Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp

- Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.

- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.

Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền dân chủ của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.

- Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập, Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.

Ban cán bộ lớp tôi sẽ được học sinh trong lớp bầu luân phiên trong năm học một cách công khai để nhiều em có cơ hội thể hiện năng lực của mình.

 

docx 4 trang thanh tú 22 10781
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện năm học ..., với Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Cán bộ quản lí trong nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp và triển khai chuyên đề Tổ chức quản lí lớp học tích cực. Thông qua buổi tập huấn, mỗi giáo viên đều nâng cao nhận thức kinh nghiệm chủ nhiệm lớp.
- Bản thân mỗi giáo viên đều nhận thấy vai trò quan trọng của Ban cán bộ lớp đối với công tác chủ nhiệm nên đều muốn xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp giỏi.
- Giáo viên trong trường cũng như trong khối luôn quan tâm, giúp đỡ và chia
sẻ những kinh nghiệm chủ nhiệm.
- Học sinh trong trường nói chung cũng như học sinh lớp 2/4 nói riêng luôn
được giáo viên giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ các em luôn được thầy Tổng phụ trách tổ chức các trò chơi rèn kĩ năng sống cho các em.
2. Khó khăn
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm còn xao nhãng trong vấn đề quản lí lớp học.
- Giáo viên thường chú trọng về kiến thức còn trong công tác tự quản của cán bộ lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào. Nhất là giáo viên dạy lớp 1, 2 thường lo học sinh của mình còn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên luôn là người làm. Vậy nên vai trò của Ban cán bộ lớp không được phát huy, các em không có cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
- Các em học sinh lớp 2 còn quá nhỏ nên tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng, e dè, chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Bên cạnh đó, các em thường cả nể khi nhắc nhở các bạn. Khi gặp những bạn hay chống đối thì các em thấy nản và không muốn làm. Vì vậy công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và chồng chéo.
- Trong năm học này, việc dạy và học bán trú là điều điều hoàn toàn mới mẻ với giáo viên và học sinh nên trong công tác quản của giáo viên và tự quản của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh thấy con làm cán bộ lớp sợ ảnh hưởng đến việc học nên thường không ủng hộ.
II. BIỆN PHÁP
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao năng lực tự quản của Ban cán bộ lớp trong công tác quản lí lớp học về nề nếp: trật tự; vệ sinh, xếp hàng; học tập; ăn, ngủ; phong trào thi đua; các cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh lớp năng lực quản lí, lãnh đạo, mạnh dạn và tự tin.
2. Biện pháp thực hiện
2.1 Tìm hiểu học sinh
- Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
2.2. Bầu Ban cán bộ lớp
- Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền dân chủ của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
- Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập, Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.
Ban cán bộ lớp tôi sẽ được học sinh trong lớp bầu luân phiên trong năm học một cách công khai để nhiều em có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
2.3. Phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp thông qua các hoạt động.
Thông qua các hoạt động, tôi giao nhiệm vụ và hướng dẫn Ban cán bộ lớp làm việc để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình. Cụ thể:
- Nề nếp trật tự, vệ sinh, xếp hàng: Lớp trưởng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp: điểm danh và ghi rõ sĩ số của lớp; điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, đi ăn, đi ngủ, chào cờ và thể dục giữa giờ. Lớp phó lao động: Theo dõi việc giữ gìn vệ sinh trong lớp, đi vệ sinh đúng nơi quy định; phân công tưới cây, lau bàn, tủ; theo dõi việc tự ý bật cầu dao điện.
- Nề nếp học tập: Trong các tiết ôn tập lớp phó học tập tổ chức học bài Đôi bạn học tốt; điều khiển các nhóm thảo luận và trình bày kết quả; theo dõi tinh thần, thái độ học của các bạn trong giờ Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học; điều khiển lớp khi lớp trưởng vắng. Tổ trưởng, tổ phó: Theo dõi sát việc học bài ở nhà và ở lớp.
- Phong trào thi đua: Lớp trưởng, lớp phó đưa ra kế hoạch cụ thể và phối hợp với các tổ trưởng, tổ phó để các tổ viên cùng thực hiện.
- Các cuộc vận động: Lớp trưởng nêu rõ mục tiêu cho cả lớp và giao nhiệm vụ cho các tổ. Các tổ trưởng có trách nhiệm vận động tổ viên tham gia nhiệt tình để thi đua với các tổ khác.
- Hoạt động ngoại khoá: Lớp trưởng làm chỉ huy chia lớp thành các đội và bầu ra lãnh đội. Các lãnh đội hướng dẫn đội của mình tham gia hoạt động. Từ đó tạo tính thi đua giữa các đội và các lãnh đội.
- Hay trong tiết Hoạt động tập thể đầu tiên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ Ban cán bộ lớp cách tổ chức lớp: Làm gì và Làm như thế nào để các em không thấy bỡ ngỡ khi tự mình tiến hành. Từ tuần thứ hai trở đi, tôi để các em tự tổ chức, điều khiển để các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.
2.4. Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng.
Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ tôi thưởng một phiếu khen và các em được tham gia bốc thăm trúng thưởng trong giờ Chào cờ đầu tuần. Các em sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập. Như vậy nề nếp học tập của cả lớp sẽ tốt hơn và công việc của lớp phó học tập cũng như các tổ trưởng sẽ thuận lợi rất nhiều.
Cuối tháng, tôi cho các em bình chọn Tổ trưởng giỏi của tháng. Tổ nào thực hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng giỏi. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm việc mang tính thi đua của các tổ trưởng.
Trong tháng, nếu lớp 2 lần được Cờ luân lưu thì lớp trưởng và 2 lớp phó cũng được thưởng phiếu khen.
2.5. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và trò - trò
Tôi luôn lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên tinh thần thầy phân công- trò hợp tác để các em thấy được công việc mình làm là không bắt buộc. Tôi luôn khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất. Nếu hợp lí tôi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.
Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi tham gia các trò chơi vận động hoặc các hoạt động ngoại khóa tôi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh thần đoàn kết và hiểu nhau hơn.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_nang_luc_cua.docx