Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hà Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hà Châu

 Như chúng ta đã biết, trong môn Tiếng Việt - phân môn Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đối với học sinh lớp 1, 2, 3 và đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Ở phân môn Tập đọc giúp học sinh đọc thông, thì phân môn Tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy Tập viết, Tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

 Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. [5]

 Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và Tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Như hiện nay tình trạng học sinh ở một số trường lên đến lớp 5 rồi mà vẫn không viết nổi được tên của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để dạy viết chữ đẹp cho các em. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” để nâng cao chất lượng về chữ viết cho học sinh. Trong đề tài này, tôi không đề cập nhiều đến toàn bộ năm học mà chỉ giới hạn trọng tâm ở học kì 1 để nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đẹp sau này.

 

doc 16 trang thuychi01 8952
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hà Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỤC LỤC ....Trang 01
I. MỞ ĐẦUTrang 02
 1. Lí do chọn đề tài......Trang 02
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trang 02
 3. Đối tượng nghiên cứu..........Trang 03
 4. Phương pháp nghiên cứu.....Trang 03
II. NỘI DUNG SKKN........Trang 03
1. Cơ sở lí luận......Trang 03
2. Thực trạng.....Trang 04
 2.1. Thực trạng chung .....................................................................Trang 04
 2.2 Thực trạng về giáo viên.....................................................................Trang 04
 2.3. Thực trạng chữ viết ở học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hà Châu- Trang 05
3. Các giải pháp thực hiện.... Trang 05
 3.1. Phân loại đối tượng HS ngay từ đầu năm.Trang 05
 3.2. Khuyến khích các em lòng say mê luyện viết .Trang 06
 3.3. Trao đổi và thường xuyên liên hệ với phụ huynh thống nhất về phương 
pháp dạy con em ở nhà ... ....Trang 06
 3.4. Hướng dẫn các em các kĩ thuật và thực hành luyện viết Trang 06
 3.5. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phát động phong trào thi đua
 “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ..Trang 11
4. Hiệu quả của SKKN .............Trang 12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 13
 1. Kết luận . ....... Trang 13
 2. Kiến nghị . ...... Trang 14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .... Trang 15 
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, trong môn Tiếng Việt - phân môn Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đối với học sinh lớp 1, 2, 3 và đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Ở phân môn Tập đọc giúp học sinh đọc thông, thì phân môn Tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy Tập viết, Tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.
  Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. [5]
 Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và Tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. 
 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Như hiện nay tình trạng học sinh ở một số trường lên đến lớp 5 rồi mà vẫn không viết nổi được tên của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để dạy viết chữ đẹp cho các em. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” để nâng cao chất lượng về chữ viết cho học sinh. Trong đề tài này, tôi không đề cập nhiều đến toàn bộ năm học mà chỉ giới hạn trọng tâm ở học kì 1 để nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đẹp sau này.
2. Mục đích, nghiên cứu của đề tài:
 Mục đích của đề tài là nghiên cứu và tìm ra được những biện pháp tích cực trong việc dạy chữ viết, góp phần giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp. Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ chính của mình. 
 Ngoài ra còn khảo sát quá trình dạy học tập viết ở trường. Tham khảo một số phương pháp của các bạn đồng nghiệp, của các nhà nghiên cứu trên cơ sở tìm ra những cái hay, cái đúng và những cái còn hạn chế, từ đó biết cải tiến, áp dụng vào trường lớp của mình và đề xuất những biện pháp tích cực, khắc phục hạn chế của việc dạy chữ viết rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, giải quyết những khó khăn trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm của mình. Rèn chữ cho học sinh làm cho học sinh có tính cẩn thận, có óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó. Qua đó, giáo dục các em ý thức tự trọng và tôn trọng người khác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hà Châu.
 Tổng số học sinh 22 em, trong đó nữ 8 em, dân tộc 0 em
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để việc nghiên cứu đạt kết quả rốt, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 + Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và trao đổi kinh nghiệm với đồng nhiệp.
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Ngoài ra tôi còn đọc nhiều các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. 
 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
 Lớp một là lớp học nền móng của quá trình học ở Tiểu học, chính vì vậy mà việc rèn cho các em viết đúng, viết đẹp là rất quan trọng “Nét chữ, nết người”, nét chữ thể hiện tính cách của con người, hơn nữa thông qua việc rèn chữ viết mà giáo dục nhân cách con người, như vậy việc rèn chữ viết cho học sinh vừa là mục đích, vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Có viết được chữ đúng thì học sinh mới có khả năng học tập các môn học khác. 
 Trước sự xuống dốc của chữ viết học sinh đây cũng là mối lo lắng chung của nhiều người trong xã hội đặc biệt là các bậc phụ huynh những người làm cha, làm mẹ các em. Liên tục mấy năm trở lại đây có rất nhiều bài báo, tập san giáo dục Tiểu học đều có các bài viết nói về chữ viết của học sinh hiện nay. Như báo Dân trí số ra ngày 23/05/2015 có bài: Hà Nội: “Học đến lớp 5 vẫn chưa. viết được tên mình”, báo Thanh niên số ra ngày 01/10/2016 có bài: “Học sinh lớp 6 bị xuống lớp 1 vì không biết đọc, biết viết” và một số bài viết: “ Làm thế nào để cứu lấy chữ viết của học sinh”của nhiều tác giả khác. Có thể nói những bài báo này đã làm thức tỉnh tất cả mọi người và đặc biệt là những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà.[5]
 Với tôi là một giáo viên dạy lớp Một tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi thường xuyên đọc các số báo và nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến chữ viết của học sinh. Đặc biệt là từ khi được tập huấn lớp Viết chữ đẹp do hãng Thiên Long tài trợ và xem các video về cách luyện chữ cho học sinh tôi đã xây dựng được nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong quá trình học tập.
2. Thực trạng:
 2.1. Thực trạng chung:
 - Đây là lớp học đầu cấp các em đến trường còn đang bỡ ngỡ với những con chữ, nhìn thì thấy rất đơn giản nhưng để viết được đúng mẫu chữ, cỡ chữ và đúng khoảng cách thì các em phải gắng công khổ luyện dưới sự tận tình giúp đỡ của thầy cô.
 Ở trường Tiểu học từ lâu đã rất chú trọng đến chữ viết của học sinh nhưng các em vẫn viết xấu là do nhiều nguyên nhân: Từ phía chương trình học, từ phụ huynh và từ học sinh.
 Như chúng ta đã biết ngay ở học kì I phân môn tập viết có một tiết riêng nhưng 2 tuần mới có tiết tập viết những bài còn lại trong vở được lồng ghép vào các tiết học vần. Do vậy để đầu tư cho cả lớp viết đẹp được thì rất khó, những em có năng khiếu về viết chữ rất ít, giáo viên phải đến từng em để cầm tay mà thời gian thì có hạn. 
 Về phía phụ huynh các bậc cha mẹ không nắm được quy trình viết chữ như điểm đặt bút, dừng bút của các con chữ.
 Về học sinh các em chưa có ý thức để viết đẹp vì còn quá nhỏ.
2.2. Thực trạng về giáo viên:
 Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp.
- Chữ viết của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy.
- Một số giáo viên ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết, học vần tiết 1, chưa hướng dẫn kĩ càng trong tiết 2.
- Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết.trong các tiết luyện viết mà chỉ cần nhấn mạnh về độ cao các con chữ.
- Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. Chưa dạy theo chuẩn kiến thức và kĩ năng .
 2.3. Thực trạng chữ viết ở học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hà Châu
 - Là một giáo viên giảng dạy lớp Một nhiều năm ngay từ đầu năm nhận lớp tôi thấy chữ viết của học sinh lớp 1A hiện nay không đồng đều phần lớn là chữ viết rất xấu do hiện nay ở trường mầm non không dạy chữ, các em lại là con em nông thôn không được bố mẹ quan tâm tất cả đều “trăm sự nhờ cô”, cô dạy được chữ nào thì các em biết chữ đó, khi bắt đầu đến trường các em như tờ giấy trắng, chưa biết một chữ gì, chưa biết cách cầm bút... Một số em ý thức học chưa tốt viết cẩu thả, chưa biết cách trình bày vở, khoảng cách chưa đều, chưa đúng, chưa ý thức được cái đẹp điều đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. 
 Tư thế ngồi viết, cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo, vai thấp, vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón , có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở.
 * Khảo sát thực trạng chữ viết của học sinh:
 Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết và có kết quả như sau: 
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH 
Năm học (Đầu kì 1
tháng 9)
Sĩ số học sinh
Loại A
Loại B
Loại C
Không xếp loại
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016 -2017
21
2
9,5
5
23,8
10
47,7
4
19,0
 Có 4 em không xếp loại là do chữ quá xấu viết không ra chữ: Em Hương, Đăng, Thanh, Tuấn.
Các giải pháp thực hiện:
3.1.Tiến hành phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học
 Sau khi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A tôi đã phân loại và nắm vững ưu, nhược điểm của từng em. Trên cơ sở đó tôi đã lên kế hoạch rèn chữ cụ thể cho từng đối tượng. Cụ thể:
 Nhóm 1: Gồm những emchưa biết viết và viết rất xấu
 Nhóm 2: Gồm những em viết chữ bình thường
 Nhóm 3: Gồm những em viết chữ tương đối đẹp
 Mục đích của việc chia nhóm nói trên là để giáo viên có biện cụ thể phù hợp với từng nhóm đặc biệt là với những em ở nhóm 1. Thực tế tôi đã phải quan tâm đến các em nhóm 1 ngay từ ngày đầu nhận lớp, hướng dẫn cho các em nắm vững được các nét cơ bản, sau đó mới ghép các nét để viết thành chữ. Còn đối với nhóm 2 và nhóm 3 trên cơ sở các em đã nắm được các nét cơ bản, các em tự viết có sự hướng dẫn của cô giáo. Vào cuối mỗi tuần tôi có đánh giá cụ thể đối với từng em để động viên các em có niềm tin vào chính bản thân mình, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
3.2. Khuyến khích các em lòng đam mê luyện viết:
 Tôi luôn nghĩ rằng bất cứ việc gì, dù khó khăn đến đâu nếu có lòng say mê nhiệt tình thì việc đó sẽ đạt được kết quả cao, vì thế để bồi dưỡng cho các em lòng say mê và tinh thần quyết tâm luyện chữ vào đầu năm học nào cũng vậy tôi thường kể cho các em nghe những câu chuyện về tinh thần khổ luyện rèn chữ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Ngọc KýMặt khác tôi giữ lại những bộ vở viết đẹp của các em học sinh những năm học trước để cho các em quan sát về nét chữ, về cách trình bày vở. Ngoài ra các em còn được xem những bộ vở những bài thi của các anh, chị đi thi đạt giải cấp Tỉnh, cấp huyện và của chính bản thân tôi. Sau khi được quan sát thực tế và nghe cô kể chuyện các em thực sự thích thú, cảm phục và mong muốn mình cũng viết được chữ đẹp như các anh chị và cô giáo.
3.3. Trao đổi và thường xuyên liên hệ với phụ huynh thống nhất về phương pháp dạy con em ở nhà:
 Tôi tiến hành tổ chức họp phụ huynh ngay từ đầu năm học thông báo cho các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng của việc rèn chữ viết. Ngay trong buổi họp phụ huynh hướng dẫn và nói cho phụ huynh biết sơ qua về điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, khoảng cách của các con chữ. Từ đó yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con em, dành thời gian cho con em luyện viết và nhắc nhở con em ngồi viết đúng tư thế và viết đúng. Tôi đề nghị cha mẹ học sinh chuẩn bị cho các em bàn học, góc học tập đủ ánh sáng, vở 48 trang có bìa bọc, bảng con có kẻ ô vuông 1 mặt, ô li 1 mặt, phấn không bụi, hộp đựng giẻ lau, bút chì mềm, bút máy mực đen, thước kẻ. Để tránh bẩn tôi phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lấy mực, cầm bút , viết xong lắp bút, thấm mực, mỗi cuốn vở viết cho các em kèm một miếng giấy ăn để thấm mực. Hàng ngày sau mỗi buổi học tôi thường gặp gỡ các phụ huynh đi đón con để trao đổi về tình hình học tập của các em nhất là về chữ viết. Một số các em có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn như em Phương Thanh tôi đã mua tặng em toàn bộ các loại đồ dùng. Thống nhất với học sinh nửa đầu học kỳ I viết bằng bút chì, từ giữa học kì một trở đi viết bằng bút mực và chỉ viết một màu mực đen.
3.4.Hướng dẫn các em các kỹ thuật và thực hành luyện viết:
 Trong các kĩ năng viết chữ, mức độ thấp nhất nhưng hết sức quan trọng là kĩ năng viết các nét chữ cơ bản. Nói viết nét là kĩ năng quan trọng bởi vì học sinh chỉ có thể viết chữ đẹp trong thời gian ngắn nhất khi các em biết viết các nét cơ bản đúng hình dáng, kích thước và đúng quy trình vì thế đầu tiên tôi hướng dẫn các em viết đúng các nét cơ bản, tôi đã phân ra từng nhóm nét như sau:
 - Nét thẳng:
 + Nét sổ thẳng ( )
 + Nét nằm ngang ( )
 + Nét xiên ( )
- Nét móc: 
 + Nét móc xuôi ( )
 + Nét móc ngược ( )
 + Nét móc hai đầu ( )
 + Nét móc hai đầu có vòng xoắn ở giữa ( )
- Nét khuyết: 
 + Nét khuyết trên ( )
 + Nét khuyết dưới ( )
- Nét cong:
 + Nét cong kín ( )
 + Nét cong hở phải ( )
 + Nét cong hở trái ( ) [4]
Trên cơ sở các nhóm nét trên tôi chia các chữ cái viết thường theo các nhóm sau và rèn luyện cho các em dứt điểm theo từng nhóm nét:
- Nhóm chữ cái có cơ bản là nét cong: o, ô, ơ, c, x, e, ê
- Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét sổ thẳng:
a, ă, â, d, đ, q
- Nhóm chữ cái cơ bản là nét móc: n, m, i, u, ư, t, p
- Nhóm chữ cái cơ bản là nét khuyết và nét móc: l, h, b, k, g, y
- Nhóm chữ cái có nét thắt: r, s, v [3]
* Dạy cho học sinh nắm chắc và xác định được độ cao của từng con chữ:
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 5 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ: b, l, h, k, g, y.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 4 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ: d, đ, q, p.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 3 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ: t.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 2,5 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ: r, s.
          - Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 2 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
          - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị đối với chữ nhỏ, cao 1 đơn vị đối với chữ cỡ nhỡ. [3]
 * Dạy học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng.
           Để học sinh có thể tránh được cái gọi là “Bệnh học trò” (tức là bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị) thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi thật đúng, thật thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên cũng phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh bắt chước. Ngay mỗi giờ đầu tập viết tôi đều cho học sinh ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, ngực không áp vào bàn, hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất, tay phải cầm bút, tay trái giữ mép vở, vai ngang bằng, đầu hơi cúi để cách mắt với vở khoảng 20 – 30cm (tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở). Cách cầm bút tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phái trên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1đốt ngón tay, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay; khi viết đưa bút khoảng 1 đốt ngón tay, nhẹ nhàng không ấn mạnh. Khi học sinh nắm các cách cầm bút, cách ngồi thì trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại và thực hiện theo đúng quy định: “Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái giữ mép vở, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn”.  Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng. Để viết dễ, chữ đẹp tôi còn hướng dẫn các em cách để vở. Cách để vở: Đặt vở nghiêng một góc khoảng 15- 300 về phía trên bên phải so với mép bàn. Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ viết là vận động từ trái sang phải, khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên  mặt bàn làm điểm tựa khi viết. [2]
          *Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp.
           Ngay từ đầu, tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc, viết tốt các nét cơ bản của chữ viết về tên gọi, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
          Tôi cho học sinh nắm được các thuật ngữ: “Dòng kẻ ngang 1, dòng kẻ ngang 2, . dòng kẻ ngang 5;  Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2,  dòng kẻ dọc 5”.
- Xác định điểm dừng bút, đặt bút của con chữ:
 + Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có 
thể nằm trên dòng kẻ ngang, hoặc không nằm trên dòng kẻ ngang
 + Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên dòng kẻ ngang
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch:
+ Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
+ Kĩ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút hoặc phấn) không chạm vào mặt phẳng viết ( giấy, bảng) thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút
          Để học sinh viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nối chữ nhất là chỗ lia bút, nhắc các em viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút, thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao, độ rộng, từng nét từng chữ, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa chữ với chữ.
        Kỹ thuật viết đẹp: Khi viết, các em chỉ cần đưa nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước đến đến đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải. Mặc dù đây là trường hợp thuận lợi nhưng các em vẫn phải chú ý điều tiết độ cao, độ rộng của các nét chữ một cách hợp lí thì sản phẩm chữ viết mới hài hoà, đẹp mắt. Ví dụ: chim yến, nét chữ, vi tính. 
 Trường hợp viết nối không thuận lợi. Đây là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ điểm cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. Có các trường hợp cụ thể sau đây:
 - Liên kết một đầu: 
 + Chữ cái đứng trước có nét liên kết, chữ cái đứng sau không có nét liên kết. Ví dụ: đô, no, mơ, ác, bát ngát, cá, cờ, Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái đứng trước. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau rồi viết, sao cho nét cong trái của chữ cái đứng sau chạm vào điểm dừng bút của chữ cái đứng trước.
 + Chữ cái đứng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết. Ví dụ: quý, sư, thời, ướt, ôn Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. Điểm liên kết sẽ là điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. 
- Không có nét liên kết: Đây là trường hợp cả hai chữ cái đứng cạn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc