Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một

Trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ. Từ đó bắt đầu dạy các em học chữ đọc thông, viết thạo được là phải thông qua phân môn Chính tả. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc và hình thành những kỹ năng về chính tả. Ngoài ra phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ: Phối hợp với Tập Viết, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm – chữ cái – cấu tạo và cách viết chữ. Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt là liên kết và khu biệt khi viết chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiếng Việt.

doc 23 trang Trần Đại 28/04/2023 5275
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 10 tháng 12 năm 2017
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả 
 cho học sinh lớp Một
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Trương Thị Anh Thi	 Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 24/10/1981
- Nơi thường trú: ấp Long Thành, xã Long An, thị Xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên 
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
 *Đặc điểm tình hình trường tiểu học B Long An:
 Trường tiểu học B long An nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng với diện tích 4.632 mét vuông cặp theo lộ giao thông Long An- Châu Phong, toạ lạc trên tuyến dân cư thuộc ấp Long Hòa, Xã Long An, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số thuộc địa bàn trường để phổ cập 4.974 người với 1.234 hộ dân. Năm học 2017-2018. Toàn trường có 26 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có 411 học sinh được chia thành 14 lớp. Đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm thuê. Địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn. Bên cạnh đó trường cũng có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
 Năm học 2017- 2018 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về “ Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp. Các ngành đoàn thể, ấp, Cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Đa số giáo viên tận tụy với nghề, tận tình trong công tác dạy và học, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hầu hết giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng đáp ứng được công tác giảng dạy hiện nay.
2. Khó khăn:
Một bộ phận Cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập. Một số giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao nhất là phương pháp bàn tay nặn bột, hình thức tổ chức chưa được phong phú để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
 - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một.
 - Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ. Từ đó bắt đầu dạy các em học chữ đọc thông, viết thạo được là phải thông qua phân môn Chính tả. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc và hình thành những kỹ năng về chính tả. Ngoài ra phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ: Phối hợp với Tập Viết, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm – chữ cái – cấu tạo và cách viết chữ. Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt là liên kết và khu biệt khi viết chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết  Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiếng Việt.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, bản thân tôi được gần gũi, tiếp xúc, trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với các đồng nghiệp trong trường và đi đến kết luận là tình trạng viết sai chính tả của học sinh lớp Một là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đối với phần chính tả tập chép thì đa số các học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt các em nhìn chép thì viết đúng. Tuy nhiên, một số em chưa hoàn thành thì các em viết rất chậm.
- Đối với phần chính tả nghe viết:
+ Do học sinh đọc chữ chậm, mới nhận mặt chữ từ phần vần sang phần đọc tổng hợp (Tập đọc) các bài thơ ngắn, đoạn văn, bài văn ngắnCho nên việc viết bài của các em chỉ quen với nhìn chép lại.
+ Do một số em đọc chữ chưa thành thạo tôi thấy những lỗi các em mắc phải đã được sửa vẫn lặp đi lặp lại chứng tỏ các em không nhớ và không hiểu.
+ Nguyên nhân nữa là do phát âm sai và không nắm quy tắc chính tả. Ngoài ra cũng có trường hợp bất cẩn, lo ra nên dẫn đến mắc nhiều lỗi chính tả. Cụ thể là:
* Về thanh điệu: Do đặc thù của địa phương chịu ảnh hưởng phương ngữ Nam Bộ nên khi phát âm khó mà phân biệt được thanh hỏi hay thanh ngã như:
+ Chữ rõ các em viết rỏ
+ Chữ đã viết đả
+ Chữ mỡ viết mở
* Về âm đầu: Đa số các em có sự nhầm lẫn giữa các chữ ghi âm đầu g/gh, ng/ngh/, ch/tr, s/x, b/p, d/gi/r. Bên cạnh đó trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng hai hoặc ba dạng ( Ví dụ /k/ ghi bằng c/k/q) dĩ nhiên là có những quy tắc riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiếu học (nhất là học sinh chưa hoàn thành) thì rất dễ lộn.
Ví dụ: 
- tr/ch: cây che, mái tre, chung thành, trung sức
- d/r/gi: ra dẻ, cụ dà, da vào, cặp gia
- gh/g: ngi nhớ, gồ gề, cái gế
- ng/ngh: con ngé, suy ngĩ, ngĩ ngợi
- c/k : con ká, con ciến, dòng cênh
* Về âm chính: Các em có sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này là do có hai nguyên nhân:
+ Thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ, nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au..
+ Thứ hai là do cách phát âm không chuẩn trong phương ngữ Nam Bộ đối với các âm chính.
* Về âm cuối: Đa số người Miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt âm cuối n/ng/nh và t/c/ch. Nhưng số từ vựng mang các vần này không nhỏ trong bộ phận tiếng việt. Mặt khác hai bán âm cuối i lại được ghi bằng con chữ i/y (Trong tiếng lai/lây), bán âm cuối u/o ( Trong tiếng sao/sau) do đó là lỗi về âm cuối là khó khắc phục đối với học sinh chúng ta.
Ví dụ:
- ăn/ ăng/ anh: tặn cháu, xang mát, hằnh ngày...
- êt /êch: dấu vếch, chênh lệt...
- ât /âc: giất ngủ, thậc thà, chủ nhậc, nhất lên...
- ao/au: trèo cau, đi trước đi sao, ngôi sau......
* Bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả. Cụ thể:
- Đa số các em còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ, nét chữ chưa đúng, sai cách ghi dấu thanh, sai về cách trình bày.
- Các em không biết cách trình bày một bài viết chính tả. Khi viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu 
( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó. Hoặc đang viết chưa hết hàng thì cũng xuống dòng mặc dù trong bài viết không yêu cầu xuống dòng.
Khi dạy bài chính tả đầu tiên bài “ Trường em”năm học 2016- 2017 tôi thống kê được kết quả như sau
* Viết bài chính tả:
Tổng số học sinh: 24 học sinh.
 Hoàn thành tốt: 3 em
 Hoàn thành: 9 em
 Chưa hoàn thành: 12 em
* Cách trình bày chính tả:
Tổng số học sinh: 24 học sinh.
 Trình bày đúng, đẹp: 3 em
 Trình bày đúng, nhưng chưa đẹp: 9 em
 Trình bày sai: 12 em
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Mục tiêu tổng quát của giáo dục tiểu học nhằm đào tạo những con người toàn diện. Vì vậy quá trình dạy học có phát huy tính tích cực trí thông minh cho trẻ được hay không,tất cả phụ thuộc vào khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của trẻ. Mà môn Chính tả có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng hình thức viết vào hoạt động giao tiếp và còn rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết Tiếng Việt. Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người. 
- Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cẩn thận tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm. Hiện nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và cả xã hội về ý thức cần viết chữ đúng và đẹp, phong trào Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp thực hiện theo hướng dẫn số 26/ HD- SGDĐT ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang được mọi người quan tâm được tất cả giáo viên và học sinh chú trọng. Song song đó thực hiện theo Quyết Định 31 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết. Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết đúng và đẹp. 
- Bên cạnh đó còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm, khuyến khích động viên đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra “ Giáo dục con người toàn diện”. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. Mà khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế, còn mang nặng tính trực quan. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 22 học sinh mới được học phân môn Học vần (môn Tiếng Việt) học sinh đọc, viết vần, từ theo chữ cỡ vừa. Sang tuần 23, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó có phân môn Chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trong các môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp Một. Các em mắc lỗi chính tả rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn mười lỗi chính tả và thậm chí còn hơn thế nữa. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở môn Tiếng việt cũng như các môn học khác. Vì lý do trên tôi cố gắng thống kê, phân loại tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả ở lớp Một”
3. Nội dung sáng kiến 
 a. Thuận lợi:
 + Về phía học sinh:
 - Học sinh lớp Một học hai buổi trên ngày nên có nhiều thời gian để rèn cho học sinh học tập được nhiều kết quả hơn.
- Phần lớn các em được học mẫu giáo. Đa số học sinh lớp Một mới đi học nên các em rất thích học, ham học, rất ngoan, vâng lời, nghe lời thầy cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng. 
- Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh, bàn ghế đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi, chuẩn theo yêu cầu hiện nay.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi giảng dạy. Thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ.
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết đúng chính tả của các em ngay từ lớp Một.
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. 
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, Viết đúng, viết đẹp” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.
b. Khó khăn:
 + Về phía học sinh: Vì các em là lứa tuổi đầu tiên phải làm quen với môn học này một cách mới lạ, bỡ ngỡ. Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết sai chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em. Ở nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là phụ huynh sửa sai cho con em mình. Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con em ở nhà.
 + Về phía phụ huynh học sinh: Gia đình học sinh chủ yếu làm ruộng hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng đến con mình như: đọc chữ thông thạo, làm toán nhanh,mà quên mất phần chính tả nghe viết của con em mình phó thác việc đó cho giáo viên.
c. Tiến trình thực hiện
- Mục tiêu phân môn Chính tả, không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng việt ở tiểu học.Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn Chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính tả. Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp.
- Vì vậy để giúp học sinh nâng cao chất lượng phân môn Chính tả thì bản thân tôi rèn cho học sinh có ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, viết đẹp nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Ngoài ra, phải dành nhiều thời gian kiểm tra chữ viết của học sinh và kịp thời uốn nắn sửa sai cho từng học sinh.
- Bên cạnh đó, trong giảng dạy tôi luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm hữu hiệu nhất để sớm rèn cho các em viết chữ đúng, viết chữ đẹp. Và để làm được điều đó tôi tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp Một. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc học tốt môn Chính tả ở những lớp trên.
 -Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt gây hứng thú học tập cho các em.
- Truyền thụ nội dung dạy học phải phù hợp với các học sinh nhất là đối với các em chưa hoàn thành.
- Tìm ra nhiều biện pháp để giúp các em viết chính tả có tiến bộ.
d. Thời gian thực hiện
- Việc giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung phân môn Chính tả nói riêng là một trong những nhiệm vụ mà bất kì giáo viên trường học nào cũng chú trọng. Từ thực tiễn làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp tôi rất quan tâm đến việc thực hiện đề tài sáng kiến.“Làm thế nào để nâng cao chất lượng r
- Do đó, đề tài này được tôi nghiên cứu với các số liệu thực trạng từ các năm học 2014-2015 và đúc kết kinh nghiệm bản thân, áp dụng các giải pháp vào các năm học 2015-2016, 2016-2017 đến nay tôi thấy có hiệu quả. Trong năm học 2017-2018 này tôi mạnh dạn áp dụng và giới thiệu đề tài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để giúp đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
e. Các biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành 
Về mặt lý luận còn có chỗ thiếu sót hoặc chưa chặt chẽ vì kinh nghiệm bản thân có hạn, nhưng tôi tin rằng sự phát hiện những biện pháp mới mẻ với việc giải quyết vấn đề dưới đây và việc áp dụng vào giảng dạy của tôi đã có những thành công nhất định. Tính thực tiễn là học sinh đã biết nắm được các quy tắc chính tả, giúp các em viết chính tả được tốt hơn trước đây. Qua đó tôi rất tin tưởng việc đưa ra một số biện pháp mới này là khoa học và có hiệu quả thực sự. Tôi có một số biện pháp khắc phục sau.
e.1) Chuẩn bị dụng cụ học tập cho học sinh:
- Đầu năm học tôi tổ chức họp Cha mẹ học sinh để phổ biến cho phụ huynh cách hướng dẫn, quản lý việc học của con em mình mua dụng cụ học tập cho các em đúng theo yêu cầu.
	+ Bảng con, phấn, giẻ lau:
- Trước đây học sinh viết bảng con nào cũng được nhưng do chữ viết ở lớp Một có đặc thù riêng vì có các chữ cái đều có độ cao khác nhau: 2 ôli, 3 ôli, 4 ôli, 5 ôli nên tôi thống nhất học sinh cần phải mua loại bảng con có dòng li, loại bảng hiệu Kim Nguyên. Phấn Mic hoặc phấn Thiên Long trắng có chất liệu tốt, không dùng phấn cứng quá hoặc kém chất lượng. Giẻ lau phải mềm, sợi bông thấm nước, giữ độ ẩm vừa phải, có thể gấp nhiều lần, độ dày thích hợp và luôn sạch.
- Số lượng: Bảng con, giẻ lau đảm bảo đủ cho từng học sinh mỗi em một cái, học sinh phải có hộp đựng phấn.
	+ Vở chính tả và bút:
- Đối với lớp Một trong học kì I chưa yêu cầu học sinh có vở chính tả, nhưng bản thân tôi có qui định ở lớp, mỗi em có một quyển vở để viết bài học âm và học vần. Các em viết trước như vậy nhằm giúp các em qua học kì II có thói quen, biết cách viết một bài chính tả, trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Chọn bút chì phải gọn nét, bút mực phải trơn không gai, nét viết không quá thanh hoặc quá đậm, mực xuống đều, dễ viết, gom tẩy phải có đầy đủ. 
 e.2) Chuẩn bị chu đáo điều kiện vật chất để học sinh học tập.
 Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khỏe của học sinh vì vậy phải chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp đúng quy cách:
 + Ánh sáng phòng học 
Điều quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường và hội phụ huynh học sinh của khối lớp Một được trang bị đầy đủ bóng đèn điện và hai chiếc quạt treo trần trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và học trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài, các em không bị nóng bức chảy mồ hôi làm ướt vở trong những ngày hè. 
+ Bảng lớp 
 Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày bảng lớp để viết mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Nhìn chung bảng lớp ở trường đều có những đường kẻ ô vuông chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng, đẹp và dễ dàng. Nhưng những đường kẻ đó còn chưa rõ lắm, học sinh dưới lớp nhìn lên chưa thấy rõ cho nên mỗi giờ dạy để thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh thì tôi tự kẻ lại trên bảng từng đường kẻ rõ ràng hơn nhằm để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết. Bảng lớp phải luôn luôn được xoá sạch bằng khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải.
 + Bàn ghế học sinh 
- Với điều kiện thuận lợi của nhà trường chúng tôi là đã được trang bị cho học sinh lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một. 
- Bàn ghế học sinh: Đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Trung bình hai em học sinh ngồi chung bàn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt. 
 e.3) Chuẩn bị tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi cách cầm bút, để vở và cách rèn giữ vở sạch:
 + Một số quy định về nề nếp học tập:
    Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như sau:
 - Giáo viên kí hiệu “ B” học sinh lấy bảng, học sinh cất bảng khi giáo viên xóa B. 
 - Giáo viên kí hiệu “V”: học sinh lấy vở, học sinh cất vở khi giáo viên xóa V. 
Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồ dùng học tập.
 + Tập thói quen tư thế ngồi cách cầm bút:
Trong lớp học vẫn còn không ít học sinh ngồi viết không đúng tư thế và cách cầm bút. Người có trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất trong hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút tập viết lần đầu tiên. Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà không được uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau này rất khó sửa. Rèn cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phải chỉ là việc làm ở đầu học kì I của lớp Một mà là việc làm thường xuyên của giáo viên.Tay các em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn. Nhưng nếu cầm sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng các em còn rất mềm ngồi viết không đúng kiểu sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống và cận thị. Chính vì vậy, ngay từ các buổi học đầu tiên của lớp Một, tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, cẩn thận về cách cầm phấn, cầm bút chì cũng như tư thế ngồi, cách để vở.
+ Cách để vở:
 Ở lớp Một, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp.
+ Rèn giữ vở sạch: 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_p.doc