Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

 Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Trong năm học 2016-2017, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số khối lớp 5 chiếm gần 99% tổng số học sinh toàn khối. Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc Ê đê thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng học tập cho các em gặp không ít khó khăn.

 Trong những năm học vừa qua, công tác nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo viên trong khối luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, vì vậy luôn trăn trở tìm các giải pháp để tăng cường tiếng việt cho học sinh. Đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác, có ý thức tự học, tự rèn, khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Tuy nhiên, do ít được sự quan tâm của gia đình, môi trường giao tiếp tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, các em ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng trong việc học tiếng việt. Hơn nữa, tiếng mẹ đẻ còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng việt nên đa số học sinh còn rất hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng việt.

 Thông qua việc khảo sát thực trạng, đa số học sinh khối 5 còn hạn chế về một số kĩ năng khi học môn Tiếng Việt như: kĩ năng đọc; kĩ năng viết đúng chính tả; kĩ năng dùng từ đặt câu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng học tiếng việt. 100% giáo viên trong khối là người dân tộc kinh từ vùng thuận lợi chuyển vào công tác tại đơn vị, không biết nói tiếng dân tộc cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của đồng bào nên công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục còn gặp những khó khăn nhất định.

Từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, nhằm thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong toàn khối.

 

doc 19 trang hoathepmc36 13173
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học ở bậc học nói chung và lớp 5 nói riêng. Cùng các môn học khác, môn Tiếng Việt góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, ở các vùng khó khăn có nhiều học sinh dân tộc thiểu số nói chung và trường Tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh phần lớn nằm trong diện lao động nghèo lại đông con, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình ở trường cũng như ở nhà. Bên cạnh đó, các em ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng trong việc học tiếng việt. Hơn nữa, tiếng mẹ đẻ còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng việt nên đa số học sinh còn rất hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng việt như: kĩ năng nghe - hiểu, kĩ năng đọc, kĩ năng viết,.. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc tại chỗ nên công tác phối hợp với cha học sinh để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. 
Trong những năm học vừa qua, công tác dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn vì vậy chất lượng học tập tiếng việt của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học nên chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung.
Làm thế nào để học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 khắc phục được rào cản ngôn ngữ, học tốt các môn học trong chương trình tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5, từ đó nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu các giải pháp nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng qua các năm học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Y Ngông. 
4. Giới hạn của đề tài
Giáo viên, học sinh khối 5 trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana năm học 2016 - 2017 và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong trường tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo nghiệm.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
	- Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp thống kê toán học
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
Tiếng việt là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia, được sử dụng trong nhà
trường. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc không thông thạo tiếng việt sẽ là rào cản rất lớn trong quá trình nắm bắt tri thức của học sinh. 
Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. Bởi học tốt môn Tiếng Việt sẽ giúp các em học tốt các môn học khác; tạo tiền đề cơ bản để các em học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
	Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Trong năm học 2016-2017, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số khối lớp 5 chiếm gần 99% tổng số học sinh toàn khối. Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc Ê đê thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng học tập cho các em gặp không ít khó khăn.
	Trong những năm học vừa qua, công tác nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo viên trong khối luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, vì vậy luôn trăn trở tìm các giải pháp để tăng cường tiếng việt cho học sinh. Đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác, có ý thức tự học, tự rèn, khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
	Tuy nhiên, do ít được sự quan tâm của gia đình, môi trường giao tiếp tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, các em ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng trong việc học tiếng việt. Hơn nữa, tiếng mẹ đẻ còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng việt nên đa số học sinh còn rất hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng việt. 
	Thông qua việc khảo sát thực trạng, đa số học sinh khối 5 còn hạn chế về một số kĩ năng khi học môn Tiếng Việt như: kĩ năng đọc; kĩ năng viết đúng chính tả; kĩ năng dùng từ đặt câu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng học tiếng việt. 100% giáo viên trong khối là người dân tộc kinh từ vùng thuận lợi chuyển vào công tác tại đơn vị, không biết nói tiếng dân tộc cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của đồng bào nên công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục còn gặp những khó khăn nhất định.
Từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, nhằm thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong toàn khối.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
	Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. 
Từng bước giúp học sinh có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng việt để hoàn thành chương trình lớp học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của cấp học tiếp theo.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc
Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng cơ bản mà học sinh cần phải lĩnh hội được trong chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Đối với lớp 5, bốn kĩ năng cơ bản trên trên được hình thành cho học sinh thông qua các phân môn của môn Tếng Việt lớp 5, bao gồm: phân môn Tập đọc, phân môn Chính tả, phân môn Luyện từ và câu, phân môn Tập làm văn.
 Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói. Cũng như các lớp dưới, phân môn Tập đọc lớp 5 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt,và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy vậy, các bài tập đọc ở lớp 5 có lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu biểu cảm nhiều hơn, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện nhiều hơn. Vì vậy, cũng yêu cầu học sinh phát triển kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng nghe và nói lên mức cao hơn so với lớp dưới.
Đối với học sinh dân tộc thiểu số lớp 5, kĩ năng đọc - hiểu, nghe, nói, của các em cơ bản đã đáp ứng yêu cầu học tập, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Khi đọc hoặc khi nói các em thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh, đọc sai dẫn đến hiểu chưa đúng nội dung văn bản đó cũng là nguyên nhân dẫn đến kĩ năng đọc- hiểu, đọc diễn cảm của học sinh còn nhiều hạn chế. 
Để giúp các em khắc phục những tồn tại này, trước hết, giáo viên phải rèn giọng đọc chuẩn tiếng việt, đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm và phải đảm bảo yêu cầu là giọng đọc mẫu cho học sinh. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được luyện đọc nhiều trong giờ tập đọc thông qua các hoạt động học tập như: đọc bài; luyện đọc từ khó, câu khó; luyện đọc trong nhóm; luyện đọc diễn cảm, Trước hết, giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh đọc đúng. Trước khi lên lớp, giáo viên cần dự tính từ luyện đọc đúng trong bài tập đọc để ngăn ngừa các lỗi khi đọc, phải đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ của các em với tiếng việt để giúp các em đọc đúng. Tăng cường rèn kĩ năng nghe cho học sinh thông qua việc nghe giáo viên đọc mẫu, nghe và nhận xét bạn đọc, nghe để hiểu câu hỏi và tìm câu trả lời,Bên cạnh đó, giáo viên cần chú trọng rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời - kĩ năng nói cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu bài, nhận xét và đánh giá bạn,
Thực hiện tốt phân hóa đối tượng học sinh trong hoạt động đọc, đảm bảo mỗi học sinh đều được luyện đọc và thể hiện giọng đọc theo khả năng của mình. Giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ những hạn chế của bản thân và có biện pháp giúp các em khắc phục kịp thời. Cần động viên, khích lệ kịp thới để các em tự tin tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Tăng cường sử dụng đồ dùng học tập để giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới, đọc đúng và đó cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để giúp các em hiểu đúng nội dung văn bản và đọc diễn cảm.
b.2. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả thông qua việc hướng dẫn sửa lỗi cho học sinh khi dạy phân môn Chính tả
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Chính tả không chỉ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết và kĩ năng nghe mà còn kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng việt, phát triển tư duy góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Vì vậy, viết đúng chính tả là một trong những kĩ năng cần thiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt.
 Có nhiều loại lỗi về chính tả, có loại lỗi có tính chất phổ biến ở địa phương, có loại lỗi chỉ một số học sinh mắc phải. Với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, các em thường mắc lỗi chính tả do khó nhận biết kí hiệu chữ viết dành cho các cặp phụ âm, nguyên âm, dấu thanh, vần có âm sắc giống nhau (gi/d, ngã-hỏi, au-âu,.). Bên cạnh đó, do hệ thống quy tắc chính tả tiếng việt phức tạp, hệ thống ngữ âm tiếng việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh có sự khác biệt. Học sinh dân tộc Ê đê thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận âm tiếng việt trong khi thực hành viết chính tả. Vì tiếng dân tộc Ê đê không có thanh điệu nên học sinh thường viết sai dấu thanh hoặc không viết dấu thanh khi viết tiếng việt dẫn đến sai nghĩa từ. 
Ví dụ: Từ mạnh khoẻ học sinh thường viết là manh khoe. 
Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh chữa các lỗi về chính tả, giáo viên cần tập trung chữa các lỗi có tính chất phổ biến ở địa phương trường đóng, đồng thời chữa các lỗi chỉ ít học sinh mắc nhưng có tính chất trầm trọng.
 Ví dụ: 
- Từ khuôn mặt học sinh thường viết sai chính tả là khuôn măt.
 + Về thanh điệu: Tiếng măt viết thiếu dấu thanh – thiếu thanh nặng đặt dưới âm chính “ă” . Vì vậy, cách viết đúng phải là mặt.
+ Về nghĩa: Tiếng mặt trong từ khuôn mặt là danh từ chỉ sự vật. Vì vậy, nếu viết sai tiếng mặt thành thành tiếng măt thì sẽ không đúng nghĩa của từ.
Chữa lỗi chính tả cho học sinh cần chú ý sửa lỗi cả về cách phát âm và 
nghĩa của từ (ngữ âm, ngữ nghĩa). 
 Hướng dẫn học sinh sửa lỗi: 
 + Kẻ bảng thành 2 cột (một bên ghi lỗi chính tả, một bên ghi cách viết chính tả đúng).
 + Ghi lỗi chính tả lên bảng, hướng dẫn học sinh nhận biết lỗi và tìm cách sửa lỗi. So sánh từ viết đúng với từ viết sai ( về cách phát âm, về nghĩa từ).
 Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, giáo viên có thể chuẩn bị một số thẻ từ chứa âm, vần, dấu thanh các em thường viết sai chính tả (giáo viên đã phát hiện, ghi vào sổ tay trong quá trình chấm bài) và một số thẻ từ ghi từ viết đúng chính tả tương ứng để tổ chức trò chơi học tập “Ai nhanh, ai đúng”. Ví dụ: 
+ Từ viết sai chính tả: manh khoé, lau nha, viêt văn,
 + Từ viết đúng chính tả tương ứng: mạnh khoẻ, lau nhà, viết văn,
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chọn và gắn thẻ có từ viết đúng, viết sai chính tả vào cột tương ứng. 
	Bên cạnh đó, để khắc phục được lỗi chính tả cho học sinh, giáo viên nên khuyến khích các em tăng cường sử dụng tiếng việt để giao tiếp khi ở trường. Tạo cơ hội cho các em được giao tiếp nhiều bằng tiếng việt thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tiếng việt.
b.3. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời cho học sinh thông qua dạy Kể chuyện
Phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh, góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở học sinh, phân môn Kể chuyện còn góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh.
Để học sinh hứng thú, yêu thích, tập trung vào môn học thì giáo viên cần giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể. Nhờ vậy các em sẽ tự tin, mạnh dạn và chủ động. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của học sinh khi tham gia kể chuyện. Tạo cho học sinh tâm thế muốn được kể chuyện cho cô, cho bạn nghe, không ngượng ngùng, rụt rè. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số, vì các em thường rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp trước đám đông. Lời động viên của cô giáo, không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, sự trang trí hoặc bố trí lớp học gợi không khí câu chuyện ... là những cách thức có hiệu quả tạo tâm thế mong muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.
Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có những hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng phần câu chuyện. Tập kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng và kể từng đoạn trong câu chuyện. Khi tập kể từng đoạn, do dung lượng ngắn nên học sinh có điều kiện tập vận dụng các kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện. Giáo viên cần hướng dẫn các em luyện cách mở đầu câu chuyện, cách ngừng nghỉ để gây hứng thú (hồi hộp, mong chờ...) cho người nghe và luyện cách sử dụng các hình ảnh minh họa, các đồ dùng dạy học.
Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, giáo viên không gò ép các em rập khuôn theo cách kể của mình, nên để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm nhận, cách hiểu của mình. Chỉ khi nào các em quên hoặc không kể được, giáo viên hãy gợi ý và hướng dẫn thêm.
Khi các em đã kể được từng đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh tập kể toàn bộ câu chuyện. Đây là bước luyện tập ở mức độ cao. So với cách kể từng đoạn, cách kể toàn truyện đòi hỏi người kể phải có trí nhớ tốt, chủ động trong cách kể. Song nó cũng cho phép người kể sáng tạo và thể hiện khả năng của mình. 
 b.4. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu thông qua việc hướng dẫn sửa lỗi cho học sinh khi dạy tiết trả bài của phân môn Tập làm văn
Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 5, phân môn Tập làm văn góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả năng tư duy lô- gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Tiết trả bài viết nhằm thông báo trở lại cho học sinh kết quả học tập, đánh giá công việc lao động, học tập về các mặt tư tưởng, kiến thức, kĩ năng viết văn của các em. Thông qua tiết học này, giúp học sinh có kĩ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi trong bài viết của mình, từ đó rút kinh nghiệm và định hướng cho những bài viết sau đạt kết quả tốt hơn. 
	Khi viết văn, học sinh thường mắc các lỗi về cách dùng từ như: Dùng từ ngữ không hợp với phong cách văn bản, dùng từ sai nghĩa, dùng từ thừa, dùng từ không đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt,...
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, lỗi dùng từ sai nghĩa, dùng từ không đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt thường rất phổ biến trong bài làm của các em. Bởi hệ thống tiếng việt rất phong phú, đa dạng, mỗi từ thường có nhiều nghĩa vì vậy rất khó để các em lựa chọn từ phù hợp, chính xác với sắc thái, ngữ cảnh cụ thể. Phương thức tạo từ của tiếng việt và tiếng dân tộc có nhiều sự khác biệt, trật tự từ của tiếng việt và tiếng dân tộc cũng có nhiều trường hợp khác nhau, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc lỗi về cách dùng từ.
Để giúp học sinh khắc phục được lỗi về cách dùng từ, khi chấm bài làm văn viết của học sinh, giáo viên cần thống kê các kiểu dùng từ sai rồi chọn những kiểu sai tiêu biểu để hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong tiết trả bài viết.
Ví dụ:
+ Dùng từ ngữ không hợp với phong cách văn bản.
Trong bài văn “Tả cánh đồng quê em”, có học sinh viết “Những ngày được cùng mẹ đi thăm cánh đồng lúa, em thấy lòng mình vui sướng quá luôn. “Quá luôn” là từ thường dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày, không hợp với phong cách của câu văn nên có thể thay thế bằng từ “hân hoan”.
 + Dùng từ sai nghĩa.
 Qua đề bài “Tả một cảnh đẹp quê em”, có học sinh viết “Em ước gì sáng nào cũng được cùng mẹ ra thăm cánh đồng để hít thở không khí trong veo”. Trong câu văn trên, từ “trong veo” dùng chưa chính xác. Vì “trong veo” là tính từ chỉ tính chất rất trong, không một chút vẩn đục, với nghĩa này không thể kết hợp được với từ không khí để hít thở nên thay thế bằng từ “trong lành” mới phù hợp.
 + Dùng từ thừa.
 	Qua đề bài “Tả một đồ vật mà em yêu thích nhất”, có học sinh viết “Trong các đồ vật, em thích nhất hơn cả là chiếc bút mực của em”. Ở câu trên, học sinh đã mắc lỗi dùng từ thừa “nhất hơn cả” làm cho câu văn rườm rà, vì thế nên bỏ từ “nhất” hoặc từ “hơn cả”.
 + Dùng từ không đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt.
Với đề bài “Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp”, có học sinh viết “ Tuy không được học với cô nữa nhưng em vẫn thường gửi cho cô những bức thư để hỏi thăm sức khỏe”.Từ “cho” trong câu trên có ý nghĩa suồng sã, thân mật chỉ dùng giữa bạn bè ngang hàng, không dùng đến khi nói với người bậc trên như cô giáo, cha mẹ,mà phải thay bằng từ “đến”.
+ Dùng từ gần nghĩa không phù hợp.
Qua bài văn “ Tả một cảnh đẹp quê em”, có học sinh viết “ Ngắm nhìn cánh đồng lúa đang thì con gái, em cảm thấy quê mình hoà bình quá !”. Ở trong câu trên, ý của người viết muốn diễn đạt vẻ đẹp yên ả của quê hương. Mà “hoà bình” là tình trạng không có chiến tranh nên dùng từ “hoà bình” trong câu là chưa phù hợp. Từ gần nghĩa có thể thay thế cho từ “hoà bình” trong câu là: thanh bình, yên ả, bình yên,
+ Dùng sai quan hệ từ.
Trong bài văn “Tả một người thân của em”, có học sinh viết “ Ông nội em đã già nhưng mắt ông không còn sáng.”. Trong câu văn, học sinh đã dùng sai quan hệ từ “nhưng”. Quan hệ từ “nhưng” thường biểu hiện quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu trái ngược nhau, tương phản nhau. Trong câu trên, hai vế có quan hệ ý nghĩa không đối lập nên dùng quan hệ từ “nhưng” là chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể thay thế quan hệ từ “nhưng” bằng quan hệ từ “nên”.
	Hướng dẫn học sinh sửa lỗi
 + Ghi toàn bộ câu văn có từ dùng sai lên bảng (có thể ghi trước ở bảng phụ), yêu cầu học sinh đọc câu văn.
	+ Dùng câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tự phát hiện và nhận diện lỗi về từ (giáo viên gạch chân dưới từ dùng sai đã được phát hiện).
 + Hướng dẫn học sinh phân tích lỗi của việc dùng từ và tìm từ đúng để thay thế cho phù hợp (cần chú ý đến văn cảnh của câu văn).
 Ví dụ: Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trên bảng.
Từ dùng sai trong câu
Lỗi dùng từ
Từ thay thế phù hợp
Em ước gì sáng nào cũng được cùng mẹ ra thăm cánh đồng để hít thở không khí trong veo.
Từ trong veo dùng trong câu chưa phù hợp – dùng từ sai nghĩa.
Em ước gì sáng nào cũng được cùng mẹ ra thăm cánh đồng để hít thở không khí trong lành.
.
 Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi về cách dùng từ, giáo viên cần tránh vội vã chỉ ra hoặc khẳng định từ dùng chưa chính xác mà nên dùng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh phát hiện (lưu ý học sinh khó khăn về học).
b.5. Thực hiện tốt tăng cường tiếng việt trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong những

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc