Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo lớn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo lớn

Cho trẻ mang các tấm ảnh về họ hàng, gia đình trẻ rồi cô cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại về cách xưng hô của những người trong gia đình trẻ. Ví dụ: Đây gọi là “bác” vì “bác” nhiều tuổi hơn bố cháu đấy

 Bên cạnh đó phương pháp giảng giải, giải thích cũng chiếm ưu thế trong việc giáo hành vi thói quen chuẩn mực đạo đức cho trẻ. Nó thường kết hợp với các phương pháp khác, gắn với các tình huống cụ thể để giải thích cho trẻ tại sao hành vi đó là đúng là sai để trẻ hiểu được.

*Ví dụ:

 Cô khen bạn Lan ngoan, chịu khó. Trẻ hỏi cô: Tại sao cô khen bạn ấy ngoan? Cô cần giải thích cho trẻ hiểu được: “Vì bạn ấy biết vâng lời cô, trong giờ học không nói chuyện, hay giơ tay phát biểu, biết giúp cô những việc vừa sức như phơi khăn, xếp ca cốc ”

 Trong cuộc sống hàng ngày cô cũng cần nêu gương một số trẻ để giáo dục trẻ khác. Đối với trẻ mẫu giáo, thông qua hoạt động nêu gương hàng ngày nhằm giúp trẻ tự đánh giá về mình về bạn trong mọi hoạt động

 

doc 33 trang thanh tú 22 11516
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RẩN THểI QUEN ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN ”
Lĩnh vực
: Giỏo dục mẫu giỏo
Cấp học
: Mầm non
	NĂM HỌC: 2017 – 2018	
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề :
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhất là trong giai đoạn lịch sử hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển để hòa nhập với khu vực và thế giới buộc chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục mầm non nói riêng phải phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục mầm non phát triển nhằm bảo đảm cho trẻ phát triển toàn diện, góp phần hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử. Để thực hiện tốt mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành 5 nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ.
Mặt khỏc, tục ngữ cú cõu: “Tiờn học lễ, hậu học văn”, là giỏo viờn mầm non, tụi cũng hiểu hơn về ý nghĩa sõu sắc của cõu tục ngữ đú. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý trẻ mầm non là còn non nớt, rất hay bắt chước hành vi của người khác, bắt chước cả cái tốt lẫn cái xấu trong khi vốn kinh nghiệm của trẻ còn ít. Việc rèn luyện từng hành vi kỹ năng đòi hỏi phải kiên trì và có thời gian. Đối với trẻ mầm non đuợc sự hướng dẫn của người lớn, rồi bằng những kinh nghiệm trực tiếp, trẻ đã có thể nắm được những khái niệm biểu tượng đặc điểm sơ đẳng như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, ngoan, hư. Trên cơ sở đó dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy. 
 Trong thời buổi kinh tế phỏt triển, đời sống ngày càng được nõng cao, cỏc bậc phụ huynh thường nuông chiều trẻ không để ý đến việc sửa sai, việc dạy trẻ có được những thói quen hành vi đạo đức cơ bản nhất mà hằng ngày luôn diễn ra. Họ coi đó là những cái nhỏ nhặt không cần quan tâm. Trong khi ở lớp các cô rất chú trọng đến vấn đề giáo dục này. Thêm vào đó trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều trường nặng nề việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Chưa dành thời gian hợp lí để giúp trẻ hình thành những kỹ năng, thói quen hành vi văn minh, các cô giáo chưa kiên trì hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ.
Từ những thực tế trên, tôi là một giáo viên mầm non được Ban giám hiệu giao phó trách nhiệm trực tiếp giáo dục trẻ nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn thói quen đạo đức và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giỏo lớn ” nhằm xây dựng một số biện pháp giáo dục các hành vi thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo và đề xuất một số kiến nghị để biện pháp có ý nghĩa, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:	
“Trẻ em như bỳp trờn cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
 Đú là hai cõu thơ đầy ý nghĩa núi về trẻ em mẫu giỏo. Lứa tuổi mẫu giỏo là lứa tuổi cú ảnh hưởng quyết định đến hỡnh thành tiềm năng nhận thức trớ tuệ và hỡnh thành nhõn cỏch của trẻ ( 90% năng lực nhận thức và sự hỡnh thành nóo bộ của trẻ diễn ra và hỡnh thành ở giai đoạn này). ở lứa tuổi mẫu giỏo trẻ phỏt triển về nhận thức, ngày càng muốn tự lập và bắt đầu cú sự lựa chọn bắt trước người lớn , sự vật và mụi trường xung quanh.
 Theo chỉ thị 153/CP của Hội đồng Chính phủ ra ngày 12/08/1966 về công tác Giỏo dục mầm non đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc học mầm non. Giỏo dục mầm non phát triển nhằm bảo đảm cho trẻ từ 3-6 tuổi phát triển một cỏch toàn diện, đỏp ứng nhu cầu ngày càng phỏt triển của xó hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đú là việc giỏo dục đạo đức hỡnh thành nhõn cỏch ban đầu cho trẻ mầm non.
 Giáo dục đạo đức được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. Mà nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là hình thành ở trẻ tư chất đạo đức, kỹ năng, thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những biểu tượng đạo đức và động cơ hành vi. Thông qua các nhiệm vụ này giáo viên có thể hình thành cho trẻ có được tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước của mình, yêu lao động ghét lười biếng, ghét cái ác. Không những thế còn xây dựng cho trẻ tư cách ứng xử đúng đắn, bền vững trong hoạt động cá nhân, hoạt đông tập thể, trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Đặc biệt hơn, trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo viên có điều kiện hình thành ở trẻ một số phẩm chất như: Tính độc lập, tính ngăn nắp, tính kỉ luật, tính mạnh dạn, tự tin. Hiểu được vai trò giáo dục đạo đức là một thành phần không thể thiểu trong giáo dục nhân cách con người. Vì vọ̃y, giáo dục mầm non có mục tiêu xây dựng nền tảng nhân cách của con người lao động tương lai và tất yếu phải coi trọng giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng nền tảng, nhân cách phát triển toàn diện đó. Không những thế giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục trí tuệ. Đây chính là tiền đề mở rộng vốn hiểu biết về các quan hệ đặc điểm và trình độ phát triển đặc biệt còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mỹ, đó là những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, những hành vi văn minh.
 Giáo dục đạo đức không những góp phần bồi dưỡng cho các em những tiêu chuẩn, những quy tắc, hành vi, quy định thái độ của chúng với nhau, với gia đình, nhà nước, tổ quốc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành phát triển nhiều mặt nhân cách. Vì vậy mà giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ nhỏ là rất cần thiết và quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ mầm non. Một trong các nhiệm vụ được các trường mầm non luôn quan tâm nhất đó chính là việc giáo dục hành vi đạo đức văn minh cho trẻ mẫu giáo và thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như: vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, thói quen biết bảo vệ, sử dụng, giữ gìn đồ dùng. Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người và thói quen hành vi nơi công cộng. Đối với trẻ nhỏ để có được những thói quen, kỹ năng hành vi đạo đức này là rất khó. Xong việc giáo dục đạo đức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành bộ mặt nhân cách sau này cho trẻ. Trên thực tế chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định. ở đại đa số các trẻ khi đến trường đều có được những kỹ năng, thói quen hành vi đạo đức trong giao tiếp. Trẻ tỏ ra độc lập hơn trong việc vệ sinh cá nhân.
 Trẻ mầm non với đụi mắt trong trẻo, tõm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, nếu khộo vẽ thỡ trũn, khụng khộo thỡ mộo mú. Suy nghĩ nhiều về vấn đề đú, tụi nghĩ mỡnh cần phải đầu tư nhiều vào việc hỡnh thành cỏc thúi quen đạo đức, hành vi văn minh cho trẻ, tụ điểm vào tõm hồn trẻ những cỏi hay, cỏi đẹp để trẻ trở thành những bụng hoa thơm ngỏt, để trẻ phỏt triển nhõn cỏch một cỏch toàn diện.
 Từ những thực tế trên, tôi là một giáo viên mầm non được Ban giám hiệu giao phó trách nhiệm trực tiếp giáo dục trẻ nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn thói quen đạo đức, hành vi văn minh cho trẻ mẫu giỏo lớn” nhằm xây dựng một số biện pháp giáo dục các hành vi thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giỏo.
 2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi: 
	- Phũng giỏo dục quan tõm mở cỏc lớp tập huấn ngay từ đầu năm học.
 - Trường mầm non nơi tụi cụng tỏc là trường cú nhiều thành tớch trong giảng dạy, trường luụn tham gia đầy đủ cỏc cỏc phong trào hoạt động do ngành giỏo dục và địa phương phỏt động.
	- Trường cú đội ngũ giỏo viờn trẻ, nhiệt tỡnh nờn nhanh chúng nắm bắt được cỏc kiến thức cũng như biện phỏp phục vụ cho cụng tỏc chuyờn mụn.
	- BGH nhà trường đều là những người cú nhiều kinh nghiệm trong lónh đạo quản lý cũng như trong cụng tỏc chuyờn mụn, nghiệp vụ.
- Ngụi trường cú diện tớch rộng, thoỏng mỏt, sạch đẹp, đủ ỏnh sỏng. Trong lớp được trang trí sinh động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi trẻ, luôn thay đổi phù hợp với từng chủ đề sự kiện.
- Bản thõn tụi và các cụ giỏo đồng nghiệp dạy lớp đều yờu trẻ, luụn cố gắng học hỏi khụng ngừng, tớch cực trang trớ lớp, tạo môi trường lớp gần gũi, thân thương phự hợp với đặc điểm tõm sinh lý của trẻ mẫu giỏo.
- Trỡnh độ nhận thức của trẻ tương đối nhanh.
- Một số phụ huynh luụn quan tõm đến con em của mỡnh.
b. Khó khăn:
 - Số lượng trẻ trờn lớp đụng: 57 trẻ, đa số trẻ chưa thể tự phục vụ cũng như chưa tự vệ sinh cỏ nhõn. Nhận thức của trẻ ở trong lớp khụng đồng đều, một số trẻ cú nhận thức chậm hơn so với lứa tuổi.
 - Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên nhận thức còn hạn chế về vấn đề kiến thức giáo dục cũng như rốn hỡnh thành thúi quen đạo đức, hành vi văn minh thường xuyờn cho trẻ. Họ cũng chưa hiểu được hết về tầm quan trọng của vấn đề giỏo dục này.
- Đôi khi giáo viên còn chú trọng vấn đề giáo dục trí tuệ hơn giáo dục đạo đức.
- Do hiện nay các gia đình thường rất ít con nên nhiều trẻ được gia đình nuông chiều, bỏ qua không uốn nắn, dạy con các hành vi, thói quen đạo đức ngay từ khi còn nhỏ. Họ thường bỏ mặc cho con phát triển tự nhiên theo ý thích của trẻ.
3. Cỏc biện phỏp tiến hành:
 Từ những cơ sở trờn, để nắm bắt được nhận thức và kỹ năng về các hành vi văn minh và thói quen đạo đức của trẻ, tụi đó tiến hành khảo sỏt ban đầu của 57 trẻ trong lớp và nhờ sự chịu khú học hỏi, nghiờn cứu, tụi mạnh dạn đưa ra một số biện phỏp hỡnh thành cỏc thúi quen đạo đức và hành vi văn minh sau: 
1. Biện phỏp 1: Bồi dưỡng những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ mầm non:
2. Biện phỏp2: Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về đạo đức cho trẻ mầm non:
3. Biện phỏp 3: Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân:
4. Biện phỏp 4: Hành vi thói quen văn minh trong quan hệ giao tiếp:
5. Biện phỏp 5: Thói quen biết bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồ chơi:
6. Biện phỏp 6: Hành vi thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác:
7. Biện phỏp 7: Hành vi thói quen ứng xử văn minh nơi công cộng:
Sau đõy tụi xin đi vào từng biện phỏp cụ thể như sau:
 Biện phỏp 1: Bồi dưỡng những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ mầm non:
	Xuất phát từ đặc điểm của trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ rất giàu tình cảm, dễ xúc động, tình cảm chi phối mọi hoạt động của trẻ, trẻ thích sống tình cảm với người khác và cũng đòi hỏi người khác phải có tình cảm với mình.
	Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với trẻ lứa tuổi này, chúng ta có thể giáo dục các tình cảm như lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Vì tình yêu thương con người là cốt lõi đạo đức của con người, là điều kiện để từ đó giáo dục những tình cảm đạo đức khác. Vì vậy, ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ có tình yêu thương con người, trước hết là giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình của trẻ như bố, mẹ, ông, bà, anh chị em. Cần làm cho trẻ hiểu rằng, mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt. Cần thường xuyên sống hoà thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Giáo dục trẻ có thái độ quan tâm với mọi người lớn xung quanh, yêu mến và săn sàng giúp đỡ mọi người như cô giáo, người già, em nhỏ giáo dục trẻ biết cảm thông, chia sẻ với mọi người. Cùng với việc giáo dục tình yêu thương con người, cần chú ý từng bước giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, đất nước. Cụ thể là giáo dục cho trẻ biết yêu gia đình, làng xóm, khối phố mình ở, yêu cảnh vật thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, yêu cái đẹp, tính thật thà chăm chỉ và ghét lười biếng, ghét dối trá, ghét cái xấu
	Những tình cảm này sẽ thoả mãn nhu cầu trong đời sống tình cảm của trẻ, nó sẽ là điều kiện quan trọng đối với việc phát triển đời sống tình cảm cho trẻ sau này.
	Một trong những nhiệm vụ giáo dục đạo đức không thể thiếu được đối với trẻ mầm non, đó là giáo dục các hành vi thói quen đạo đức đơn giản cho trẻ.
	Việc hình thành những kỹ năng, thói quen hành vi đạo đức đòi hỏi phải kiên trì và có thời gian hoặc khi đã hình thành thì khó mất đi được, cũng khó thay đổi. Do đó cần rèn luyện ở trẻ những kỹ năng, thói quen hành vi đạo đức đúng đắn. Vậy hơn ai hết, người lớn đặc biệt là những người làm công tác giáo dục trẻ cần phải cung cấp những hành vi đạo đức mang tính chuẩn mực. Những hành vi đạo đức này sẽ làm kim chỉ nam giúp trẻ định hướng trong hành động.
	Những hành vi thói quen đạo đức cần giáo dục cho trẻ, đó là:
	+ Thói quen hành vi đạo đức văn minh trong giao tiếp ứng xử với những người xung quanh như thói quen: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, hành vi thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác như: Những người già, em nhỏ, người tàn tật, hành vi thể hiện sự chia sẻ, biết ơn, sống đoàn kết với bạn bè, hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn như khi người lớn nói phải biết “vâng, dạ’’.
	+ Thói quen hành vi văn minh nơi công cộng. Cụ thể là giáo dục trẻ hành vi thể hiện sự tôn trọng và thực hiện nghiêm túc những quy định chung nơi công cộng như: Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ linh tinh, không ngắt hoa bẻ cành, không làm ồn ào
	+ Thói quen hành vi biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi: như biết lấy, cất đồ chơi, đồ dùng đúng nơi quy định, biết cất đồ chơi gọn gàng khi chơi xong, biết giữ gìn, bảo quản
	+ Thói quen văn minh vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân: Giờ ăn, giờ ngủ 
(rửa tay, lau mặt trước khi ăn) thói quen giữ vệ sinh thân thể quần áo, đầu tóc gọn gàng, sach sẽ
	Một trong những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo là trẻ hay bắt chước. Trẻ bắt chước người lớn từ cử chỉ lời nói đến hành vi, có khi trẻ bắt chước cả những hành vi đúng, có lúc trẻ bắt chước cả những hành vi sai do sự nhận thức của trẻ chưa đầy đủ.
*Ví dụ: Ở nhà, khi thấy trẻ làm một việc gì đó không đúng theo như yêu cầu của bố mẹ (khi dạy trẻ viết chữ vào vở, bố mẹ hướng dẫn mãi mà trẻ không làm được, bố mẹ đã mắng trẻ: “Đúng là cái đồ dốt’’. Khi đến lớp, thấy đồ chơi mà mình đang chơi không thực hiện theo ý muốn của mình, trẻ đó lại bắt chước quát đồ chơi đó như bố mẹ quát mình.
	Chính vì vậy, song song với việc cung cấp kiến thức cho trẻ về môi trường tự nhiên xã hội thì việc cung cấp cho trẻ những tri thức cơ bản, đơn giản trong giao tiếp ứng xử giữa con người và con người với thế giới xung quanh là vô cùng cần thiết. Nhũng hành vi thói quen đạo đức được hình thành ở trẻ lứa tuổi này thường để lại ấn tượng mạnh sau này, nó ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức nói riêng và đời sống tình cảm nói chung của trẻ.
	Trên cơ sở hình thành những thói quen trên mà hình thành ở trẻ đức tính cần thiết như : tính tự lập, tính ngăn nắp, tính kỷ luật, mạnh dạn, can đảm.
Biện phỏp 2: Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về đạo đức cho trẻ mầm non:
	Trong quá trình hình thành những tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức đồng thời diễn ra quá trình hình thành những biểu tượng sơ đẳng về đạo đức cho trẻ. Đó là những biểu tượng về điều “tốt’’, điều “xấu”, điều “phải”, điều “trái”, về việc “nên làm”, việc “không nên làm” như thế nào là “ngoan”, thế nào là “hư”, như thế nào là người “có hiếu” và thế nào là người “bất hiếu”, thế nào là người “nhân hậu”, “không nhân hậu”, biết hướng tới cái “thiện”, bài trừ cái “ác” biết yêu lao động, thích tính “thật thà, chăm chỉ” ghét thói “lười biếng”Những biểu tượng này tuy còn đơn giản nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Biểu tượng đạo đức càng phong phú bao nhiêu thì tình cảm đạo đưc càng phong phú và bền chặt bấy nhiêu. Những biểu tượng đạo đức này giúp trẻ biết đánh giá nhận xét hành vi của người khác và bản thân. Từ đó, trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của tập thể.
	Ba nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên cơ sở đạo đức ban đầu của trẻ. Cơ sở ban đầu này phải là nền tảng cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.
	Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ được triển khai thông qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục đa dạng ở trường mầm non như hoạt động học tập, vui chơi, lao động, dạo chơi, thăm quan và với việc sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
Biện phỏp 3: Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân:
	Vệ sinh thân thể: dạy trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ như: biết lau mặt, rửa tay sạch, chải đầu gọn gàng, biết đánh răng trước và sau khi ngủ, biết tự đi giày dép
	Cụ thể kỹ năng vệ sinh “rửa tay” như sau: Cô cần giúp trẻ hiểu được vì sao phải tay, vào khi nào thì chúng ta cần rửa tay qua các câu hỏi gợi mở trò chuyện với trẻ. Trẻ phải biết được rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, sau giờ tạo hình và chơi. Nguyên tắc rửa tay: từ chỗ sạch đến chỗ bẩn.
(H 1: Trẻ rửa tay trước khi ăn)
(H 2: Trẻ lau mặt trước khi ăn)
	Muốn cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn cô phải làm mẫu chậm rãi, cho trẻ quan sát từng thao tác kết hợp cô giải thích tỉ mỉ như: đầu tiên phải xắn cao tay áo (nếu tay áo dài), vặn vòi nước vừa phải, không to quá. Rửa tay dưới vòi nước sạch, nhúng 2 tay vào nước và xát xà phòng, xoa hai lòng bàn tay, rửa cổ tay từng bên tay trái rồi tay phải. Cuối cùng rửa lòng bàn tay, rồi vẩy nước, lau khô tay bằng khăn khô.
	Sau khi làm mẫu, mời lần lượt trẻ lên rửa, cô quan sát và sửa cho những cháu không làm được. Cô nhắc nhở không chen lấn xô đẩy, không vẩy nước vào mặt bạn. Hàng ngày cô quan sát theo dõi trẻ rửa tay sạch sẽ.
	Vệ sinh ăn uống: giáo dục trẻ biết mời cụ, mời bạn ăn cơm, không nói chuyện trong khi nhai, biết xúc cơm ăn gọn gàng không rơi vãi, không xúc cơm sang bát bạn, không ném cơm vào nhau.
 (H 3: Trẻ mời cụ và bạn trước khi ăn cơm)
 Tất cả những hành vi trên, cũng được tiến hành thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cô giáo phải khéo léo lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp, để giáo dục hình thành các thói quen vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống.
* Ví dụ: Thông qua giờ văn học, với bài thơ: “Đùng thế” cô đã khéo léo giáo dục trẻ có thói quen tốt như không dùng ngón tay để làm tăm xỉa răng
“Ngón tay không phải cái tăm
Đừng đưa vào miệng xỉa răng móc hàm
Cái mũi thì bảo em rằng
Ai thích hếch mũi ngoáy bằng ngón tay”.
	Đó là những thói quen rất gần với trẻ. Vì vậy, cần phải có giáo dục tốt và thường xuyờn cho trẻ để trẻ có ý thức được, đó là những hành vi không nên làm.
	Hoặc với bài thơ “Giờ ăn” cô có thể giáo dục trẻ vệ sinh trong ăn uống:
“Giờ ăn cô đã dặn rồi
Khi ăn chớ có để cơm rơi ra ngoài
Cầm thìa tay phải bé ơi
Tay trái cầm bát mới là bé ngoan”
	Tất cả những điều đó lúc đầu là bố mẹ dạy trẻ và cho trẻ làm thường xuyên, đến lớp cô giáo phối hợp nhắc nhở để dần dần trẻ tự ý thức và có thói quen tốt.
Biện phỏp 4: Hành vi thói quen văn minh trong quan hệ giao tiếp:
	Hành vi thói quen văn minh trong giao tiếp với mọi người xung quanh là một vấn đề vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nội dung giáo dục hành vi thói quen đạo đức cho trẻ trường mầm non.
	Trong sinh hoạt hàng ngày, cô giúp trẻ nắm được những quy tắc ứng xử chuẩn mực trong quan hệ với mọi người như: biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác, khi làm một việc gì phải biết xin phép người lớn, biết đoàn kết với bạn bè, khiêm tốn học hỏi. Đặc biệt là tạo cho trẻ có thói quen mạnh dạn chào hỏi trước khi đến trường hoặc lúc về nhà: chào hỏi ông bà, cha mẹ, đến lớp tự động chào cô, chào bạn, nhất là với khách lạ thì trẻ phải luôn có thói quen chào hỏi mạnh dạn không cần nhắc nhở.
	Trên thực tế hành vi “chào hỏi” của trẻ còn rất hạn chế, chưa trở thành thói quen, phần lớn chúng ta phải nhắc trẻ mới thực hiện.
	Tuy nhiên do xu thế thời mở cửa hiện nay nên các quy tắc ứng xử trong gia đình có phần bị xói mòn đi và quan niệm “dân chủ hoá, bình đẳng hoá trong gia đình ” đã làm lu mờ đi các chuẩn mực đạo đức mà ông cha ta đã vun trồng như cách giao tiếp giữa ông bà, cha mẹ, giữa con cái với bố mẹ, anh với chị, đặc biệt không nói trống không, không vô lễ trong giao tiếp. Chẳng hạn khi bố mẹ hỏi: “ở lớp, con đã học chữ “a” chưa? thì lẽ ra trẻ phải trả lời đầy đủ “Con học chữ “a” rồi ạ” chứ không thể nói “rồi ạ”. Và nhất là khi nói chuyện với người cùng tuổi phải xưng hô là “tớ với bạn ” chứ không được nói là “tao hoặc mày”, “thằng nọ thằng kia”.
	Trước thực trạng đó thì việc hình thành các hành vi đạo đức chuẩn mực cho trẻ là rất cần thiết, nó sẽ là tiền đề đánh giá các hành vi, giúp trẻ định hướng trong hành động. Việc giáo dục các hành vi 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_va_hanh.doc