Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
Cơ sở lí luận của vấn đề:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu một số tài liệu về tâm sinh lí học, giáo dục học và qua nhiều năm đứng lớp làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận ra rằng: Trẻ em ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động bên ngoài, từ nhà trường, gia đình và xã hội, từ môi trường tự nhiên và đặc biệt là từ phía các thầy cô giáo.
Theo khái niệm về nhân cách con người được trích trong tài liệu giáo dục học đại cương "Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động, giao lưu, học tập, vui chơi, giải trí.".
Vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên phải hiểu được hoàn cảnh tâm lí của từng học sinh, phải nắm bắt được tình hình thực tiễn và đặc biệt là phải xác định đúng vai trò, trách nhiệm và cái "Tâm" của người thầy trong xã hội hiện nay.
A. PHẦN THỨ I - ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta biết, giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện về đức lẫn tài, đáp ứng được với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục không chỉ truyền đạt những kiến thức cơ bản ban đầu cho học sinh mà giáo dục còn rèn luyện đạo đức tác phong, hành vi, thái độ có khả năng ứng xử đúng đắn trong tập thể, cộng đồng và xã hội. Nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là vô cùng cần thiết có trách nhiệm hướng cho thế hệ trẻ đi đến sự hoàn thiện về nhân cách, về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, có ý chí vươn lên vì sự tiến bộ, vì sự thành đạt của bản thân và sự phồn vinh của đất nước. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là: " Quốc sách hàng đầu" là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện lời dạy của Bác Hồ: " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm bản thân tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để sự nghiệp trồng người đạt hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm, người chịu trách nhiệm trực tiếp, gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với các em, chỉ bảo, uốn nắn, luôn ở bên cạnh giải đáp những khó khăn, thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng, yêu quý được các em xem là cha, là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học. Từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi quyết định chọn đề tài: " Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp" để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học. B. PHẦN THỨ II – NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ: I/ Cơ sở lí luận của vấn đề: Qua nghiên cứu, tìm hiểu một số tài liệu về tâm sinh lí học, giáo dục học và qua nhiều năm đứng lớp làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận ra rằng: Trẻ em ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động bên ngoài, từ nhà trường, gia đình và xã hội, từ môi trường tự nhiên và đặc biệt là từ phía các thầy cô giáo. Theo khái niệm về nhân cách con người được trích trong tài liệu giáo dục học đại cương "Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động, giao lưu, học tập, vui chơi, giải trí...". Vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên phải hiểu được hoàn cảnh tâm lí của từng học sinh, phải nắm bắt được tình hình thực tiễn và đặc biệt là phải xác định đúng vai trò, trách nhiệm và cái "Tâm" của người thầy trong xã hội hiện nay. II/ Thực trạngcủa vấn đề: * Thuận lợi: Ngay từ đầu năm học, được Ban giám hiệu trường tiểu học Thành Sơn phân công chủ nhiệm lớp 4B, tôi nhận thấy tình hình lớp học có một số điểm thuận lợi: Hầu hết phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của con em, điều kiện kinh tế gia đình của một số học sinh thuộc diện khá giả cho nên ta dễ dàng nhận thấy rõ sự nhanh nhẹn, hiếu động và hiểu biết nhiều hơn về mọi mặt. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên cũng không thể tránh khỏi những mặt trái của nó: Nhiều gia đình vì quá thương con nên cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, cho tiền tiêu vặt dư dả mà không nghĩ đến cái hậu quả của việc thương con theo kiểu ấy. Thật đúng như lời ông cha ta thường nói: "Con hư tại mẹ", nhiều em học sinh đã len lỏi vào các điểm intenet để chơi những trò chơi nguy hiểm, tiếp xúc với những phim ảnh bạo lực... dần dần trở thành thói quen mà chính cái thói quen đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách của các em lúc nào mà người lớn chúng ta không hề hay biết, một số em có thái độ vô lễ với thầy cô, đánh nhau với bạn như trong phim ảnh, không biết nhường nhịn, xưng hô thiếu văn hóa...Bên cạnh những yếu tố tác động từ ngoài xã hội thì vẫn còn một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, sống chủ yếu làm nghề nông- quanh năm với đồng ruộng; chăn dắt gia súc, gia cầm nên không có thời gian để gần gũi, chăm lo cho con cái mà chỉ phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, cho nhà trường. Thậm chí có một số em rất khó dạy bảo nhưng đằng sau đó là sự bao che dung túng của gia đình các em. Thực trạng này đã gây không ít những khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm. Trong thực tế cũng có một số giáo viên đã tốn nhiều công sức dạy bảo bằng các biện pháp như la mắng, bắt phạt, đuổi ra khỏi lớp...nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, học sinh vẫn chưa ngoan, nề nếp lớp học vẫn chưa tốt, ý thức tự giác và tinh thần học tập vẫn chưa cao, để rồi học sinh sợ hãi, xa lánh thầy cô, biến giờ học trở thành áp lực nặng nề. Vậy làm thế nào để có thể tổ chức, xây dựng đươc một lớp học vừa có nề nếp tự quản tốt, vừa là một tập thể học sinh đoàn kết, có tinh thần học tập mà không làm mất đi sự hồn nhiên trong sáng của các em. Để mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui và thầy cô thực sự là người được các em yêu quý, kính trọng, gần gũi. III/ Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề: 1. Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm của từng học sinh. Muốn giáo dục học sinh tốt thì việc đầu tiên giáo viên phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm, đặc điểm, tính tình, sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Nhưng làm thế nào để hiểu được những điều ấy một cách tường tận? Theo tôi, đó là việc tiếp xúc, gần gũi, chuyện trò cởi mở với các em, tôi tìm hiểu thêm thông tin từ người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình của học sinh. Để kiểm tra sự chính xác của các thông tin thu thập được, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát như sau: Cho các em điền theo mẫu đã chuẩn bị sẵn: Phiếu điều tra - Họ và tên học sinh:..................................................................... - Nghề nghiệp của cha:................................................................. - Nghề nghiệp của mẹ:.................................................................. - Nơi ở:......................................................................................... - Số điện thoại của cha ( hoặc mẹ):.............................................. - Sở thích của bản thân:................................................................ - Chơi thân với bạn nào trong lớp:............................................... - Em thích học môn học nào nhất:............................................... - Xếp loại học lực năm trước:.. - Xếp loại hạnh kiểm năm trước:............................................ - Gia đình thuộc diện : Nghèo 5 Đủ ăn 5 Khá giả 5 Bên cạnh đó, trong tuần học đầu tiên, tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu tên mình trước lớp, việc làm này giúp tôi có thể biết tên của học sinh nhanh hơn, mặt khác, tôi có thể nhận ra em nào mạnh dạn, tự tin trước tập thể, em nào còn nhút nhát, rụt rè để từ đó có biện pháp gần gũi với các em, tạo cho các em có niềm tin khi tiếp xúc. Đối chiếu kết hợp phiếu điều tra với sổ chủ nhiệm cũng như gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm trước, tôi đã thống kê được một con số cụ thể chính xác như sau: - Sĩ số của lớp: 20/9 nữ - Học sinh ở với Cha: 1 học sinh - Học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: 2 học sinh - Học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình: 8 học sinh - Học sinh trầm tính, ít nói, rụt rè: 10 học sinh - Tiếp nhận thông tin từ giáo viên chủ nhiệm năm trước tôi nắm được các em khó bảo thường gây mất trật tự trong lớp học 8 học sinh Qua khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả học tập của lớp được thống kê như sau: Sĩ số HTT HT CHT SL TL SL TL SL TL 20 % 15 75% 5 25% Như vậy ta dễ dàng nhận ra một điều: Lớp học không có nề nếp, có nhiều em học sinh thường gây mất trật tự thì chất lượng học tập cũng sẽ giảm sút. 2. Sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Theo tôi nghĩ, chỗ ngồi hợp lí, đúng từng đối tượng học sinh cũng là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cũng như rèn được đạo đức tác phong cho học sinh tiểu học. Bởi vì tục ngữ có câu: " Học thầy không tày học bạn". Tôi tiến hành lên sơ đồ chỗ ngồi cho các em ngay sau khi đã nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh cũng như hiểu được đặc điểm, tính cách của từng em thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh và khảo sát chất lượng. Theo sự tính toán và theo tình hình hiện tại của lớp, cứ một em học sinh xuất sắc được ngồi cùng một bạn học sinh tiếp thu chậm. Những học sinh xuất sắc tiếp thu bài nhanh có nhiệm vụ quan sát, nhắc nhở và giúp bạn cùng vươn lên trong học tập. Việc làm này, trong trường học thường được gọi là: "Đôi bạn cùng tiến". Tôi không quên chú ý đến những em bị hạn chế về mắt, về chiều cao được ưu tiên ngồi bàn Qua việc sắp xếp chỗ ngồi phù hợp như trên, tôi nhận thấy hiệu quả của nề nếp lớp học nghiêm túc hơn, trong giờ học các em có sự cố gắng thi đua rõ rệt. 3. Ổn định nế nếp, xây dựng lớp học tự quản. Muốn lớp học có ý thức tự quản, việc đầu tiên phải ổn định nề nếp, để làm tốt việc này thì đội ngũ cán bộ lớp phải vững mạnh. Vì vậy, ngay từ đầu, tôi lựa chọn các em có thể đạt các yêu cầu cơ bản sau: - Sức học phải vững, có đạo đức tác phong tốt, gương mẫu. - Có uy tín lớn đối với các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử tốt với bạn bè. - Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao. - Có sổ theo dõi thường xuyên, cách kẻ sổ, viết sổ, trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lí. Tôi phân công việc làm phù hợp với khả năng của từng em. * Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp, điều khiển các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, nhận xét, báo cáo tình hình của lớp cho giáo viên chủ nhiệm * Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập, theo dõi nề nếp truy bài của lớp * Lớp phó lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động, trồng cây, vệ sinh của lớp, theo dõi việc trực nhật. * Lớp phó văn thể: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của lớp. * Tổ trưởng: Chịu trách nhiệm cùng lớp phó đầu giờ kiểm tra (truy bài) việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn, việc soạn sách vở đầy đủ theo thời khóa biểu, mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mớirồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua. Các tổ trưởng có trách nhiệm tập hợp kết quả của tổ mình báo cáo với lớp trưởng hay lớp phó vào cuối tuần, lớp trưởng sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức, giáo viên trực tiếp nhắc nhở học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp thực hiện tốt. - Cho học sinh cả lớp chép thang điểm thi đua để cùng nhau thực hiện - Các tổ trưởng dựa vào thang điểm thi đua để kẻ sổ theo dõi và tổng kết điểm cho các thành viên trong tổ. * Mẫu thang điểm thi đua của từng tổ: stt Họ và tên Đi trễ -5 Nói tục, đánh bạn -10 Chưa chuẩn bị bài -5 Gây mất trật tự -5 Đồng phục chưa đúng qui định -5 Đầu tóc, tác phong -5 Phát biểu +5 Tổng điểm Xếp vị thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp, nhất là thời gian 15 phút đầu giờ. Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những kiến thức đã học trong tuần, hoặc ôn lại các bảng nhân, bảng chia. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học, với những việc các em làm được, giáo viên cần kịp thời khen ngợi, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh khác noi theo. 4. Phối hợp với phụ huynh học sinh. 4.1 Gặp gỡ phụ huynh học sinh là việc làm cần thiết trong công tác chủ nhiệm, bởi vì chính các bậc phụ huynh là người cung cấp và gợi cho giáo viên chủ nhiệm biết được đặc điểm, tính cách của các em một cách cụ thể nhất, giúp giáo viên có thể áp dụng những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. Trong lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, sau khi thông báo các nội quy của trường cũng như thông báo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho phụ huynh học sinh nắm, tôi tiến hành gặp gỡ riêng từng phụ huynh trao đổi về tình hình đặc điểm của học sinh để phối hợp đưa ra biện pháp giáo dục. Tôi động viên các bậc phụ huynh làm những việc sau: - Kiểm tra sách, vở theo thời khóa biểu của từng buổi học. - Nhắc nhở việc học bài và làm bài ở nhà của con mình. - Khi đau ốm nghỉ học phải có đơn xin phép hoặc gọi điên thoại cho giáo viên chủ nhiệm. - Cần động viên khích lệ tinh thần của con em bằng những lời khen hay những món quà nhỏ nếu hôm nào đạt nhiều điểm mười. Về phía giáo viên, đối với những em học sinh lười, học yếu, giáo viên phải phối hợp cùng phụ huynh học sinh dùng phương pháp tác động tình cảm, gần gũi, phải thường xuyên đến chỗ ngồi của những em này để kiểm tra, nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân mất căn bản ở mảng kiến thức nào, kịp thời có kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo. Đối với đối tượng học sinh này phải dùng biện pháp: "Nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc, tình cảm nhưng không nhu nhược". Khi thông tư 22/BGD&ĐT – ban hành qui định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực, thì việc phối hợp với cha mẹ học sinh lại thêm phần quan trọng. Để đánh giá xếp loại học sinh từng học kỳ có sự kết hợp đanh giá của cha mẹ học sinh .Vậy làm sao để phối hợp cùng phụ huynh đánh giá học hiệu quả nhất, thực chất nhất. Điều đó làm tôi hết sức trăn trở. - Triệu tập phụ huynh đánh giá, sau đó lại tổ chức họp phụ huynh theo qui định của nhà trường. - Sử dụng phiếu phối hợp thì không thể cùng phụ huynh đánh giá được hết về năng lực, phẩm chất cũng như các hoạt động giáo dục một cách thực tế,khách quan. - Làm thế nào không nhất thiết phải gặp phụ huynh mà đánh giá vẫn hiệu quả. Và tôi quyết định sử một em/ trên một sổ mang tên “phiếu liên lạc” dựa trên thang điểm thi đua đưa ra để đánh giá loại học sinh hàng tuần, tháng và học kỳ. Trong đó có chữ ký thống nhất của học sinh – giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Với việc làm trên việc đánh giá học sinh của tôi dễ dàng hiệu quả và tiện lợi. SINH HOẠT TUẦN 17 Những lỗi vi Phạm:. Điểm trừ:.. Điểm cộng: Xếp loại: Học sinh GVCN Phụ huynh SINH HOẠT TUẦN 18 Những lỗi vi Phạm:. Điểm trừ:.. Điểm cộng: Xếp loại: Học sinh GVCN Phụ huynh 5. Xây dựng mối quan hệ thầy trò: Để giáo dục học sinh cũng như muốn các em học tập tốt làm một giáo viên chủ nhiệm theo tôi nghĩ và cũng là điều thực tế để nắm bắt được tâm tư tình cảm cuả các em thì “Xây dựng mối quan hệ thầy trò” cũng rất cần thiết. Để làm được điều đó tôi đã: 5.1 Bản thân luôn trao dồi kiến thức của mình: mỗi tiết học tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu phương pháp dạy hiệu quả tối ưu nhất. Mỗi kết luận tôi đưa ra luôn đúng và chính xác. Trong các tiết khoa học và đạo đức tôi tổ chức cho các em các trò làm phóng viên, đóng kịch, sắm vaiMục đích giúp các em yêu thích môn học tin tưởng tuyệt đối vào người thầy của mình, tạo được môi trường học thân thiện. 5.2 sau khi có được niềm của các em tôi đi sâu và nắm bắt tư tình cảm của các em thông qua họp thư “điều em muốn nói” . Sau mỗi tuần tôi tổng hợp lại những ý kiến của các em. Những ý kiến chung tôi đưa ra giải quyết trong buổi sinh hoạt lớp. Những tâm tư của các em tôi thường gặp trực tiếp và trao đổi. Dần tôi như một người bạn thân ,các em luôn dốc bầu tâm sự những điều thầm kín “muốn nói”. 5.3 Khi nói chuyện, khi giảng cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện tình cảm yêu thương của người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi tâm lí tình cảm thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung đức vị tha của người thầy luôn là sức mạnh to lớn để giáo dục cảm hóa học sinh. * Người thầy có tấm lòng nhân hậu bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực, ham học và thích đi học. 6. Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp. Trên cơ sở có được một đội ngũ cán bộ lớp đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động tự quản, vai trò của mình đối với lớp. Cán bộ lớp phải đánh giá một cách trung thực về những ưu, khuyết của bạn. Các tổ trưởng tổng kết điểm trong sổ theo dõi, bạn nào xếp vị thứ nhất sẽ được đề nghị thưởng một bông hoa danh dự. Điều quan trọng ở đây là phải tập cho các em có thói quen gọi bạn xưng tên, mỗi khi góp ý phê bình bạn phải lịch sự, tế nhị mang tính thuyết phục, không nên ồn ào, tranh cãi gây mất đoàn kết. Các thành viên trong lớp được phát biểu tự do, thoải mái thể hiện hết tâm tư nguyện vọng của mình. Trong giờ sinh hoạt lớp các em được nói, được hát, được chơi, được thể hiện hết mình, được chia sẻ Ví dụ: Trong lớp có một số bạn thường đi học trễ, không thuộc bài, nói chuyện... Trong giờ sinh hoạt lớp, cán bộ lớp và các thành viên phải đưa ra để nhắc nhở, động viên bạn ấy khắc phục để xây dựng phong trào của lớp vững mạnh hơn, còn đối với những bạn chăm chỉ, học giỏi, thực hiện tốt các phong trào của trường, tham gia gương người tốt, việc tốt thì được khen, được tuyên dương. Trong giờ sinh hoạt lớp, tôi không quên giáo dục các em kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến, không làm tổn thương người khác. Qua giao tiếp, các em có thể xây dựng mối quan hệ bạn bè mới, biết chia sẻ, cảm thông, biết giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Tôi còn giáo dục cho các em kỹ năng phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe, có sức khỏe, con người mới có thể thực hiện được ước mơ, hoài bảo của mình Được hướng dẫn, tôi thấy các em rất thích thú và cùng rủ nhau thực hiện, điều làm tôi phấn khởi là các em biết nghe lời và thực hiện tốt, các em có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe chính mình bằng thái độ nghiêm túc và kiên trì. Khi tổ chức được các giờ sinh hoạt lớp như vậy, tôi nhận thấy không khí của lớp sinh động hơn, sự chờ đợi, háo hức của các em, nó thực sự đã lôi cuốn được cả tập thể lớp hòa mình vào không khí chung, cùng có chung suy nghĩ, có chung sự phấn đấu vươn lên để được khen, được tuyên dương trước tập thể và đặc biệt là các mối quan hệ giữa các em học sinh đã thật sự thân mật với nhau, tự tin khi chia sẻ. * Hình ảnh giờ sinh hoạt lớp của tập thể lớp 4A. 7. Xây dựng môi trường thân thiện trong giờ dạy văn hóa. Ngoài công tác xây dựng nề nếp cho học sinh tôi thiết nghĩ người giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học cũng cần có kỹ năng xây dựng môi trường thân thiện trong giờ dạy văn hóa để tạo được các mối quan hệ thân mật giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong một tiết dạy. Lớp học thân thiện thì thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh, đánh giá công bằng khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực, thực tế mọi đối tượng học sinh để các em tự tin. Chả vậy sự gắn bó thân mật giữa thầy và trò được thể hiện qua từng câu hỏi của tôi: + Ai có câu trả lời giống bạn? + Ta nên sửa cho bạn thế nào? + Ai giúp bạn? + Cả lớp có đồng ý với câu trả lời của bạn không? + Cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay! Nếu học sinh có câu trả lời sai, hoặc cách giải không đúng thì giáo viên nên khuyên nhẹ nhàng bằng câu: “Con cố gắng suy nghĩ thêm!” hoặc “Câu trả lời của con gần đúng”. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy tôi phải luôn động viên, nhắc nhở các em: Muốn học tốt, việc đầu tiên các em phải hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản của bài học, khắc sâu kiến thức, lắng nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia thảo luận cùng bạn, chịu khó suy nghĩ để phân biệt đúng- sai, biết phân biệt để tìm được kết quả chung của nhóm và dám chịu trách nhiệm về kết quả của nhóm có phần mình tham gia, dù kết quả đúng hay sai, phải tích cực tham gia các hoạt động học tập, hiểu được những lời cô giáo giảng bài, nắm được những kĩ năng tính toán chính là việc làm cần thiết giúp các em nắm vững kiến thức của bài học. Nên khi học bài các em rất mau thuộc và nhớ lâu hoặc không học bài thuộc lòng nhưng các em vẫn có cách trình bày nội dung theo cách hiểu của mình về kiến thức cơ bản và áp dụng thực hành tốt. Cuối giờ học,tôi thường hỏi học sinh: Em học được gì qua nội dung bài học này?
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc