Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bảo Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bảo Yên

1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài

Khái niệm chuyên cần: Là ham thích làm việc, làm cách tâm huyết, kỹ lưỡng, đến nơi đến chốn và có thái độ vui vẻ trong lúc làm việc. Người chuyên cần không quản ngại khó khăn khi làm việc, hầu như đạt đến mục đích cuối cùng.

Ví dụ: Một học sinh chuyên cần học tập: đi học đầy đủ; học, làm bài, chuẩn bị bài cẩn thận trước khi đến lớp.

Khái niệm học sinh trung học phổ thông: Là học sinh học ở hệ chính quy ở Việt Nam, có độ tuổi từ 15 - 18, không kể một số trường hợp đặc biệt. Học ở 3 khối học: lớp 10, 11, 12. Sau khi tốt nghiệp hệ này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học.

Khái niệm Giáo dục thường xuyên: Thuật ngữ “giáo dục thường xuyên” được nhiều người nói tới hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đọc và nghe dường như không còn xa lạ với thuật ngữ này. Song, nếu đi sâu vào nội hàm và ngoại diên của nó - tức là xem xét nó như một khái niệm - thì mới vỡ lẽ ra rằng, trong quan niệm của con người, cho đến nay người ta vẫn không thống nhất về định nghĩa thế nào là giáo dục thường xuyên.

Ở nhiều quốc gia, người ta hiểu rằng, công việc giáo dục phải được tiến hành đối với mọi lứa tuổi, từ lúc lọt lòng cho đến lúc kết thúc cuộc sống. Cái quá trình giáo dục đó, không phân biệt học trong nhà trường hay học ngoài xã hội hoặc tại gia đình, học có mục đích hay học ngẫu nhiên, học theo hệ thống tri thức và kỹ năng hoặc cần gì học nấy - đều phải được quan tâm và phải có sự quản lý từ phía Nhà nước được hiểu là giáo dục thường xuyên. Với cách hiểu này, giáo dục thường xuyên là một chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyền của con người. Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm 2 hệ nhỏ thành phần là hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên kết, liên thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và liên tục của sự học ở mỗi con người được gọi là giáo dục thường xuyên.

Khái niệm học sinh giáo dục thường xuyên: Là người học đang theo học một hoặc nhiều chương trình của trung tâm giáo dục thường xuyên.

Khái niệm học sinh trung học phổ thổng hệ giáo dục thường xuyên: Là người học chương trình của bậc trung học phổ thông trong các trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

doc 31 trang cuonglanz2a 15144
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT
Đề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học để từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh nhất là đối với học sinh đầu cấp ở trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Yên
Để làm được việc này, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu, lập bảng thống kê và tiến hành phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, chia thành từng trường hợp cụ thể và từ đó tìm ra những giải pháp cho từng trường hợp cụ thể.
 II. GIỚI THIỆU
Xuất phát từ thực tế, hiện tượng học sinh bỏ học có thể được xem là một vấn đề bức xúc nhất của cả nước nói chung và Trung tâm GDTX Bảo Yên nói riêng. Ở Trung tâm, hàng năm tỉ lệ học sinh học đến cuối năm so với đăng kí đầu năm chỉ đạt hơn 70%. Việc duy trì sĩ số là một công việc tương đối khó khăn đối với những thầy cô giáo ở Trung tâm. Dưới góc độ làm công tác quản lí, công tác chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy cần phải làm gì, làm thế nào để hạn chế việc bỏ học của học sinh, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho xã hội là vấn đề quan trọng. Và đó cũng chính là vấn đề thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài này.
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên”, chúng tôi nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tỉ lệ chuyên cần của học sinh ở Trung tâm nói chung và ở từng khối học, lớp học nói riêng.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu.
Chúng tôi nghiên cứu việc duy trì tỉ lệ chuyên cần của học sinh tất cả các lớp ở trung tâm, cả học sinh trong độ tuổi đi học và những người lớn tuổi, những người vừa học vừa làm.
2. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin	
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp 
- Và một số các phương pháp khác
3. Quy trình nghiên cứu
Thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng là phổ biến ở tất cả các cấp học ở những tỉnh vùng cao. Chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên” chúng tôi chỉ nghiên cứu tỉ lệ chuyên cần của học sinh đăng kí và học tại trung tâm.
Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh THPT hệ GDTX ở Trung tâm GDTX Bảo Yên
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp 
- Và một số các phương pháp khác
Chúng tôi nghiên cứu việc duy trì tỉ lệ chuyên cần của học sinh tại Trung tâm trong học kì I năm học 2013 – 2014
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập số liệu, lập bảng thống kê và phân tích học viên nghỉ học trong từng tháng theo những trường hợp cụ thể ở tất cả các khối lớp để xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
Khái niệm chuyên cần: Là ham thích làm việc, làm cách tâm huyết, kỹ lưỡng, đến nơi đến chốn và có thái độ vui vẻ trong lúc làm việc. Người chuyên cần không quản ngại khó khăn khi làm việc, hầu như đạt đến mục đích cuối cùng.
Ví dụ: Một học sinh chuyên cần học tập: đi học đầy đủ; học, làm bài, chuẩn bị bài cẩn thận trước khi đến lớp...
Khái niệm học sinh trung học phổ thông: Là học sinh học ở hệ chính quy ở Việt Nam, có độ tuổi từ 15 - 18, không kể một số trường hợp đặc biệt. Học ở 3 khối học: lớp 10, 11, 12. Sau khi tốt nghiệp hệ này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học.
Khái niệm Giáo dục thường xuyên: Thuật ngữ “giáo dục thường xuyên” được nhiều người nói tới hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đọc và nghe dường như không còn xa lạ với thuật ngữ này. Song, nếu đi sâu vào nội hàm và ngoại diên của nó - tức là xem xét nó như một khái niệm - thì mới vỡ lẽ ra rằng, trong quan niệm của con người, cho đến nay người ta vẫn không thống nhất về định nghĩa thế nào là giáo dục thường xuyên. 
Ở nhiều quốc gia, người ta hiểu rằng, công việc giáo dục phải được tiến hành đối với mọi lứa tuổi, từ lúc lọt lòng cho đến lúc kết thúc cuộc sống. Cái quá trình giáo dục đó, không phân biệt học trong nhà trường hay học ngoài xã hội hoặc tại gia đình, học có mục đích hay học ngẫu nhiên, học theo hệ thống tri thức và kỹ năng hoặc cần gì học nấy - đều phải được quan tâm và phải có sự quản lý từ phía Nhà nước được hiểu là giáo dục thường xuyên. Với cách hiểu này, giáo dục thường xuyên là một chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyền của con người. Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm 2 hệ nhỏ thành phần là hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên kết, liên thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và liên tục của sự học ở mỗi con người được gọi là giáo dục thường xuyên.
Khái niệm học sinh giáo dục thường xuyên: Là người học đang theo học một hoặc nhiều chương trình của trung tâm giáo dục thường xuyên.
Khái niệm học sinh trung học phổ thổng hệ giáo dục thường xuyên: Là người học chương trình của bậc trung học phổ thông trong các trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Một số vấn đề lý luận 
Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
Trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Một trong những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng học tập và xây dựng xã hội học tập là tình trạng học sinh nghỉ học, nguyên nhân của tình trạng này nằm ở đâu và cách khắc phục nó như thế nào đây không phải là điều đơn giản. Đặc biệt đối với mô hình giáo dục thường xuyên thì điều này lại càng khó. Bởi vì, phần lớn học sinh thuộc hệ giáo dục thường xuyên đi học khi độ tuổi đã nằm ngoài độ tuổi đến trường (tương đương so với hệ THPT), các em có thể vừa học vừa làm, lượng kiến thức đã bị hổng... nên việc có thể duy trì tỷ lệ đi học đều điều này rất khó. Việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Các cơ sở chính trị, pháp lý
 Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học trong điều lệ nhà trường có yêu cầu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 Cơ sở cốt lõi của nhà trường là có trường thì phải có học sinh, có thầy cô theo một tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định. Tồn tại cả hai yếu tố thầy và trò, đồng thời kèm theo bộ máy quản lý đặc trưng theo cấp học, bậc học thì mới mới có điều kiện để hoạt động, duy trì sự hình thành và phát triển, từ đó đi đến có kết quả theo mong đợi.
 Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước giao trên cơ sở số liệu thực tế việc huy động học sinh đến trường, đến lớp. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu của cấp học.
 Trong điều 39 điều lệ trường trung học có nêu: Học sinh được tôn trọng, được bảo vệ, được đối sử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành, được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định nói tại điều 37 của điều lệ nhà trường trung học. Do đó, việc các em chưa hoặc khó khăn trong việc đến trường, đến lớp cần được huy động, giúp đỡ thì các em mới có cơ hội để tiếp thu, học tập bằng bạn bè
 Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
 Trong thời đại hiện nay, thời đại hội nhập và phát triển. Mỗi đất nước, mỗi một con người cần phải mạnh khoẻ, có trí tuệ để xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Mỗi con người khoẻ mạnh thì đất nước khoẻ mạnh. Mỗi con người có trí tuệ thì đất nước có trí tuệ và phồn thịnh. Do vậy mới có chương trình phổ thông, nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho mọi người được học tập và tu dưỡng, rèn luyện trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội, làm chu bản thân, làm chủ xã hội. Đại bộ phận trẻ em trong độ tuổi đều cơ hội đến trường học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên vẫn còn một số ít: vừa ít cơ hội vừa không làm chủ được vận mệnh chính bản thân mình nên mới không đến trường học tập được hoặc đến nhưng chẳng đến nơi đến chốn. Bỏ học giữa chừngVì lẽ đó, nhà trường, những người làm công tác giáo dục phải có trách nhiệm lôi cuốn, vận động, khích lệ học sinh trở lại mái trường để có dịp tu thân tích đức và trau đội kiến thức của nhân loại, tích luỹ kinh nghiệm, mới có cơ hội làm chủ một cách chính đáng, làm chủ thực sự cuộc sống của mình; góp phần không nhỏ xây dựng tương lai của đất nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về tỷ lệ chuyên cần của học sinh nhằm hiểu rõ được những nguyên nhân cơ bản đưa đến tình trạng nghỉ học của học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp giúp khắc phục tình trạng nghỉ học của học 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tìm hiểu về tỷ lệ chuyên cẩn của học sinh đã được rất nhiều các cấp học quan tâm. Bởi việc nghiên cứu vấn đề này giúp cho các trường có thể tìm ra những giải nhằm khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. Đề tài: “Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng cho học sinh ở trường THCS Ngô Quyền - Hải Phòng”. Đề tài: “Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở Trung tâm GDTX Giao Thuỷ - Nam Định”. Hay đề tài: “Nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh THPT tại trường Nguyễn Du - Hà Tĩnh”...
Nhìn chung, các đề tài trên đã góp phần tìm hiểu thực trạng học sinh bỏ, nghỉ học giữa chừng. Tuy nhiên, các đề tài đó chưa phản ảnh và đánh giá một các triệt để về những nguyên nhân cũng những việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các đề tài trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên”. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Học sinh Trung tâm GDTX Bảo Yên đại đa số là dân tộc thiểu số, đa số các em chưa xác định được việc học là quan trọng. Điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn thiếu thốn, một số hộ gia đình ít đất canh tác, còn thiếu thốn về kinh tế nên cho con em nghỉ học khi vào mùa vụ để đi làm thuê, buôn bán ở các nơi. Cha mẹ lơ là trong việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở con em mình trong vấn đề học tập, điều này cũng tạo cho nguy cơ nghỉ học của học sinh tăng cao.
Công tác chủ nhiệm của giáo viên cũng là một vấn đề cần phải sớm chấn chỉnh : Giáo viên chỉ biết lý do học sinh nghỉ học, nhưng bản thân họ chưa biết cách nào để giúp các em đi học chuyên cần, như đến gia đình cùng phụ huynh tìm cách tháo gỡ; tham mưu Ban Giám hiệu, Hội Cha mẹ học sinh . . . để kịp thời giúp đỡ cũng như vận động các em đi học chuyên cần. Vào đầu năm học, giáo viên chưa nắm chắc được đối tượng học sinh hay nghỉ học để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, chính đối tượng này thường có học lực yếu nên thường xuyên bị thầy cô la rầy,vô tình giáo viên tạo khoảng cách với các em ngày một lớn hơn, và khi các em nghỉ học nhiều thì rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ học.
Từ những khó khăn trên dẫn đến nhiều năm liền tại Trung tâm GDTX Bảo Yên số lượng học sinh bỏ học rất nhiều là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất từ phía gia đình và học sinh
- Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình nghèo, đông con, không có đủ điều kiện cho con em mình đi học, dẫn đến nghỉ học.
- Do lực học kém không theo kịp chương trình. Các em không theo kịp chương trình, không hiểu nội dung bài học mới nên cảm thấy chấn học, dẫn đến việc các em nghỉ học thường xuyên. 
- Các học sinh lớn tuổi, bận công tác và việc gia đình nên cũng hay nghỉ học để giải quyết những công việc đó.
- Nghỉ học do xa trường, đi lại khó khăn. Đại đa số học sinh theo học tại Trung tâm GDTX Bảo Yên là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã, thôn bản, những vùng khó khăn của huyện Bảo Yên, đặc biệt vào những ngày mưa gió đường xá đi lại rất khó.
- Các em ham chơi, đặc biệt là chơi các trò chơi trực tuyến.
Thực tế cho thấy, việc học sinh nghỉ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Khi nghỉ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái. Thậm chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
 Nguyên nhân thứ hai từ phía nhà trường và giáo viên : 
- Về công tác tổ chức và quản lí: Ban Giám hiệu chỉ có 2 người rất khó kết hợp với giáo viên để quản lý học sinh.
- Về đội ngũ giáo viên của trường có: 15 người trong đó phần lớn là những giáo viên trẻ, kinh nghiệm trong quản lý học sinh còn hạn chế...
 - Cơ sở vật chất - thiết bị trường học: Số phòng học của nhà trường có 06 phòng học cấp 4, một số phòng được xây dựng đã lâu. Chưa có phòng chức năng, và nơi làm việc riêng cho các bộ phận như: Y tế, công tác đoàn, thiết bị chưa đủ cho nhu cầu sử dụng giảng dạy trên lớp. 
- Về công tác xã hội hoá giáo dục:
Những năm trước đây công tác xã hội hoá chưa thực hiện tốt, một phần do dân trí địa phương thấp, cộng đồng chưa có sự quan tâm đúng mức. Do đó nhà trường hầu như là đơn thương, độc mã làm chủ trận địa giáo dục, có chăng chỉ là sự quan tâm của một bộ phận nhỏ phụ huynh. Tuy nhiên cũng có sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội đồng Giáo dục địa phương ...nhưng chưa hiệu quả.
- Về hiệu quả chất lượng giáo dục: Nhà trường đã thực hiện tốt chương trình, kế hoạch dạy học, nhưng do cơ sở vật chất thiếu thốn, phương pháp giảng dạy tích cực chưa được áp dụng sâu rộng. Vì vậy chất lượng giáo dục chưa cao, ít có học sinh giỏi cấp tỉnh.
Năng lực chuyên môn, trách nhiệm của một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm chưa cao. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổ chức hội phụ huynh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt còn hạn chế. Việc thực hiện phân loại học sinh trong lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém trong các nhà trường phổ thông hiện nay chưa thật tích cực. Đặc biệt bên cạnh việc phân loại học sinh về mặt học lực thì giáo viên chưa biết phân loại học sinh về mặt chuyên cần dựa theo số ngày nghỉ của học sinh ở năm học trước. Vào những ngày đầu năm học, bên cạnh việc phân loại học sinh về mặt học lực, chúng tôi còn tiến hành cho phân loại học sinh về mặt chuyên cần, Đối với học sinh “có nguy cơ nghỉ học” tôi chia ra thành các trường hợp chủ yếu sau :
 Trường hợp 1 :
Học kém, hổng kiến thức.
 Trường hợp 2 :
Ham chơi đặc biệt là các trò chơi trực tuyến
 Trường hợp 3 :
Gồm những học sinh ở xa, có hoàn cảnh khó khăn ...
Bảng thống kê tỷ lệ học sinh nghỉ học qua các trường hợp
(từ đầu năm học đến đầu học kỳ II)
Thời điểm
khảo sát
Kết quả
đạt được
Tổng số
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Tháng 09
153
34
22%
78
51%
41
27%
Tháng 10
137
32
24%
69
50%
36
26%
Tháng 11
57
11
19%
32
56%
14
25%
Tháng 12
81
13
16%
42
51%
26
33%
Tháng 01
38
5
13%
22
58%
11
29%
Tháng 02
52
9
17.5%
34
65%
9
17.5%
Tháng 03
36
9
25%
17
47%
10
28%
Tháng 04
22
3
14%
13
59%
6
27%
Tháng 05
13
3
23%
6
46%
4
31%
Trong các nguyên nhân kể trên, chúng tôi nhận thấy, học sinh nghỉ học do ham chơi chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoảng từ 46% - 65% (tháng 05 – 46%, tháng 02 – 65%). Nhóm học sinh nghỉ học do học yếu chiếm tỷ lệ ít nhất từ 13% - 25% (tháng 01 – 13%, tháng 03 – 25%). 
Tỷ lệ học sinh nghỉ học trong các tháng ở đầu năm học cao hơn so với các tháng cuối năm học (tháng 09 – 153 buổi, tháng 05 – 13 buổi), trong các tháng thi đua, tỷ lệ học sinh nghỉ học giảm đi rõ rệt (tháng 11 thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tỷ lệ này giảm: tháng 10 – 137 buổi, tháng 11 – 57 buổi, tháng 12 – 81 buổi).
Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm gì để hạn chế, ngăn chặn nguy cơ nghỉ học của học sinh trong suốt năm học?
Đối với các em học sinh ở trường hợp 1 do hổng kiến thức cơ bản của những năm học trước nên việc tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế, chưa thật sự cố gắng trong học tập, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức, từ đó dễ có tư tưởng nghỉ học.
Đối với các em học sinh ở trường hợp 2: có thể học lực từ trung bình trở lên nhưng ham chơi thường trốn học, đồng thời gia đình quản lí không chặt chẽ. Những học sinh thuộc trường hợp này thường có những thái độ bất cần, ít nghe lời thầy cô, vô phép, trong lớp ít chú ý nghe giảng, bài học học không được kỹ lắm và ít khi làm bài đầy đủ, từ đó mất phương hướng trong học tập dẫn đến nguy cơ chán học, hay nghỉ học.
Đối với những học sinh ở trường hợp 3: vì nhà ở xa, hoàn cảnh gia đình nghèo, đang gặp khó khăn cần phải phụ giúp gia đình nên ít có điều kiện trong học tập, các em không yên tâm trong học tập, thường nghỉ học để phụ giúp gia đình hoặc giữ nhà, trông em, nếu giáo viên phụ trách không tạo điều kiện giúp đỡ thì nguy cơ bỏ học sẽ dễ đến đối với các em. 
CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sau khi đã phân chia nhóm, chúng tôi tiến hành các biện pháp khác nhau để hạn chế học sinh nghỉ học như sau : 
 1. Đối với trường hợp 1: Nghỉ học do học yếu, hổng kiến thức
Đối với các em học sinh ở dạng này do hổng kiến thức cơ bản của những năm học trước nên việc tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế, chưa thật sự cố gắng trong học tập, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức, từ đó dễ có tư tưởng nghỉ học. Đối với những học sinh này chúng tôi tiến hành các biện pháp như sau :
1.1 Xây dựng các phong trào.
1.1.1. Phong trào dạy tốt học tốt
- Là giáo viên giảng dạy, chúng tôi phải luôn trao dồi kiến thức, nắm bắt các kinh nghiệm của đồng nghiệp và phương pháp lấy học sinh làm trung tâm để thực hiện tiết học đầy hứng thú và có kết quả tốt trong cả 9 môn học.
- Nâng cao chất lượng dạy bằng nhiều lần hội giảng, tham gia sinh hoạt chuyên đề. 
- Phụ đạo học viên yếu kém và bồi dưỡng học viên giỏi trong từng tiết dạy (Giáo án dạy phân hóa đối tượng học viên). Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản mà các em đã hổng. Về vấn đề nầy, đầu năm Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên lập ra danh sách các em học sinh yếu kém ở 4 môn Văn, Toán, Lý, Hoá, qua kiểm tra chất lượng đầu năm để phụ đạo – 1 tiết/tuần và có kế hoạch giảng dạy hợp lý cho đối tượng này.
- Tham gia các phong trào dạy và học. 
- Trong phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, chúng tôi luôn lấy việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống và các nội dung tích hợp khác vào nội dung từng bài gảng, vì giáo dục kỹ năng sống với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm sẽ tác động tích cực tới tâm hồn 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ti_le_chuyen.doc
  • docBIA NCKH.doc
  • docMUC LUC.doc