Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học Cơ sở

Tầm quan trọng của đề tài:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường và bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình. Đây chính là bức thông điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy môn Địa lý trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về Địa lý là cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa xã hội. Hơn nữa, học sinh biết tìm hiểu về thế giới quan khoa học biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn Địa lý còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình phát triển đất nước chúng ta càng phải chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi lẽ muốn phát triển kinh tế bền vững chúng ta phải chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi lẽ môi trường rất cần thiết và quan trọng đối với xã hội loài người. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. 2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. - Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng 1 nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương của Đảng và nhà nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu GV - cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống các trường học cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm nhắc nhở bản thân mình phải sử dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống khi chưa quá muộn. Đó cũng chính là lí do của đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lý trung học cơ sở 3. Tác giả sáng kiến : - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Ngọc. - Địa chỉ: Trường TH&THCS Bạch Lưu. - Điện thoại: 0335395916 - EMail: duyngoclt@gmail.com 4. Chủ đầu tư : Trường TH&THCS Bạch Lưu 3 * Tài nguyên nước: Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước theo đầu người năm 1943 là 16.641m 3/người, nếu số dân tăng lên 150 triệu thì chỉ số chỉ còn 2.467m3/ người/ năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối hóa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã xẩy ra tình trạng căng thẳng về nước. Các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt trì , Biên Hòanước đã bị ô nhiễm tới mức nghiêm trọng. Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu ( ở Bắc Bộ), sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (ở Đông Nam Bộ) đã bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của con người ngày càng cạn dần. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới tình trạng thiếu ngọt cũng xẩy ra nghiêm trọng. Vì thế năm 2003 Liên Hợp Quốc chọn là năm quốc tế về nước ngọt bởi: Nước- Hai tỉ người đang khát. Tất cả mọi người hãy hành động để bảo vệ Nước, nguồn sống trên trái đất. *Tài nguyên rừng: Rừng là nguồn tài nguyên quí giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quí giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian dài có xu hướng giảm, nhiều khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng, làm cho môi trường sinh thái bị đảo lộn, môi trường sống của các loại động vật bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng các loại động vật quí hiếm 5 Đặc biệt là ở những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước Mặc dù đã có đội vệ sinh môi trường thường xuyên dọn dẹp song do ý thức của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, chỉ biết sạch trong nhà mình còn ở ngoài đường phố thì không được quan tâm. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng yêu cầu, như nơi đổ rác cũng như nơi xử lí rác thải chưa đảm bảo kĩ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm. Ngay trong trường học, mặc dù được quán triệt, nhắc nhở thường xuyên của BGH nhà trường cũng như tổng phụ trách đội và hàng ngày ban lao động đều phân công luân phiên lớp, trực tiếp lao động dọn vệ sinh. Thế nhưng do ý thức chưa tự giác của một số học sinh nên ở trong sân trường, hành lang các dãy phòng học cũng như trong lớp học vẫn thấy sự xuất hiện của rác thải. 7.3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS. a. Nguyên tắc. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Vì thế cần xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi. - Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lửa tuổi. - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng bài học. - Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước, phù hợp với độ tuổi. - Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường. - Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. - Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí thành một bài dạy môi trường. b.Phương thức giáo dục. - Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp 7
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_hop_bao_ve_moi_t.doc