Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chơng trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh đợc tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em.
Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phơng pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở tiểu học. Học sinh còn thụ động, giờ học khô khan.
Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực.
A. PhÇn më ®Çu I. LÝ do chän ®Ò tµi. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chơng trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh đợc tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phơng pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở tiểu học. Học sinh còn thụ động, giờ học khô khan. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh, là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, đọc hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách. II. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 2 nói chung, học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thái Hòa nói riêng. III. Môc ®Ých nghiªn cøu: Tôi chọn đề tài này nhằm tiếp cận, vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học. Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc. IV. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu. Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp học sinh, giáo viên. - Phương pháp trao đổi và tọa đàm với đồng nghiệp. - Dạy chuyên đề ở trường. V. Ph¹m vi vµ thêi gian thùc hiÖn. §Ò tµi ®îc thùc hiÖn t¹i líp 2A trong n¨m häc 2015- 2016. B- PHẦN NỘI DUNG I. C¬ së lÝ luËn: 1. Vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Trong Trường Tiểu học Tiếng Việt là môn học quan trọng , có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: nghe - nói - đọc - viết. Trong đó tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng: Kỹ năng đọc. Nó giúp các em hiểu nội dung của bài văn hay bài thơ, đọc sách, báo. Từ đó các em biết sàng lọc từ ngữ của mình để câu văn khi viết hay nói được trau chuốt hơn, lời nói rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. Vì vậy việc tìm hiểu một biện pháp, để nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn tập đọc, là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của người giáo viên tiểu học. 2. Quan điểm về hoạt động đọc và kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua kênh chữ. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc tiếp nhận được nội dung, kiến thức trong bài đọc. Mà người đọc dùng mắt nhìn, miệng đọc, tâm để cảm thụ, phân tích nội dung thông tin vừa đọc. Có hình thức đọc sau. a. Đọc thành tiếng. Là hình thức đọc phát ra âm thanh + Phát âm đúng. + Ngắt nghỉ hơi hợp lý. + Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí). - Tốc độ đọc vừa phải (không ê , a, ngắt ngứ hay liến thoắng). b. Đọc thầm và hiểu nội dung. + Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. + Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. 3. Yêu cầu về kiến thức - kỹ năng đối với phân môn tập đọc lớp 2. Đọc có ý thức hơn lưu loát hơn, thể hiện rõ hơn, những phản ứng cảm xúc, tình cảm, thông qua bài đọc, học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau: + Đọc đúng, không ngắc ngứ. + Tốc độ đọc: . Giữa học Kỳ I : 35 tiếng / phút . Cuối học kỳ I : 40 tiếng / phút . Giữa học Kỳ II : 45 tiếng / phút . Cuối học kỳ II : 50 tiếng / phút II. Thùc tr¹ng vÊn ®Ò. 1. Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Thực tế cho thấy đến nay phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nói chung và giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng chỉ chú trọng về mặt hình thức là giảng dạy đầy đủ , không sót kiến thức được in trong sách giáo khoa. Mà chưa quan tâm đến vấn đề cốt lõi của phân môn Tập đọc là việc rèn kỹ năng quan trọng cho học sinh : “Kỹ năng đọc”. Hơn nữa giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nghĩa là mọi hoạt động dạy học diễn ra không nhằm phát huy tính tích cực của người học, mà tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng, cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. * Tóm lại : Từ thực trạng trên cho thấy quá trình dạy học như thế chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; không phát huy được khả năng tìm tòi, khám phá của các em, chưa khuyến khích, phát triển năng lực – năng khiếu sở trường của cá nhân học sinh. Làm cho hiệu quả giáo dục không đạt chất lượng như mong muốn. 2. Hiệu quả học tập và kỹ năng đọc của học sinh trong quá trình học phân môn tập đọc. Thực trạng không mấy lạc quan về kết quả đọc còn thấp của học sinh, cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá nhiều lỗi đọc. Cụ thể là các lỗi cơ bản sau: a. Lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết. Khi đọc HS thường phát âm không chính xác cả âm đầu lẫn phần vần và thanh điệu. Chẳng hạn : đọc âm ê trong vần kéo dài thành i ê (mếu máo – miếu máo), đọc âm y thành i ( may mắn – mai mắn, bàn tay – bàn tai,..) đọc âm đầu n thành l (cái nón – cái lón, long lanh - nong nanh, ...), đọc thanh hỏi thành thanh nặng (quyển vở – quyển vợ; tất cả – tất cạ); đọc thanh ngã thành thanh sắc (vấp ngã – vấp ngá; giã gạo – giá gạo), đọc r thành d (rung rinh – dung dinh), đọc s thành x (sạch sẽ – xạch xẽ), nguyên nhân lỗi phát âm lệch chuẩn này là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thể âm của môi trường sinh sống b. Lỗi đọc không đúng trọng âm. Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào những tiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều, buồn tẻ hoặc làm cho nội dung thông báo bị hiểu sai lệch. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các em chưa xác định được các từ ngữ đảm nhiệm vai trò thông báo chính trong câu, chưa biết phân biệt đâu là yếu tố trọng âm trong một từ. Đây là một lỗi đọc, mà đa số học sinh thường mắc phải. c. Lỗi ngắt giọng không đúng chỗ. Ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức tạp (ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở. Khi đọc thơ học sinh thường đọc theo áp lực của nhạc thơ, tách rời đọc với hiểu. d. Lỗi đọc không đúng ngữ điệu, không diễn cảm. Học sinh không thể hiện đúng các kiểu câu khi đọc do nhầm lẫn về hình thức diễn đạt . Chẳng hạn: Đọc các câu hỏi tu từ như: câu hỏi thông thường, đọc câu cảm như câu hỏi, đọc lên giọng máy móc ở các từ cuối câu hỏi. Khiến cho một cuộc trò chuyện tâm tình được thể hiện như một cuộc cải vã. Một số giáo viên, do cách hiểu chưa thật chính xác, khái niệm đọc diễn cảm. Nên khi đọc mẫu đã cố gắng uốn giọng một cách cầu kỳ, khiến giọng đọc trở nên thiếu độ trung thực cần thiết. Học sinh vì làm theo mẫu, nên cũng đọc tương tự như vậy. * Tóm lại: xuất phát từ thực trạng nêu trên, cho thấy hiệu quả giờ học phân môn tập đọc thông qua kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, như thế chưa phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Thể hiện qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 2B, tôi đã xây dựng phiếu hoc tập về những lỗi học sinh hay mắc để từ đó có hướng rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2: Phiếu điều tra học tập Họ và tên: Lớp : 2B Bài đọc: Ngôi trường mới Bài tập: 1.Em hãy đọc các từ sau: - xoa đầu, chim sâu, say mê, xâu cá - trò chuyện, chung sức, cây tre - lao động, nàng tiên, bản làng - gia đình, da bò, ra phố 2. Em hãy ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm đoạn văn sau: Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Sau khi học sinh làm bài vào phiếu điều tra tôi đã thu lại chấm, tổng hợp kết quả cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Luyện phát âm Ngắt giọng Nhấn giọng Đọc diễn cảm Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2B 32 16 50,0 16 50,0 15 46,9 17 53,1 13 40,6 19 59,4 10 31,3 22 68,7 Kết quả trên cho thấy số học sinh mắc lỗi phát âm, đọc ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm quá lớn. Tỉ lệ học sinh đọc yếu còn nhiều cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Tất yếu dẫn tới câu hỏi : chúng ta có thể làm gì để nâng cao khả năng đào tạo trình độ đọc cho HS? Đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu lý thuyết thuần túy về đọc mà còn liên quan đến việc phát triển mục đích và phương pháp đào tạo, giáo dục việc đọc cho học sinh tiểu học hiện nay. III. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ®äc cho häc sinh líp 2. Qua trao đổi với đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2, như sau: 1. Phối hợp với phụ huynh học sinh để chăm lo đến chất lượng học tập của các em: Vào đầu năm học, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh học sinh lớp. Tôi đã trao dổi, bàn bạc với phụ huynh mua đủ tài liệu, đồ dùng học tập để các em học tốt các môn học. Qua cuộc họp phụ huynh đã nắm được năng lực học tập của con em mình. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng đọc của học sinh từ lớp 1 lên lớp 2, nhất là những học sinh yếu. Từ đó phụ huynh có sự đôn đốc, kiểm tra việc đọc ở nhà của các em, giúp các em đọc nhiều và rèn được kĩ năng đọc (Đọc tất cả các thông tin trong mọi môn học chứ không phải chỉ riêng phân môn tập đọc). Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích cho con em mình đọc thêm truyện, sách, báo,... phù hợp với lứa tuổi vào các ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) để các em được tiếp xúc với mặt chữ nhiều hơn. Đến lớp giáo viên thường xuyên kiểm tra đọc để biết mức độ của từng học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. 2. Phân loại học sinh: Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại học sinh, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi phát âm sai của từng học sinh để trong các giờ tập đọc tạo điều kiện cho các em thực hành sửa sai. 1. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2. Trên cơ sở lí luận của việc dạy học nói chung và dạy môn Tập đọc nói riêng. Tôi nhận thấy thực tiễn dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học ở tiểu học. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm có trong thực tế, tôi xin đưa ra một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả của việc dạy học (đọc thầm, đọc thành tiếng). a. Luyện phát âm. Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn , đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay , ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác giúp các em tích cực hoá việc học môn Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết một số giáo viên, học sinh khi nói và đọc đều mắc một sai lầm là đọc ngọng, thiếu dấu, đọc, nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s - x; r-d; ch- tr đều đọc cố nhấn để phát âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất đi sự hứng thú với môn học này. Mà quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau: Bước 1: Luyện đọc đúng. Bước 2: Tìm hiểu nội dung. Bước 3: Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, dọc diễn cảm) Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Qua tìm hiểu tôi thấy lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm sinh . + Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ . Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa. Cách sửa cho học sinh: Để dạy cho học sinh phát âm đúng - tôi không quên rèn kĩ năng nghe . Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyên kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Để chữa lỗi phát âm sai - tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ . Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần . Ví dụ : phát âm s / x : + Khi phát âm s (sờ ): phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. + Khi phát âm x (xờ): hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng . Ví dụ : phát âm tr / ch : + Phát âm tr (trờ ): hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng. Mặt khác là việc sửa sai qua giảng nghĩa từ . Ví dụ : '' che chở '' phân biệt với '' đi chợ '' ; '' cũ mới '' phân biệt với '' con cú mèo '' ; '' xâu kim '' phân biệt với ''chim sâu ''... Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Như các dạng bài tập: VD 1 : Chọn trong đoạn 1 của bài “Sự tích cây vú sữa” (TV2, Tập 1, trang 96) những tiếng có thanh hỏi và thanh ngã rồi viết vào 2 dòng dưới đây - Những tiếng có thanh hỏi:. - Những tiếng có thanh ngã :. * Giải đáp: (?) bỏ, ở, mỏi; (~) nghĩ VD 2 : Đọc thầm đoạn 2 của bài “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập 1, trang 112) ghi lại những tiếng có phụ âm đầu d, r vào chỗ trống. - d........ - r ....... * Giải đáp + d : dâu, dễ dàng + r : rất, rồi, , rể , ra VD 3 : Đọc đoạn 1 của bài “Mùa xuân đến” (TV 2, tập 2 , Tr 17) vô ghi lại những tiếng có chứa i, y vào chỗ trống dưới đây : + i : ...... + y : . * Giải đáp + i : thì, trời, chim, lại + y : ngày, nảy, đầy, bay, nhảy, gáy Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm chính xác các tiếng, từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh hưởng từ môi trường mình sinh sống. b. Luyện đọc ngắt giọng. Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. đó là đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm bảo cấu trúc ngữ pháp của câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa, hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó. Ví dụ 1: Không được đọc ngắt giọng: Tự xa/ xưa thủa nào Trong rừng/ xanh sâu thẳm (Gọi bạn- Tiếng Việt 2, tập 1 trang 28) Mà phải đọc theo ngắt nhịp 3/2. - Tự xa xưa / thủa nào Trong rừng xanh / sâu thẳm Ví dụ 2: Không được đọc ngắt giọng: Ai yêu các / nhi đồng Bằng Bác / Hồ Chí Minh // Tính / các cháu ngoan ngoãn Mặt / các cháu xinh xinh // (Trích trong bài Thư Trung Thu, TV 2 , tập 2 , trang10). Mà phải đọc: Ai yêu / các nhi đồng / Bằng / Bác Hồ Chí Minh // Tính các cháu / ngoan ngoãn / Mặt các cháu / xinh xinh // Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Giáo viên đưa ra những bài tập để học sinh tự tìm ra chỗ ngắt, nghỉ đúng, sau đó sửa chữa cho học sinh. Ví dụ: Dùng gạch xiên ( / ) đánh dấu chỗ ngắt hơi, gạch ( // ) đánh dấu chỗ nghỉ hơi trong đoạn văn sau: Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền r
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc