Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát

Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh đại trà.

2.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục

- Theo “Từ điển tiếng việt”: “Quản lý là tổ chức và điều hành động theo những yêu cầu nhất định” [28; tr 789].

- Theo tác giả Nguyễn Văn bình thì: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” [5; tr 176]

- Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [24; tr 43].

- GS Mai Hữu Khuê quan niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã định trước” [15; tr 19,20].

- GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [13; tr17]

- Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [21; tr 24].

Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh một số khía cạnh của quản lý. Tuy nhiên điểm chung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý.

Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là: Một qúa trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.

Mặt khác, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã nêu về quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”

Như vậy quản lý công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục.

 

doc 15 trang cuonglanz2a 10353
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường Trung học Phổ thông số 2 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC
TRANG
1. Đặt vấn đề
1
2. Giải quyết vấn đề
1
2.1. Cơ sở lí luận
1
2.2. Thực trạng 
3
2.3. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém 
4
2.3.1. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém
4
2.3.2. Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém dài hạn
5
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
7
2.3.4. Duy trì học sinh đi học chuyên cần
8
2.3.5. Giám sát giờ tự học buổi tối của học sinh ở trọ.
9
2.4. Hiệu quả của SKKN
10
3. Kết luận
11
Tài liệu tham khảo
12
1. Đặt vấn đề
Trường THPT số 2 Bát Xát được thành lập từ năm 2005 và bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006-2007. Học sinh vào học tại trường chủ yếu là người dân tộc thiểu số (trên 80 %) đến từ 17 xã vùng cao của huyện Bát Xát. Đa số học sinh ở các xã, thôn bản cách xa trường hàng chục cây số, thậm chí có những xã như Y Tý, Ngải Thầu cách trường hơn 80 cây số, cho nên có tới 75% học sinh của nhà trường phải trọ học xa nhà. Do gia đình ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc giám sát, đôn đốc việc học tập của học sinh gần như không có, phụ huynh phó mặc cho nhà trường. 
Với đặc thù học sinh vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số nên chất lượng học sinh đầu vào rất thấp (nhiều năm liền nhà trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, có những năm thi tuyển nhưng vẫn tuyển sinh cả những em bị 3 điểm 0). Chính vì thế bài toán nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đại trà là một vấn đề cấp bách đặt ra cho nhà trường. Một nhà trường muốn phát triển bền vững, muốn thu hút được học sinh vào học không có cách nào khác là phải nâng cao chất lượng học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh đại trà có vai trò rất quan trọng đối với các nhà trường nói chung và đối với trường THPT số 2 Bát Xát nói riêng.
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát” với mục đích đúc rút kinh nghiệm nhằm trao đổi, học hỏi để tìm ra những biện pháp hay hiệu quả có thể áp dụng phù hợp với các trường có điều kiện tương đồng với trường THPT số 2 Bát Xát.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh đại trà.
2.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục
- Theo “Từ điển tiếng việt”: “Quản lý là tổ chức và điều hành động theo những yêu cầu nhất định” [28; tr 789].
- Theo tác giả Nguyễn Văn bình thì: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” [5; tr 176]
- Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [24; tr 43].
- GS Mai Hữu Khuê quan niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã định trước” [15; tr 19,20].
- GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [13; tr17]
- Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [21; tr 24].
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh một số khía cạnh của quản lý. Tuy nhiên điểm chung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý.
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là: Một qúa trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Mặt khác, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã nêu về quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Như vậy quản lý công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục. 
2.1.2. Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của giáo viên
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp, bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục có nêu: “Chất lượng dạy học của giáo viên được thể hiện bằng chất lượng học tập của học sinh dựa vào tiêu chí, thành tích về học tập, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp ”
Theo Rudi Schollaer một chuyên gia giáo dục người Bỉ: Chất lượng ngày nay được gắn với thị trường: “Chất lượng bằng sự thoả mãn của khách hàng”. Ông ta cho rằng nhà trường cần tạo ra những môi trường học tập lớn lao để nâng cao chất lượng của quá trình cơ bản là học và dạy. Nếu như những phương sách cải tiến của nhà trường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì chắc chắn là chúng ta chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Cho nên, việc nâng cao chất lượng học sinh đại trà là nhằm mang lại hiệu quả thật sự, là giúp học sinh lấy lại được căn bản, củng cố lại kiến thức. Và người quản lý về chuyên môn phải tìm ra được giải pháp, cách nghĩ, cách làm, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với công việc giảng dạy của mình.
Hơn nữa, sản phẩm giáo dục được tạo ra không chỉ do từng giáo viên riêng rẽ, mà của tập thể giáo viên qua từng lớp học phải có sự tác động quản lý của người gần gũi với mình sao cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng và cuối cùng đạt hiệu quả cao. 
2.1.3. Yêu cầu đối với giáo viên
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ thự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. 
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và điều kiện cụ thể của nhà trường.
2.1.4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí giáo dục
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
- Tạo điều kịên thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Có biện pháp quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường một cách có hiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng qua các kì thi khảo sát chất lượng.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu qủa cao.
2.2. Thực trạng chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
- Trường THPT số 2 Bát Xát đóng trên địa bàn xã Bản Vược, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là một xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát, đời sống kinh tế dân cư gần đây có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên: Trường có 33 giáo viên (Toán: 5, Lý: 4; Hóa: 3, Sinh: 3, Ngữ văn: 4, Sử: 2, Địa: 2, NN: 4, Tin: 2, GDCD:1, TD: 3). Trình độ chuyên môn: 32/33 đạt chuẩn.
- Cơ sở vật chất: Trường có 14 phòng học, 01 phòng Thư viện, 02 thực hành, 01 phòng Tin học và có đủ các phòng làm việc cho cán bộ, giáoviên. Khu ở nội trú cho học sinh có 5 phòng rộng mỗi phòng có thể ở được 20 học sinh, 6 phòng nhỏ mỗi phòng có thể ở được từ 4 đến 8 học sinh. 
 - Tình hình học sinh: Tổng số học sinh toàn trường 490/14 lớp, trong đó:
+ Học sinh dân tộc: 400 (81,6%)
+ HS nữ: 179 (36,5%)
+ Học sinh phải trọ học: 369 (75,3%), trong đó có 97 học sinh ở trong khu nội trú còn lại ở trọ trong các nhà dân xung quynh khu vực trường.
- Chất lượng học sinh các năm học 2011-2012, 2012-2013 và khảo sát đầu năm 2013-2014.
Năm học
Tỷ lệ học sinh yếu kém
Toàn trường
Chia ra
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
2011-2012
18,4%
19,0%
16,9%
19,7%
2012-2013
17,9%
17,4%
19,7%
16,7%
Khảo sát đầu năm 2013-2014
56,3%
57,3%
43,7%
24,1%
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
- Trường nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Lào Cai, UBND huyện Bát Xát và phối hợp thường xuyên của UBND, công an xã Bản Vược.
- Nhà trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, có khu ở nội trú cho học sinh đáp ứng nhu cầu ¼ số học sinh trọ học.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cơ bản đều đạt chuẩn.
b) Khó khăn
- Chất lượng học sinh đầu vào thấp ( Khảo sát đầu năm lớp 10 năm học 2013-2014 có 43,7% học sinh từ trung bình trở lên).
- Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm đa số (81,6%), năng lực nhận thức còn hạn chế, học sinh chịu nhiều ảnh hưởng từ các phong tục, tập quán và các hủ tục của các dân tộc. Do đó, tỷ lệ chuyên cần hàng ngày, đặc biệt các dịp lễ tết thường rất thấp.
- Đa số học sinh phải trọ học xa nhà (chiếm 75,3%), trong đó hơn 70% học sinh ở trọ ngoài nhà dân. Do phải trọ học nên thiếu sự quản lý, giám sát của gia đình, học sinh dễ sa vào các trò chơi điện tử, tu tập, đi chơi dẫn đến bỏ bê học hành.
- Một bộ phận giáo viên chưa am hiểu học sinh vùng cao, các phonmg tục của các dân tộc, các địa phương nên gặp nhiều khó khăn trong giáo dục, vận động học sinh.
2.3. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém.
2.3.1. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém
a) Tổ chức lớp học, xây dựng chương trình, nội dung
- Thông qua khảo sát đầu năm kết hợp kết quả năm học trước và những trường hợp cá biệt giáo viên bộ môn phát hiện trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách những học sinh có học lực yếu kém. 
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh có học sinh yếu kém thông qua liên lạc qua điện thoại, họp phụ huynh học sinh định kì (3 lần/1 học kì) để thông báo sự tình hình học sinh và bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh.
- Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học và duy trì thường xuyên cho đến hết năm học. Tập trung tổ chức phụ đạo một số môn cơ bản như: Toán, Vật lý-Hóa học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, trong đó tập trung chính vào 2 môn Toán và Ngữ văn. 
- Chương trình, nội dung phụ đạo phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và phải linh hoạt. Đối với học sinh lớp 10 cần tập trung ôn tập, bổ trợ kiến thức cơ bản ở các cấp THCS cho học sinh có kiến thức nền tảng để tiếp thu chương trình trên lớp. Ví dụ như môn toán cần ôn lại từ cách quy đồng mẫu số, giải phương trình bậc nhất, bậc 2, giải hệ phương trình ...; môn Ngữ văn cần ôn lại từ cách đặt câu, xác định các thành phần của câu, các biện pháp tu từ, cách viết 1 đoạn văn, cách trình bày 1 văn bản ...; môn Hóa học ôn lại cách viết công thức hóa học, hóa trị, viết các phương trình phản ứng cơ bản, cân bằng phương trình bằng phương pháp đại số, vận dụng các công thức tính số mol ...
b) Phân công giảng dạy học sinh yếu kém
- Ngay từ đầu năm học, họp cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, tổ chức, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng sớm và trong suốt năm học (bồi dưỡng trái buổi).
- Yếu tố giáo viên cũng rất quan trọng vì thế tôi phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, đặc biệt giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại để kích thích tinh thần học tập của học sinh cũng như kiên trì giúp đỡ học sinh. Giáo viên được phân công sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết và chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh môn mình dạy. Sự tiên bộ của học sinh là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng giáo viên.
- Giáo viên bộ môn phải chú ý cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm lấy lại kiến thức căn bản.
c) Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tham gia dạy học sinh yếu kém
- Ngoài việc giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó sưu tầm tài liệu, có kinh nghiệm, tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi về chuyên môn, giúp nhau về tài liệu.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề mà trong giảng dạy đối tượng này thường gặp khó khăn hoặc giảng dạy chưa có hiệu quả, được đánh giá là một giải pháp khoa học mang tính phổ biến rộng rãi lưu lại trong tổ.
- Học tập kinh nghiệm ở các trường bạn để giáo viên có tầm nhìn rộng hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn nhằm kích thích sự ham học của học sinh yếu kém.
d) Kiểm tra, giám sát
- Ban giam hiệu, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ giáo viên, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tiết dạy có hiệu quả, tránh dạy không đủ tiết, chất lượng không cao hoặc dạy còn bỏ sót kiến thức theo chương trình để còn lỗ hỏng kiến thức.
- Định kì hàng tháng, giáo viên bộ môn báo cáo sự tiến bộ của học sinh với Ban giám hiệu, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá sự chuyển biến hay không chuyển biến của học sinh và đề xuất các biện pháp kịp thời.
e) Khen thưởng, động viên giáo viên 
- Bồi dưỡng học sinh giỏi đã khó, bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt chất lượng lại càng khó hơn. Vì thế cần phải có sự động viên, đây là biện pháp quan trọng nhằm kích thích, động viên sự tích cực hoạt động và nhiệt tình của giáo viên làm cho chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn, điều quan trọng là làm sao lôi cuốn được phong trào học bồi dưỡng của học sinh yếu kém vì đối tượng này rất hay chán học.
- Kích thích giáo viên về mặt tinh thần như khen trước hội đồng, vinh danh như giáo viên có học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi hay về mặt vật chất như khen thưởng bằng hiện vật giá trị tương được như giáo viên có học sinh giỏi đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
- Sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu là điểm rất quan trọng, giúp giáo viên hết mình với trường, với phong trào. Ban giám hiệu cần thường xuyên thăm hỏi, trao đổi về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém của giáo viên, giúp đỡ ngay khi có khó khăn, đề xuất, luôn tạo cho giáo viên sự hưng phấn trong quá trình bồi dưỡng. Từ đó giáo viên sẽ tích cực, nhiệt tình và sáng tạo 
2.3.2. Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém dài hạn
a) Rà soát, giúp đỡ học sinh yếu kém
- Căn cứ kết quả các kì khảo sát chất lượng, phân tích, lập danh sách những học sinh học lực loại yếu và loại kém, kể cả nhựng học sinh trung bình có biểu hiện giảm sút chất lượng học tập, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém của học sinh ở từng môn học, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức phụ đạo, giúp đỡ các em vươn lên trong học tập.
- Nhà trường phải tổ chức họp phụ huynh để thông báo đến tận gia đình mỗi học sinh và cùng với gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bàn bạc, thống nhất kế hoạch phụ đạo.
- Việc tổ chức phụ đạo cho học sinh được xem là một trong những hoạt động bình thường của nhà trường, tránh căng thẳng, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến tâm lí học tập.
- Nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức khoa học, phân công những giáo viên có năng lực, có trách nhiệm cao tham gia phụ đạo cho học sinh; có thể tổ chức chung cho một số lớp hoặc theo khối lớp; lập danh sách có kiểm tra,cho điểm, đánh giá, theo dõi kết quả học tập phụ đạo của mỗi học sinh.
- Cuối mỗi học kì, nhà trường tổ chức bàn giao kết quả phụ đạo những học sinh này cho giáo viên chủ nhiện lớp và giáo viên dạy lớp chính khoa lớp đó để tiếp tục theo dõi năng lực học tập của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải kết hợp chặt chẽ, theo dõi, thông tin kịp thời đến gia đình về tình hình chuyển biến của từng học sinh. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, gia đình dành nhiều thời gian cho các em học tập ở nhà.
b) Coi trọng việc giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh dân tộc trong học tập.
 - Nhà trường cần có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh dân tộc ngay từ đầu năm học qua kết quả khảo sát đầu năm; 
 - Đối với những học sinh yếu kém của lớp 12 cần tổ chức ôn tập, giúp các em nắm kiến thức cơ bản để thi TN THPT; yêu cầu gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục hoạc sinh.
- Cần nắm vững những đối tượng học sinh xếp loại yếu kém của các lớp 10,11:
+ Số liệu cụ thể các đối tượng trên;
+ Số liệu học sinh người dân tộc (nam, nữ) từng khối lớp về nề nếp, chất lượng học tập, tỉ lệ học sinh bỏ học, lí do; tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp,.
+ Báo cáo danh sách chuyển trường ( chuyển đi, chuyển đến).
Thật ra không có cách nào, giải pháp nào là hoàn hảo, thật sự có hiệu quả cho mọi không gian và thời gian, chỉ có sự cố gắng áp dụng các giải pháp khéo léo vào hoàn cảnh cụ thể một cách hợp lý sẽ giúp ta thành công hơn. Điều quan trọng đầu tiên đối với người quản lý chuyên môn là phải có tấm lòng say mê với công việc, luôn luôn suy nghĩ, đầu tư và tìm biện pháp. Năm nay chưa đạt chỉ tiêu, năm sau tiếp tục tìm ra cách làm hiệu quả hơn, không nên nản lòng.
Phải biết phát huy thế thế mạnh sẵn có của mình ở chỗ nào, nhất là về đội ngũ giáo viên ở trường THPT, không thể cầu toàn, dàn trải cho tất cả các bộ môn mà nên tấn công vào mũi nhọn ở những môn có học sinh yếu nhiều như Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ.
Tổ trưởng lập kế hoạch cụ thể và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo từng bộ môn:
+ 100% giáo viên trong tổ quan tâm đến từng đối tượng và thực hiện trong mỗi giờ dạy chính khóa. Nội dung dạy phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt phần giao nhiệm vụ về nhà cần cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh tránh chung chung.
+ Nghiêm túc, khách quan cho những câu hỏi, bài tập nâng cao để phát hiện học sinh giỏi bộ môn.
+ Tổ chức bồi dưỡng học sinh: phân công giáo viên dạy, thu thập nghiên cứu tài liệu tham khảo.
+ Kế hoạch và tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém:
▪ Thực hiện nghiêm túc khi kiểm tra: cho điểm đúng quy chế, công bằng, khách quan.
▪ Giáo viên khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực học tập và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
▪ Nội dung giảng dạy: ôn lại lí thuyết, làm nhiều bài tập mẫu và sau đó cho học sinh vận dụng làm bài tập.
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
Đa phần học sinh yếu, kém do rỗng kiến thức từ các lớp dưới nên rất khó tiếp thu và theo kịp chương trình trên lớp. Vì vậy đối tượng này thường rất sợ học, sợ kiểm tra. Nếu không có biện pháp kịp thời sẽ dẫn đến học sinh mặc cảm, thiếu tự tin và càng ngày càng học yếu. Để giải quyết vấn đề này ngoài việc phụ đạo, bổ trợ kiến thức bị rỗng cho học sinh thì rất cần sự đổi mới phương pháp, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng.
Thứ nhất, nhà trường, giáo viên cần xác định rõ đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là áp dụng một cách máy móc các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới mới

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat.doc
  • docbao cao toam tat hieu qua SKKN.doc