Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh 4

I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Thuật ngữ “dự án” (Project), có nguồn gốc từ tiếng Latin và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện, tài chính, vật lực, nhân lực xác định nhằm đạt được mục đích. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học.

Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống,theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.

UNESCO đã chỉ ra “Bốn trụ cột của giáo dục” được nhiều nhà giáo dục Việt Nam xem đó là “Triết lý giáo dục”: (1) Học để chung sống; (2) Học để biết; (3) Học để làm và (4) Học để tồn tại.

Luật Giáo dục 2005 38/2005/QH11 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại điều 5 của Luật Giáo dục yêu cầu phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.Theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Phương pháp dạy học dự án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859 – 1952) khởi xướng. Với học thuyết “learning by doing and experiencing” (học thông qua hành động và trải nghiệm), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công. Dạy học theo dự án là mô hình lấy học sinh làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thức hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.

Chương trình sách tiếng Anh lớp 4 được biên soạn đặc biệt cho trẻ em người Việt mới bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 như một ngoại ngữ, thể hiện phương hướng giao tiếp, lấy người học và các hoạt động học tập làm trung tâm với ngữ liệu được xây dựng và phát triển dần qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết độc lập hoặc kết hợp từ đơn giản đến phức tạp. Các hoạt động trong sách được thiết kế giúp học sinh phát huy sự tư duy độc lập hoặc có sự hợp tác với bạn học trong khi thực hiện các hoạt động học tập. Nội dung các hoạt động trong sách được lựa chọn và lồng ghép các kĩ năng, kiến thức ngôn ngữ và văn hoá của đất nước học tiếng và của người học trong môi trường thực tế Việt Nam và đất nước học tiếng. Vai trò của giáo viên dạy theo sách là người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập tiếng Anh trong điều kiện trường lớp tại Việt Nam.

 

doc 23 trang hoathepmc36 22717
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU	2
I. Đặt vấn đề	2
II. Mục đích nghiên cứu	3
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	3
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	3
II.Thực trạng vấn đề	4
III. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề	5
IV. Tính mới của giải pháp	19
V.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm	20
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	20
I. Kết luận	20
II. Kiến nghị	21
TÀI LIỆU THAM KHẢO	23
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0 là mô hình giáo dục 4.0 – mô hình giảng dạy thông minh, có định hướng, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với tư duy phản biện, chú trọng thực hành và luôn khuyến khích đổi mới sáng tạo – đang dần được đưa vào các trường học thay thế hoàn toàn cho các phương pháp dạy học truyền thống. Năm học 2018 – 2019, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cùng với đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong đó, phương pháp dạy học theo dự án (Project-based learning) có nguồn gốc từ Mỹ là một trong những phương thức của mô hình dạy và học 4.0 đang được vận dụng rộng rãi vào một số môn học ở Việt Nam, trong đó có bộ môn tiếng Anh. Trong dạy học tiếng Anh, phương pháp này được đánh giá hiệu quả vì thông qua việc thực hiện dự án (Project), học sinh được nắm bắt kỹ năng ngôn ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình
Chương trình tiếng Anh 3, 4, 5 đã được thí điểm và đưa vào giảng dạy tại tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc từ tháng 8 năm 2010 và đang đem lại làn sóng tích cực cho giáo viên và học sinh bởi chương trình học gần gũi, phù hợp với học sinh Việt Nam, phát triển được đầy đủ các kỹ năng tiếng Anh cũng như khả năng tự học, sáng tạo của học sinh trong thời đại mới. Bộ sách tiếng Anh 3, 4, 5 năm 2018 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với sự cộng tác của Nhà xuất bản Macmillan đã tích hợp được phương pháp dạy học theo dự án thông qua phần 6. Project (Lesson 3). Đây là định hướng và cũng là cơ hội cho giáo viên và học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, từ đó giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn chưa chịu khó tìm tòi và vận dụng phương pháp dạy học theo dự án nên học sinh chưa được tạo cơ hội phát huy hết khả năng sáng tạo và vận dụng của mình. Câu hỏi đặt ra là: Giáo viên cần chuẩn bị những nội dung gì khi sử dụng phương pháp dạy học dự án? Làm thế nào để học sinh học theo dự án một cách có hiệu quả? Cách đánh giá, nhận xét khi học sinh hoàn thành dự án? Học sinh phát triển kĩ năng nói như thế nào sau khi thực hiện dự án? Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh 4”, nghiên cứu chương trình sách tiếng Anh lớp 4 và học sinh lớp 4A, 4C trường TH Hoàng Văn Thụ từ năm học 2017 – 2018, nhằm đưa ra các giải pháp giúp giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh, cải thiện kĩ năng nói, gây hứng thú cho học sinh đối với môn học thông qua mô hình dạy học theo dự án được tích hợp trong chương trình sách giáo khoa.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu khái niệm phương pháp dạy học theo dự án, tìm hiểu và đưa ra cách thức thực hiện các dự án được gợi ý trong chương trình sách tiếng Anh lớp 4 giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, tạo cơ hội cho học sinh được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, phát triển kĩ năng nói, củng cố phương pháp học tập theo nhóm và rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông bằng tiếng Anh.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thuật ngữ “dự án” (Project), có nguồn gốc từ tiếng Latin và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện, tài chính, vật lực, nhân lực xác định nhằm đạt được mục đích. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học.
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống,theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
UNESCO đã chỉ ra “Bốn trụ cột của giáo dục” được nhiều nhà giáo dục Việt Nam xem đó là “Triết lý giáo dục”: (1) Học để chung sống; (2) Học để biết; (3) Học để làm và (4) Học để tồn tại.
Luật Giáo dục 2005 38/2005/QH11 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại điều 5 của Luật Giáo dục yêu cầu phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.Theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Phương pháp dạy học dự án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859 – 1952) khởi xướng. Với học thuyết “learning by doing and experiencing” (học thông qua hành động và trải nghiệm), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công. Dạy học theo dự án là mô hình lấy học sinh làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thức hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.
Chương trình sách tiếng Anh lớp 4 được biên soạn đặc biệt cho trẻ em người Việt mới bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 như một ngoại ngữ, thể hiện phương hướng giao tiếp, lấy người học và các hoạt động học tập làm trung tâm với ngữ liệu được xây dựng và phát triển dần qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết độc lập hoặc kết hợp từ đơn giản đến phức tạp. Các hoạt động trong sách được thiết kế giúp học sinh phát huy sự tư duy độc lập hoặc có sự hợp tác với bạn học trong khi thực hiện các hoạt động học tập. Nội dung các hoạt động trong sách được lựa chọn và lồng ghép các kĩ năng, kiến thức ngôn ngữ và văn hoá của đất nước học tiếng và của người học trong môi trường thực tế Việt Nam và đất nước học tiếng. Vai trò của giáo viên dạy theo sách là người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập tiếng Anh trong điều kiện trường lớp tại Việt Nam.
Thực trạng vấn đề 
Học sinh tại đơn vị tôi đang công tác đa phần là học sinh người dân tộc thiểu số, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được sự quan tâm từ cha mẹ học sinh. Các em đều ngại giao tiếp, thiếu tự tin, ngại nói tiếng Anh và chưa thực sự hứng thú với bộ môn này. Qua những phương pháp dạy học tôi nhận thấy học sinh chưa được tạo môi trường nói tiếng Anh một cách tối đa, chưa có cơ hội nhiều để thực hành. Trước những băn khoăn đó, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp học theo dự án vào môn tiếng Anh tiểu học, cụ thể là chương trình tiếng Anh lớp 4.
Thực tế chương trình tiếng Anh lớp 4 đã bao gồm đầy đủ các yêu cầu phát triển ngôn ngữ cho học sinh về mặt kiến thức và kĩ năng. Nhưng để giáo viên áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực vào tất cả các tiết dạy là một thách thức bởi thời gian một tiết dạy chỉ có 40 phút, số lượng học sinh đông, kiến thức còn nặng và phải mất rất nhiều thời gian để giáo viên chuẩn bị một tiết dạy đảm bảo các bước trong yêu cầu dạy học tích cực. Về phía giáo viên, vẫn chưa chú trọng để phát triển kĩ năng nói của học sinh khi dạy học môn tiếng Anh ở bậc tiểu học, học sinh thường được cho làm việc cá nhân hoặc có thể “dạy qua” vì thời gian không cho phép. Chính vì vậy, cơ hội phát triển giao tiếp và năng lực hợp tác của học sinh đã vô tình bị giáo viên “quên lãng”, học sinh cũng giảm hứng thú khi học tập môn học.
Bảng 1: Biểu đồ khảo sát chất lượng giáo dục lớp 3A tháng 9/2017
Hứng thú học tập của học sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn học, cụ thể là kỹ năng nói chưa được cao.
STT
Lớp
Số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
3A
23
13%
60,9%
26,1%
2
3B
16
12,5%
62,5%
25%
3
3C
18
11,1%
61,1%
72,2%
Bảng 2: Kết quả kiểm tra kỹ năng nói của học sinh khối 3 cuối năm học 2017 - 2018
Sau khi giới thiệu, dạy thử một tiết học dự án trong chương trình tiếng Anh lớp 4 và lập phiếu khảo sát học sinh khối 4, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, kết quả chỉ ra học sinh rất thích và muốn được học theo cách này. Thế nhưng, giáo viên chưa định hướng rõ yêu cầu nên chưa đem lại sự sáng tạo cho giáo viên và học sinh. Vì vậy, qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn đưa ra cách thức sử dụng phương pháp dạy học dự án và một số sáng kiến để giúp giáo viên áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực – dạy học dự án vào giảng dạy môn tiếng Anh tiểu học, giúp học sinh phát triển được kĩ năng nói. 
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Cách thực hiện dự án nhỏ theo cá nhân tại lớp
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án.
Giáo viên giới thiệu, hướng dẫn thực hiện dự án 
Dự án mẫu dựa trên sư đồ tư duy
Bước 2: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án sau khi học xong Lesson 3.
Học sinh thực hiện dự án cá nhân tại lớp
Học sinh thực hiện dự án theo nhóm tại lớp
Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp. Hướng dẫn học sinh dùng tiếng Anh trong lúc giới thiệu sản phẩm của mình. Nhận xét, đánh giá dự án của cá nhân.
Trình bày dự án cá nhân
Trình bay dự án theo nhóm
Unit 1: Nice to see you again.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh tương tác với nhau trong lúc thực hiện nhiệm vụ cũng như trong lúc trình bày sản phẩm.
Nội dung: Làm thủ công một bảng tên của cá nhân. Đọc bảng tên của bạn và tường thuật lại thông tin với cả lớp.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập.
2) Hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện bảng tên theo chi tiết gợi ý.
3) Tổ chức cho HS trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp: Sử dụng mẫu câu Hello, I’m + tên. This is the name card of + tên bạn. để giới thiệu. Học sinh đưa cao thẻ tên, chỉ vào từng mục theo thứ tự: His/ Her name is ...; He/ She is from ...; His/Her school is...; He/She is in Class...và kết thúc bằng Thank you for listening.
Một số sản phẩm của học sinh
Học sinh giới thiệu bảng tên cá nhân của mình
Học sinh nhận xét sản phẩm của bạn
Unit 2: I’m from Japan.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh tương tác với nhau trong lúc thực hiện nhiệm vụ cũng như trong lúc trình bày sản phẩm.
Nội dung: Làm thủ công một bảng tên của cá nhân và vẽ một lá cờ theo các thông tin gợi ý. Sau đấy giới thiệu sản phẩm với cả lớp.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập.
2) Hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện bảng tên theo thông tin gợi ý.
3) Tổ chức cho HS trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp. Hướng dẫn cho các em dùng tiếng Anh trong lúc bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình: Hello, everybody. This is my name card. My name’s + (tên phù hợp với nước được chọn). I’m from + tên nước. My city is + tên thành phố đi theo tên nước. I’m + tên quốc tịch theo nước. And look. This is the flag of my country. Thanks for your listening. Nhận xét, đánh giá dự án của cá nhân.
Một số sản phẩm của học sinh
Unit 4: When’s your birthday?
Thực hiện tương tự Unit 1, 2.
Thiệp chúc mừng sinh nhật
Unit 6: Where’s your school?
Thực hiện tương tự Unit 1, 2.
Unit 8: What subjects do you have today?
Ask a friend in another school about his/her timetable and tick the table below. Then tell the class about it.
Thực hiện tương tự Unit 1, 2.
Hướng dẫn học sinh báo cáo trước lớp: Hello. My name’s ... This is the report of my interview with ... in Class... School .... He/She studies ... (subject) on ... (names of the days). ...(subject) on ...( names of the days). Thanks for your listening.
Unit 9: What are they doing?
Draw a picture of your family. Then tell the class what your family members are doing in the photo.
Thực hiện tương tự Unit 1, 2.
Hướng dẫn học sinh báo cáo trước lớp: Hello. My name’s ... This is a picture of my family. My ... is.... My ... is... It’s the end of my presentation. Thanks for your listening.
Unit 19: What animal do you want to see?
Draw and colour your favourite zoo animal(s). Then show it/them to the class and say why you like it/them
Thực hiện tương tự Unit 1, 2.
Hướng dẫn học sinh báo cáo trước lớp: Hello. My name’s ... This is a picture of a/an . I like  because they are . Thanks for your listening.
Giải pháp 2: Cách thực hiện dự án nhỏ theo nhóm tại lớp
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án.
Bước 2: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án sau khi học xong Lesson 3 theo nhóm đôi, nhóm lớn. Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm phải được chia đều các thành viên có lực học tốt và khá để đảm bảo hoạt động nhóm có hiệu quả, học sinh có thể giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện dự án. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ khi cần thiết.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp bằng cách thuyết trình hoặc phân vai. Các nhóm quan sát và nhận xét. Hướng dẫn học sinh dùng tiếng Anh trong lúc giới thiệu sản phẩm của mình.
Unit 5: Can you swim? – Project: CAN or CAN’T
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh tương tác với nhau trong lúc thực hiện nhiệm vụ cũng như trong lúc trình bày lại trước lớp.
Nội dung: Phỏng vấn ba bạn học và trình bày lại kết quả trước lớp.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập, chuẩn bị worksheet cho học sinh tiến hành phỏng vấn.
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện phỏng vấn các thành viên trong nhóm.
Tổ chức cho học sinh trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét, nhận xét chéo và giáo viên đánh giá.
Hướng dẫn học sinh báo cáo trước lớp: Hello. My name’s ... This is the report of my interview with + name. . can swim and play the piano. He/She cannot  Thanks for your listening.
Unit 10: Where were you yesterday? – Project: MY WEEKEND
Work in pairs. Ask your partners where they were and what they did last weekend. Then tell the class about it.
Tiến hành tương tự Unit 5.
Nội dung: Phỏng vấn bạn học về địa điểm bạn đã ở, việc bạn đã thực hiện hồi cuối tuần vừa rồi và thuật lại cho cả lớp nghe kết quả phỏng vấn.
Hướng dẫn học sinh báo cáo dự án: Hello. My name’s ... This is a report of my interview with ... He/She was at/on/in ... He/She .... It’s the end of my report. Thanks for your listening.
Unit 11: What time is it? – Project: MY ROUTINE
Mục tiêu: Nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác trong khi làm việc theo cặp/nhóm.
Nội dung: Giáo viên chuẩn bị worksheet là một bảng để ghi lại thời gian diễn ra các hành động hằng ngày của cá nhân học sinh và sau đấy trình bày thông tin đã chuẩn bị.
Hoạt động: HS làm việc theo cặp: Trao đổi thông tin cho nhau để đọc. Hai HS ẽ thay phiên trình bày nội dung đã chuẩn bị mà không nhìn vào giấy.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục tiêu của hoạt động. 
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động và trao đổi thông tin trong cặp cũng như trình bày trong nhóm.
Hướng dẫn học sinh trình bày trước lớp. Tiến hành tự nhận xét, nhận xét của nhóm bạn và giáo viên nhận xét.
Unit 15: When’s Children’s Day? – Project: MY NEW YEAR CARD
Make a greeting card for Tet. Then write wishes to your friend.
Mục tiêu: Nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác trong khi làm việc theo
nhóm.
Nội dung: Học sinh làm một thiệp chúc Tết và viết lời chúc Tết để gửi cho bạn trong lớp.
Hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm 4 để trao đổi thông tin và quyết định nội dung trình bày, cách trang trí thiệp chúc Tết và lời chúc Tết.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục tiêu của hoạt động. 
2) Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động và hợp tác trong việc làm thiệp chúc Tết theo nhóm phân công Giáo viên gợi ý cho học sinh tham khảo một vài kiểu thiệp có sẵn.
3) Các nhóm cử một học sinh đại diện lên trình bày và giới thiệu nội dung tấm thiệp. Học sinh và giáo viên tiền hành đánh giá sản phẩm của dự án.
Sản phẩm của học sinh
Triển lãm tác phẩm
Unit 20: What are you going this summer? – Project: MY SUMMER HOLIDAY
Work in pairs. Ask your partners about their plans for the summer holidays. Then tell the class about them.
Tiến hành tương tự Unit 5.
Giải pháp 3: Cách thực hiện dự án nhỏ theo cá nhân tại nhà
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án sau khi kết thúc Lesson 2 của mỗi đơn bị bài học.
Bước 2: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tại nhà trước khi học Lesson 3. Cung cấp worksheet hoặc hướng dẫn chi tiết, đưa ta gợi ý hoặc sản phẩm minh họa nhiệm vụ dự án.
Bước 3: Thu sản phẩm của học sinh, có thể tổ chức trưng bày hoặc triển lãm để làm mới mẻ hình thức báo cáo. Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp bằng cách thuyết trình khi dạy phần 6. Project của những bài học phù hợp. Học sinh quan sát và nhận xét. Hướng dẫn học sinh dùng tiếng Anh trong lúc giới thiệu sản phẩm của mình.
Unit 7: What do you like doing? – Project: MY COLLECTION
Collect things that you like (e.g., stickers, stamps, candy wrappers) and show them to your classmates.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp; có cơ hội tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá.
Nội dung: Cho các bạn xem vật mình sưu tầm được.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập.
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tại nhà.
Tổ chức cho học sinh triển lãm sản phẩm theo nhóm, trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp. Học sinh tự nhận xét, nhận xét chéo và giáo viên nhận xét.
Bộ sưu tập sticker của học sinh
Giới thiệu trong nhóm trước khi trình bày trước lớp
Unit 12: What does your father do? – Project: MY FAMILY’S JOB
Draw a family tree about their job and appearence
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp; tóm tắt lại kiến thức đã học về từ vựng các thành viên trong gia đình, ngoại hình của mỗi người.
Nội dung: Cho các bạn xem nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình.
Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập.
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tại nhà; đưa sản phẩm làm mẫu của giáo viên, khuyến khích học sinh sử dụng bản đồ tư duy.
Tổ chức cho học sinh triển lãm sản phẩm theo nhóm, trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp. Học sinh tự nhận xét, nhận xét chéo và giáo viên nhận xét.
Unit 18: What’s your phone number? – Project: MY CONTACTS
Using mindmap to show your friends your members family’s phone number
Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp; sử dụng được sơ đồ tư duy đơn giản.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_su_dung_phuong_phap_d.doc