Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

1. Cơ sở lý luận .

 Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày để trẻ có thể làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả , nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

 Đối với những trẻ 5-6 tuổi, cuối năm các cháu phải đạt được các kỹ năng sống về mặt ngôn ngữ, giao tiếp thể hiện như nói rất rõ, kể lại một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ, có thể nói rõ hành động của người khác, nói chuyện nhiều hơn ngay cả khi không có ai ở bên cạnh, vốn từ ngày càng phong phú , khi nói biết sử dụng đúng đại từ nhân xưng, biết cách sử dụng các từ chỉ số nhiều. Về cử động và phát triển thể chất là có thể đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng, có thể nhào lộn, dùng muỗng để xúc ăn, có thể tự đi vệ sinh, tự mặc được quần áo, đu đưa và trèo leo tốt hơn, cắt và dán hình ảnh đơn giản, cầm được bút để tập tô, vẽ. . Về nhận thức các cháu biết địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân, nhận biết được 29 chữ cái. Đếm đếm 10 và đếm theo khả năng. Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận. Sao chép các hình học. Biết được những đồ dùng hằng ngày. Hiểu rõ các khái niệm về thời gian. Sử dụng các thời điểm trong quá khứ, hiện tại , tương lai một cách chính xác, có thể nhớ ngày sinh nhật của bản thân và của người thân, cách tư duy ngây thơ, chưa logic, có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ. Về mặt xã hội, cảm xúc trẻ hoà đồng, chơi vui vẻ với bạn bè. Trẻ hay có thói quen bắt chước và muốn làm vui lòng miọi người. Đồng ý và tuân theo nội quy đặt ra. Thích hát, múa và hành động. Nhận thức rõ về giới tính và có những trò chơi phù hợp về giới tính. Tỏ vẻ tự lập hơn. Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác. Thích thú khi nhận được lời khen. Có thể phê bình hành động sai của người khác. Biết kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Có thể kiên nhẫn và tranh luận về một vấn đề gì đó.

 Để trẻ đạt đực các kỹ năng sống đó thì người giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau.Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.

 

doc 16 trang hoathepmc36 28/02/2022 10972
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I . Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính vì vậy, ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được giáo dục về kỹ năng sống để có thể phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
 Đối với một đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này. Chúng ta nên tạo môi trường để trẻ được tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống thông qua các hoạt động hàng ngày tại trường lớp mầm non. 
 Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, nhưng chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc vì vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ còn nhiều hạn chế. Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống không phải là ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn, mà là dạy trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy kỹ năng của trẻ mới hình thành, và theo trẻ đến suốt cuộc đời, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là việc đưa hành động vào ý thức, nếu làm được điều này thì bố mẹ hay thầy cô giáo đều có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách đơn giản. Vậy làm thế nào để hành động trở thành ý thức cho trẻ? 
Việc chào hỏi khi có người lạ đến thăm lớp thì trẻ lại không bao giờ tự giác chào hỏi mà cứ đợi các cô phải nhắc thì con mới chào, thậm chí nhiều khi nhắc trẻ cũng không chào. Như vậy trẻ chưa hình thành ý thức trong việc chào hỏi. Việc dạy cho trẻ một hành động thì không phải khó, ví dụ như việc nói cảm ơn, nhận biết nguy hiểm hay việc nhặt rác đúng chỗ. Nhưng làm sao để trẻ tự nhận thức được những việc đó và tự thực hiện thì là điều không hề đơn giản.
Nhiều khi người lớn luôn tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm gương cho trẻ. Phải có cách dạy trẻ theo lời dạy của Chủ tịch hồ Chí Minh “Cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm gì cho chúng trở nên già cả”
Như người lớn chúng ta vẫn thường mắc phải, chúng ta luôn nhắc nhở trẻ phải chào hỏi mọi người nhưng chính nhiều giáo viên lại không chào trẻ khi trẻ chào mình, như vậy sẽ khó có thể hình thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ.
khi cùng trẻ hoạt động ngoài trời trong khuôn viên trường , nhìn thấy rác thay vì sai trẻ nhặt rác bỏ vào thùng thì cô giáo sẽ nhặt luôn rác và bỏ vào thùng sau đó có thể hỏi trẻ có biết tại sao cô lại nhặt rác và bỏ vào thùng rác không. Sau đó ta phân tích cho trẻ hiểu hành động đó là để góp phần làm cho môi trường sạch sẽ. Khi trẻ hiểu thì trẻ sẽ tự nhặt rác để bảo vệ môi trường.
 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu:
 Giáo dục kỹ năng sống nhằm phát huy tích cực, năng động , sáng tạo, mạnh dạn, tự tin cho trẻ trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh, giúp trẻ sử dụng những điều mình biết, những gì mình cảm nhận, và những gì mình quan tâm, thành những khả năng  thực thụ giúp trẻ biết phải xử lí tình huống một cách hợp lí, đúng đắn. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
 Nhiệm vụ:
 Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả nhất thì cô giáo phải làm gương để trẻ noi theo, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, diễn ra hằng ngày và thường xuyên ở trương mầm non từ đó trẻ tiếp thu, rèn luyện và tạo thành thói quen.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong Trường Mầm non
4.Giới hạn của đề tài
Trẻ 5- 6 tuổi lớp lá 3 phân hiệu EaTun -Trường Mầm non Hoa Hồng- xã Băng Adrênh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk. 
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.	
 b, Nhóm phương pháp nghiên cứu  thực tiễn.
 - Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 c. Phương pháp thống kê toán học
 II. Phần nội dung
Cơ sở lý luận .
 Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày để trẻ có thể làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả , nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
 Đối với những trẻ 5-6 tuổi, cuối năm các cháu phải đạt được các kỹ năng sống về mặt ngôn ngữ, giao tiếp thể hiện như nói rất rõ, kể lại một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ, có thể nói rõ hành động của người khác, nói chuyện nhiều hơn ngay cả khi không có ai ở bên cạnh, vốn từ ngày càng phong phú , khi nói biết sử dụng đúng đại từ nhân xưng, biết cách sử dụng các từ chỉ số nhiều. Về cử động và phát triển thể chất là có thể đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng, có thể nhào lộn, dùng muỗng để xúc ăn, có thể tự đi vệ sinh, tự mặc được quần áo, đu đưa và trèo leo tốt hơn, cắt và dán hình ảnh đơn giản, cầm được bút để tập tô, vẽ.. . Về nhận thức các cháu biết địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân, nhận biết được 29 chữ cái. Đếm đếm 10 và đếm theo khả năng. Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận. Sao chép các hình học. Biết được những đồ dùng hằng ngày. Hiểu rõ các khái niệm về thời gian. Sử dụng các thời điểm trong quá khứ, hiện tại , tương lai một cách chính xác, có thể nhớ ngày sinh nhật của bản thân và của người thân, cách tư duy ngây thơ, chưa logic, có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ. Về mặt xã hội, cảm xúc trẻ hoà đồng, chơi vui vẻ với bạn bè. Trẻ hay có thói quen bắt chước và muốn làm vui lòng miọi người. Đồng ý và tuân theo nội quy đặt ra. Thích hát, múa và hành động. Nhận thức rõ về giới tính và có những trò chơi phù hợp về giới tính. Tỏ vẻ tự lập hơn. Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác. Thích thú khi nhận được lời khen. Có thể phê bình hành động sai của người khác. Biết kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Có thể kiên nhẫn và tranh luận về một vấn đề gì đó. 
 Để trẻ đạt đực các kỹ năng sống đó thì người giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Mầm non Hoa Hồng đóng trên địa bàn xã Băng ADrênh, có 3 phân hiệu, phân hiệu chính tại buôn K62, là buôn cách mạng và thuộc vùng khó khăn của xã, 2 phân hiệu còn lại nằm cách phân hiệu chính 3-5km. Phần đa phụ huynh là dân đi làm kinh tế, và 50% số dân là người dân tộc thiểu số nên chưa quan tâm đến tình hình học tập của con cái mình. Có những phụ huynh đi làm nương rẫy ở xa liền mang con đi theo, không cho các cháu đến trường. Các phòng học, sân chơi ở các thôn buôn còn chưa đủ diện tích. Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học còn hạn chế. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng có sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đoàn kết, tinh thần học hỏi của tập thể cán bộ công chức viên chức trong nhà đã đưa thành tích nhà trường ngày một đạt kết quả cao trong các phong trào dạy và học của cô và trẻ, để xứng danh là một trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
Phần đa các giáo viên đều trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, các cô không ngừng học hỏi để chăm sóc và giáo dục các cháu một cách tốt nhất. Mỗi người giáo viên chúng tôi luôn nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục trẻ mầm non, nhất là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đầu năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lá 3 là lớp ghép 2 độ tuổi. Các cháu ở 2 độ tuổi khác nhau nên về đặc điểm tâm sinh lí, về nhận thức khác nhau nhưng cùng sinh hoạt, học tập trong cùng một môi trường thì người giáo viên như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Qua quá trình chăm sóc và giáo dục các cháu, tôi thấy một số cháu đã có kỹ năng như chào hỏi, tự lập rất tốt, nhưng bên cạnh đó một số cháu lại rất kém về những kỹ năng sống . Một số cháu đến lớp 5 tuổi rồi mà còn khóc, không chịu đi học. Có những cháu đến lớp thấy cô mà không chào, khi nào bố mẹ nhắc mới chịu chào cô. Một số cháu ăn quà còn vứt rác bừa bãi ra sân trường. Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 32 trẻ của lớp tôi về một số kỹ năng sống, và kết quả thu được là:
Mức độ nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
1. Giao tiếp, chào hỏi
10/32=31,2% 
22/32=68,3%
2. Tự phục vụ bản thân, biết giữ bản thân gọn gàng
15/32 = 46,8%
17/32=53%
3.Biết giữ vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ môi trường 
12/32 =37,5 %
20/32=62,5%
4. Mạnh dạn tự tin
10/32 = 31,2%
22/32=68,3%
5. Biết nhận lỗi và xin lỗi 
12/32 = 37,5%
20/32=62,5%
6.Biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác.
10/32= 31,2% 
22/32=68,3%
7. Thích khám phá, tìm tòi, học hỏi.
10/32= 31,2% 
22/32=68,3%
8. Biết tránh xa nơi nguy hiểm
10/32= 31,2% 
22/32=68,3%
9. Biết bảo vệ và chăm sóc cây cối, con vật
12/32 = 37,5%
20/32=62,5%
 Trẻ có kỹ năng sống không đồng đều, một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh thì có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm lại hay nghịch ngợm, khóc nhè nên việc dạy dạy kĩ năng sống của cô đạt kết quả thấp.
 Giáo viên đã tích cực thực hiện lồng ghép nội dung dạy kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày, như đón trẻ, thể dục, hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động chiều và giờ trả trẻ đã đưa các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi vào mục tiêu của các chủ đề, để rèn một số kỹ năng qua các chỉ số nhưng tổ chức chưa linh hoạt, chưa sáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ 
 Qua trao đổi với một số phụ huynh cho thấy, có một số trẻ khi ở lớp thì thực hiện các kĩ năng sống tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bố mẹ và người thân chiều chuộng thì trẻ lại không thực hiện một số kĩ năng sống, mà luôn phụ thuộc vào người khác. Như một số trẻ ở lớp thì tự xúc cơm ăn rất nhiều nhưng khi về nhà lại không xúc cơm ăn mà bắt bố mẹ xúc cho mới ăn, còn có một số cháu ở trên lớp rất nhanh nhẹn giúp cô làm các công việc như quét nhà, lau bàn ghế nhưng về nhà lại ngồi thụ động một chỗ và xem điện thoại.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường còn nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng tôi đã dần khắc phục, nghiên cứu các giải pháp và thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ theo mục tiêu của chương trình giáo dục đã đề ra, chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 ở trường phổ thông.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Những giải pháp, biện pháp nêu ra giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống. Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ. Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống. Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình.
Đề ra những biện pháp hướng dẫn để giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng học tập, kỹ năng hợp tác, và kỹ năng tự tin giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong các hoạt động, đồng thời giúp giáo viên vận dụng được kiến thức, kỹ năng trong công tác rèn kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mình chủ nhiệm.
 b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Khi đã xác định được mục tiêu, để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, bản thân tôi đã mạnh dạn vận dụng những giải pháp và ứng dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày để giúp trẻ có một kĩ năng sống cơ bản, từ đó làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông một cách tốt nhất.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
 	Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp cùng giáo viên đứng cùng lớp xây kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
 	- Chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn. Biết tôn trọng bạn bè, đoàn kết, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc
 	- Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng yêu thương, tôn trọng, quan tâm đến những người thân trong gia đình mình: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm
 	- Ngoài ra ở các chủ đề nhánh tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Tự mặc, cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, cách ăn uống, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng ngăn nắp. biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, không chơi những nơi mất vệ sinh, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết một số thông tin về bản thân như, tên, tuổi, sở thích và sử dụng lời nói rõ ràng, mạch lạc để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của bản thân.
- Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này tôi cho trẻ khám phá về các nghề trong xã hội, giáo dục trẻ biết kính trọng những nghề đó và biết yêu quý, nâng niu những sản phẩm mà những nghề ấy làm ra. Từ đó cho trẻ trải nghiệm, đóng vai vào làm một số nghề để trẻ hiểu sự vất và trong mỗi nghề và làm cho trẻ càng thêm yêu những người đang làm nghề đó hơn.
- Chủ đề: “ Phương tiện và luật lệ giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau. Giáo dục trẻ biết giữ trật tự khi ngồi trên tàu xe, khi tham gia giao thông phải nhớ đi bên phải đường.
- Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép, ngoan ngoãn, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
 	- Chủ đề: “ Quê hương - đất nước- Bác Hồ” Dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến những di tích lịch sử, địa danh, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, giữ gìn bảo vệ môi trường.
* Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón, trả trẻ.
Hằng ngày vào giờ đón trẻ , khi thấy trẻ đến lớp, tôi niềm nở, tươi cười và chủ động chào trẻ, nhắc trẻ chào bố mẹ. Dần dần hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ, trẻ có ý thức rằng khi đến lớp thấy cô là mình sẽ chào cô và chào bố mẹ. Không những vậy khi gặp người lớn thì trẻ sẽ chủ động chào mọi người trước, tôi dạy trẻ kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơ, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác
Thông qua hoạt động thể dục : Khi cho trẻ ra xếp hàng để tham gia thể dục sáng, cho trẻ đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy bạnTôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục , chuyền bóng, bật qua vật cản, Nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, Bò zíc zắc qua 7 điểm, Đi nối gót, qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động để rèn luyện sức khoẻ 
Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi cho ter khám phá thời tiết, trò chuỵn về thời tiết. Cho trẻ trải nghiệm và giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể mình dưới những thời tiết khác nhau như đi trời nắng phải biết đội mũ, đi dưới mưa phải che dù.. Và cho trẻ đi tham quan khuôn viên vười hoa quanh sân trường, dạy trẻ biết tưới cây, chăm sóc cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Và cho trẻ nhặt lá cây, nhặt rác xung quanh sân trường để giữ về sinh môi trường sạch sẽ.
Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học:
Thông qua hoạt động làm quen văn học: Qua câu truyện “Cậu bé Tích Chu” ở chủ đề “gia đình”.
 Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời. Cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. Giáo dục trẻ phải có tình yêu thương, quan tâm những người thân trong gia đình mình để từ đó biết chăm sóc, tôn trọng và giúp đỡ những người thân của mình hơn.
Thông qua chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ những thông tin về gia đình,cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói rõ ràng để bạn hiểu.
Thông qua hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranhTôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình.
 	Ví dụ: Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Em đi qua ngã tư đương phố” ở chủ đề “phương tiện và luật lệ giao thông”
Tôi cho trẻ hát kết hợp vận động minh hoạ bài hát. Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát. Giáo dục trẻ phải biết tuân thủ luật lệ giao thông. Và khi tham gia giao thông phải nhớ đi bên phải đường.
 	Thông qua hoạt động khám phá khoa học: Cho trẻ khám phá về “Nghề dạy học” ở chủ đề “ Một số nghề”. Hỏi trẻ hằng ngày ở lớp cô giáo làm những công việc gì? Các cô dạy chúng ta những gì? Ai cho các con ăn? Ai cho chúng ta ngủ? Các cô có vất vả không? Chúng mình giành tình cảm cho cô giáo như thế nào?. Tôi đưa ra rất nhiều câu hỏi để hỏi trẻ, tất cả cùng được tham gia trả lời, trao đổi, với trẻ ít nói tôi gọi nhiều và thường xuyên hơn để trẻ mạnh dạn , tự tin phát biểu trước đàm đông hơn.
 	Thông

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc