Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập

Hiện nay, chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý trong nhà trường nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".thực hiện Chỉ thị số 24-CT-TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy về “ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu nên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” và thực hiện mục tiêu “ Không có học sinh bỏ học đến năm 2015” của UBND thành phố; thực hiện Chỉ thị số 09-CT/QU ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Quận ủy Hải Châu về tăng cường công tác ngăn chặn học sinh bỏ học.

 Trong những năm qua, chất lượng hai mặt giáo dục của trường luôn có sự ổn định, nhưng có một thực trạng là càng ngày càng phân hóa rõ nét về trình độ các em học sinh. Học sinh học lực khá, giỏi nhiều, nhưng học sinh yếu, kém cũng tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Để công tác giúp đỡ học sinh yếu, kém nhà trường đi đúng hướng, đạt mục đích, phù hợp với điều kiện thực tế việc cần thiết phải là đề ra những biện pháp phù hợp, đây chính là những thách thức lớn trong nhà trường hiện nay và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của những người làm công tác giáo dục, nhất là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy với mục đích từng bước giảm dần học sinh yếu, kém hằng năm nhằm “ Giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập”

 

doc 9 trang haihuy29 14/08/2023 5195
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU, KÉM 
 VƯƠN LÊN ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP
 *****
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
	Hiện nay, chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý trong nhà trường nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"...thực hiện Chỉ thị số 24-CT-TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy về “ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu nên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” và thực hiện mục tiêu “ Không có học sinh bỏ học đến năm 2015” của UBND thành phố; thực hiện Chỉ thị số 09-CT/QU ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Quận ủy Hải Châu về tăng cường công tác ngăn chặn học sinh bỏ học.
	Trong những năm qua, chất lượng hai mặt giáo dục của trường luôn có sự ổn định, nhưng có một thực trạng là càng ngày càng phân hóa rõ nét về trình độ các em học sinh. Học sinh học lực khá, giỏi nhiều, nhưng học sinh yếu, kém cũng tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau. 
	Để công tác giúp đỡ học sinh yếu, kém nhà trường đi đúng hướng, đạt mục đích, phù hợp với điều kiện thực tế việc cần thiết phải là đề ra những biện pháp phù hợp, đây chính là những thách thức lớn trong nhà trường hiện nay và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của những người làm công tác giáo dục, nhất là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy với mục đích từng bước giảm dần học sinh yếu, kém hằng năm nhằm “ Giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập” 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận: 
	- Thực hiện Chỉ thị số 24-CT-TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy về “ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu nên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” và thực hiện mục tiêu “ Không có học sinh bỏ học đến năm 2015” của UBND thành phố; thực hiện Chỉ thị số 09-CT/QU ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Quận ủy Hải Châu về tăng cường công tác ngăn chặn học sinh bỏ học.
	- Căn cứ Công văn số 1231/GDĐT về việc “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2013-2014 ” của phòng GD-ĐT Quận Hải Châu.
	- Căn cứ công văn số 1230/GDĐT-HC về “Kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 giáo dục THCS ”của Phòng GD&ĐT Quận Hải Châu. 
	Với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp khắc phục. Nhà trường và tập thể giáo viên không những đầu tư cho giảng dạy mà còn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối ưu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Đây chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy các em học sinh yếu, kém tiếp thu kiến thức, chủ động trong học tập, vượt khó vươn lên trong học tập.
	Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn trao đổi, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tìm ra giải pháp tốt nhất giúp đỡ học sinh yếu, kém để nâng cao dần chất lượng giáo dục trong nhà trường, giảm dần tỷ lệ học sinh yếu, kém trong năm học.
2. Thực trạng nhà trường:
 	 Trường THCS Kim Đồng là một trong những trường có chất lượng cao của Quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng với bề dày truyền thống dạy tốt-học tốt và nề nếp kỷ luật. 
 2.1 Thuận lợi :
	- Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ tốt của Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương
	- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm.
	- Chi bộ nhà trường và các đoàn thể quần chúng luôn có sự cộng đồng trách nhiệm, cùng quyết tâm xây dựng trường vươn lên, đạt nhiều thành tích trong các năm học qua.
2.2 Khó khăn :
	- Cơ sở vật chất tuy có được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng đầy đủ.
	- Phần lớn phụ huynh học sinh làm nghề buôn bán nhỏ, lao động phổ thông, thu nhập không ổn định, thường xuyên chạy vạy lo cuộc sống gia đình hàng ngày nên không có thời gian để ý, quan tâm, chăm lo đến việc học của con em.
	- Trường nằm quá gần nhà dân, gần 2 trường học và đặc biệt là gần nhiều chợ, do vậy các em học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều tác động khách quan và sự cám dỗ của xã hội làm cho công tác giáo dục toàn diện của nhà trường có phần khó khăn.
2.3 Nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém:
 Thống kê tỷ lệ học sinh đạt dưới trung bình trong kỳ kiểm tra chất lượng đầu năm, trong các bài kiểm tra định kỳ ở các bộ môn trong từng khối lớp thì tôi nhận thấy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ số học sinh học lực yếu, kém do nhiều nguyên nhân sau đây:
	+ Đối với học sinh: Chưa thật sự nỗ lực cố gắng trong học tập, các em mất căn bản từ lớp dưới, có một số em mất hẳn kiến thức cơ bản bộ môn (nhất là các môn khoa học tự nhiên), chưa tự giác, chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có phương pháp học hợp lý, ở trường cũng như ở nhà. Sự giúp đỡ, động viên, nhắc nhở bạn trong quá trình học tập của tập thể học sinh còn hạn chế khi bạn có những biểu hiện sa sút về học tập không được báo cáo nhưng ngược lại còn bao che. 
	+ Đối với giáo viên: Các thầy cô giáo, đa số đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo học sinh, nhưng cũng có trường hợp chỉ thành công trong đối tượng là học sinh khá trở lên, còn đối với học sinh yếu, kém thì chưa hiệu quả. Một khó khăn khác là phần lớn giáo viên phải dạy nhiều tiết, sĩ số lớp đông cũng là trở ngại lớn cho giáo viên trong việc giúp đỡ các em học sinh. Vẫn còn giáo viên thờ ơ trước hành vi không tốt của học sinh về học tập. Các biện pháp giáo dục chưa thật sự khoa học, chưa sát đối tượng học sinh yếu, kém, thiếu sự kiên trì, tận tụy trong giáo dục và rèn luyện . Chưa động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có dấu hiệu tiến bộ trong học tập.
	+ Đối với cha mẹ học sinh: vẫn còn nhiều phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học tập của con em mình, giao phó việc giáo dục cho nhà trường, ít kiểm soát việc học hành của con em ở trường, ở nhà. Nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao.
2.4 Những biểu hiện cơ bản của các em học yếu, kém :
	+ Lười học, ít tập trung: Do các em mất căn bản từ cấp lớp dưới, thầy cô giáo truyền thụ kiến thức mới các em không có khả năng tiếp thu. Một số em tư chất kém phát triển chậm tiếp thu bài. 
	+ Trong lớp: Không tham gia các hoạt động dạy học trong lớp, không phát biểu xây dựng bài. Chọc phá các bạn khác, ngồi ngủ trong lớp. Thái độ học tập không nghiêm túc, không tập trung, làm việc riêng khi thầy cô giảng bài. 
	+ Có những “thói quen” xấu như: chơi game nhiều giờ , đi chơi lêu lỏng ngoài đường nhiều, không học bài, không làm bài ở nhà. 
 + Muốn bỏ học: Do bản thân không thể tiếp nhận kiến thức được nữa, bên cạnh đó dễ bị các phần tử xấu lôi kéo và các hoạt động bên ngoài xã hội cám dỗ .
	+ Biểu hiện khác như : Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không có khả năng chăm lo việc học hành, do bố mẹ lo làm ăn không hề quan tâm đến việc học hoặc do ba mẹ ly dị ...) 
	Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả giảng dạy, điều đó không dễ một chút nào. Thực tế trong một lớp học, bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh và nhất là học sinh yếu, kém khả năng chiếm lĩnh kiến thức mới gặp nhiều khó khăn. 
	Dựa vào thực tế và thực trạng nhà trường, được sự giúp đỡ, chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng, tôi xin nêu lên một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên đạt hiệu quả trong học tập trong nhà trường hiện nay. 
3. Các biện pháp thực hiện: 
	Học sinh yếu, kém là một tồn tại khách quan, không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu, kém là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời. Để giải quyết vấn đề đó tôi đề ra một số biện pháp như sau:
3.1 Đối với nhà trường:
 	Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm, từng khối lớp mà nhà trường lên kế hoạch tổ chức phụ đạo cho các khối lớp, thành lập lớp học, phân công giáo viên giảng dạy, lên thời khóa biểu trên cơ sở:
	 + Căn cứ vào kết quả học tập cuối năm học trước và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học của học sinh 
	 + Xét quá trình học tập của học sinh do chính giáo viên bộ môn lập danh sách đề nghị đi học phụ đạo 
	 + Căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh.( Nếu không đăng ký học phụ đạo thì cha mẹ học sinh làm giấy cam đoan với nhà trường sẽ tự học ở gia đình để củng cố và nâng cao kiến thức).
	Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức học phụ đạo học sinh yếu, kém và yêu cầu tất cả học sinh học trong diện trên phải tham gia học đầy đủ các buổi học phụ đạo gồm 3 môn học theo và thời lượng như sau:
	- Môn học : 	Ngữ văn, Toán, Anh văn khối 6-7-8-9.
	- Thời lượng: Môn Ngữ văn – Toán 	: 4 tiết/tuần.
	 Môn Tiếng Anh	: 2 tiết/tuần
	- Thời gian dạy : từ tuần 6 à 16 : Học kỳ I và từ tuần 22 à 35: Học kỳ II
	 ( theo kế hoạch năm học)
	- Việc chọn giáo viên tham gia giảng dạy phụ đạo rất quan trọng, có thể nói giáo viên là yếu tố quyết định đến kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém. Nếu có được những thầy cô tâm huyết, có kinh nghiệm dạy học, tận tụy với từng học sinh thì kết quả mới khả quan. Nhà trường phải thuyết phục cho được những thầy cô có kinh nghiệm, có tâm huyết theo dạy những đối tượng này. 
	- Phối hợp thật tốt với các tổ chức đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, các tổ chức xã hội như Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, cựu học sinh, đặc biệt là những phụ huynh có con em thuộc diện phải tham gia học phụ đạo và tổ chức hội thảo “ Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” để cùng chăm lo, bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội.
	- Có hình thức khen thưởng những học sinh tiến bộ, đồng thời quan tâm giúp đỡ các em có đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp, đến trường kịp thời.
	- Thống nhất trong công tác chỉ đạo: triển khai kế hoạch giao việc cho từng thành viên, từng tổ chuyên môn, Đoàn- Đội nhà trường, quá trình thực hiện phải kiểm tra và xử lý kịp thời những phát sinh để hoàn thành công việc, sau kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm những mặt làm được hoặc chưa được.
3.2 Đối với tổ chuyên môn:
	Trên cơ sở kế hoạch triển khai của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn họp để phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu. Phân công giáo viên có năng lực giảng dạy theo biên chế tổ chức các lớp. Tổng hợp danh sách học sinh yếu, kém báo cáo nhà trường và đề xuất biện pháp khắc phục, giao trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên bộ môn và báo cáo thường xuyên cho nhà trường .
	Hàng tháng, trong sinh hoạt định kỳ chuyên môn, tổ trưởng nắm bắt tình hình giảng dạy và đề ra định hướng khắc phục, xây dựng và tổ chức sinh hoạt chuyên đề “ Dạy phụ đạo” trong tổ nhóm chuyên môn.
3.3 Đối với giáo viên giảng dạy:
 Khắc phục tỷ lệ học sinh yếu đến mức thấp nhất, thành hay bại là phần lớn do giáo viên, đầu tiên giáo viên nhanh chóng phân loại đối tượng học phụ đạo, học sinh mất căn bản hoàn toàn từ lớp dưới và học sinh có khả năng học được nhưng lười học, học sinh ít được sự quan tâm chăm sóc của phụ huynh, ít dành thời gian cho học tập để định hướng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng dối tượng học sinh 
	Thường xuyên gọi các em lên bảng làm bài, trả bài giúp các em nhận ra những lỗi sai cơ bản để các em sữa chữa khắc phục kịp thời, chỉ cần trả lời, hoặc làm được nữa hoặc một phần ba bài tập chừng đó cũng đã kích thích được ham muốn học tập và ghi nhận sự cố gắng của các em 
	Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để giúp học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập. Sự quan tâm, gần gũi giúp các em có cơ hội bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
3.4 Đối với giáo viên chủ nhiệm:
	- Hướng dẫn học sinh đăng ký học phụ đạo đồng thời thông báo đến cha mẹ học sinh kế hoạch dạy phụ đạo của nhà trường để phối hợp.
	- Những trường hợp học sinh học lực yếu, kém nhưng không tham gia theo học lớp phụ đạo, thầy, cô chủ nhiệm yêu cầu các em viết bảng cam đoan (theo mẫu) có xác nhận cam kết của phụ huynh học sinh là tự học ở nhà để nâng cao kiến thức, để nhà trường nắm thông tin tình hình học sinh.
	- Thông báo thời khóa biểu học phụ đạo đến học sinh và phụ huynh.
	- Thường xuyên nhắc nhở, động viên kiểm tra việc học sinh đi học phụ đạo.
 	- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh, đồng thời qua bạn bè tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. 
	- Phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập và rèn luyện của học sinh, khuyên nhủ gia đình không nên quá gò ép mà từ từ hướng dẫn các em học tập, thường xuyên gần gủi giúp đỡ các em để các em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn chấn trong học tập.
 - Phân các nhóm học tập cho học sinh, trong nhóm có đủ thành phần học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém để khích lệ, giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà và thi đua giữa các nhóm trong giờ học.
3.5. Đối với học sinh: 
	- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
	- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
	- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài , chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập các bộ môn.
	- Độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. 
3.6. Đối với gia đình: 
	- Không phó thác việc học của con em mình cho giáo viên, tạo điều kiện cho các em có thời gian học bài và làm bài, không tận dụng sức lao động của con em mình quá sớm.
	- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. Giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho các em học tập.
	- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị dụng cụ học tập cho con em trước khi đến trường.
	- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình.
3.7. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
	- Báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT về tình hình dạy phụ đạo học sinh yếu, kém kèm danh sách cụ thể từng học sinh, tổ dân phố, địa chỉ số nhà, hoàn cảnh gia đình và tham mưu với các cấp giúp đỡ, hỗ trợ học bổng, phương tiện đi lại, điều kiện học tập, miễn giảm các khoản đóng góp v.v
	- Tăng cường sự phối hợp giữa Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi tình hình học tập của lớp và theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Phân công giáo viên bộ môn có trách nhiệm nhận đỡ đầu để có thể giúp đỡ tư vấn khi học sinh không tìm được hướng đi phù hợp trong học tập.
	- Tổ chức hội thảo “ Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” có sự tham gia của các ban ngành địa phương, Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh học lực yếu ,kém để cùng chăm lo, bàn biện pháp khắc phục. 
	- Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. GVCN, BGH thường xuyên theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập, hoạt động của lớp. 
	- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, sáng tạo, đạt hiệu quả, giúp học sinh học tập tiến bộ.
4. Hiệu quả thực hiện: 
	Qua chỉ đạo thực hiện công tác dạy phụ đạo học sinh yếu, kém trong nhà trường, tôi nhận thấy học sinh học lực yếu , kém bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan, các em có sự tiến bộ rõ nét trong học tập, nhất là có ý thức học tập. Số lượng học sinh yếu, kém giảm dần từ đầu năm học đến khi kết thúc năm học. 
	Thể hiện qua bảng thống kê số lượng và tỷ lệ học sinh yếu, kém ở 3 môn học phụ đạo và tỷ lệ học sinh yếu, kém các khối lớp năm học 2012-2013 :
 Thống kê số lượng và tỷ lệ học sinh yếu, kém 
Học sinh học yếu, kém từng bộ môn
Môn học
Đầu năm
(Chưa học bồi dưỡng)
Kết quả 
Học kỳ I
Kết quả cuối
năm học
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Ngữ văn
79
100
41
51,9
33
41,7
Toán
68
100
32
47,1
26
38,2
Tiếng Anh
62
100
38
61,3
21
33,9
 Tỷ lệ học sinh yếu, kém các khối lớp năm học 2012-2013
	( trên tổng số học sinh)
Năm học
Học sinh học yếu, kém trong năm
2012-2013
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kỳ I
43
10.21%
39
9.35%
34
8.29%
45
13.93%
Cuối 
năm học
28
6.65%
27
6.46%
14
3.43%
3
0.93%
	- Có được kết quả như trên, một phần lớn là sự nỗ lực cố gắng học tập của các em học sinh, sự nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn ôn tập, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể địa phương.
III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm: 
	- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Bước đầu huy động học sinh ra lớp gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự quan tâm của gia đình nên tất cả học sinh đều ra lớp ôn tập đầy đủ
	- Đối với học sinh: thường xuyên quan tâm, động viên các em trong học tập. Tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các em về vật chất lẫn tinh thần, tạo dựng niềm tin trong học tập.
	- Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh học lực yếu, kém thành hay bại là phần lớn do giáo viên. 	
2. Một số ý kiến đề xuất: 
	- Về phía nhà trường: Chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Trong quá trình dạy phụ đạo, giáo viên kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh, nếu kết quả bài kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết đạt điểm tốt thì đề nghị cho phép chuyển đổi điểm số thay cho điểm số chưa đạt yêu cầu khi học chính khóa để động viên, khuyến khích các em (được xác nhận của giáo viên giảng dạy) 
	Tổ chức hội thảo “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm”, xây dựng chuyên đề “Nâng cao chất lượng học tập bộ môn” trong các tổ chuyên môn .
	- Về phía Đoàn- Đội: tổ chức nhiều phong trào thi đua đôi bạn học tập, tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho học sinh.
	- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường công tác giáo dục ý thức học tập của học sinh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để kịp thời uốn nắn các em.
	- Về phía giáo viên giảng dạy: Thầy cô giáo là người hết sức tâm huyết, giảng dạy nhiệt tình, đúng trọng tâm, giúp các em ôn tập lại kiến thức căn bản đã mất, từng bước tiếp thu kiến thức mới và thấy được niềm vui trong học tập.
3. Kết luận: 
  	Công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong nhà trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong năm học, nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Công tác này hết sức tế nhị và đòi hỏi tốn nhiều sức lực, tinh thần và sự yêu thương tận tụy của thầy, sự cố gắng vươn lên trong học tập của trò cùng với sự quan tâm của gia đình và chung tay góp sức của toàn xã hội. 
	Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã và đang áp dụng trong công tác dạy phụ đạo học sinh yếu, kém. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều khó khăn cần phải vượt qua để đạt được kết quả như mong muốn. 
	Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các thầy cô giáo để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
	Xin chân thành cảm ơn .
	 Người viết
	 Nguyễn Tấn Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_yeu.doc