Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Hoa Hồng
Từ trước tới nay, với học thuyết Mác- Lê Nin, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Tư tưởng của học thuyết Mác- Lê Nin về thể dục thể thao đã được cụ thể hóa trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu của chúng ta Người đã khai sinh, sáng lập nền thể dục thể thao cách mạng nước ta. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền thể dục thể thao mới của nước ta là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác thể dục thể thao, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của thể dục thể thao là bảo vệ, tăng cường sức khỏe nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh, là sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xân lước. Bác đã ký sắc lệnh thành lập Nhà thể dục Trung ương và lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Từ những lời huấn thị, Văn kiện, bài viết của Bác, đặc biệt là trẻ mầm non là chồi non tương lai của đất nước , chúng ta phải thật sự chú trọng giáo dục thể chất, để các cháu hình thành thói quen tập thể dục, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thể chất rèn luyện sức khỏe theo lời dạy của Bác.
Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐTngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất trong năm học.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể hoài hòa và ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ cũng khác nhau.
Là người giáo viên mầm non, chúng tôi luôn tìm cách để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, nhưng luôn chú trọng đến phát triển thể chất một cách hài hòa. Vì việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước và lớp một một cách tốt nhất.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG Số trang Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I Đặt vấn đề Trang 2-3 II Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Trang 3 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Cơ sở lí luận Trang 3-6 II Thực trạng Trang 6-8 III Giải pháp , biện pháp Trang 8-19 IV Tính mới của giải pháp Trang 19-20 V Hiệu quả SKKN Trang 20-21 Pần thứ 3: KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ I Kết luận Trang 21-23 II Kiến nghị Trang 23 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI, TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. Trẻ từ 1- 6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” của sự phát triển đầu đời của trẻ. Giai đoạn này, cho trẻ vận động là cực kỳ quan trọng để giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy từ đó phát triển một cách toàn diện. Trong trường mầm non các hoạt động phát triển vận động luôn được chú trọng, qua các giờ học vận động các bé được phát triển các kỹ năng vận động thô như: Bò, chạy, trườn, trèo,bước dồn ngang, bật nhảy, ném truyền, bắt bóng Kỹ năng vận động tinh: Phối hợp các nhóm cơ nhỏ ở tay - mắt, chân - mắt; kỹ năng thăng bằng, kiểm soát cơ thể Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tại trường, nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau: Thông qua các tiết học thể dục, các bài tập thể dục buổi sáng, hay lồng ghép trong các hoạt động ngoài trời, các hoạt động chung, hoạt động góc Qua những hoạt động này, các bé được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt. Vì vậy, tạo điều kiện cho trẻ vận động chính là cho trẻ “không gian” phát triển bản thân và thể hiện tính tự lập đang dần định hình ở lứa tuổi mầm non. . Trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục phát triển vận động được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Hiện nay tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện nói chung, trường Mầm non Hoa Hồng nói riêng đã chú trọng hơn trong lĩnh vực giáo dục thể chất cho trẻ. Tuy nhiên mang lại hiệu quả chưa cao, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi chưa giảm, một số trường có các điểm lẻ về cơ sở vật chất, học liệu, không gian và phương pháp còn hạn chế, chưa tạo hứng thú cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia vào quá trình vận động. Một số phụ huynh ở các điểm trường vùng sâu vùng xa, chưa thực sự quan tâm đến con em mình, chưa biết cách phối hợp với giáo viên để có hướng giáo dục thể chất cho con em mình tốt hơn. Chưa huy động được sự quan tâm của cộng đồng và các tổ chức trong xã hội về công tác giáo dục thể chất cho trẻ. Sở dĩ quá trình giáo dục thể chất mang lại hiệu quả chưa cao vì một số giáo viên chưa phát huy hết năng lực và vai trò của mình trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ, một số tổ chức và gia đình chưa quan tâm, chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho con trẻ tại trường lớp mầm non. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 2 trường Mầm non Hoa Hồng” năm học 2018-2019 II. Mục đích nghiên cứu. Sẽ giúp trẻ củng cố và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể, tăng cường khả năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng sẽ phản ứng và có sự chống lại tốt hơn với những ảnh hưởng xấu đến từ môi trường. trẻ khỏe mạnh cả cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Trẻ thực hiện được các động tác cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Thể hiện kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Thực hiện và phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe của trẻ và ăn hết khẩu phần. Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn của bản thân. Phần thứ 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người, nhất là đối với trẻ ầm non. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Bên cạnh thuật ngữ GDTC người ta thường dùng thuật ngữ chuẩn bị thể lực, về bản chất hai thuật ngữ này có ý nghĩa như nhau. Nhưng thuật ngữ thứ 2 thường được nhắc tới khi nhấn mạnh tính thực dụng của GDTC đối với lao động hoặc các hoạt động khác. GDTC kết hợp các mặt giáo dục khác như: Đức, trí, thể, mĩ nhằm phát triển con người cân đối toàn diện và có đủ sức khỏe để học tập và lao động. Phát triển thể chất chỉ chất lượng cơ thể con người. Phát triển thể chất là qúa trình hình thành và thay đổi hình thái chức năng cơ thể diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân (chúng được hình thành trên và trong cái nền thân thể ấy). Theo ngôn ngữ thông dụng phát triển là đi lên, sự biến đổi và phát triển của sự vật và hiện tượng, theo quan điểm của Mác sự vật và hiện tượng không ngừng phát triển. Thể chất là chất lượng cơ thể con người có thể vận dụng vào việc thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao... Thể chất bao gồm 4 mặt sau: - Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thế thân người của con người. - Năng lực cơ thể là biểu hiện năng lực tham gia vận động thể lực. - Năng lực thích ứng của cơ thể là biểu hiện năng lực thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài , trong đó có cả năng lực chống bệnh tật. - Trạng thái tâm lí là biểu hiện tình cảm, ý chí, cá tính .của con người . Giáo dục thể chất là một bộ môn học trong chương trình giáo dục mầm non. Hiện nay giáo dục thể chất ngày càng có ý nghĩa quan trọng bởi cơ thể của trẻ giai đoạn này còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số bé chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi tham gia các hoạt động thể chất, chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm. Nếu giáo dục và vận động không đúng cách sẽ dễ dẫn đến sự phát triển sai lệch, không cân đối trên cơ thể bé, vì vậy chăm sóc và giáo dục thể chất đúng cách là điểm tựa giúp bé phát triển toàn diện. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Để có thể giúp trẻ mầm non đạt hiệu quả cao nhất về phát triển thể chất, giáo viên mầm non cần hiểu rõ đặc điểm phát triển thể chất, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất. Giáo dục phát triển thể chất là một phần, một bộ phận của quá trình phát triển các tố chất thể lực trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mầm non 5-6 tuổi nói riêng. Do đó, giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.Vận động dù ở mức đơn giản hay phức tạp là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục thể chất, các hoạt động nhằm phát triển vận động sẽ giúp trẻ phát triển một cách hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ. Từ trước tới nay, với học thuyết Mác- Lê Nin, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Tư tưởng của học thuyết Mác- Lê Nin về thể dục thể thao đã được cụ thể hóa trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu của chúng ta Người đã khai sinh, sáng lập nền thể dục thể thao cách mạng nước ta. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền thể dục thể thao mới của nước ta là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác thể dục thể thao, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của thể dục thể thao là bảo vệ, tăng cường sức khỏe nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh, là sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xân lước.... Bác đã ký sắc lệnh thành lập Nhà thể dục Trung ương và lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Từ những lời huấn thị, Văn kiện, bài viết của Bác, đặc biệt là trẻ mầm non là chồi non tương lai của đất nước , chúng ta phải thật sự chú trọng giáo dục thể chất, để các cháu hình thành thói quen tập thể dục, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thể chất rèn luyện sức khỏe theo lời dạy của Bác. Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐTngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất trong năm học. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể hoài hòa và ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ cũng khác nhau. Là người giáo viên mầm non, chúng tôi luôn tìm cách để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, nhưng luôn chú trọng đến phát triển thể chất một cách hài hòa. Vì việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước và lớp một một cách tốt nhất. II. Thực trạng vấn đề: Năm học 2017-2018 với tổng số học sinh là 20, nữ 11, dân tộc 20, nữ dân tộc 11. Tình hình trẻ trong lớp có 100% trẻ dân tộc thiểu số người Ê đê, trẻ có tỷ lệ trẻ thấp còi tương đối cao chiếm 15% trên tổng số lớp, phần đa do cha mẹ kết hôn và sinh con quá sớm, chưa nắm được kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một số phụ huynh nghĩ “ trời sinh voi, trời sinh cỏ”, không cần chăm sóc con cũng sẽ tự lớn được nên ăn uống qua loa, không đủ chất dinh dưỡng. Nhà ở còn chăn nuôi gia súc lẫn với người, vệ sinh cho các cháu không sạch sẽ, có những trẻ 1 tuần mới tắm 1 lần. Các cháu ít giao tiếp với người lạ, chỉ chơi với một nhóm bạn ở gần nhà, nên còn rất nhút nhát. Các cháu khi ở nhà đi chơi leo trèo, ra ao hồ sông suối, không ai trông coi, nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt nhất ở trường mầm non, giúp các cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức các hội thi về sức khỏe và các hoạt động ngoại khóa. Chính vì lí do đó mà tôi đã lựa chọn đề tài này. Nhà trường đã đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi ngoài trời nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi của trẻ theo chuyên đề "Giáo dục phát triển vận động" nhưng chưa đủ. Tại phân hiệu lẻ đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu vui chơi của trẻ. Thể lực, thể trạng của trẻ có sự chênh lệch. Một số trẻ rất nhanh nhẹn trong quá trình tham gia vận động cũng như trong quá trình tiếp thu kiến thức, nhưng bên cạnh đó lại có một số trẻ rất chậm, chưa hòa cùng vào các bạn để tham gia vào các hoạt động. Nhận thức , kỹ năng , kỹ xảo của trẻ là không đồng đều nên rất khó để giáo viên truyền đạt. Kết quả phát triển vận động của lớp lá 2 cuối năm học 2017-2018 khi chưa áp dụng đề tài: Mục tiêu đạt được Nội dung Kết quả cuối năm học 2017-2018 Đạt Chưa đạt Về phát triển vận động Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 55% 45% Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động 55% 45% Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ 55% 45% -Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt 60% 40% Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe - Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường 55% 45% Giữ gìn sức khỏe và an toàn 65% 35% Cân nặng 85% 15% Chiều cao 85% 15% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và tầm quan trọng của giáo dục phát triển thể chất tại trường mầm non nên tôi đã đưa ra một số biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường mầm non. * Giải pháp 1: Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình tổ chức để giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non: - Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ từ dễ đến khó. Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, của chuyên môn, của tổ khối xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Về độ khó của bài tập: từ dễ đến khó hơn, từ đã biết, đã quen đến những vận động mới hơn. VD: Kế hoạch tổ chức Giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi: Chủ đề : Trường mầm non, tôi chọn các vận động từ dễ đến khó. Như vận động đi và chạy tôi sẽ chọ một trong 5 cách đi và chạy để làm đề tài giáo dục trẻ với các kỹ năng từ đơn giản đến tăng dần độ khó cho trẻ. Tương tự như bò, trườn, trèo và tung, ném, bắt bóng cũng sẽ chọn tăng dần độ khó cho trẻ. Để trẻ hình thành dần những kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung vận động được sắp xếp theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề ,chủ đề nhánh, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện cho nên trẻ tham gia vào các vận động một cách dễ dàng, không còn bỡ ngỡ hay lạ lẫm với các vận động. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.Và những chủ đề tiếp theo tôi lựa chọn các đề tài vận động để phù hợp với chủ đề và phù hợp theo sự phát triển các nhóm cơ của trẻ .Kết quả của biện pháp này theo đánh giá đạt 90%. - Biện pháp 2: Đảm bảo các nguyên tắc khi giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tại trường mầm non. Khi giáo dục thể chất cho trẻ, người giáo viên phải chú ý các nguyên tắc để giáo dục trẻ: + Nguyên tắc tự giác và tích cực. Để trẻ tham gia vào một hoạt động muốn đạt kết quả tốt thì phải do trẻ tự giác tham gia, và tham gia một cách tích cực. Lức đó kết quả trên trẻ mới khả quan. + Nguyên tắc trực quan: như chúng ta đã biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo , sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có sự hấp dẫn cao.Nên việc gây hứng thú cho trẻ ở môn học này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhấc và khô khan có phần “ kỉ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ học tuân thủ theo khuôn mẫu nhất định hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn sẽ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học , phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu các vận động hạn chế. Vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là phải chuẩn bị đồ dùng,dụng cụ đầy đủ cho cô và trẻ .Đồ dùng , dụng cụ đó phải có tính thẩm mĩ cao vì đồ dùng rất cần thiết , trẻ nhỏ rất thích những cái đẹp, mới lạ, nhiều màu sắc .Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh.Chính vì thế khi cho trẻ “ vận động” Tôi cho rằng đồ dùng ,dụng cụ trực quan là yếu tố đầu tiên cần chú ý đến. Ví dụ : Trẻ vận động thể dục sáng ngoài sân trường ( chủ đề phương tiện giao thông) Tôi chuẩn bị cho trẻ những chiếc vòng có hình giống “ vô lăng xe ” tạo cảm giác cho trẻ như đang được chơi lái xe ô tô tưởng tượng, trẻ cảm thấy thích thú và thích vận động. Với chủ đề mùa xuân tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô ,lá cây, hoa nhựa , ....Với cách sử dụng đồ dùng ,dụng cụ đồ chơi sẵn có như vậy tôi thấy có hiệu quả đáng kể.Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất là ở trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học , trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Khi cho trẻ vận động theo đề tài là “ chui qua cổng” thì có thể dùng các lốp xe máy bỏ, lấy sơn phun nhiều màu khác nhau để tạo thành các cổng chui cho trẻ .Từ đó qua việc trẻ được vận động sẽ giúp trẻ tìm tòi, sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ.hay là đề tài “ trèo lên xuống thang” ngoài các thang thông dụng được đóng bằng gỗ thì có thể dùng dây thừng để đóng thành thang cho trẻ leo trèo. Cũng có thể sử dụng các lốp xe máy ,lốp xê ô tô bỏ sơn nhiều màu nối thành ống dài cho trẻ “ bò chui qua ống” với các dụng cụ mới lạ sẽ giúp trẻ thích thú vận động và từ đó các kĩ năng vận động của trẻ sẽ được nâng cao hơn. Theo chương trình mầm non mới thì việc sử dụng nhạc các bài hát theo chủ đề vui nhộn, phù hợp nội dung vận động giúp cho trẻ hứng thú , tập trung chú ý nhiều hơn vào các hoạt động vận động và cảm thấy hưng phấn hơn , ít mệt mỏi hơn. Ví dụ : Khi dạy trẻ vận động theo chủ đề “ Gia đình” Tôi chọn các bài hát có phần vui nhộn để tập thể dục sáng như : bài hát “gia đình của bé”, “ai thương con nhiều hơn” và một số bài nhạc beat không lời với giai điệu sôi động. Hay ở chủ đề “ Phương tiện giao thông” Tôi chọn bài hát “mời lên tàu”,ở vận động cơ bản tôi chọn bài hát “ Bé tập lái ô tô” ... tùy ở từng vận động mang tính chất vui nhộn hay nhẹ nhàng để chọn các giai điệu cho phù hợp. Kết quả từ việc cô và trẻ cùng sưu tầm đồ dùng học tập và sử dụng các bài hát , nền nhạc theo chủ đề tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học , tham gia vận động tích cực hơn ,bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn , gần gũi trẻ hơn. + Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thểViệc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. + Nguyên tắc vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của người tập Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. + Nguyên tắc củng cố và nâng cao: Nguyên tắc này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng nguyên tắc này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai. Những rủi ro trong hoạt động thể thao thường đến từ việc lơ là trong công tác an toàn, bao gồm việc kiểm tra dụng cụ, sân bãi, khởi động đúng nguyên tắc Vậy nên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, giáo viên cần phải nghiêm túc chấp hành nguyên tắc đảm bảo an toàn t
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc