Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng ở trường thpt triệu Sơn 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng ở trường thpt triệu Sơn 5

 Trường THPT Triệu Sơn 5 tiền thân là trường THPT Bán công ra đời từ năm 2000, đến năm 2010 thì được thay đổi loại hình thành trường THPT Công lập. Vì vậy chất lượng học sinh đầu vào yếu, tình hình đội ngũ có nhiều biến động qua các thời kỳ. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn không được đầu tư kịp thời phục vụ cho hoạt động dạy – học. Chất lượng nhà trường luôn đứng ở phía sau so với các trường THPT trong huyện và trong tỉnh.

Thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ, của UBDN tỉnh Thanh Hóa, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm thực hiện Nghị Quyết 29/TƯ của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa nhiện kỳ 2015-2020, Nghị Quyết Đại Hội Đại biểu Đảng bộ Triệu Sơn về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Chi bộ trường THPT Triệu Sơn 5 nhiệm kỳ 2015-2020 (Lần thứ V) về việc xây dựng và phát triển nhà trường đúng tầm vóc của ngôi trường nằm trên địa bàn dân cư có truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo học của nhân dân địa phương. Tập thể Cán bộ, Đảng viên, giáo viên, nhân viên quyết tâm xây dựng trường THPT Triệu Sơn 5 trở thành trường chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 3951/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 8 tháng 10 năm 2015 “về việc phê duyệt Đề án mở rộng, nâng cấp trường THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020”

 

doc 20 trang thuychi01 6040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng ở trường thpt triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Người thực hiện	: Nguyễn Tài Quyển
 	Chức vụ: Hiệu trưởng
 	SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Mục
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
Nội dung.
4
2.1.
Cơ sở lý luận.
4
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu.
5
2.3.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến.
14
3.
Kết luận và kiến nghị
17
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trường THPT Triệu Sơn 5 tiền thân là trường THPT Bán công ra đời từ năm 2000, đến năm 2010 thì được thay đổi loại hình thành trường THPT Công lập. Vì vậy chất lượng học sinh đầu vào yếu, tình hình đội ngũ có nhiều biến động qua các thời kỳ. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn không được đầu tư kịp thời phục vụ cho hoạt động dạy – học. Chất lượng nhà trường luôn đứng ở phía sau so với các trường THPT trong huyện và trong tỉnh. 
Thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ, của UBDN tỉnh Thanh Hóa, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm thực hiện Nghị Quyết 29/TƯ của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa nhiện kỳ 2015-2020, Nghị Quyết Đại Hội Đại biểu Đảng bộ Triệu Sơn về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Chi bộ trường THPT Triệu Sơn 5 nhiệm kỳ 2015-2020 (Lần thứ V) về việc xây dựng và phát triển nhà trường đúng tầm vóc của ngôi trường nằm trên địa bàn dân cư có truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo học của nhân dân địa phương. Tập thể Cán bộ, Đảng viên, giáo viên, nhân viên quyết tâm xây dựng trường THPT Triệu Sơn 5 trở thành trường chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 3951/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 8 tháng 10 năm 2015 “về việc phê duyệt Đề án mở rộng, nâng cấp trường THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020”
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì trường THPT Triệu Sơn 5 phải thực hiện một số giải pháp có tính nguyên tắc, đột phá và đồng bộ để xây dựng nhà trường từng bước phát triển. Đó là xây dựng đội ngũ nhà giáo nhà trường thực sự tâm huyết, chuẩn nghề nghiệp; xây dựng kỹ cương nề nếp học sinh chăm ngoan, có kỹ năng sống và kỹ năng học tập; tận dụng triệt để sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa để thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục. Từng bước xây dựng niềm tiên của nhân dân và học sinh đối với nhà trường bằng kết quả của quá trình giáo dục và dạy học.
Hằng năm bám sát các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục, sở giáo dục và đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tiến tới hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục để dựng truyền thống. Vị thế nhà trường, xứng đáng với niềm tiên của của nhân dân, của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp.
	Đó là tiếp tục đổi mới công tác quản lý (Cấp ủy; BGH; CĐ và Đoàn Thanh niên) nhằm phát huy sức mạnh của tập thể nhà giáo trong các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động dạy- học. Muốn có tập thể sư phạm mạnh trước hết phải xây dựng từng tổ nhóm chuyên môn. Vì vậy cần “Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng giáo viên; Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Lấy tổ chuyên môn làm đơn vị cơ bản trong chỉ đạo hoạt động dạy và nâng cao chất lượng nhà trường. Triển khai thực hiện quy định mới về đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học. Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, ... đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học trong các cơ sở giáo dục trung học. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp, ... tiếp tục bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh”. 
	Xây dựng nền nếp học tập của học sinh, coi đây vừa là phương tiện, điều kiện cần vừa là mục tiêu trong giáo dục học sinh. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút và tạo không khí thoải mãi trong học tập của học sinh. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, loại hình học tập để học sinh tiếp thu một cách thoải mái chống nhàm chán, gò bó. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống để đáp ứng nhu cầu mục tiêu mới trong giáo dục.
	Nền giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng cũng nằm trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy bản thân mỗi cơ sở giáo dục (nhà trường) cần phải đáp ứng những gì mà xã hội (thị trường) yêu cầu ở nhà cung cấp dịch vụ. Để nhà trường có thể tồn tại và phát triển được thì trường THPT Triệu Sơn 5 cần có những cải cách thực hiện đồng bộ một số giải phải như bản thân đang nghiên cứu để thực hiện.
	Đó là lý do thúc đẩy bản thân nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Một số giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5 có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, đáp ứng được sự mong mỏi của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Đặc biệt đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và học sinh trong vùng các xã phía nam huyện Triệu Sơn. Góp phần để cùng nhân dân huyện nhà thực hiện thắng lợi Nghị Quyết các Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 -2020 và những năm tiếp theo. Phấn đấu nhà trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2020 theo 
đúng kế hoạch.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Chất lượng giáo dục năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Chất lượng học sinh trong trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp tự nghiên cứu.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tại điều 19 đã chỉ rõ Nhiệm vụ và quyền hạn cuat Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng. Điều 16 quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn “Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên”.
Tại chương IV điều 31 trong điều lệ nhà trường đã khẳng định nhiệm vụ của giáo viên bộ môn: “Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; Thực hiện Điều lệ nhà trường; Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
 Thông tư 58/2011/TTBGDĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT và THPTCS. [1]
Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT Ban hành quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông. Ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2008. [1]
Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh ngày 22 tháng 11 năm 2011. [1]
Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT Về việc Ban hành Quy định về Đạo Đức Nhà giáo ngày 16 tháng 4 năm 2008. [1]
Quyết định số 685/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 2 tháng 3 năm 2007 về việc Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ công chức. ( Nay được thay bằng QĐ số 1100/QĐ- UNND ngày 12 tháng 4 năm 2017 và có hiệu lực từ 24 tháng 4 năm 2017) [1]
Các quyết định phân bố khung kế hoạch thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016; 2016-2017 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa. [1]
Các Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đạo tạo; Các công văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đạo tạo Thanh Hóa; Các công văn thực hiện khác. [1]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu.
2.2.1. Về chất lượng dạy - học. 
 Kết quả dạy học đang còn rất thấp: Kết quả thi tốt nghiệp đang còn thấp hơn trung bình toàn tỉnh từ 1 đến 2%. Kết quả thi học sinh giỏi còn khiêm tốn, thường đứng ở vị trí 55 đến 65 trong hơn 100 trường THPT trong tỉnh. Đánh giá xếp loại cuối năm có tới trên 10% học sinh yếu, trên 50% trung bình. Chất lượng học sinh đầu vào thấp chỉ có ít học sinh xếp loại khá, không có học sinh giỏi chủ yếu là học sinh trung bình từ các trường THCS trên địa bàn, học sinh khá giỏi không tự nguyện thi tuyển vào trường mà dự thi vào các trường khác.
2.2.2. Về tình hình đội ngũ. 
Nề nếp dạy học kỹ cương còn yếu, đội ngũ không nhiệt tình hoặc chán nản không tâm huyết, làm việc đối phó hoặc bỏ bớt công việc. Mặc dù đội ngũ theo quy định chung về cơ bản đạt chuẩn về bằng cấp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.3. Về tình hình cơ sở vật chất.
Nhà trường trong gần mười năm không được xây dựng thêm phòng lớp học và các phòng phục vụ hoạt động dạy học. Các phòng học cũ xuống cấp. Nhà trường có diện tích đủ lớn, có mặt bằng để xây dựng khuôn viên, tuy nhiên việc xây dựng còn tạm bợ và không được chăm sóc, cải tạo, tu bổ kịp thời. Nhìn chung có thể nói là xuống cấp và bệ rạc.
2.2.4. Về nề nếp học sinh. 
Số học sinh nghỉ học, bỏ tiết cao (chiếm từ 5 đến 10%). Thậm chí còn có học sinh bỏ học tùy tiện, học tập hôm đi hôm nghỉ....
2.2.5. Về thực trạng hoạt động dạy học và chất lượng. 
Việc dạy của giáo viên trong những năm học về trước chỉ mang hình thức chiếu lệ, công tác quản lý và đánh giá chỉ là hình thức. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa sát, đang còn theo hình thức số lượng, đánh giá giáo viên cũng không thực chất còn hành chính số liệu, chỉ mang tính chất tự đánh giá. Kết quả học tập của học sinh chưa cao, không có học sinh thi tuyển sinh Đại học đạt điểm 27. Số học sinh đạt điểm trên 20 rất ít (chỉ chiến 1 đến 2%).Tỷ lệ học sinh khối 12 tốt nghiệp chưa cao và không ổn định. 
	Xuất phát từ thực trạng, trên cơ sở những cơ sở lý luận, thực tiễn của nhà trường, tính cấp thiết của một nhà trường cần phải có những giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đảm bảo nhu cầu học tập bậc trung học phổ thông của học sinh trên địa bàn.
2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.1. Đổi mới phương pháp quản lý, xây dựng đội ngũ vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề. Tăng cường kỹ cương nề nếp dạy học, đảm bảo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. 
Đây là động lực, nguồn lực cơ bản có tính quyết định đến thành công của của đề án. Vì vậy mọi sự bắt đầu đổi mới phải xuất phát từ đội ngũ, trước hết trên lĩnh vực tư tưởng, tiếp theo là đội ngũ cốt cán, các tổ trưởng, phó tổ trưởng bộ môn. Việc xây dựng đội ngũ cũng phải lấy đơn vị các tổ nhóm chuyên môn làm cơ sở, cơ bản. Bởi vì từng tổ, nhóm chuyên môn có vững vàng thì đội ngũ toàn thể mới mạnh. 
Thông qua các cuộc họp cốt cán BGH phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu trong công tác chuyên môn của từng tổ, từng nhóm. Để các tổ trưởng, nhóm trưởng tự nhận thức các điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục, sửa chữa và quyết tâm. Phân tích rõ vai trò cốt cán, vai trò trách nhiệm của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.
2.3.2. Công tác xây dựng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống đối với đội ngũ sư phạm nhà trường. 
Tuyên truyền, thuyết phục đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tận tâm tận lực. Nhiệt tình trong dạy dỗ, giáo dục người học. Coi học sinh và phụ huynh là đối tượng mình được phục vụ. Vì xét trên quan điểm thị trường thì giáo dục cũng là một nghề và nghề đó là một “dịch vụ”. Phải xây dựng quan điểm thân thiện, gần gũi và chia sẻ. Gắn việc xây dựng tư tưởng cho Cán bộ giáo viên với các cuộc vận động như “ Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương sáng sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”...
2.3.3. Phát huy vai trò của các tổ nhóm chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ năm học.
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn được nhà trường đặc biệt chú ý. Mỗi tổ nhóm chuyên môn được sinh hoạt ít nhất 2 lần trong tháng có nội dung cụ thể, biên bản ghi chép cẩn thận để BGH kiểm tra điều chỉnh. Tổ chuyên môn sinh hoạt với những nội dung cơ bản là đổi mới cách kiểm tra đánh giá, xây dựng ma trận các loại đề kiểm tra. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng “Nghiên cứu bài học” và các nội dung phát sinh khác trong năm học.
Đầu năm Ban giám hiệu cho các tổ nhóm chuyên môn đăng ký về các chỉ tiêu như: chất lượng giáo dục đại trà, học sinh giỏi các cấp, SKKN, .... Sau đó giao nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở về tiến trình thực hiện nhiệm vụ thông qua các buổi họp giao ban đầu tuần.
2.3.4. Xây dựng cơ chế thi đua – khen thưởng cho giáo viên và học sinh.
 	Song song với công tác tư tưởng thì việc xây dựng các tiêu chí thi đua, các nội quy cũng nhà trường là cơ sở pháp lý để mọi người cùng nhau thực hiện. Đó là việc chấp hành nề nếp dạy học, nề nếp và quy ước quản lý học sinh trong lớp trong trường. Nội quy nhà trường đối với cán bộ giáo viên và học sinh cũng được bàn bạc, dân chủ xây dựng thông qua để mọi người tự giác thực hiện. 
	Đặc biệt là BHG thay đổi cách đánh giá xếp loại người dạy. Việc đánh giá, xếp loại chính xác, đúng thì mới thúc đẩy mọi người cố gắng. Tránh quan điểm mấy năm trước đây của nhà trường, đánh giá chung chung, không có minh chứng, không có tiêu chí cụ thể rồi cuối kỳ, cuối năm ai cũng tốt, việc khen thưởng thì xoay vòng. Việc đánh giá xếp loại giáo viên nhà trường bám sát vào thông tư 30. BGH có ghi chép, có minh chứng chỉ rõ ai làm tốt, ai chưa tốt, ai đã cố gắng, ai chưa cố gắng tâm huyết trong việc dạy dỗ, chú ý đến chiều hướng phát triển để động viên khen thưởng kịp thời. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của giáo viên thông qua nhiều kênh khác nhau. Như thông qua dự giờ thăm lớp, đồng nghiệp đánh giá, phụ huynh học sinh đánh giá. Đặc biệt lấy hiệu quả của nhiệm vụ được giao để đánh giá.
Việc tạo ra cơ chế khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã thúc đẩy tính tự giác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh kết quả trong các kỳ thi tiến bộ vượt bậc cả về số lượng giải và chất lượng giải học sinh giỏi.
Chế độ khen thưởng:
- Thưởng danh hiệu thi đua:
+ Lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở: 100 000đ/người.
+ Giấy khen của Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn: từ 100 000đ 
đến 300 000đ/người.
+ Tập thể lớp tiên tiến, tập thể tổ lao động xuất sắc: 100 000đ 
đến 200 000đ/tập thể.
- Thưởng SKKN:
SKKN được xét đi Sở giáo dục thưởng 100.000 đ
SKKN được xếp loại A cấp ngành thưởng 500.000 đ
SKKN được xếp loại B cấp ngành thưởng 300.000 đ
SKKN được xếp loại C cấp ngành thưởng 200.000 đ
- Thưởng giáo viên giỏi cấp trường: 200 000đ.
- Thưởng HS giỏi tỉnh, HS giỏi toàn diện, HS tiên tiến:
 	Các môn văn hóa:
+ Giải nhất HSG tỉnh: 1 000 000đ.
+ Giải nhì HSG tỉnh: 800 000đ.
+ Giải ba HSG tỉnh: 500 000đ.
+ Giải khuyến khích HSG tỉnh: 200 000đ.
+ Hằng năm: Học sinh có kết quả điểm tổng kết trung bình môn ở tốp 5 được thưởng 9 tháng học phí, học sinh từ thứ 6 đến thứ 10 thưởng 4,5 tháng học phí. 
+ HSG toàn diện cả năm bằng hiện vật trị giá 100 000đ.
+ HS tiên tiến cả năm học bằng hiện vật trị giá 30.000đ.
- Tiền thưởng cho cá nhân và tập thể có thành tích học sinh giỏi tỉnh.
Thưởng cho người dạy:
 	Thưởng giải cá nhân: 
+ Giải Nhất tỉnh: 5 000 000đ/giải
+ Giải Nhì tỉnh: 3 000 000đ/giải
+ Giải Ba tỉnh: 1 000 000đ/giải
+ Giải KK tỉnh: 500 000đ/giải 
Đội tuyển được xếp thứ tự trong toàn tỉnh: ( Tính theo môn đi dự thi)
+ Xếp thứ 1- 2 thưởng: 15.000.000 đ
+ Xếp thứ 3- 5 thưởng: 10 000 000 đ
+ Xếp thứ 6-10 thưởng: 5 000 000 đ
+ Xếp thứ 11-20 thưởng: 3 000 000 đ
+ Xếp thứ 21-40 thưởng: 1 000 000 đ.
- Các hội thao: (Văn nghệ, TDTT, QPAN): Mức thưởng cho cá nhân học sinh tương đương từ 40% đến 60% mức thưởng các môn văn hóa tùy thuộc đặc điểm cuộc thi
 Kinh phí để trả thưởng cho HS được lấy trong ngân sách, quỹ khuyến học và các nguồn khác của nhà trường.
2.3.5. Khuyến khích việc học tập và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, bản thân cùng tập thể lãnh đạo thống nhất động viên để cán bộ, giáo viên đi học các lớp thạc sĩ, tập huấn chuyên môn – nghiệp vụ cho các tổ bộ môn khác nhau không trùng lặp, tùy điều kiện hoàn cảnh gia đình để sắp xếp. Hiện nay nhà trường đang có 5 giáo viên theo học (trong đó có 1 theo học thạc sĩ QLGD là P.Hiệu trưởng, 4 đối tượng theo lĩnh vực chuyên môn). Việc tự học và tự bồi dưỡng được nhà trường quan tâm, bằng nhiều hình thức, biện pháp để động viên khích lệ giáo viên tự học qua sách vở, qua mạng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường có chính sách hỗ trợ giáo viên đi học mỗi năm 5 triệu đồng (lấy từ nguồn chi thường xuyên).
2.3.6. Xây dựng nề nếp kỹ cương trong nhà trường.
Việc xây dựng nề nếp kỹ cương lao động là việc làm cốt lõi đối với mỗi cơ quan đơn vị, đó có thể nói là một phần đời sống văn hóa của nhà trường. Song mỗi cơ quan đơn vị trường học lại có những đặc điểm riêng, không thể phủ nhận cuộc sống là làm theo Hiến pháp và pháp luật, nhưng do truyền thống nhà trường, vai trò của người đứng đầu nhà trường mà chỗ này được coi là kỹ cương, chỗ kia coi là chưa, vai trò của người đứng đầu ra sao. Tính giáo dục đối với học sinh thông qua kỹ cương, nề nếp của giáo viên như thế nào? Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa đó nên tôi xác định thẳng thắn rằng việc xây dựng kỹ cương nề nếp học sinh phải bắt đầu từ việc xây dựng kỹ cương nề nếp của giáo viên. 
Trong cuộc họp học tập quán triệt nhiệm vụ năm học và đặc biệt trong Hội nghị cán bộ, công nhân viên chức đầu năm học nhà trường đã tiến hành thảo luận, xây dựng khung nề nếp và thông qua Quy chế, tiêu chí thi đua một cách chặt chẽ. Đồng thời lành lập Ban nề nếp để giúp Ban giám hiệu nhà trường theo dõiviệc chấp hành Nội quy, Qui chế của CBGV. Nhờ việc xây dựng Quy chế, tiêu chí thi đua mà việc chấp hành giờ giấc, kỹ luật chuyên môn được giáo viên chấp hành nghiên tuc. Kết quả là trong năm học 2015-2016 đã chấm dứt được việc giáo viên bỏ giờ “lấy lý do ốm,...” để nghỉ dạy giải quyết công việc cá nhân không cần thiết. Không có lớp, tiết nào trong cả năm học có giáo viên nghỉ để học sinh phải tự quản. Việc giáo viên nghỉ do ốm hay công tác đều được tổ chuyên môn bố trí dạy thay. Đến năm học 2016-2017 thì việc đi đúng giờ, không nghỉ khi không có lý do chính đáng đã được chấm dứt, giáo viê

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_o.doc