan điểm nhằm đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.Trong khung chương trình của hệ tiếng Anh này thì cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng đưa vào giảng dạy ở từng đơn vị bài học với những chủ đề phong phú sinh động, có nội dung gần gũi với đời sống xung quanh của học sinh. Từng kỹ năng lại được luyện tập thông qua các dạng bài tập và các dạng hoạt động trên lớp tương đối hợp lí linh hoạt.
Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. 
Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này.
b. Mục đích nghiên cứu. 
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
1. Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả 
2. Các bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả
3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng ,kỷ xảo nghe tiếng Anh. 
c. Nhiệm vụ nghiên cứu. Rèn cho học sinh một mẹo nhỏ trong sự sáng tạo của học sinh trong giờ Đọc văn. 
 	d. Đối tượng nghiên cứu. Lớp 10A5, 11A1 trường THPT số 2 Văn Bàn. 
 	e. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc THPT.
 g. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 
 - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh.
B. Phần nội dung. 
 	I. Cơ sơ lí luận:
a. Mục đích dạy học:
 Hình thành cho học sinh kỹ năng nghe tiếng Anh thông qua quá trình học tập rèn luyện. 
b. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe.
- Giáo viên: chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. 
- Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe: chịu ảnh hưởng bởi nội dung bài nghe
- Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe
- Học sinh: cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh
c. Thực trạng của vấn đề: 
- Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh của học sinh còn hạn chế. 
- Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh. 
- Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. 
- Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. 
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu: đài casstte, băng nghe.
- Chất lượng băng thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ, tiếng ồn nhiều.
 II. Biện pháp, giải pháp thay thế. 
 	 1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
a- Đối với giáo viên 
- Nghiên cứu các kỷ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên: 
SGK, SGV là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. 
- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: 
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe một cách linh hoạt và phù hợp: 
- Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe: 
* Sử dụng máy cassette, máy vi tính:
* Sử dụng tranh minh hoạ:chủ yếu là tranh ảnh trong SGK:
- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. 
- Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. 
b- Đối với học sinh 
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: 
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ , tìm hiểu tài liệu....
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe. 
- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy 
 2 Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Tiến trình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rỏ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.
a. Pre - Listening: ( about 10 - minutes) 
( True / F, Prediction, Open Prediction, Ordering, Pre- Questions)
Là giai đoan giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. 
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai .
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe.
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm hay cấu trúc mới.
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho họ sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe ( chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi) 
b. While - Listening: (about 20 - minutes) ( Selecting, Deliberate Mistakes, Grids, Listen and Draw, Comprehension Questions)
Ở giai đoan này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần ( nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần ). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe. Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. 
c. Post - Listening (at least 15 minutes)( Roleplay, Recall the story, Write- it- up, Further practice ...)
Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn " While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion..... 
 	2. Soạn giảng minh hoạ một số bài cụ thể: Bài 1- lớp 11 ( Tình bạn), Bài 6- Lớp 10 (Một chuyến đi chơi) .
 Kiểm tra, đánh giá để xác định tính khả thi của sáng kiến, hoàn thiện sáng kiến. So sánh kết quả với lớp đối chứng, nhận xét, rút kinh nghiệm của các giáo viên dự giờ.
III. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Trong khi giảng dạy có thể áp dụng linh hoạt ở tất cả các lớp, các đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường. Đồng thời giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn tiếng Anh của nhà trường nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh của lớp 10A5 và 11A1 trường THPT số 2 Văn Bàn nói riêng.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
- Chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Anh sẽ được nâng cao. Cụ thể trong các bài kiểm tra khảo sát số học sinh đạt điểm TB, Khá tăng , số học sinh bị điểm yếu kém giảm đi đáng kể.
- Học sinh hiểu và nắm được kỹ năng để nghe tốt tiếng Anh 
- Học sinh thật sự trở thành chủ thể của mỗi tiết học theo tinh thần chung của đổi mới tiết dạy trong nhà trường và của ngành 
 Văn Bàn,ngày 25 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
	 Triệu Thị Khé

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_ky_nang_nghe_mo.doc