Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Học hát ở trường Tiểu học Khương Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Học hát ở trường Tiểu học Khương Mai

Cơ sở lý luận:

Qua việc giảng dạy âm nhạc nhiều năm thực tế đã chứng minh các giờ học hát rất cuốn hút học sinh các em rất say sưa hát đặc biệt là các bài hát mới là có giai điệu hay. Thông qua nội dung của bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Học sinh lớp 1 rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu tiết tấu, các bài hát các em dễ thuộc nhưng cũng nhanh quên. Thời gian dạy hát ở nhà trường được phân bố 1 tiết Âm nhạc và 1 tiết hướng dẫn Âm nhạc một tuần. Do đó cần phải có biện pháp thích hợp trong giờ dạy hát để cuốn hút học sinh và các em nhớ lâu hơn các bài hát đã học.

2. Thực trạng.

a) Thuận lợi:

-Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học của các bộ môn khác nói chung và môn Âm nhạc nói riêng (như Đàn Organ, đài cát sét, các loại nhạc cụ gõ).

-Ngoài ra BGH còn khuyến khích giáo viên nên tự làm đồ dùng coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên.

- Nhà trường đã có máy chiếu projector, máy camera, máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác vv .

Máy tính xách tay mỗi tổ có 1 đên 2 chiếc.

Đàn organ, đài cát sét, các loại nhạc cụ gõ vv

- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo Dục tổ chức được tham gia dự giờ các tiết chuyên đề cấp Quận, cấp Trường.

- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình sáng tạo, yêu nghề có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.

 - Đối tượng học sinh trên địa bàn phường đồng đều ngoan, có nề nếp và đều đã qua học mẫu giáo được học và làm quen với âm nhạc.

b) Khó khăn.

- Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng nên mỗi tiết lên lớp giáo viên phải di chuyển các lớp nên mất thời gian

-Khó khăn trong việc di chuyển các loại đồ dùng học tập như đàn, đài bộ gõ vv

 - Bị chi phối bởi nguồn điện và các đồ dùng dạy học cần thiết khác.

 

doc 17 trang hoathepmc36 01/03/2022 28646
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Học hát ở trường Tiểu học Khương Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI
------˜&™------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT PHÂN MÔN HỌC HÁT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI”
 Lĩnh vực : Âm nhạc
Cấp học: Tiều học
Tác giả: Lê Thị Thu Hường
Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2018 - 2019I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1, Lý do chọn đề tài
Là bộ môn giáo dục thẩm mỹ cho con người, âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.
Thật vậy âm nhạc còn là nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em được tham gia ca hát là hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc được tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng, tác động giáo dục tình cảm rất tốt. Thông qua bài học, các em được nghe hát, tập hát, được tham gia biểu diễn giúp các em tự tin và mạnh dạn khi đứng trước đông người.
Ngành giáo dục cũng từng ngày đổi mới phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, những năm gần đây việc thay sách đã được thực hiện, việc thay đổi nội dung của sách song song với việc thay đổi phương pháp dạy học. Môn âm nhạc đã thực sự đổi mới. Với lứa tuổi ở bậc tiểu học các em được phát triển âm nhạc một cách tự nhiên hơn như: Được hát nhiều bài hát hơn, được hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca, đươc hát kết hợp vận động phụ họa, được biểu diễn các bài hát đã học với nhiều hình thức phong phú.
Là giáo viên âm nhạc được đào tạo chuyên ngành âm nhạc, tôi tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc tìm ra những biện pháp, những cách làm phù hợp để truyền tải tới học sinh một cách tự nhiên và dễ hiểu nhất, giúp các em từng bước tiếp cận và yêu thích hơn bộ môn Âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới nội dung chương trình bộ môn Âm nhạc điều tôi quan tâm nhất là làm thế nào gây được hứng thú cho học sinh sôi nổi trong giờ học hoàn thành tốt được yêu cầu của giờ học chính vì thế tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học hát ở trường Tiểu học Khương Mai”
2, Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên dạy tốt phân môn học hát cho học sinh lớp 1 và học sinh sinh hứng thú và học tốt phân môn này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 1K ở trường Tiểu học Khương Mai
4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp vấn đáp.
-Phương pháp thực hành.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/ 2019
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Qua việc giảng dạy âm nhạc nhiều năm thực tế đã chứng minh các giờ học hát rất cuốn hút học sinh các em rất say sưa hát đặc biệt là các bài hát mới là có giai điệu hay. Thông qua nội dung của bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Học sinh lớp 1 rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu tiết tấu, các bài hát các em dễ thuộc nhưng cũng nhanh quên. Thời gian dạy hát ở nhà trường được phân bố 1 tiết Âm nhạc và 1 tiết hướng dẫn Âm nhạc một tuần. Do đó cần phải có biện pháp thích hợp trong giờ dạy hát để cuốn hút học sinh và các em nhớ lâu hơn các bài hát đã học.
2. Thực trạng.
a) Thuận lợi:
-Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học của các bộ môn khác nói chung và môn Âm nhạc nói riêng (như Đàn Organ, đài cát sét, các loại nhạc cụ gõ).
-Ngoài ra BGH còn khuyến khích giáo viên nên tự làm đồ dùng coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên.
- Nhà trường đã có máy chiếu projector, máy camera, máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác vv.
Máy tính xách tay mỗi tổ có 1 đên 2 chiếc.
Đàn organ, đài cát sét, các loại nhạc cụ gõ vv
- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo Dục tổ chức được tham gia dự giờ các tiết chuyên đề cấp Quận, cấp Trường.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình sáng tạo, yêu nghề có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
 - Đối tượng học sinh trên địa bàn phường đồng đều ngoan, có nề nếp và đều đã qua học mẫu giáo được học và làm quen với âm nhạc.
b) Khó khăn.
- Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng nên mỗi tiết lên lớp giáo viên phải di chuyển các lớp nên mất thời gian 
-Khó khăn trong việc di chuyển các loại đồ dùng học tập như đàn, đài bộ gõ vv
 - Bị chi phối bởi nguồn điện và các đồ dùng dạy học cần thiết khác.
 3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học hát.
3.1. Nghiên cứu bài giảng
Nghiên cứu bài giảng là một việc làm rất quan trọng của một giáo viên trước khi lên lớp, qua đó giáo viên nắm được mục tiêu và các hoạt động cần thiết để cung cấp các kiến thức tới học sinh đầy đủ nhất.
Quá trình dạy hát được tiến hành các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu bài.
Bước 2: Đọc lời ca.
Bước 3: Nghe hát mẫu.
Bước 4: Khởi động giọng.
Bước 5: Dạy hát.
Bước 6: Luyện cả bài.
Bước 7: Củng cố - Kiểm tra
Bảy bước trên được vận dụng chủ yếu là ở tiết 1 của bài học bài hát mới.
Sang tiết thứ 2 với mục tiêu ôn lại những kiến thức đã học, biết biểu diễn bài hát một cách tự nhiên, sinh động đây là việc làm mang tính hoàn thiện. Hoạt động này rất có ý nghĩa đối với học sinh, các em luôn háo hức được thể hiện mình trước cô giáo và các bạn.
3.2 Chuẩn bị đồ dùng:
Một điểm rất quan trọng không thể thiếu trong phần dạy hát đó là đồ dùng dạy học, ngoài những đồ dùng không thể thiếu như đàn Organ, máy nghe, băng đĩa nhạc và các loại nhạc cụ gõ. Người giáo viên còn phải chuẩn bị tranh ảnh miêu tả nội dung bài hát, ảnh nhạc sĩ, bản đồ các vùng miền liên quan đến bài hát. Những đoạn clip, hình ảnh động được sưu tập trên mạng để phuc vụ cho bài học và gây hứng thú cho học sinh
 3.3 Lên kế hoạch dạy học
Việc nghiên cứu bài giảng càng kĩ thì sự thành công của tiết dạy càng cao, trong quá trình nghiên cứu bài giảng cũng là hình thành những hoạt động cần thiết khi lên lớp.
Cần bám sát mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị giáo cụ một cách hợp lý, đặt ra hệ thống câu hỏi: làm gì? như thế nào? mục đích là gì? Câu trả lời chính xác nhất là hiệu quả của tiết dạy bằng sự nắm bắt kiến thức của học sinh.
Tuy nhiên việc nghiên cứu bài giảng, công tác chuẩn bị bài và soạn giáo án mới chỉ là phần thực hiện trên lý thuyết. Để mỗi tiết dạy thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối tượng, tâm lý, không gian, thời gian. Cùng là một giáo viên, nhưng mỗi giáo viên thực hiện lại đạt kết quả khác nhau. Hay cùng 1 giáo án nhưng mỗi giáo viên lại thực hiện khác nhau và đưa ra kết quả không giống nhau.
3.4. Lên lớp:
“Đây là phần chính mà tôi muốn trình bày trong bài viết này”. Trong quá trình lên lớp tôi thường sử dụng những phương pháp sau: 
Nêu vấn đề, đàm thoại, truyền khẩu, móc xích, luyện tập. Kết hợp hài hòa đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung của bài và thủ pháp tôi luôn sử dụng trong các tiết học là “Học vui -Vui học”.
* Giới thiệu bài:
 	Bắt đầu vào bài hát mới để gây hứng thú cho học sinh tôi thường giới thiệu một địa danh trên bản đồ với bao điều kỳ thú về thiên nhiên con người để dẫn các em vào bài hát một cách hứng thú.
VD1: Khi học bài lí cây xanh (Dân ca Nam bộ), sau khi ghi đầu bài xong, tôi giới thiệu cho các em đây là bản đồ Việt Nam thân yêu của chúng ta, còn đây là vùng Nam bộ (giáo viên chỉ).
Và một số cảnh sinh hoạt của đồng bào Nam bộ
Người dân trên chợ nổi, hình ảnh đặc trưng của vùng Nam bộ
Hoạt động văn hóa, văn nghệ của người dân Nam bộ
 VD2 : Khi học bài hát Sắp đến tết rồi của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Trước hết tôi giới thiệu với các em về hình ảnh và một số nét khái quát về nhạc sĩ.
Sau đó học sinh được xem một số hình ảnh miêu tả nội dung bài hát:
 * Đọc lời ca:
 -Vào đầu năm học học sinh lớp 1 chưa biết chữ do đó tôi đọc mẫu 2 lần và hướng dẫn học sinh đọc từng câu theo lối truyền khẩu và chú ý giọng đọc diễn cảm của giáo viên để hấp dẫn và cuốn hút học sinh.
- Sang học kì 2 học sinh cơ bản đã biết chữ khi ấy giáo viên chỉ đọc mẫu 1 lần sau đó chỉ cho học sinh tự đọc.
*Nghe hát mẫu:
 - Giaó viên hát mẫu bài hát cùng với nhạc đệm, khi hát giáo viên thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát để lôi cuốn học sinh.
*Khởi động giọng: 
 - Có thể cho học sinh khởi động giọng bằng một bài hát đã học từ đầu giờ hoặc luyện thanh theo các mẫu âm I A U O theo giai điệu trên đàn do giáo viên đánh.
* Dạy hát
-Khi dạy hát cho học sinh tôi hát mẫu từng câu và đệm đàn cho các em bằng tiếng piano hoặc đàn organ cho chuẩn xác cao độ.Giaó viên hát mẫu từng câu rồi bắt nhịp cho học sinh hát, dạy theo lối móc xích đến hết bài và dừng 
lại sửa sai ngay nếu thấy học sinh hát chưa chuẩn xác. Trong 1 bài tôi chia làm nhiều câu. VD:
 SẮP ĐẾN TẾT RỒI
 Nhạc và lời: Hoàng Vân
Sắp đến tết rồi đến trường rất vuiÖ
Sắp đến tết rồi về nhà rất vuiÖ
Mẹ mua cho áo mới nhéÖ
Ai cũng vui mừng ghêÖ
Mùa xuân nay em đã lớnÖ
Biết đi thăm ông bàÖ 
 -Khi nhìn lên bảng cùng với lời giới thiệu của giáo viên. Học sinh dễ dàng hiểu được bài này chia làm 6 câu hát và 6 chỗ lấy hơi
*Luyện tập:
 - Lúc này tôi bật đài đã được thu sẵn có nhạc đệm cho học sinh hỏt tập thể khoảng 2 lần, sau đấy hát nối tiếp hoặc đối đáp theo theo tổ nhóm và kiểm tra 1 số cá nhân. Để tạo sự hăng hái tích cực cho học sinh tôi thường tổ chức thi đua giữa các tổ với các tổ giữa cá nhân với cá nhân.
*Củng cố- kiểm tra
- Tôi luôn kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi lần các em hát với tinh thần động viên, khích lệ tạo cho các em sự tự tin hứng thú và đặt ra những câu hỏi cho các em tự nhận xét nhau tạo không khí sôi nổi trong giờ.
 + Sang tiết thứ 2 với thủ pháp “Học vui – Vui học” Phát huy được nhiều thế mạnh nhiều trò chơi được sử dụng mang tính hiệu quả cao.
- Trò chơi nghe tiết tấu đoán tên bài hát
Tôi sử dụng thanh phách gõ tiết tấu 1 câu trong bài “Sắp đến tết rồi”
Học sinh dễ dàng nhận ra đây là tiết tấu của bài đã học đó là “Sắp đến tết rồi”.
-Trò chơi : Xem tranh đoán tên bài hát.
VD: Khi ôn bài hát “Quả” và bài “Hòa bình cho bé” tôi sẽ cho học sinh xem các bức tranh này chắc chắn các em sẽ nhận ra tên bài hát.
 - Sau khi nghe tiết tấu hoặc xem tranh để nhận ra bài hát đã học ở tiết trước
 tôi sẽ cho học sinh luyện hát tập thể 2 lần, lần 1 yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, lần 2 yêu cầu học sinh hát thể hiện sắc thái tình cảm của bài, ở mỗi bài giáo viên hướng dẫn và hát mẫu cụ thể.
Để phần ôn luyện bài hát được hấp dẫn không bị nhàm chán tôi cho xen kẽ các trò chơi như:
Hát giai điệu theo các nguyên âm ® VD: Bài “Bầu trời xanh"
Lần 1: cho các em hát bình thường
Lần 2: các em hát giai điệu bằng các nguyên âm
 O A U I ® Theo ký hiệu trên tay giáo viên
VD: Bài “Bầu trời xanh”
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng. 
A a à a a a a á a a à
Em yêu lá cờ xanh xanh, yêu cánh chim trắng trắng .
o o ó ò o o o ó o o ó 
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu cánh chim hòa bình.
I i ì i i i , i í i ì ì 
Em cất tiếng ca vang vang, vui bước chân tới trường.
Ù u ú u u u, u ú u ù ù.
+ Trò chơi sắm vai.
- Muốn biểu diễn một cách tự nhiên và sinh động là một yêu cầu khó với mỗi học sinh, để các em không cảm thấy e dè xấu hổ thì việc đưa trò chơi sắm vai vào nội dung ôn tập sẽ đạt được hiệu quả cao.
- Lúc này các em không còn là những học sinh đang ngồi trong lớp mà đã trở thành những “Diễn viên”, “Ca sĩ” thì việc luyện tập hay biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ họa sẽ trở nên dễ dàng hơn.
VD: Bài: Tập tầm vông
(Có hình ảnh minh họa)
 Giáo viên hướng dẫn các con kết hợp vận động phụ họa theo trò chơi dân gian là các em đã có thể biểu diễn bài hát một cách vui tươi. Nhiều em đã tự làm động tác đánh tay, dậm chân một cách tự nhiên.
 Hay bài “Đàn gà con”
Với sự gợi ý của giáo viên các em có thể làm ngay động tác nhún chân đánh khửu ta, làm động tác như chú gà con
+ Khi các em lên biểu diễn ở dưới cũng có ban giám khảo khoảng 4 em được cả lớp tự chọn, sau mỗi tiết mục biểu diễn ban giam khảo cũng sẽ nhận xét như các chương trình thi văn nghệ trên VTV3. Và sau mỗi tiết mục biểu diễn sẽ được các bạn ở dưới lớp vỗ tay sôi nổi. 
4. Kết quả.
Từ đầu năm học 2018-2019 tôi đã áp dụng giảng dạy môn âm nhạc lớp 1K với các biện pháp như trên và thấy các em rất say mê, hứng thú học tập. Có nhiều em đã mạnh dạn tự tin hát trước lớp.
Đặc biệt hơn nữa tôi thấy được kết quả rõ rệt của các em học sinh lớp 1K trong phân môn học hát từ tháng 9/2018 đến hết tháng 3/2019.
Phân loại học học hát lớp 1K
Tháng 9/1017
Tháng 4/2018
-Tỉ lệ học sinh hát tốt có diễn cảm
10%
25%
Tỉ lệ học sinh hát đúng nhạc thuộc lời ca
60%
70%
Tỉ lệ học sinh hát chưa đúng nhạc và hát lời chưa chính xác
20%
5%
 - Tỉ lệ học sinh hát tốt có diễn cảm từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019 tăng 15%
 - Tỉ lệ học sinh hát đúng nhạc thuộc lời ca tăng 10%
 - Tỉ lệ học sinh hát chưa đúng nhạc và hát lời chưa chính xác giảm 15%
 Học hát là môn năng khiếu, học sinh lớp 1 là học sinh nhỏ tuổi nên cần phải có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân với một số biện pháp nêu trên qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy hiệu quả đạt được khá cao.Tuy nhiên khi vận dụng những biện pháp này giáo viên có thể tùy cơ ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất. 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
 1, Kết luận.
Có nhiều con đường để dẫn đến thành công. Với công tác giảng dạy Âm nhạc trong trường học, với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi luôn luôn có ý thức học hỏi để nâng cao chuyên môn, thích sưu tầm đồ dùng dạy học. Để minh hoạ cho nội dung bài hát, tôi đã tô màu vào những hình ảnh có trong SGK và phóng to lên cho cả lớp cùng xem. Tôi nhìn thấy tranh ảnh nào có liên quan đến bài giảng là tôi đều sưu tầm và in ra làm tư liệu. Tôi thấy mỗi giáo viên sẽ tìm cho mình một phương pháp, những cách làm mà áp dụng vào thực tế sẽ đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng giúp học sinh được tiếp cận với kiến thức một cách dễ hiểu và gần nhất.
Với “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học hát ở trường tiểu học Khương Mai -Hà Nội” Mà tôi đã thực hiện trong những năm qua đã thu được một số kết quả đáng kể đó là: Một không khí lớp học sôi nổi, HS yêu thích môn Âm nhạc. Các em thích nghe tôi kể chuyện, thích tìm hiểu về các nhạc sĩ, thích được chơi các trò chơi và thích được thi xem ai hát hay hơn, ai biểu diễn tự nhiên hơn. Tất nhiên vẫn còn có những học sinh hát chưa hẳn đúng, động tác múa còn vụng về, nhưng các em vẫn biểu diễn say sưa hồn nhiên và rồi những tiết học sau lại xung phong lên hát và trình bày trước lớp.
	Tất cả những điều đó thật dễ thương và đáng yêu bởi vì các em là trẻ thơ. Cùng với các môn học khác, Âm nhạc giúp các em dần hoàn thiện nhân cách và khiếu thẩm mỹ. “Một số biện pháp giúp các em lớp 1 học tốt phân môn học hát ở trường tiểu học Khương Mai” chỉ là một con đường trong muôn vàn con đường giúp các em đến với Âm nhạc
2, Khuyến nghị
-Tôi mong muốn Quận và Thành Phố tổ chức nhiều các tiết chuyên đề các cấp, có nhiều buổi họp chuyên môn để chúng tôi có cơ hội được tham quan giao lưu, học tập nâng cao chuyên môn hơn nữa.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện đầu tư thêm một số thiết bị giảng dạy âm nhạc như băng đĩa nhạc, các loại nhạc cụ gõ để tiết dạy Âm nhạc được phong Phú hơn.
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã làm thường xuyên trong các giờ dạy Âm nhạc tại trường Tiểu học Khương Mai, tôi thấy học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động nhanh chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học Âm nhạc dần được khẳng định, từng bước vượt qua khỏi việc dạy học Âm nhạc một cách tẻ nhạt, đơn điệu. Sự hiểu biết Âm nhạc của học sinh được nâng lên rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mĩ và định hướng tất cho việc cảm thụ và thưởng thức Âm nhạc của học sinh sau này.
Cuối cùng rất mong sự chỉ dẫn và góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
 Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019
 Người thực hiện 
 Lê Thị Thu Hường
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Tôi xin cam đoan sáng kiến này là 
 do tôi viết không sao chép của 
 người khác. 
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .... 1 
 1.Lý do chọn đề tài... 1
 2.Mục đích nghiên cứu... 1
 3.Đối tượng nghiên cứu.. 2 
 4.Phương pháp nghiên cứu 2
 5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT ĐỀ. 2
 1.Cơ sở lý luận. 2
 2.Thực trạng.. 2
 3.Các biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học hát 3
 4. Kết quả.. 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Tập bài hát lớp 1- nhà xuất bản giáo dục
 - Giáo trình âm nhạc và phương pháp giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học
 - Sách âm nhạc 1 (sách giáo viên) 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_h.doc