Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.

Trong quá trình công tác và giảng dạy ở trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tôi đã nhận thấy việc nói và viết Tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế đó, sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi còn nhiều. Từ đó tôi thấy một số điều bất cập sau:

 - Học sinh đọc rất yếu (hầu hết các em phải đánh vần và đọc chậm).

 - Học sinh ít hiểu nội dung bài đọc.

 - Học sinh phát âm còn sai nhiều.

 - Học sinh ngắt, nghỉ hơi chưa đúng chỗ.

 - Học sinh chưa hiểu các từ ngữ trong văn bản, nhất là các từ ngữ mới.

 - Nội dung bài tập đọc khá dài, trong khi đó học sinh đọc chậm dẫn đến trong 35 phút rất khó cho giáo viên hoàn thành bài dạy.

 - Học sinh còn đọc vẹt (đọc theo giáo viên, theo bạn mà một lúc sau không đọc được, không hiểu nội dung bài đọc) khá nhiều.

Trong khi đó, tập đọc là phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, rất nhiều bài tập đọc là ngữ liệu dạy học cho các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.

Những vấn đề trên luôn làm cho tôi suy nghĩ phải làm sao cho các em nắm bắt được một cách nhanh nhất về kĩ năng đọc để áp dụng vào việc học các môn học khác. Điều đó thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi về vấn đề này và bước đầu tôi đã áp dụng thành công ở lớp mình.

 

doc 17 trang thuychi01 9734
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.
Trong quá trình công tác và giảng dạy ở trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tôi đã nhận thấy việc nói và viết Tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế đó, sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi còn nhiều. Từ đó tôi thấy một số điều bất cập sau:
 - Học sinh đọc rất yếu (hầu hết các em phải đánh vần và đọc chậm).
 - Học sinh ít hiểu nội dung bài đọc.
 - Học sinh phát âm còn sai nhiều.
 - Học sinh ngắt, nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
 - Học sinh chưa hiểu các từ ngữ trong văn bản, nhất là các từ ngữ mới.
 - Nội dung bài tập đọc khá dài, trong khi đó học sinh đọc chậm dẫn đến trong 35 phút rất khó cho giáo viên hoàn thành bài dạy.
 - Học sinh còn đọc vẹt (đọc theo giáo viên, theo bạn mà một lúc sau không đọc được, không hiểu nội dung bài đọc) khá nhiều.
Trong khi đó, tập đọc là phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, rất nhiều bài tập đọc là ngữ liệu dạy học cho các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. 
Những vấn đề trên luôn làm cho tôi suy nghĩ phải làm sao cho các em nắm bắt được một cách nhanh nhất về kĩ năng đọc để áp dụng vào việc học các môn học khác. Điều đó thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi về vấn đề này và bước đầu tôi đã áp dụng thành công ở lớp mình. 
Ở trường, khi học trên lớp, các em chủ yếu được nghe cô giáo giảng bài, những tuần đầu của năm học, giáo viên thường phải dùng cả hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của các em để các em hiểu được bài học; học sinh được luyện đọc nhưng để hiểu được nội dung của bài học là một điều hết sức khó khăn với các em, học sinh được luyện đọc, luyện viết nhưng kỹ năng để đọc viết đúng các con chữ cũng là một điều hết sức nan giải. Về với gia đình, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt ở trên lớp mà các em có được, những con chữ đầu tiên lại bị lãng quên trong tiềm thức của các em. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn hẹp và không thuần nhất như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em hết sức khó khăn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn chuyên đề “Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2’’ Khu Suối Lóng Trường Tiểu học Tam Chung nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích cho các em viết được, đọc được, đến đọc thông, viết thạo và hiểu được nội dung của bài tập đọc. Đây là vấn đề đang được xã hội, nghành giáo dục và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số quan tâm.
Như những nội dung tôi đã nêu trên, việc dạy cho học sinh biết đọc và đọc đúng, đọc chuẩn là vấn đề day dứt của tất cả giáo viên trong trường tiểu học. Vì vậy, qua đề tài này, tôi mong sẽ góp phần cho việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2 mà tôi trực tiếp giảng dạy có hiệu quả và thành công. Làm sao khi hoàn thành chương trình lớp 2, học sinh có thể đọc được tối thiểu 30 tiếng/phút, hiểu đúng nội dung bài tập đọc, đọc đúng ngữ điệu, đúng chính âm và biết sữ dụng Tiếng Việt như sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “ Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2’’ khu Suối Lóng trường Tiểu học Tam Chung 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập, phân tích; phương pháp phân tích tổng hợp với các nội dung kiến thức của hoạt động dạy học; phương pháp kiểm tra, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	- Đây là những giai đoạn đầu của bậc học tiểu học, ở lứa tuổi này các em bước đầu đã biết quan tâm dến bản thân và mọi người. Các em chưa mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, không còn rụt rè, e sợ. Trong giai đoạn này, các em đã có một suy nghĩ và hành động mới. Đó là diều kiện thuận lợi cho các em trong học tập và cuộc sống. Các em chưa xác định được việc học là trọng tâm. Chính vì vậy, khi dạy học giáo viên phải chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lí này của các em.
Trong quá trình học tập, các kiến thức được các em ghi nhớ chưa chắc chắn và chưa có lôgic. Các em có thể tìm hiểu được các nội dung bài học mà phải có sự giúp đỡ, “cầm tay chỉ đường” của giáo viên. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải dựa vào trình độ học sinh để phát huy khả năng tư duy vốn có của các em.
Nhiều em còn ham chơi: Vì các em chưa quan tâm đến việc học tập và do phong tục tập quán của người dân, khi cần các em có thể bỏ học nhiều ngày để đi chơi. Nhiều em đến lớp chỉ với mục đính đơn giản là có nhiều bạn để chơi.
Nhiều em rụt rè, nhút nhát: Cho dù các em đã học đến lớp 2, đã quen với trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhưng các em vẫn không tự tin vào mình. Nhiều em thấy thầy, cô mới là tròn mắt ngạc nhiên, có em sợ đến phát khóc. Trong học tập, thầy cô hỏi thì cứ ngồi lì một chỗ không dám đứng lên trả lời cho dù các em đã biết câu trả lời. Nhiều em thấy thầy, cô đến nhà là bỏ chạy, thấy thầy cô là trốn. Mặt khác, nhiều em do học lực yếu nên luôn bị áp lực và rồi cũng không đến trường (trường hợp này là rất nhiều).
 + Luôn cho mình là người học dốt: Nhiều em không dám tới trường vì cho rằng mình không biết đọc, không biết viết, không biết làm toán,ngay cả bố, mẹ các em cũng cho rằng: “Hắn học không được đâu cô giáo ơi!”.
- Đặc điểm nổi bật trong nhận thức của các em là:
+ Chưa nhận thức đúng vấn đề học tập đây là do lịch sử để lại, bởi nhận thức của người dân còn rất hạn chế. Họ luôn suy nghĩ: “Học để làm gì?”, “đi làm nương mới no cái bụng”,..Vì vậy, nhiều em không muốn đi học.
+ Học vẹt: Nhiều em cứ đọc, nói vanh vách nhưng khi hỏi nội dung thì không biết. Chẳng hạn có nhiều em đọc một bài tập đọc học thuộc lòng thì thuộc vanh vách, nhưng khi giáo viên hỏi về nội dung bài thì các em không trả lời được, hoặc nếu trả lời thì không đúng nội dung.
- Nói chung, nhận thức của các em còn yếu, vì thế việc truyền thụ kiến thức cho các em là rất khó khăn cho giáo viên. Đây chính là sự băn khoăn của tất cả giáo viên đang công tác tại vùng cao Mường Lát này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc dạy cho các em đọc được quả là rất khó khăn, đó là chưa nói đến việc dạy cho các em đọc hiểu, đọc diễn cảm ở mức đơn giản. Mỗi giờ dạy tập đọc là mỗi giờ giáo viên phải vất vả, khó khăn mới truyền thụ được kiến thức cho các em. Những khó khăn chủ yếu đó là:
a. Do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của các em:
- Học sinh dân tộc khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là Tiếng việt. Tuy rằng các em đã được học qua bậc học mầm non, không có thời gian để học nói Tiếng Việt trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc, để được mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như học sinh người Kinh. Như vậy, ngay những ngày mới tới trường, học sinh phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khi học Tiếng Việt. Các em phải làm quen với một hệ thống ngữ âm không hoàn toàn giống với tiếng mẹ đẻ. Với người học ngôn ngữ thứ hai thì học phát âm đúng âm vần đóng vai trò quan trọng ; khi đã biết cách phát âm thì những khâu tiếp theo như đọc tiếng, từ, câu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, cần phải dạy cho các em phát âm đúng ngay khi học âm, vần của tiếng Việt. 
- Từ lúc mới chào đời, các em đã làm quen với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ đó đã ngự trị trong cuộc sống sinh hoạt của các em. Vì thế, việc học Tiếng Việt đối với các em như chúng ta học tiếng nước ngoài vậy. cho dù một số em có tiếp xúc với người Kinh hoặc nghe bố, mẹ, anh, chị,nên có một số ít ngôn ngữ Tiêng Việt, nhưng chừng đó quả là quá ít đối với việc học Tiếng Việt - là một ngôn ngữ chính thống. Trong khi đó những học sinh người Kinh thì nhiều em vào lớp 2 đã biết đọc, biết viết thành thạo.
- Mặt khác, các em học Tiếng Việt nhưng không giao tiếp bằng Tiếng Việt nên học xong lại chóng quên. Nhiều em mới biết đọc thì sau 2 tháng hè đã không còn nhớ mặt chữ nữa. Như Lê-nin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”, vậy mà các em học Tiếng Việt mà lại giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình thì học rồi cũng như không.
- Hơn nữa, trong ngôn ngữ của các em rất nặng, đa số những tiếng có thanh trắc (hỏi, ngã, nặng) và rất ít thanh bằng (huyền, không); trong khi nói, đọc các em thường kéo dài những tiếng cuối từ, cuối câu nên nhiều em phát âm sai với chuẩn chính âm của Tiếng Việt.
	Ví dụ:
 + Thênh thang - đọc thành: Thếnh thang, thếnh tha..ng.
 + Thấm thía - đọc thành: Thắm thé, thăm thé, thắm thé.
 Trong khi đọc, các em còn chẻ từ ra để ngắt, nghỉ hơi, ngắt câu. Đây là do các em chưa hiểu về cấu tạo từ, đơn vị từ, cấu tạo câu của Tiếng Việt. Các em đọc ngắt, nghỉ rất tự do, cứ khi nào hết hơi là các em ngắt, nghỉ để lấy hơi cho dù giáo viên nhắc nhiều lần.
	Ví dụ:
 + Có em mới có bập bùng bếp/ lửa nhà sàn.
	 ( Bài: Chuyện bốn mùa)
 + Cậu có bao/ nhiêu trí khôn
 ( Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn)
 + Thân dừa bạc/ phếch tháng năm.
	 ( Bài: Cây dừa)
 Nhiều em vừa đọc, vừa đánh vần, đọc câu nọ sang câu kia mà không tính đến nghĩa các câu. Đó là do các em chưa có kĩ năng đọc, chưa thuộc cấu trúc từ, câu của Tiếng Việt.
 Nói chung, việc ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ của các em đã làm cho việc dạy tập đọc hết sức khó khăn và đây là khó khăn bậc nhất cho giáo viên.
b. Do giáo viên chưa giao tiếp được bằng ngôn ngữ của các em:
- Đa số giáo viên công tác vùng biên giới này đều là người Kinh từ đồng bằng lên. Vì vậy, hầu hết giáo viên chưa nói được ngôn ngữ của các em. Đó là điều bất cập cho giáo viên trong việc dạy tiếng Việt, đặc biệt là trong dạy tập đọc cho các em. Cụ thể:
+ Khi giải nghĩa từ cho các em: Rất nhiều em chưa hiểu nghĩa của các từ mà khi giải nghĩa từ, giáo viên sử dụng tiếng Việt để giải nghĩa thì làm cho các em mơ hồ thêm và cuối cùng các em không biết từ đó có nghĩa như thế nào. Vì vậy, khi giải nghĩa từ ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên cần phải sử dụng tiếng của các em để giải nghĩa từ nhằm giúp các em hiểu được nghĩa của từ đó.
 + Nếu giáo viên nắm được ngôn ngữ của các em thì sẽ có biện pháp giúp các em đọc đúng, đọc chuẩn chính âm của tiếng Việt, nhất là khi hướng dẫn các em đọc hiểu và đọc diễn cảm. 
- Nhiều khi do chưa có chuẩn bị kĩ bài dạy nên ở thao tác đọc mẫu còn có giáo viên chưa đọc diễn cảm, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. Thậm chí có trường hợp đọc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của câu văn có yếu tố khó đọc như các câu đối thoại, cách ngắt nghỉ trong các câu dài và ngắt nhịp ở các dòng thơ.
	- Quá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc (nhất là các tiết có người dự) thì dường như lại “ quên” mất đối tượng học sinh đọc chưa đạt yêu cầu còn những học sinh đọc tốt thì lại quá vất vả. giáo viên chưa quan tâm sửa sai ngay những lỗi mà học sinh mắc phải.
c. Do chương trình và sách giáo khoa mới:
- Chương trình – sách giáo khoa mới khá nặng về kiến thức đối với học sinh, nhất là học sinh ở vùng bản. Nội dung kiến thức thì nhiều, trong khi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em lại có hạn, nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh trong 1 tiết phút là điều quá khó khăn. Ở nước ta, nền giáo dục đã có sự điều chỉnh và giảm tải cho các đối tượng học sinh, dù thuận lợi hay khó khăn đều học một chương trình và sách giáo khoa, nên vẫn còn thiệt thòi cho các học sinh vùng khó. Nên chăng cần phải có sự chỉnh sửa hợp lí đối với học sinh vùng khó và chuẩn kiến thức riêng, bởi lẽ yêu cầu tất cả học sinh đều còn phải đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định.
- Với học sinh miền núi như ở trường tôi, với đại đa số học sinh thì việc nghỉ hè sẽ đồng nghĩa với việc vài tháng trời các em không hề quan tâm đến sách vở và việc học hành của bản thân. Chính lẽ đó mà việc tái mù một số chữ hoặc một số vần khó sẽ hiển nhiên diễn ra. Điều này sẽ gây cho giáo viên lớp 2 rất vất vả trong giai đoạn đầu năm học.
	- Do đồ dùng học tập và sách giáo khoa còn thiếu nhiều nên học sinh ít chuẩn bị, ít đọc trước bài học ở nhà.
Ngay từ đầu năm học, khi bắt đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của các em, cụ thể như sau :
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng đọc của lớp còn thấp, kết quả như sau:
Sĩ số
Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng.
Đọc to, đôi chỗ ngắt nghỉ chưa đúng
Đọc nhỏ, chưa biết ngắt nghỉ
14 
0 em = 0%
1 em = 7,14%
13 em = 92,86%
Từ kết quả trên tôi đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua trao đổi với đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2 khu suối Lóng, như sau :
Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh học sinh để chăm lo đến chất lượng học tập của các em.
Vào đầu năm học, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh học sinh lớp. Tôi đã trao đổi, bàn bạc với phụ huynh mua đủ tài liệu, đồ dùng học tập để các em học tốt các môn học. Qua cuộc họp, phụ huynh đã nắm được năng lực học tập của con em mình. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng đọc của học sinh nhất là những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu. Từ đó phụ huynh có sự đôn đốc, kiểm tra việc đọc ở nhà của các em, giúp các em đọc nhiều và rèn được kĩ năng đọc ( Đọc tất cả thông tin trong mọi môn học chứ không phải chỉ riêng phân môn Tập đọc). Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích cho con em mình đọc thêm truyện, sách, báo. phù hợp với lứa tuổi vào các ngày nghỉ ( thứ bảy, chủ nhật) để các em được tiếp xúc với mặt chữ nhiều hơn.
Đến lớp, giáo viên thường xuyên kiểm tra đọc để biết mức độ tiến bộ của các em, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp[2]. 
Biện pháp 2: Phân loại học sinh :
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành phân loại học sinh, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi phát âm sai của từng học sinh để trong các giờ tập đọc tạo điều kiện cho các em thực hành sửa sai [3]. 
Cụ thể :Năm học 2016 – 2017
+ Số em đọc ngọng phụ âm v/b ; tr/ch ; r/d/gi : 4 em.
+ Đọc ngọng vần an/ang ; in/inh ; at/ac ; ut/uc4 : em.
+ Đọc chậm, đánh vần : 5 em.
+ Đọc đúng, lưu loát : 1 em.
+ Số lượng các em đọc chưa ngắt nghỉ hơi đúng chỗ còn nhiều.
Có những em trình độ đọc còn yếu, đọc sai rất nhiều. Vì thế ngoài việc rèn đọc ở các tiết chính còn phải bồi dưỡng ở những tiết rèn thêm trong tuần.
Biện pháp 3: Phương pháp rèn đọc trong phân môn Tập đọc :
a/ Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên:
	- Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế việc đọc mẫu chỉ một hoặc hai lần. Trong quá trình giảng, có thể đọc diễn cảm lại một câu hay, một đoạn văn hay để diễn tả sắc thái tình cảm của nội dung thông tin. Khi luyện đọc cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh dừng lại để đọc một đoạn văn tập diễn cảm cho học sinh.
- Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trình đọc mẫu giáo viên biết sử dụng các thủ pháp ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng để làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.
b. Trong một tiết tập đọc, muốn học sinh đọc tốt cần đảm bảo các yếu tố sau[2]:
+ Hướng dẫn đọc thành tiếng : Đây là một bước hết sức quan trọng trong tiết tập đọc. Ở bước này tôi thường dành khoảng 15 - 20 phút trong một tiết học tập đọc để rèn đọc cho học sinh. 
+ Tìm hiểu nội dung bài : Sau khi các em đọc trôi chảy bài tập đọc, tôi hướng dẫn một cách tỉ mỉ giúp các em hiểu sâu sắc nội dung của bài, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn ( bài thơ ). Từ đó sẽ thôi thúc các em thích bài văn( bài thơ )đó và rất muốn đọc nó. Có như vậy, các em mới đọc được tốt hơn.
+ Luyện đọc lại : Đây là một bước mới mẻ so với chương trình cũ. Nó giúp cho học sinh đọc nâng cao, đọc sáng tạo và giáo viên có thể phát hiện những học sinh có năng khiếu đọc ở bước này.
Biện pháp 4: Các biện pháp rèn đọc cụ thể:
a/ Luyện đọc thành tiếng:
	Muốn cho học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết phải rèn cho học sinh cách phát âm rõ ràng, tốc độ đọc phải đảm bảo. Để làm được như vậy, tôi đã tiến hành thực hiện như sau:
	- Ngay từ đầu năm học, tôi đã điều tra, phân loại thành từng nhóm để có kế hoạch bồi dưỡng và uốn nắn. Hàng tháng, tôi ghi rõ mức độ tiến bộ và những lỗi còn mắc phải của từng học sinh vào một quyển vở riêng để từng bước khắc phục.
- Ví dụ: Cứ một học sinh tôi dành riêng một trang để theo dõi.
Em: Sùng Thị La
	Đặc điểm: đọc còn chậm, ngắt nghỉ hơi còn chưa đúng ở các dấu câu, phát âm còn sai vần ac/at ; ui/ôi
Tháng 
Tiến bộ
Tồn tại
Biện pháp
9
Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu
Đọc còn chậm, còn sai vần
Cho luyện đọc nhiều lần. Phân công học sinh khá, giúp đỡ
10
Đã biết phân biệt các tiếng có vần ui/ôi , tốc độ đọc có tiến bộ
Đọc vẫn sai vần ac/at
Cho luyện đọc nhiều lần những tiếng có vần ac/at
11
Đã phân biệt được cách đọc các tiếng có vần ac/at
Đôi khi đọc vẫn còn lẫn lộn như bát ngát đọc thành bác ngác
Tiếp tục cho luyện đọc nhiều lần những tiếng có vần ac/at; giải nghĩa các từ có vần ac/at để học sinh phân biệt đọc cho đúng.
12
Đọc to rõ ràng, trôi chảy, đã nắm được cách phát âm các vần dễ lẫn. 
Đôi khi đọc còn nhầm
Hướng dẫn phân tích cấu tạo của các tiếng, các từ đọc nhầm để đọc lại cho đúng.
..
.
- Khi hướng dẫn học sinh phát âm, tôi thường phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng, phát âm sai.
	Ví dụ: Dạy bài “Voi nhà” (TV2 – Tập 2) phần luyện phát âm, tôi đã cho các em tập phát âm các từ: khựng lại, vục xuống, ngăn lại, quặp vòi, huơ vòi, lững thững, nhúc nhích.
	Tôi gọi một em khá đứng lên đọc, sau đó tôi gọi các em khác nhận xét: Các từ bạn vừa đọc có phụ âm gì khó phát âm? Theo em phải phát âm như thế nào? Nếu học sinh phát âm sai, tôi hướng dẫn tiếng cần phát âm cụ thể. Chẳng hạn : v / b.
	+ Âm v : Đặt đầu lưỡi xuống hàng dưới rồi bật hơi đẩy đầu lưỡi ra ngoài. Ví dụ : vui vẻ
	+ Âm b : Đặt mặt lưỡi lên mặt hàm trên,bật nhẹ. Ví dụ : bạn bè
	- Với các âm khác, tôi cũng hướng dẫn tương tự như trên. Bước đầu dùng phương pháp này luyện cho học sinh gặp nhiều khó khăn, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như thế các em quen dần và dễ sửa hơn.
	- Kết hợp với rèn đọc đúng, tôi còn rèn cho các em đọc trôi chảy, đọc hay. Chính vì vậy, tôi dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc ở lớp cũng như ở nhà. 
+ Ở lớp : Tôi tăng cường sử dụng hình thức đọc theo nhóm, tuỳ theo từng bài mà chia nhóm khác nhau. Các em trong nhóm lần lượt đọc cho bạn nghe, những em còn lại nghe có nhiệm vụ sửa lỗi phát âm cũng như cách ngắt nghỉ hơi cho bạn. Tôi quan sát từng nhóm, lắng nghe học sinh đọc và luôn nhắc nhở các em phải đọc rõ tiếng, đọc đúng các cụm từ, câu.
Ảnh minh họa
Học sinh luyện đọc theo nhóm [1]
Bên cạnh đó, tôi còn rèn cho học sinh cách đọc diễn cảm. Khi đọc bài tập đọc hay bất kì một bài văn, bài thơ nào tôi luôn lưu ý các em phải ngắt hơi ở dấu phẩy, giữa các cụm từ, nghỉ hơi ở dấu chấm và các loại dấu câu khác. 
Ví dụ: Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong , / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. //	
(Voi nhà- TV2-Tập 2)
	Riêng đối với các đoạn thơ, bài thơ tôi còn hướng dẫn cho các em cách ngắt nhịp đúng quy định sao cho thể hiện được ý đồ của tác giả.
Ví dụ:	 	
	 Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, /
	Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. //
	Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /
	Quả dừa – / đàn lợn con / nằm trên cao.//
	Đêm hè / hoa nở cùng sao, /
	Tàu dừa – / chiếc lược chải vào mây xanh. //
	Ai mang nước ngọt, / nước lành, /
	Ai đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_cho_hoc_sin.doc