Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý Lớp 4
Các giải pháp đã được triển khai cụ thể như sau:
- Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích số liệu
Việc xử lý thông tin, so sánh, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kĩ năng chỉ bản đồ là một trong những việc làm quan trọng mà học sinh cần đạt được khi học phân môn Địa lý. Nếu quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, phân tích số liệu không chính xác sẽ dẫn đến sự hiểu biết sai lệch về các yếu tố địa lý. Ngay từ những bài học đầu tiên, tôi đã hướng dẫn các em thật chi tiết, tỉ mỉ cách đọc bản đồ, lược đồ, cách đọc bảng chú giải để học sinh có biểu tượng địa lý cần tìm trên lược đồ, bản đồ, cách tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ (sông, dãy núi, thành phố, giới hạn của tỉnh, thành phố.). Trong các giờ học, tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm. Trong khi học sinh thảo luận, phân tích, xử lý thông tin, giáo viên quan sát các nhóm một cách tập trung nhưng không đưa ra ý kiến, không cắt ngang suy nghĩ của học sinh, đôi khi đưa ra các câu hỏi nhằm kích thích trí tò mò của các em. Khuyến khích tất cả các em đưa ra ý kiến của riêng mình. Khi phần lớn các em đã đưa ra ý kiến, giáo viên có thể kết thúc thảo luận bằng những câu hỏi mang tính kết luận nội dung. Bằng việc tự làm việc, tự xử lý, phân tích, so sánh số liệu, học sinh sẽ tự tin và yêu thích môn học này hơn.
- Giải pháp 2: Sưu tầm tranh ảnh, vật thật
Với đặc điểm tư duy cụ thể, học sinh rất thích những hình ảnh trực quan sinh động. Hơn nữa kiến thức địa lí rất phong phú và rất mới mẻ nhất là đối với bộ phận học sinh ít có điều kiện đọc sách báo, xem tivi, du lịch. Nếu chỉ qua kênh chữ, học sinh khó có thể lĩnh hội những đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, vùng đất, con người. trên đất nước Việt Nam. Vì vậy cùng với việc sử dụng bản đồ, lược đồ giúp học sinh nắm được các đặc điểm về vị trí, địa hình đất đai, các vùng miền trên đất nước, tôi đã sưu tầm thêm tranh ảnh làm đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy như: khai thác các hình ảnh về Việt Nam- đất nước, con người, một số danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Cao Bằng. Ngoài ra, tôi còn phát hiện trong những tập lịch treo tường chứa đựng một nguồn tranh ảnh vô cùng phong phú dùng để dạy nhiều bài Địa Lí trong chương trình.
Cao Bằng là một địa phương có nhiều sản phầm thủ công truyền thống nổi tiếng. Ngoài việc giới thiệu với các em một số nghề thủ công truyền thống, giáo viên có thể sưu tầm một số sản phẩm thủ công cho học sinh quan sát như: túi, khăn, áo thổ cẩm, áo chàm, dao, kéo của đồng bào xã Phúc Sen, .
- Giải pháp 3: Sưu tầm tư liệu và cop vào đĩa CD dùng trên máy tính
Trong xã hội hiện nay, công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học và từ đó hiệu quả sẽ được nâng lên. Vì thế tôi dày công sưu tầm những thước phim có nội dung liên quan đến việc giảng dạy địa lí ở những băng đĩa nhạc, đĩa “Việt Nam đất nước con người”, những đoạn clip về một số hiện tượng bão, lũ, lốc xoáy ở một số địa phương, hình lũ quét ở các tỉnh miền núi, các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra khắp nơi. cóp vào đĩa CD theo nội dung của từng bài. Qua việc xem những hình ảnh sống động, học sinh dễ dàng cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, hiểu được tác động của thiên nhiên đối với đời sống cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể sử dụng những đoạn phim để :
+ Tổ chức cho học sinh làm việc để phát hiện ra kiến thức, tìm ra dấu hiệu đặc điểm của đối tượng địa lí.
+ Minh họa cho lời giảng của giáo viên.
+ Mở rộng tầm hiểu biết của các em trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh.
Ngoài ra, giáo viên có thể trực tiếp quay lại một số hình ảnh trong các lễ hội trong nước, của địa phương; sưu tầm một số làn điệu dân ca quen thuộc: hát quan họ, hát chèo, hát cải lương, ca Huế, .; hay một số khúc hát dân ca quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Cao Bằng: hát then, hát lượn, hát Giá Hai. để học sinh thêm yêu mến phong tục, tập quán của đất nước, quê hương. Xen lẫn các hoạt động dạy, nếu có nội dung cần liên hệ, học sinh sẽ được trực tiếp chứng kiến những nét đẹp của quê hương, đất nước mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4” I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Nguyễn Thị Cúc Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG Áp dụng trong lĩnh vực công tác giảng dạy phân môn Địa lý lớp 4. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Địa lý là môn học quan trọng để dẫn dắt thế hệ trẻ có cơ hội hiểu biết về những địa điểm có tên trên bản đồ, về con người, văn hóa, lịch sử từng vùng miền, các tác động về thiên tai đến cuộc sống con người và cách đối xử của nhân loại đối với thế giới tự nhiên. Nắm vững kiến thức địa lý sẽ giúp thế hệ tương lai hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu. Phát triển từ môn Tự nhiên & Xã hội lớp 1, 2, 3, phân môn Địa lý được đưa vào lớp 4 nhằm cung cấp cho học sinh một số biểu tượng địa lý, bước đầu hình thành cho các em một số khái niệm, mối quan hệ địa lý đơn giản về thiên nhiên và con người Việt Nam. Việc dạy học phân môn Địa lý không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức địa lý tự nhiên thuần túy mà còn hình thành và phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học, thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và ý thức giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Mặc dù việc dạy học phân môn Địa lý mang một ý nghĩa rất quan trọng nhưng đây là một môn học mang tính khái quát và trừu tượng nên các em tiếp nhận kiến thức khá khó khăn. Việc ghi nhớ những khái niệm địa lý, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu đối với học sinh lớp 4 quả thật mới mẻ và xa lạ. Qua tìm hiểu, các em học sinh khá tò mò và tỏ ra thích thú với môn học này. Nhưng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy với mỗi học sinh, tất cả các môn học mới đều khó, các em thực sự ngỡ ngàng khi tiếp cận với các bài học. Đa số học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng của môn học nên chưa dành thời gian học tập, tìm hiểu một cách nghiêm túc. Phần lớn giáo viên cũng ưu tiên thời gian hơn cho môn Toán, Tiếng Việt. Khi giảng dạy, giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên nên kiến thức chưa được mở rộng, không cuốn hút học sinh vào giờ học. Chính những điều này đã dẫn đến chất lượng học tập phân môn này chưa cao. Kết quả khảo sát cuối học kì I năm học 2015-2016 trên tổng số 45 học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Ngọc Xuân, điểm số các em đạt được như sau: Cuối kì I TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Năm học 2015-2016 45 11 24,4% 15 33,3% 17 37,8% 2 4,5% Chính vì vậy, việc đề ra giải pháp giúp học sinh có hứng thú khi học phân môn Địa lý lớp 4 là một việc làm rất cần thiết đối với mỗi nhà giáo thực sự có tâm huyết với nghề. Để tạo được sự ham muốn khám phá, tìm hiểu về những vùng đất, những hiện tượng tự nhiên, mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Việt Nam, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, luôn đổi mới phương pháp dạy học . Trong phạm vi báo cáo này, tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 4 trong trường tiểu học. IV. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học a) Sáng kiến này có tính mới, được áp dụng lần đầu, không trùng với các sáng kiến đã được công nhận trước đó. b) Tính sáng tạo, tính khoa học Chương trình địa lý lớp 4 cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về: các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta. Để dạy tốt phân môn này, chúng ta cần phối hợp một cách hài hòa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mà mục tiêu trọng tâm của phân môn Địa lí là giúp các em hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm địa lí đơn giản về đất nước và con người ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam... Nếu chúng ta cứ dạy chay, hoặc tổ chức các hoạt động dạy học đơn điệu để chuyển tải nội dung thì tiết học trở nên nhàm chán, thiếu hấp dẫn và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Vì thế, ngoài giảng dạy trên lớp, việc cho các em quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình, thiết kế một số trò chơi tạo điều kiện cho các em vui học... cũng là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu dạy học. Nhờ cải tiến phương pháp dạy học, sau khi học xong môn học này, học sinh sẽ có khả năng liên hệ kiến thức đã học với thực tế đất nước, địa phương * Các giải pháp đã được triển khai cụ thể như sau: - Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích số liệu Việc xử lý thông tin, so sánh, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kĩ năng chỉ bản đồ là một trong những việc làm quan trọng mà học sinh cần đạt được khi học phân môn Địa lý. Nếu quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, phân tích số liệu không chính xác sẽ dẫn đến sự hiểu biết sai lệch về các yếu tố địa lý. Ngay từ những bài học đầu tiên, tôi đã hướng dẫn các em thật chi tiết, tỉ mỉ cách đọc bản đồ, lược đồ, cách đọc bảng chú giải để học sinh có biểu tượng địa lý cần tìm trên lược đồ, bản đồ, cách tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ (sông, dãy núi, thành phố, giới hạn của tỉnh, thành phố...). Trong các giờ học, tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm. Trong khi học sinh thảo luận, phân tích, xử lý thông tin, giáo viên quan sát các nhóm một cách tập trung nhưng không đưa ra ý kiến, không cắt ngang suy nghĩ của học sinh, đôi khi đưa ra các câu hỏi nhằm kích thích trí tò mò của các em. Khuyến khích tất cả các em đưa ra ý kiến của riêng mình. Khi phần lớn các em đã đưa ra ý kiến, giáo viên có thể kết thúc thảo luận bằng những câu hỏi mang tính kết luận nội dung. Bằng việc tự làm việc, tự xử lý, phân tích, so sánh số liệu, học sinh sẽ tự tin và yêu thích môn học này hơn. - Giải pháp 2: Sưu tầm tranh ảnh, vật thật Với đặc điểm tư duy cụ thể, học sinh rất thích những hình ảnh trực quan sinh động. Hơn nữa kiến thức địa lí rất phong phú và rất mới mẻ nhất là đối với bộ phận học sinh ít có điều kiện đọc sách báo, xem tivi, du lịch... Nếu chỉ qua kênh chữ, học sinh khó có thể lĩnh hội những đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, vùng đất, con người... trên đất nước Việt Nam. Vì vậy cùng với việc sử dụng bản đồ, lược đồ giúp học sinh nắm được các đặc điểm về vị trí, địa hình đất đai, các vùng miền trên đất nước, tôi đã sưu tầm thêm tranh ảnh làm đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy như: khai thác các hình ảnh về Việt Nam- đất nước, con người, một số danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Cao Bằng... Ngoài ra, tôi còn phát hiện trong những tập lịch treo tường chứa đựng một nguồn tranh ảnh vô cùng phong phú dùng để dạy nhiều bài Địa Lí trong chương trình. Cao Bằng là một địa phương có nhiều sản phầm thủ công truyền thống nổi tiếng. Ngoài việc giới thiệu với các em một số nghề thủ công truyền thống, giáo viên có thể sưu tầm một số sản phẩm thủ công cho học sinh quan sát như: túi, khăn, áo thổ cẩm, áo chàm, dao, kéo của đồng bào xã Phúc Sen, ... - Giải pháp 3: Sưu tầm tư liệu và cop vào đĩa CD dùng trên máy tính Trong xã hội hiện nay, công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học và từ đó hiệu quả sẽ được nâng lên. Vì thế tôi dày công sưu tầm những thước phim có nội dung liên quan đến việc giảng dạy địa lí ở những băng đĩa nhạc, đĩa “Việt Nam đất nước con người”, những đoạn clip về một số hiện tượng bão, lũ, lốc xoáy ở một số địa phương, hình lũ quét ở các tỉnh miền núi, các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra khắp nơi... cóp vào đĩa CD theo nội dung của từng bài. Qua việc xem những hình ảnh sống động, học sinh dễ dàng cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, hiểu được tác động của thiên nhiên đối với đời sống cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể sử dụng những đoạn phim để : + Tổ chức cho học sinh làm việc để phát hiện ra kiến thức, tìm ra dấu hiệu đặc điểm của đối tượng địa lí. + Minh họa cho lời giảng của giáo viên. + Mở rộng tầm hiểu biết của các em trong việc chiếm lĩnh kiến thức. + Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể trực tiếp quay lại một số hình ảnh trong các lễ hội trong nước, của địa phương; sưu tầm một số làn điệu dân ca quen thuộc: hát quan họ, hát chèo, hát cải lương, ca Huế, ...; hay một số khúc hát dân ca quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Cao Bằng: hát then, hát lượn, hát Giá Hai... để học sinh thêm yêu mến phong tục, tập quán của đất nước, quê hương. Xen lẫn các hoạt động dạy, nếu có nội dung cần liên hệ, học sinh sẽ được trực tiếp chứng kiến những nét đẹp của quê hương, đất nước mình. - Giải pháp 4: Thiết kế một số trò chơi Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là lứa tuổi còn ham chơi. Vì thế nếu chỉ giảng dạy kiến thức thuần túy mà không quan tâm đến nhu cầu vui chơi của các em thì hiệu quả sẽ không như chúng ta mong đợi. Vì thế, tạo điều kiện cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học” là việc làm cần thiết. Thông qua phần mềm PowerPoint, tôi đã thiết kế một số trò chơi: Đố vui địa lý, Rung chuông vàng, Ô chữ kì diệu, Chiếc hộp may mắn,... Việc tổ chức một số trò chơi xen lẫn giữa các tiết dạy địa lý sẽ khiến cho trẻ hào hứng, lớp học sôi nổi và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên hơn. 2. Hiệu quả Sau khi áp dụng triệt để các giải pháp nêu trên, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học, tôi nhận thấy đã đem lại kết quả đáng kể. Học sinh vô cùng hứng thú khi đến tiết học Địa lý. Các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Nhiều học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức, biết đọc bản đồ, lược đồ, có kĩ năng chỉ bản đồ, tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, biết so sánh, phân tích số liệu, hiểu được tác động của thiên nhiên đối với đất nước và con người Việt Nam, hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, cách khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Các em có khả năng liên hệ được những điều đã học vào thực tế cuộc sống để góp phần cải thiện môi trường sống ngày càng tươi đẹp hơn. Kết quả kiểm tra cuối kì II năm học 2015-2016, đối với phân môn Địa lý, điểm số các em đạt được như sau : Cuối kì II TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Năm học 2015-2016 45 18 40,0% 19 42,2% 8 17,8% 0 Kết quả kiểm tra cuối kì I năm học 2016-2017: Cuối kì I TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Năm học 2016-2017 38 22 57,9% 14 36,8% 2 5,3% 0 3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi các trường tiểu học. * Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Nghiên cứu kĩ nội dung các bài dạy. - Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp. - Dành thời gian sưu tầm tranh ảnh, nghiên cứu, thiết kế bài dạy. - Nhà trường được trang bị đầy đủ các loại máy móc phục vụ cho việc dạy học ứng học công nghệ thông tin như: máy tính xách tay, máy chiếu, loa, đài,... 4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu Sáng kiến này được áp dụng trong học kì II năm học 2015-2016, học kì I năm học 2016-2017, do giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 4A của hai năm học thực hiện và áp dụng cho những năm học tiếp theo. V. KẾT LUẬN Qua thực tế cho thấy việc áp dụng những giải pháp dạy học trên đã mang lại hiệu quả thiết thực tại lớp tôi giảng dạy. Dù áp dụng bất kì một giải pháp nào, giáo viên cũng phải chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em biết cách học, tự giác học tập, có khả năng lĩnh hội kiến thức một cách chủ động nhất, luôn coi trọng và động viên, khuyến khích các em học tập, tôn trọng mọi sự chủ động và sáng tạo của các em, biến giờ học thành một sân chơi trí tuệ thực sự để thu hút sự tập trung của các em vào bài giảng. Trên đây là một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Địa lý lớp 4 mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, bước đầu đem lại hiệu quả cao, hầu hết học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của mỗi bài học, kích thích sự say mê hứng thú học tập, là nền tảng cho việc học tập môn Địa lý của các cấp học sau này. Với kinh nghiệm còn hạn chế, việc viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy phân môn Địa lý của tôi ngày càng được đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Ngọc Xuân, ngày 05 tháng 4 năm 2017 Người viết báo cáo Nguyễn Thị Cúc
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc