Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ các giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh dự thi cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ các giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh dự thi cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng

Năm học 2017 – 2018 sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA DỰ THI CUỘC THI: SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG” của tôi vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông công nhận đạt loại A.

Với kinh nghiệm 5 năm liên tục hướng dẫn các học sinh trong trường của tôi có kết quả, cùng với những kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi được rất nhiều giáo viên khác trong huyện Đắk Mil, nơi tôi đang công tác nhờ tư vấn về phương pháp hướng dẫn các em học sinh thực hiện đề tài để dự thi cuộc thi và đã được một số thành tích nhất định.

Ba năm trở lại đây tôi liên tục được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Mil tin tưởng giao cho việc thẩm định các sản phẩm trước khi đưa dự thi cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên và Nhi đồng tỉnh Đắk Nông, cùng với các giáo viên khác tôi đã thẩm định, tư vấn cho các em chỉnh sửa hoàn thiện để có được những đề tài có chất lượng cao dự thi, và kết quả là có nhiều sản phẩm có giải cao.

 

docx 22 trang tuyettranh 10593
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ các giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh dự thi cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Năm học 2017 – 2018 sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA DỰ THI CUỘC THI: SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG” của tôi vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông công nhận đạt loại A. 
Với kinh nghiệm 5 năm liên tục hướng dẫn các học sinh trong trường của tôi có kết quả, cùng với những kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi được rất nhiều giáo viên khác trong huyện Đắk Mil, nơi tôi đang công tác nhờ tư vấn về phương pháp hướng dẫn các em học sinh thực hiện đề tài để dự thi cuộc thi và đã được một số thành tích nhất định.
Ba năm trở lại đây tôi liên tục được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Mil tin tưởng giao cho việc thẩm định các sản phẩm trước khi đưa dự thi cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên và Nhi đồng tỉnh Đắk Nông, cùng với các giáo viên khác tôi đã thẩm định, tư vấn cho các em chỉnh sửa hoàn thiện để có được những đề tài có chất lượng cao dự thi, và kết quả là có nhiều sản phẩm có giải cao.
Năm học 2019 - 2020, Ủy ban nhân dân huyện Đắk Mil tiếp tục hưởng ứng cuộc thi Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ VI và chỉ đạo cho các tổ chức, các đơn vị tham gia. Và cá nhân tôi cũng được rất nhiều các giáo viên hướng dẫn học sinh ở các trường nhờ tư vấn về phương pháp hướng dẫn. Tuy nhiên với một cá nhân đơn lẻ, còn bận rất nhiều thời trong việc dạy học và hướng dẫn học sinh nên không có nhiều thời gian tư vấn được cho các giáo viên đó. Nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ CÁC GIÁO VIÊN TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH DỰ THI CUỘC THI SÁNG TẠO DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG” nhằm góp phần nhỏ giúp cho đồng nghiệp, các đơn vị có thêm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Mục đích nghiên cứu
Là một giải pháp giúp đồng nghiệp, các đơn vị có thêm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh đạt kết quả tốt hơn. Và đưa cuộc thi này có ý nghĩa thiết thực hơn, để những ý tưởng, những sản phẩm do các em sáng tạo ra được phục vụ vào đời sống có ý nghĩa nhất.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Tất cả giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh và học sinh có ý tưởng tham gia dự thi cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Cuộc thì sáng tạo TTN&NĐ dành cho toàn thể học sinh từ 6 đến 19 tuổi (tức là nếu học sinh thì sẽ học từ lớp 1 đến lớp 12), tuy nhiên với vai trò là một giáo viên dạy ở trường trung học cơ sở nên tôi chỉ hướng dẫn cho các giáo viên là giáo viên bậc Tiều học và giáo viên bậc Trung học cơ sở. Còn giáo viên giảng dạy bậc Trung học phổ thông có thể tôi sẻ tiếp tục phát triển sáng kiến này hoặc nêu lên ở một sáng kiến khác khi có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của vấn đề
Cơ sở lý luận 
Thực hiện các công Công văn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về việc triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc.
Thực hiện các công Công văn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Nông về việc triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đăk Nông.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo qua các năm. 
Các văn bản tuyên truyền của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Nông, Tỉnh Đoàn Đăk Nông cũng như các văn bản của UBND huyện Đắk Mil và của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đắk Mil về Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đăk Nông.
Cơ sở thực tiễn 
- Kết quả đạt được của cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng” ở cấp tỉnh và cấp quốc gia qua năm năm học từ 2014 - 2015 đến năm học 2019 - 2020 và cuộc thi “ Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học” ở cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2016 – 2017 và 2018 – 2019 do Bộ Giáo dục tổ chức.
- Sự quan tâm của cán bộ quản lý cấp phòng cũng như cấp trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ vào các đề tài mà các em tham gia. 
- Số các đơn vị có đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh và sự quan tâm đầu tư của các nhà khoa học, của các tổ chức vào việc thực hiện đề tài của học sinh. 
Thực trạng của vấn đề
Từ khi cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Đắk Nông diễn ra, tôi may mắn là giáo viên liên tục được hướng dẫn học sinh trong trường dự thi và đạt được những kết quả nhất định cũng như giúp một vài giáo viên hướng dẫn khác hướng dẫn được học sinh thực hiện đề tài. Có được may mắn này một phần là được sự quan tâm của nhà trường và ban tổ chức cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh cũng như sự tin tưởng về trình độ, phương pháp của các giáo viên hướng dẫn khác dành cho tôi.
Sau khi hướng dẫn các em học sinh và giúp giáo viên hướng dẫn chỉ cho học sinh thực hiện đề tài và có kết quả, tôi nhận thấy. Không phải cứ học sinh giỏi các môn văn hóa mới có ý tưởng hay, học sinh có kĩ năng thực hành mới làm ra được những sản phẩm chất lượng. Muốn thành công giáo viên cần phải biết cách truyền lửa, khơi dậy niềm đam mê của học sinh có tố chất. Tuy nhiên thực tế ở trường tôi và tìm một số trường tôi được biết: Học sinh bơ vơ không có định hướng mặc dù có ý tưởng; giáo viên không hiểu hết về cuộc thi dẫn đến sự nghi  ngờ về kết quả thực hiện sản phẩm, một số sản phẩm bị bỏ rơi trong quá trình thực hiện.
 Thuận lợi: 
Cuộc thi được Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Mil, cũng như ban giám hiệu của các trường quan tâm. Nhiều giáo viên có tâm huyết muốn thử sức mình trong lĩnh vực hướng dẫn mới, hoàn toàn khác với hướng dẫn học sinh dự thi các môn văn hóa.
Bản thân tôi là giáo viên đã từng tham gia hướng dẫn học sinh nhiều năm trước, ban đầu đã có kinh nghiệm để hướng dẫn các em. 
Các cuộc thi liên quan đến sáng tạo, khoa học và kỹ thuật luôn được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao, được coi là một lĩnh vực thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển năng lực bản thân của học sinh; Định kỳ nhà trường tổ chức nhiều câu lạc bộ theo sở thích, hoạt động ngoại khóa. Dạy học tích hợp Để phát hiện được các học sinh yêu thích sáng tạo và có năng lực phù hợp với cuộc thi này. 
Khó khăn: Giáo viên hướng dẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn một linh vực mới và rất nhiều giáo viên tham gia hướng dẫn lần đầu nên còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Trong quá trình thực hiện đôi lúc còn gặp phải ý kiến trái chiều từ chính đồng nghiệp về khả năng hoàn thành và chất lượng sản phẩm, sự nghi ngờ của cha mẹ học sinh, đôi khi cả học sinh tham gia thực hiện sản phẩm. Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chưa có phòng thí nghiệm riêng, không đủ vật liệu và kinh phí để thực hiện sản phẩm. Vật liệu dụng cụ để làm ra các mô hình/ sản phẩm còn hạn chế. Nhiều linh kiện phải đặt mua với giá thành cao và lâu ngày mới có.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Công tác tuyên truyền cuộc thi tại trường: 
Đây là bước để thông báo cho học sinh về cuộc thi. Giúp cho học sinh biết được quy chế cuộc thi, hình thức thi, thời gian thi. Và hơn hết định hình được mục đích, lợi ích của học sinh và giáo viên hướng dẫn khi tham gia cuộc thi này. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên có sự phối hợp giữa nhà trường và giáo viên hướng dẫn.
Vì vậy tôi luôn tư vấn với cán bộ quả lý nhà trường cũng như giáo viên hướng dẫn phải thường xuyên tuyên truyền về cuộc thi trong các buổi sinh hoạt, buổi chào cờ đầu tuần, và tốt nhất là nên in các công văn của cuộc thi cho từng lớp hoặc đưa thông tin lên web của trường hoặc các phương tiên truyền thông khác để các em tiếp cận về cuộc thi một cách đầy đủ nhất.
Cán bộ quản lý nên khích lệ, động viên cũng như khen thưởng các giáo viên hướng dẫn kịp thời để cho họ có tinh thần trong công tác hướng dẫn học sinh
Những lợi ích mà cán bộ quản lý nhà trường cũng như giáo viên hướng dẫn nên thông báo cho học sinh khi tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng là: 
- Nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo của các em thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành các nhà sáng chế trong tương lai. 
- Ngoài ra, thông qua Cuộc thi sẽ lựa chọn các nhân tố, mô hình tiêu biểu giới thiệu tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
- Giải thưởng nếu sản phẩm đạt giải rất lớn. Cụ thể đối với cuộc thi cấp tỉnh thường niên được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình tỉnh. Và cơ cấu giải như sau:
Giải nhất: 10.000.000 đồng/giải. Cúp lưu niệm và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Giải nhì: 7.000.000 đồng/giải. Cúp lưu niệm và giấy khen của Liên hiệp các hội KH&KT
Giải ba: 5.000.000 đồng/giải. Cúp lưu niệm và giấy khen của Liên hiệp các hội KH&KT
Giải khuyến khích: 2.000.000 đồng/giải. Cúp lưu niệm và giấy khen của Liên hiệp các hội KH&KT
- Các sản phẩm đoạt giải Cuộc thi cấp tỉnh sẽ được xem xét lựa chọn, giới thiệu tham gia Cuộc thi toàn quốc
- Đối với giáo viên hướng dẫn: là cơ hội để phát triển bản thân, kiến thức trong quá trình hướng dẫn học sinh. Được hưởng phụ cấp khi hướng đẫn, được ghi nhận và khen thưởng xứng đáng, kịp thời và hợp lý.
Tổng hợp các đề tài của học sinh, lựa chọn đề tài và tìm hiểu vể đề tài nghiên cứu 
Ý tưởng nghiên cứu là yếu tố đầu tiên cần có để thực hiện một đề tài. Ý tưởng nghiên cứu càng độc đáo, càng sáng tạo thì đề tài càng được đánh giá cao. Thực tiễn cho thấy, những đề tài có ý tưởng nghiên cứu là của học sinh luôn nhận được sự đánh giá cao của ban giám khảo. Đây là một công việc tưởng chừng như dễ dàng đối với học sinh. Tuy nhiên khi đi sâu vào việc tìm ý tưởng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh Tiều học và Trung học cơ sở với trình độ kiến thức chưa đầy đủ. 
Theo cá nhân tôi, ý tưởng của học sinh là vô cùng nhiều nhưng các em không có cơ hội hay thời gian để nói ý tưởng đó cho giáo viên – cho nhà trường vì thời gian chủ yếu khi các em đến trường là để học tạp văn hóa. Vì vậy nhà trường cũng như giáo viên nên có nhiều biện pháp để cho các em có cơ hội để trình bày những ý tưởng của mình.
Cách tôi cũng như các giáo viên trong trường thường áp dụng đó là cho các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm với câu hỏi: “Em hãy trình bày một ý tưởng hoặc dự định của mình mà em ấp ủ sau khi học các kiến thức ở sách vở cũng như những vấn đề thực tế trong cuộc sống mà em càn giải quyết?”
Sau đó tiếp tục cho các em có ý tưởng thêm sẽ nộp vảo buổi học sau. Và thực tế cá nhân tôi đã nhận được rất nhiều ý tưởng từ học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ vô nghĩa đến rất thực tế. Và đã lựa chọn được nhiều ý tưởng của học sinh để hướng dẫn.
Tuy nhiên giáo viên cũng có thể hướng cho học sinh về nhà tự tìm tòi ý tưởng từ các vấn đề thực tế trong cuộc sống cần giải quyết hoặc nếu có đam mê với cuộc thi những bế tắc trong việc tìm ý tưởng thì có thể lên internet để tìm ý tưởng. Một số link có thể tìm ý tưởng là:
Kênh sáng tạo trên youtube: https://www.youtube.com/results?search_query=k%C3%AAnh+s%C3%A1ng+t%E1%BA%A1o
Trang web về ý tưởng sáng tạo của trường THPT Phan Chu Trinh – Phú Yên: https://www.facebook.com/CNDTphanchutrinh.phuyen/
Kênh chế tác trên youtube: https://www.youtube.com/user/hoangnam68
Kênh Phong DIY trên youtube: https://www.facebook.com/phongdiy/
Kênh tái chế đồ trên youtube: https://www.youtube.com/watch?v=r7QsQ4KF7Yo
Tuy nhiên không khuyến khích việc sao chép hoàn toàn ý tưởng trên internet mà từ những ý tưởng đó, để sáng tạo ra sản phẩm mới phù hợp hơn, tốt hơn hoặc giá thành rẻ hơn.
Sau bốn năm hướng dẫn học sinh, được tiếp cận nhiều ý tưởng của học sinh thì chung quy lại có một số dạng ý tưởng không phù hợp như sau:
Một là: ý tưởng của học sinh không thực tế, không tuân theo các quy luật của tự nhiên.
Ví dụ như những ý tưởng về chế tạo một động cơ tự chạy mà không cần bất cứ năng lượng nào cung cấp, hoặc là làm đường hầm xuyên qua lòng trái đất hay biến một số kim loại như sắt, thiếc thành vàng....
Hai là: ý tưởng quá táo bạo, quá sức nghiên cứu của học sinh.
Ví dụ như ý tưởng làm thiết bị thu năng lượng từ các tia sét để biến thành điện năng, làm ra một chiếc bút mà khi nói vào bút thì bút sẽ tự động viết ra giấy hay một chiếc máy có thể dịch được mọi ngôn ngữ trên thế giới
Bai là: ý tưởng quá tốn kém về thời gian và tiền của để thực hiện.
Ví dụ như ý tưởng làm một chiếc xe ô tô có thể chở được 4 người và chạy bằng năng lượng mặt trời, ý tưởng chế tạo máy bay không người lái tự động đưa hàng hóa từ người bán đến nhà người mua. 
Bốn là: ý tưởng quá đơn giản, không phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ như: làm nhà bằng tăm tre, làm diều giấy hay làm xe đồ chơi
Năm là: ý tưởng cấm hoặc không phù hợp.
Ví dụ như làm một chiếc máy có thể nhìn trộm tài liệu, một căn hầm bí mật để trồng cần sa hay làm ra bom mìn để đánh cá
Sáu là: ý tưởng của người khác hoặc tham khảo rồi lấy nguyên ý tưởng trên mạng.
Cho nên công việc quan trọng của ban tổ chức và người hướng dẫn là hình thành cho học sinh có được đề tài với ý tưởng phù hợp, thiết thực và có khả năng thực hiện. Tuy nhiên điều nhiều người dễ mắc phải nhất đó là không được tỏ thái độ khinh thường hay gạt phăng ngay những ý tưởng không khả thi như tôi đã nêu ra ở trên mà chúng ta nên giải thích cụ thể cho học sinh, và có thể định hướng cho học sinh đi sang một đề tài, một đề tài khác tương tự nhưng khả thi hơn rồi thực hiện đề tài. Để từ đó học sinh có cách nhìn về việc chọn ý tưởng.
Ví dụ trong cuộc thi năm 2014. Học sinh Trần Hồ Thảo Nhi nêu ra ý tưởng tạo ra một cái máy không cần năng lượng mà có thể làm quay động cơ để bơm nước lên cao. Thì bản thân tôi đã giải thích cho em là thầy hiểu sơ qua về ý tưởng của em là muốn không tốn tiền điện hay xăng dầu như các máy bơm thông thường ở xung quanh em, đáng tiếc là máy mà em nghĩ ra nó không đúng với định luật bảo toàn năng lượng nên không có loại máy nào như vậy hết. Tuy nhiên ý tưởng của em thì em có thể sử dụng các dạng năng lượng “miễn phí” khác xung quanh em như năng lượng gió, năng lượng mặt trời hay năng lượng từ chính dòng nước chảy để làm quay động cơ. Và sau đó em ấy đã quyết định tìm tòi và đưa ra ý tưởng thực hiện đề tài: Đưa nước lên cao bằng sức nước. Sử dụng chính thế năng của dòng nước để tạo ra động năng đưa nước lên cao. Đề tài của em đạt kết quả là giải nhì, và được dự thi cấp quốc gia.
	Hoặc là năm 2015. Nhóm học sinh có ý tưởng làm máy sấy hạt cà phê, sử dụng nhiệt từ chính vỏ cà phê để đốt tạo ra nhiệt làm khô quả cà phê. Với ý tưởng làm ra lò với công suất nhỏ để phục vụ việc học về chương nhiệt học ở vật lý 8. Tuy nhien sản phẩm của các em có nhược điểm là đi ngược với tiêu chí các sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Cho nên tôi đã hướng các em nên sử dụng năng lượng mặt trời thay cho năng lượng hóa thạch để làm lò sấy. Kết quả sản phẩm được giải khuyến khích cấp tỉnh và cũng được dự thi cấp quốc gia.
Nói tóm lại một đề tài cần có những yếu tố sau để phù hợp với cuộc thi:
Đề tài phải có tính mới, tính sáng tạo, tính thực tiễn và tính thời sự.
Đề tài phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Đề tài phải có hàm lượng khoa học tương đối trở lên.
Đề tài có kinh phí dự trù thực hiện không quá cao.
Đề tài phải nằm trong khả năng người hướng dẫn có thể hướng dẫn.
Đề tài có thời gian thực hiện không quá dài.
Đề tài có liên quan đến yếu tố bảo vệ môi trường và được làm từ vật liệu, nguyên liệu sẵn có
Thực tế cả nhân: Để tạo cho học sinh hứng thú với cuộc thi và hướng cho học sinh tìm tòi ra những ý tưởng hay, tôi đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Tổ chức cuộc thi/thuyết minh "Ý tưởng sáng tạo" cho học sinh trong trường thông qua trang mạng xã hội facebook: THCS Lê Hồng Phong DakMil (https://www.facebook.com/lehongphongdaksak/?fref=nf)
- Mở chuyên mục và diễn đàn về sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng trên trang web của nhà trường ( trên các mạng xã hội để cho các em thảo luận: kênh khoa học: (có hơn 1000 thành viên thường xuyên thảo luận) (https://www.facebook.com/K%C3%AAnh-Khoa-H%E1%BB%8Dc-836989519722922/) Sáng tạo KHKT Đắk Mil với mục đích khích lệ tinh thần nghiên cứu sáng tạo của các em học sinh trên huyện Đắk Mil (https://www.facebook.com/S%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o-KHKT-%C4%90%E1%BA%AFk-Mil-149920382045528/) hoặc tham gia diễn đàn về sáng tạo trên internet.
Lựa chọn giáo viên hướng dẫn
Việc lựa chọn giáo viên hướng dẫn phù hợp với đề tài mình hướng dẫn có ý nghĩa rất lớn đến kết quả của cuộc thi. Sau khi hội đồng nhà trường đã thống nhất xong việc lựa chọn những ý tưởng để tiến hành làm ra sản phẩm dự thi thì công việc tiếp theo nên là lựa chọn giáo viên đứng ra hướng dẫn. Tiêu chí để lựa chọn giáo viên hướng dẫn theo tôi là cần những điều kiện sau:
Nhất thiết phải có ý tưởng của học sinh rồi mới chọn giáo viên hướng dẫn chứ không làm ngược lại là chọn một vài giáo viên rồi yêu cầu tìm học sinh có ý tưởng để hướng dẫn.
Giáo viên thích, đam mê với ý tưởng của học sinh.
Giáo viên có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực học sinh có ý tưởng.
Giáo viên có hiểu biết với ý tưởng mà học sinh đưa ra.
Giáo viên chỉ nên hướng dẫn một hoặc hai đề tài.
Thực tế tôi nhận thấy ở một số trường trên địa bàn huyện Đăk Mil thì rất nhiều trường chọn giáo viên hướng dẫn là Tổng phụ trách Đội – là giáo viên chuyên môn văn hoặc chuyên môn đoàn đội, hoặc một số trường giao hẳn công việc này cho những giáo viên giảng dạy đang thiếu tiết nhưng không có kinh nghiệm Nên sẽ rất khó khăn trong việc hướng dẫn cho học sinh
Về bản thân: tôi là một giáo viên dạy Vật lý nên 3 năm vừa rồi tôi chủ yếu chỉ hướng dẫn các đề tài của các em học sinh liên thiên về kỹ thuật, có hàm lượng khoa học và lý thuyết vật lý cao.
Lập kế hoạch thực hiện chi tiết
Một đề tài khi đã có kế hoạch thực hiện thì sẽ rất thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong quá trình hướng dẫn và đi đến hoàn thiện đề tài. Kế hoạch càng chi tiết thì càng thuận tiện trong quá trình thực hiện, đặc biệt là đối với nhũng đề tài có thời gian thực hiện lâu, kinh phí cao và số lượng học sinh tham gia trong một đề tài nhiều.
Lập thời gian biểu của giáo viên hướng dẫn và học sinh. Song song với việc làm sản phẩm thì học sinh còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa đó là đi học, còn giáo viên là đi dạy. Nên phải lập thời gian biểu cụ thể của giáo viên và học sinh để có thời gian trống trùng nhau để cùng nhau hoàn thành sản phẩm.
Phân công nhiệm vụ từng thành viên (nếu đề tài có nhiều học sinh cùng làm). Công việc này giúp cho từng học sinh tự giác hoàn thành từng khối lượng công việc để hoàn thành nên một sản phẩm, đồng thời trong trường hợp các thành viên trong nhóm không trùng thời gian trống thì vẫn có thể hoàn thành được sản phẩm.
Thời gian chi tiết thực hiện đề tài. Nên chia ra từng giai đoạn cụ thể từ khi lên ý tưởng, chuẩn bị vật liệu, lựa chọn vật liệu, thời gian kết thúc.
Dự trù kinh phí: sẽ giúp học sinh và giáo viên hướng dẫn chủ động trong việc xin các nguồn kinh phí. Hạn chế trường hợp sản phẩm gần hoàn thiện thì phải bỏ giữa chừng vì hết kinh phí.
Kế hoạch cải tiến, phát triển sản phẩm nếu còn dư thời gian.
Lập sổ tay thực hiện đề tài. Công việc này giúp kiểm soát quy trình làm ra sản phẩm, và dễ dàng kiểm tra lại các bước để khắc phục nếu sản phẩm không đạt kết quả như mong đợi.
Quá trình lựa chọn vật liệu làm sản phẩm.
Nên chọn những vật liệu sẵn có tại địa phương, vật liệu thân thiện với môi trường và ưu tiên sử dụng những vật liệu có thẻ tái chế lại được. Đây là một phần trong tiêu chí chấm điểm của cuộc thi..
Thực tế tại trường: Với mô hình máy sấy năng lượng mặt trời (thi năm 2016) thì nhóm học sinh đã tận dụng những ống lon bia làm tấm thu nhiệt năng lượng mặt trời, hộp đựng là những tấm gỗ vụn đã bỏ đi Với sản phẩm bút thử điện tích âm dương thì các linh kiện điện tử được lấy từ một chiếc tivi hỏng, hộp đựng thì dùng hộp của một chiếc nhiệt kế.
Quy trình làm ra sản phẩm.
Các sản phẩm dự thi yêu cầu phải có mô hình, nếu không sẻ kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_cac_giao_vien.docx