Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

Cơ sở lý luận

Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn.

Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá. Xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy:

Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học.

Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy học sinh làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ học sinh , vì học sinh , nhằm giúp học sinh có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo nhóm và cho từng cá nhân học sinh ).

Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học theo thông tư 22/2016 như đánh giá quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

Đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh theo hai mức: Tốt; Đạt; Cần cố gắng.

Trước yêu cầu đổi mới cách đánh giá học sinh Tiểu học theo TT22/2016 và chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường.

 

doc 23 trang hoathepmc36 01/03/2022 7691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 	1. Lý do chọn đề tài: 
	I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Hiện nay, giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng ở Việt Nam là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Vì Tiểu học là nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông.
	Trong trường Tiểu học đội ngũ giáo viên là lực lượng vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để có đội ngũ giáo viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì phải chăm lo, bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 
	Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên không đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác bồi dưỡng chuyên môn còn có những hạn chế nhất định. Nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường tiểu học còn hạn chế.
Thời gian qua, các trường Tiểu học trên địa bàn huyện nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy và học. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định.
Trước hiện trạng thực tế, là một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường là mắt xích chủ yếu không thể thiếu trong hệ thống công tác quản lý . Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học của nhà trường. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học ”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng dự giờ tiết dạy trên lớp của giáo viên, đề xuất một số biện pháp của người CBQL về việc bồi dưỡng dự giờ tiết dạy trên lớp của giáo viên ở nhà trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên dạy giỏi, giáo dục ở nhà trường và hiệu quả công tác quản lý.
 	* Nhiệm vụ của đề tài:
	Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác đánh giá của CBQL đối với giờ dạy trên lớp của đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học. 
Đề xuất một số biện pháp của CBQL để thực hiện bồi dưỡng - đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường tiểu học đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu 
Các biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Lê Lợi. 
4. Giới hạn của đề tài
Thời gian từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 tại trường Tiểu học Lê Lợi. 
Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi huyện Krông Ana.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng giờ dạy trên lớp của giáo viên. 
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc bồi dưỡng giờ dạy của CBQL để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu. 
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi đề xuất các biện pháp. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn.
Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá. Xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy:
Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học.
Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy học sinh làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ học sinh , vì học sinh , nhằm giúp học sinh có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo nhóm và cho từng cá nhân học sinh).
Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học theo thông tư 22/2016 như đánh giá quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành. 
Đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh theo hai mức: Tốt; Đạt; Cần cố gắng.
Trước yêu cầu đổi mới cách đánh giá học sinh Tiểu học theo TT22/2016 và chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường.
Đặc biệt Quyết định số 14/2007/BGD&ĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”. Theo điều 3 của quyết định:
“Mục đích ban hành Chuẩn”
	1.1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học. 
1.2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 
	1.3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học. 
1.4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.”
	Đây được xem như chiếc gậy giúp người giáo viên tiểu học hoàn thiện và phấn đấu trong cuộc đời làm giáo dục của mình.
 	Thực tiễn giáo dục của các trường tiểu học trong thời gian qua đã khẳng định nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.
Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học.
Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Lê Lợi cho thấy: Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên của trường vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về quản lý chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi trong trường Tiểu học là cơ sở khoa học cần thiết để định hướng, chỉ đạo cho quá trình nghiên cứu đề tài.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2017-2018 trường có đủ số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tỷ lệ giáo viên trên lớp hiện 1,5 giáo viên/lớp. 100% số CBGV đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó 80,0% có trình độ cao đẳng, đại học.
Thực tế hiện nay, cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường Tiểu học đã quan tâm nhiều đến việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên, nhiều năm qua việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên đã góp phần thúc đẩy hoạt động sư phạm trong nhà trường. Bước đầu việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của CBQL đã tác động tới từng giáo viên trong việc giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo viên lên lớp có nghiên cứu, chuẩn bị bài, soạn giáo án đầy đủ, nắm bắt phương pháp dạy học, cùng nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Trong quá trình dự giờ, thăm lớp CBQL đã chỉ ra những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục, có tư vấn, thúc đẩy nhằm giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhưng việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì có những CBQL chỉ kiểm tra dự giờ theo quy định rồi cho điểm xếp loại nhưng không nhận xét hoặc nhận xét đánh giá chung chung, mà chưa biết xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ dạy khoa học, chưa có biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch. Nên việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên (GV) chẳng những không kích thích động viên được giáo viên mà còn làm cho các giáo viên trong hội đồng sư phạm không có hứng thú trong giảng dạy, họ lo ngại và túng túng khi có CBQL kiểm tra dự giờ, vì vậy mà hiệu quả giảng dạy không cao
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, mỗi lớp có phòng học độc lập, đủ bàn ghế chỗ ngồi, đảm bảo đủ ánh sáng giúp giáo viên và học sinh học tập tốt hơn, có chất lượng.
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên trường còn gặp rất nhiều khó khăn:
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phòng học, tường rào, cổng đã bị xuống cấp và thiếu các phòng chức năng. Một số giáo viên lớn tuổi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng còn có những hạn chế nhất định.
	Địa bàn trường thuộc vùng nông thôn (buôn Cuăh và buôn Tơ lơ là hai buôn đặc biệt khó khăn), trình độ dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, học sinh dân tộc thiểu số chiếm 75% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày một số em còn phải phụ giúp bố mẹ công việc trong gia đình nhhư: chăn bò, hái cà phê, trông em,. Vì điều kiện kinh tế còn thiếu thốn trăm bề. 
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa phối hợp chặt chẽ cùng với nhà trường và các tổ chức chính quyền tại địa phương để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
* ĐÁNH GIÁ THỰCTRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MỘT VÀI SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ GIÁO VIÊN
- Đội ngũ giáo viên năm học 2017 - 2018:
TỔNG SỐ
 GIÁO VIÊN
NỮ
HỆ ĐÀO TẠO
SƠ CẤP
TRUNG CẤP
CAO ĐẲNG
ĐẠI HỌC
SAU ĐẠI HỌC
18
15
0
4
9
5
0
(01 giáo viên nghỉ hưu tháng từ 20/01/2018)
- Kết quả xếp loại giáo viên:
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
NĂM HỌC
2014-2015
2015-2016
2016-2017
Ghi chú
Xuất sắc
11/19
12/19
12/18
Khá
5
5
4
Trung bình
3
2
2
Qua một số thành tích về giảng dạy và học tập có thể đánh giá như sau:
Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo đang được trẻ hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, trường còn ít giáo viên dạy giỏi đều các môn và còn ít học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh năng khiếu hàng năm. 
Một số giáo viên: Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình.
Nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đề cập một cách đúng mức.
Hạn chế là chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần; kế hoạch của các tổ chuyên môn còn chung chung. 
 	 c) Nguyên nhân của thực trạng là: Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong hoạt động giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chuyên môn còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong nhà trường, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề giáo dục nói chung, giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục.
 	* Một số yêu cầu cơ bản cần thiết:
 	Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi đạt kết quả tốt thì:
 	Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả.
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Hiệu trưởng đánh giá.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên; giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên. 
Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hoá và tin học, ngoại ngữ. Mọi cán bộ và giáo viên cần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. 
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu. là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công. .
Bồi dưỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học - giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Mặt khác, hiệu trưởng cần tạo điều kiện bằng cách tin tưởng giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện, trong quá trình đó hiệu trưởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ.
Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục trong độ ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. 
Bồi dưỡng sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, hưu trí, các chế độ đối với nữ công chức Ban giám hiệu kết hợp chặt chẽ với công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên
* Vai trò của cán bộ quản lý trong công tác xây dựng bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi :
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm. 
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học ,tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:
Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học,tự bồi dưỡng.
Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên môn, không ngừng tự nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. 
Một trong những nhiệm vụ của Ban giám hiệu là dự giờ của giáo viên và đánh giá tiết dạy. Bản thân tôi trước đây là giáo viên, đã được Ban giám hiệu dự giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy của Ban giám hiệu đối với giáo viên. Đó là sự “ Tâm phục, khẩu phục” nếu là những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngược lại nếu là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì sự nhìn nhận của giáo viên đối với Ban giám hiệu sẽ giảm đi rất nhiều. 
Vì vậy, mỗi khi dự giờ, Ban giám hiệu chúng tôi đều xem trước nội dung bài dạy, tìm , nắm bắt kiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để nâng cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó.
Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính, quản lý về kế hoạch và thi đua, khen thưởng. Người cán bộ quản lý cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
Ban giám hiệu chúng tôi coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong trường. 
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo giỏi”. Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.
* Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_doi.doc