Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt ở Lớp 1
Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1
Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con cái thể hiện ở việc tham gia họp phụ huynh đầu năm đầy đủ, đóng góp những ý kiến trong việc trao đổi tình hình học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.
Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, hiện đại, sạch sẽ, môi trường học tập thân thiện. Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng luôn quan tâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành.
Các em học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và đã nhận thức được việc học rất quan trọng, có lợi cho bản thân.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em học sinh chưa hoàn thành là những học sinh cá biệt chưa chuyên tâm vào việc học, chưa chăm học, không hứng thú với môn học, không tập trung lâu dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức.
Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chưa nắm được cách học của con. Bên cạnh đó, cũng còn một số phụ huynh mải lo làm ăn, buôn bán, phó mặc con cái cho nhà trường, chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học tập, vui chơi, chưa quản lý con em mình lúc ở nhà.
Một phần nhỏ các em đi học muộn giờ, mang sách vở không đầy đủ, dẫn đến các em không chú tâm vào việc học.
Một phần nhỏ học sinh chưa hoàn thành do thụ động, nhút nhát trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em còn quá nhỏ chưa có ý thức tự giác trong việc học.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em từ đó các em học tập có tiến bộ.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến bộ hơn.
Ở lứa tuổi lớp 1, là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học. Để làm quen với chương trình Tiếng Việt 1, các em còn nhiều bỡ ngỡ với việc đọc, viết. Các em còn phải nắm được cách phát âm, cách phân tích vần, cách ghép vần, tìm tiếng mới dựa trên vần vừa học. Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần hướng đến là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền tảng giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Đọc thông, viết thạo là một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Việc học sinh đọc thông, viết thạo được là điều rất khó khăn với những học sinh chưa hoàn thành. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp để giúp đỡ học sinh của mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1” Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1” Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hào Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH Ở MÔN TIẾNG VIỆT 1 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục ở các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo, độc lập tiếp thu kiến thức là vấn đề mà nhiều giáo viên đang trăn trở và nhiều trường học đang quan tâm hiện nay. Vì vậy, người giáo viên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp để chất lượng học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt đạt tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở các lớp đang được giáo viên quan tâm và tìm các giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Vì vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy rằng việc giúp đỡ cho các học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt là rất quan trọng, cần thiết. Với yêu cầu hiện nay đòi hỏi việc dạy và học chất lượng ngày càng cao thì ở lớp 1, phân môn Tiếng Việt đóng vai trò càng quan trọng. Bởi nếu các em không nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết được thì ở các môn khác các em cũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực hành các kĩ năng. Nhưng giúp đỡ các em như thế nào? Biện pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng tìm hiểu. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài:"Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1". 1.2. Điểm mới của đề tài Trong những năm qua, tôi thấy chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp 1 còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về Tiếng Việt. Số học sinh chưa hoàn thành đó chủ yếu là đọc chậm, viết chậm, tiếp thu chậm. Mà các em không nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết được thì ở các môn khác các em cũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực hành các kĩ năng. Chính vì vậy, học sinh chưa hoàn thành cần được giáo viên quan tâm. Đề tài "Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1" đã chú trọng tìm hiểu, khảo sát để phân loại học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, từ đó đưa ra số giải pháp giúp đỡ các em chưa hoàn thành trong môn Tiếng Việt 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là điểm mới của đề tài này. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1 Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con cái thể hiện ở việc tham gia họp phụ huynh đầu năm đầy đủ, đóng góp những ý kiến trong việc trao đổi tình hình học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh. Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, hiện đại, sạch sẽ, môi trường học tập thân thiện. Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng luôn quan tâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành. Các em học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và đã nhận thức được việc học rất quan trọng, có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em học sinh chưa hoàn thành là những học sinh cá biệt chưa chuyên tâm vào việc học, chưa chăm học, không hứng thú với môn học, không tập trung lâu dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức. Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chưa nắm được cách học của con. Bên cạnh đó, cũng còn một số phụ huynh mải lo làm ăn, buôn bán, phó mặc con cái cho nhà trường, chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học tập, vui chơi, chưa quản lý con em mình lúc ở nhà. Một phần nhỏ các em đi học muộn giờ, mang sách vở không đầy đủ, dẫn đến các em không chú tâm vào việc học. Một phần nhỏ học sinh chưa hoàn thành do thụ động, nhút nhát trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em còn quá nhỏ chưa có ý thức tự giác trong việc học. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em từ đó các em học tập có tiến bộ. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến bộ hơn. Ở lứa tuổi lớp 1, là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học. Để làm quen với chương trình Tiếng Việt 1, các em còn nhiều bỡ ngỡ với việc đọc, viết. Các em còn phải nắm được cách phát âm, cách phân tích vần, cách ghép vần, tìm tiếng mới dựa trên vần vừa học. Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần hướng đến là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền tảng giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Đọc thông, viết thạo là một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Việc học sinh đọc thông, viết thạo được là điều rất khó khăn với những học sinh chưa hoàn thành. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp để giúp đỡ học sinh của mình. Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt sau 9 tuần đầu năm học 2018-2019 của lớp tôi giảng dạy như sau: TS Môn HTT HT CHT SL % SL % SL % 32 Tiếng Việt 5 15,6 16 50,0 11 34,4 2.2. Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt lớp 1 Để giảm tối đa tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành và đạt được chất lượng trong việc giáo dục thì việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2.2.1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Ngay từ đầu năm nhận lớp, ngoài việc tìm hiểu tình học tập của các em, tôi đã chú ý hiểu được từng đối tượng học sinh về tính tình, sở thích và hoàn cảnh gia đình của mỗi em. Sau khi tìm hiểu kĩ tình hình của lớp tôi đã đề ra quy định về nề nếp học tập như sau: - Đi học đều, không đi học muộn, không nghỉ học, nếu nghỉ học phải xin phép thầy, cô giáo. - Tham gia phát biểu xây dựng bài. - Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Chăm chú nghe giảng, tích cực tự giác trong học tập, trong thảo luận. - Chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập khi lên lớp. - Đề ra một số nội quy trong học tập như: + Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. Vào giờ truy bài mỗi ngày, yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua. + Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ của cô giáo . + Mỗi buổi sinh hoạt lớp cả lớp cùng nhận xét các bạn học tốt, nhóm học tốt để tuyên dương kịp thời, nhóm chưa tốt tiếp tục cố gắng trong tuần tới. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhận xét bài trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Ngoài ra, tôi còn quy định các kí hiệu trong từng tiết học: + Cách lấy đồ dùng học tập theo đúng kí hiệu. + Cách giơ bảng, hạ bảng. + Kí hiệu đọc trơn, phân tích. + Trong khi giáo viên hướng dẫn viết hay đọc mẫu bài thì học sinh phải theo dõi vào bài học. - Rèn cho học sinh thói quen đọc bài nối tiếp để giúp học sinh chú ý trong giờ học. - Giáo viên nhận xét chung cả lớp, tuyên dương những học sinh ngoan và tặng phần thưởng cho các em. Nhắc nhở những em chưa tiến bộ cần biết học tập các bạn ngoan. Để làm tốt được những việc trên không thể ngày một ngày hai, do vậy người giáo viên thật sự phải có các tâm, có lòng yêu trẻ, yêu nghề thì mới đạt hiệu quả trong việc “trồng người”. Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả phụ đạo rất cao, học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức. 2.2.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện. Sau khi được phân công phụ trách lớp tôi đã tiến hành: - Tìm hiểu lý lịch, của từng học sinh. Nhận xét mối quan hệ giữa các em trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn bị cho kế hoạch phân chia các đối tượng vào các nhóm, tổ với nhau. Từ chỗ chia tổ nhóm với nhau sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau hơn và thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên đề ra. - Giải thích cho các em hiểu các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao: “ Dạy tốt, học tốt”, “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”; Năm điều Bác Hồ dạy”, - “Tủ sách thân thiện” là kết quả đóng góp của phụ huynh, học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc. Tôi nhắc nhở các em phải gọn gàng, sắp xếp khoa học, sạch đẹp ,dễ sử dụng. - Tôi trao đổi, hỏi han các em về gia đình, về sở thích của các em. Tạo được không khí thoải mái trong giờ học, luôn gần gũi, yêu thương học sinh để có mối quan hệ thân thiện với học sinh. - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng học sinh, ưu tiên học sinh bị cận thị, học sinh nhỏ bé ngồi trên, xen kẽ giữa các em nam và nữ. Phân công tổ trưởng quản lí tổ viên, lớp trưởng, lớp phó quản lí chung cả lớp. Xây dựng đôi bạn cùng tiến sao cho học sinh trong từng bàn có thể giúp đỡ nhau trong học tập. Theo sát biểu hiện của các em, từ giờ học, giờ chơi, để nâng đỡ các em. - Không nghiêm khắc quá và cũng không được buông lỏng đối với các em. Răn đe, khuyên nhủ nhưng cũng khoan dung độ lượng. - Tôi luôn kiểm tra và dò bài với các em. Khen ngợi động viên kip thời bằng những lời nói thân mật, gần gũi như: “Hôm nay em đã đọc được rồi, mai em hãy đọc to hơn nữa nhé!’’. - Nhắc các em trong lớp biết tôn trọng nhau, chia sẽ thông cảm với bạn như: chia sẻ đồ dùng học tập, quan tâm an ủi bạn hơn, cho bạn mượn bút khi bạn hết mực, - Gặp và bàn với phụ huynh để phụ huynh nhận thức rõ và có trách nhiệm đối với con cái. Tạo được mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh, để từ đó có được thông tin hai chiều giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và ngược lại. - Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học. 2.2.3. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Học sinh chưa hoàn thành trong môn Tiếng Việt 1, thường là: chưa đọc được, đọc chậm, phát âm sai, nhớ kém, viết sai, viết chậm, viết không đúng, do các em tiếp thu chậm, nhút nhát, chưa chú ý trong giờ học, hay quên sách vở, đồ dung học tập. Từ đó tôi xem xét, phân loại những học sinh chưa hoàn thành để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng. Sau khi được phân công phụ trách lớp, tôi đã khảo sát và phân loại học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: + Nhóm 1: Chưa đọc được, đọc chậm, phát âm sai - Nhóm này có 3 em. + Nhóm 2: Viết sai, viết chậm, viết không đúng - Nhóm này có 4 em. +Nhóm 3: Đọc chậm, viết sai, nhớ kém, chưa chú ý trong giờ học - Nhóm này có 4 em. Dựa vào kết quả trên, tôi đã lập danh sách cụ thể để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời. Lập sổ theo dõi quá trình giúp đỡ các em chưa hoàn thành theo từng tháng. 2.2.4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành. - Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học chưa hoàn thành về môn Tiếng Việt của từng em, tôi đã lập kế hoạch và tiền hành giúp đỡ các em cụ thể cho từng tuần, từng tháng như sau: * Ví dụ: Nội dung giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành tháng 9: KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH NĂM HỌC 2018 – 2019 (Tháng 9) Thời gian Nội dung Biện pháp Tuần 4 - Đọc các âm: c, ch, d, đ, e, ê. - Tìm tiếng có âm vừa ôn. - Viết các âm: c, ch, d, đ, e, ê . - Rèn đọc cho học sinh. - Trò chơi thi đua tìm tiếng chứa âm vừa ôn, phân tích tiếng. - Rèn viết cho học sinh. Tuần 5 - Đọc các âm: g, h, i, gi. - Tìm tiếng có âm vừa ôn. - Viết các âm: g, h, i, gi. - Rèn đọc cho học sinh. - Trò chơi thi đua tìm tiếng chứa âm vừa ôn, phân tích tiếng. - Rèn viết cho học sinh, ôn luật chính tả. Cứ tiếp tục như vậy, cho các tháng tiếp theo và nội dung giúp đỡ các em phải có sự củng cố lại những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào đọc thông, viết thạo, và nắm chắc được luật chính tả. - Tôi dành thời gian giúp đỡ các em chủ yếu vào các buổi học chính khóa, các buổi học tăng cường trong tuần, các buổi truy bài đầu giờ. - Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều có các bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em. 2.2.5. Hướng dẫn học sinh chưa hoàn thành học tập Trong thực tế, mỗi học sinh có khả năng ghi nhớ khác nhau. Vì vậy, tôi đã khảo sát để nắm bắt được khả năng của các em, xác định được những kiến thức và cách ghi nhớ kiến thức sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tôi đã có những biện pháp giúp đỡ các em cụ thể như sau: * Đối với những em chưa hoàn thành về phần đọc: - Với mục đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh, các em phải được đọc đi đọc lại nhiều lần các âm, cách ghép tiếng và cách phân tích để các em ghi nhớ. Việc củng cố các âm đã học thực hiện đồng thời với việc âm mới. Tôi đã sử dụng một cái bảng phụ riêng để ghi các âm mỗi buổi học bài mới vào đó. Hàng ngày, vào các buổi truy bài đầu giờ, các buổi phụ đạo, tôi dành thời gian cho các em ôn lại các âm hoặc vần, tiếng hoặc từ đã học qua bảng thống kê nhằm giúp các em củng cố lại các âm, vần đã học trong tuần. - Ngoài ra, để tránh nhàm chán cho các em, tôi đã kết hợp với bạn đội viên trực 15 phút đầu giờ để cho các em chơi trò chơi. (theo như kế hoạch) Ví dụ: Tuần 7: Các em củng cố các âm như: nh, o, ô, ơ, p, ph. Đặc biệt, tôi chú trọng đến việc đánh vần và phát âm, cách ghép vần của các em. Vì nếu các em đọc đúng, biết cách ghép vần. Khi các em đã nhớ được thì tôi tổ chức cho các em luyện đọc trôi chảy thông qua các hình thức thi đọc trước lớp, thi đọc trong nhóm, trò chơi. Ví dụ: Trò chơi: Ong tìm nhụy - giúp học sinh thuộc các âm đã học. + Trên mỗi cánh hoa tôi ghi một âm đã học hay mới học (e, ê, o, ô, ơ, kh, l, m, n, ng..) còn nhụy hoa là âm mới học. ph u ư i ơ e nh e ê i o ô + Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa có các âm là những chướng ngại vật, còn các em là những chú Ong. Các chú Ong có nhiệm vụ vượt qua các chướng ngại vật để tìm nhụy cho mình. + Học sinh lên bảng chọn cho mình một cánh hoa, rồi đọc to thẻ của mình cho cả lớp nghe, sau đó ghép với âm ở giữa, phân tích tiếng vừa tìm được (ưu tiên những em đọc chậm và chưa hoàn thành). * Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét, động viên và có thể yêu cầu ghép thêm một số tiếng mới như: nhố, nhí, nhi, nhẹ, để khắc sâu bài học. + Bên cạnh đó, tôi luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. - Cuối mỗi tuần tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều nắm được các âm đã ôn nhưng một số âm vần khó thì có em chưa nhớ được. Tôi lại tiếp tục cho các em củng cố vào buổi học tiếp theo. * Đối với các em chưa hoàn thành về phần viết: - Để giúp các em yếu tiếp thu những kiến thức vừa sức với các em, tôi đã căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, xây dựng nội dung phụ đạo giúp các em củng cố cách viết các âm, vần mà các em chưa nắm được. - Tôi đã hướng dẫn lại cách viết các âm, vần và yêu cầu các em mỗi ngày viết khoảng 1/2 trang vở các âm hoặc vần, đã học trong kế hoạch. Với các âm khó tôi hướng dẫn cặn kẽ lại cho các em. Sau đó, vào giờ học cuối tuần, tôi đọc cho học sinh viết một số âm, vần thường hay sử dụng nhiều để các em ghi nhớ. - Bên cạnh đó, cần củng cố về các luật chính tả bằng cách cho các em nhắc nhiều lần, gặp bài nào có liên quan đến luật chính tả, tôi đều cho các em nhắc lại ngay để nắm chắc luật chính tả khi viết tiếng. Ngoài ra, tôi cho các em viết thêm vào các tiết ôn luyện Tiếng Việt. Các em sẽ có một vở riêng để luyện viết. - Trong quá trình thiết kế bài học, tôi luôn cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh chưa hoàn thành được củng cố và luyện tập phù hợp. - Sau mỗi tuần học tôi cũng đã kiểm tra, nhận xét kịp thời, để đánh giá sự tiến bộ của các em. - Khi các em đã nắm được các âm, vần thì tôi cho các em có chọn tiếng, từ để luyện viết thêm. Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách chơi trò chơi chọn tiếng, từ để viết. * Đối với những em chưa hoàn thành cả về phần đọc và viết: Trong các tiết ôn luyện Tiếng Việt tôi cho các em ngồi theo nhóm. + Tôi tập trung nhiều thời gian cho đối tượng này để giúp các em hiểu bài, nắm chắc kiến thức tại lớp, lấy lại kiến thức cũ. + Tôi dành cho những em này được đọc nhiều hơn, chú ý để hướng dẫn các em đọc, viết cặn kẽ, tỉ mỉ hơn. - Trên lớp, tôi thường xuyên khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để nắm được những em hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. - Ông cha ta đã dạy: “Học thầy không tày học bạn”. Đúng thế, trẻ dạy trẻ ngôn ngữ dễ hòa đồng với nhau, nên tôi ra quy định để các em cố gắng hơn cứ một học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ một bạn học sinh chưa hoàn thành. + Trong tuần nhóm nào tiến bộ đọc viết tốt nhóm đó được tặng cờ thi đua. Yêu cầu các bạn hoàn thành tốt luân phiên giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành cùng tiến bộ. + Tổ chức thi đua giữa các nhóm, nếu nhóm bạn nào có tiến bộ thì biểu dương cả nhóm đó và tặng cờ thi đua vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Các nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài của các bạn và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm vào cuối mỗi buổi học. Như vậy Hội đồng tự quản và các bạn hoàn thành tốt thường xuyên trao đổi công việc, tổng kết tuần cũng như lên kế hoạch cho tuần mới vào ngày cuối tuần cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp. Cuối mỗi tuần, tôi kiểm tra các em. Đối với âm, vần khó các em chưa nắm được tôi lại tiếp tục cho các em củng cố vào tiết ôn luyện tiếp theo. 2.2.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh Sau khi khảo sát chất lượng, tôi nắm số lượng học sinh chưa hoàn thành để có kế hoạch giúp đỡ các em. Tôi lập danh sách học sinh chưa hoàn thành và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy, trong các tiết ôn luyện Tiếng Việt. Tôi còn chú trọng vào việc phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Tôi đã phân tích, đề nghị với phụ huynh cần phải: - Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. - Giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho học sinh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_chua.doc