Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học

Giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh là một trong những nội dung thực hiện giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, lao động. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó tính tích cực của cá nhân giữ vai trò quyết định.

Giáo dục hành vi ứng xử tích cực là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục hiện nay. Đặc biệt đối với bậc tiểu học, phần lớn các em học hai buổi ở trường với sách vở và lí thuyết, rất ít khi được tiếp xúc với thực tiễn. Các em có thể làm toán giỏi, viết văn hay, sử dụng máy tính thành thạo nhưng khi đối mặt với các tình huống thực tiễn lại lúng túng trong cách ứng xử.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta còn gặp nhiều hành vi mang tính tiêu cực của các em như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; khó khăn trong thể hiện nhu cầu, cảm xúc bản thân; thu mình, chống đối, phản ứng bất cần, hung tính, nói dối; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng;... Việc vận dụng kĩ năng đã học vào cuộc sống chưa tốt, có khi biết nhưng ngại thể hiện quan điểm của mình dẫn đến những phản ứng trái chiều và việc làm chống đối, chiếu lệ. Khi bị phê bình, áp đặt suy nghĩ, lòng tự trọng của các em dễ bị tổn thương; hoặc do thất vọng từ bạn bè, gia đình,... có em đã chọn những hành vi tiêu cực, tước bỏ mạng sống của mình để lại nỗi đau cho người thân, thầy cô, bạn bè và trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.

doc 18 trang Hiền Tài 28/06/2024 1170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình.
Chúng tôi:
Tỉ lệ %


Ngày


Trình
đóng
T
Họ tên
tháng
Nơi công tác
Chức danh
độ
góp vào
T
năm
chuyên
việc tạo





sinh


môn
ra sáng






kiến
1
Trần Thị Kiều Phương
1963

Hiệu trưởng
Đại học
25



Trường TH



2
Hoàng Thị Thu
1972
Phó HT
Đại học
25



Lê Hồng Phong



3
Lương Thị Oanh
1970
Phó HT
Đại học
25
TPNB







4
Đỗ Thị Như Thanh
1976

Phó HT
Đại học
25








Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học”
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Phương pháp dạy học tiểu học.
CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Các tác giả sáng kiến
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: từ tháng 8/2015.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
Giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh là một trong những nội dung thực hiện giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, lao động. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó tính tích cực của cá nhân giữ vai trò quyết định.
Giáo dục hành vi ứng xử tích cực là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục hiện nay. Đặc biệt đối với bậc tiểu học, phần lớn các em học hai buổi ở trường với sách vở và lí thuyết, rất ít khi được tiếp xúc với thực tiễn. Các em có thể làm toán giỏi, viết văn hay, sử dụng máy tính thành thạo nhưng khi đối mặt với các tình huống thực tiễn lại lúng túng trong cách ứng xử.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta còn gặp nhiều hành vi mang tính tiêu cực của các em như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; khó khăn trong thể hiện nhu cầu, cảm xúc bản thân; thu mình, chống đối, phản
1
ứng bất cần, hung tính, nói dối; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng;... Việc vận dụng kĩ năng đã học vào cuộc sống chưa tốt, có khi biết nhưng ngại thể hiện quan điểm của mình dẫn đến những phản ứng trái chiều và việc làm chống đối, chiếu lệ. Khi bị phê bình, áp đặt suy nghĩ, lòng tự trọng của các em dễ bị tổn thương; hoặc do thất vọng từ bạn bè, gia đình,... có em đã chọn những hành vi tiêu cực, tước bỏ mạng sống của mình để lại nỗi đau cho người thân, thầy cô, bạn bè và trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Sống tích cực là con đường dẫn tới thành công. Với mong ước giúp học sinh biết suy nghĩ và hành động lịch thiệp, văn minh, đối xử với con người công bằng, khoan dung, hữu ái, biết tự bảo vệ mình và ứng phó với các tình huống xảy ra một cách tích cực, tôi đã cùng đồng nghiệp trực tiếp tham gia công tác giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh. Trong 02 năm học vừa qua, chúng tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học
sinh tiểu học” ở trường tiểu học Lê Hồng Phong và đã thu được thành công nhất định. Cụ thể như sau:
1. Nội dung sáng kiến
a) Giải pháp cũ
Trong những năm qua, việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục hành vi ứng xử tích cực nói riêng được thực hiện dưới hình thức dạy học trên lớp. Tài liệu là cuốn “Bài tập thực hành kĩ năng sống” của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Một số nội dung lồng ghép vào môn đạo đức và một số bài có nội dung liên quan ở các môn học khác.
Tài liệu kĩ năng sống ở tiểu học, sách bài tập soạn thảo mỗi khối từ 6 đến 8 chủ đề, mỗi chủ đề dạy trong 2 tiết, dạy 1 tiết/tuần vào tiết tự học.
Cách thức tiến hành: giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm và một số trò chơi. Học sinh trình bày kết quả từng bài tập, nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. Giáo viên tổng hợp nội dung bài và nhắc học sinh vận dụng trong thực tế cuộc sống. Ở các môn học khác, tùy vào nội dung từng bài và yêu cầu tích hợp để hướng dẫn dưới dạng câu hỏi hoặc nêu luôn nội dung cần truyền đạt.
Ưu điểm của giải pháp cũ:
Là phương pháp giáo dục dễ thực hiện vì tài liệu đã có sẵn; Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Ninh Bình đã có công văn hướng dẫn cách thức thực hiện, giáo viên không cần chuẩn bị thêm về nội dung và hình thức tổ chức giờ trên lớp nên việc giảng dạy khá thuận lợi.
2
Việc quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống đã tác động đến nhận thức của các em, phần nào phát huy được tính tự giác, chủ động, độc lập khi học tập; mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
Một số hạn chế, bất cập và nhược điểm của giải pháp cũ:
+ Về nội dung chương trình:
Việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh được thực hiện trong quá trình giảng dạy kĩ năng sống, nhìn chung còn nặng về lí thuyết, tính thực hành không cao nên mới chỉ tác động được đến nhận thức, chưa kiểm soát được đến hành vi trong thực tiễn.
Phạm vi của nội dung giáo dục hẹp, chưa mang tính thực tiễn của từng địa phương. Do đó hạn chế sự sáng tạo của giáo viên và học sinh.
+ Sách giáo khoa:
Cuốn “Bài tập thực hành kĩ năng sống” của nhà xuất bản Đại học Sư phạm, soạn thảo chung cho giáo viên và học sinh, mỗi khối từ 6 đến 8 chủ đề, mỗi chủ đề dạy trong 2 tiết, dạy 1 tiết/tuần nên việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực không thường xuyên, liên tục.
Bài tập chủ yếu là tình huống giả định, không tạo ấn tượng cho học sinh.
Giáo viên: Giáo viên tiểu học không được đào tạo kiến thức chuyên sâu về giáo dục kĩ năng sống. Bên cạnh đó, họ còn phải dạy nhiều môn học khác nên ít có thời gian đầu tư, nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên thường phụ thuộc vào nội dung tài liệu mà ít quan tâm đến những tình huống xảy ra hàng ngày.
Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ còn bộc lộ nhiều nhược điểm:
Dạy học còn nặng về tính thuyết trình, hỏi đáp. Hành vi ứng xử tích cực chỉ hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, khi tự làm việc chứ không chỉ nói về việc đó. Do đó dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng trong xử lí tình huống hoặc ”nói đúng mà làm không đúng”.
Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học “trật tự” một cách nặng nề, áp lực đối với học sinh.
Chưa phát huy được tư duy sáng tạo; giáo viên lệ thuộc tài liệu có sẵn, học sinh học tập thụ động nên chưa tạo động lực cho học sinh thói quen rèn hành vi ứng xử tích cực. Việc dạy học theo hướng trên sẽ làm cho học sinh cảm thấy kĩ năng sống chỉ là “môn phụ” đơn thuần, những kĩ năng ứng xử trở nên xa vời, không thiết thực; không hấp dẫn và khó ghi nhớ.
3
Có thể khẳng định: Những hạn chế, bất cập của chương trình, tài liệu và nhược điểm của giải pháp cũ đã hạn chế hiệu quả giáo dục kĩ năng sống nói chung và hành vi ứng xử tích cực nói riêng; học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc rèn thói quen ứng xử tích cực; làm hạ thấp vị thế của kĩ năng sống và cơ bản chưa đáp ứng được mục tiêu của chương trình, nhất là trong tình hình đất nước hiện nay.
b) Giải pháp mới
* Mô hình hóa:
GIẢI PHÁP
1
Nâng cao
nhận thức để
hình thành
thói quen suy
nghĩ tích cực

2
Kiểm soát
cảm xúc và
không vội
vàng phán
xét

3
Gần gũi,
đồng cảm và
ứng xử
khoan dung,
nhân ái

4
Rèn thói quen ứng xử tích cực trong mọi
tình huống
Thay
đổi
cách
nhìn
nhận
tích
cực
về
mọi
vấn
đề

Hình
thành
suy
nghĩ
thể
hiện
thái
độ
tích
cực
trong
mọi
hoàn
cảnh

Thường
xuyên
rèn
luyện
thói
quen
suy
nghĩ
tích
cực

Vì sao
phải
kiềm
chế
cảm
xúc và
không
phán
xét
người
khác

Cần
làm gì
để
kiềm
chế
cảm
xúc và
không
phán
xét
người
khác

Làm
thế
nào
để
gần
gũi và
đồng
cảm

Rèn
cách
ứng
xử
khoan
dung,
nhân
ái

Duy
trì và
phát
huy
thái
độ
tích
cực
của
học
sinh

Ghi
nhận,
khích
lệ và
khen
ngợi
kịp
thời
hành
vi
ứng
xử
tích
cực

Tăng
cường
tổ
chức
các
hoạt
động
ngoại
khóa, rèn ý thức trách
nhiệm
* Mô tả cụ thể:
Giáo dục hành vi ứng xử tích cực cần tiến hành từ giáo dục nhận thức. Nhận thức đúng về hành vi ứng xử tích cực là cơ sở tạo ra sự đồng tình với chủ thể có hành vi ứng xử tích cực; phê phán, đấu tranh với những hành vi không
4
phù hợp chuẩn mực, hình thành hứng thú tìm tòi, học hỏi; từ đó hình thành tính tự giác rèn luyện thói quen hành vi ứng xử tích cực cho bản thân. Giáo dục hành
ứng xử tích cực giúp học sinh giải quyết tốt những tình huống và có lựa chọn lành mạnh, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập và trong cuộc sống. Song song với giảng dạy các môn học chính khóa, việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh được thực hiện thường xuyên, liên tục, gắn với các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình đó, chúng tôi đã tiến hành áp dụng một số giải pháp sau để giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức để hình thành thói quen suy nghĩ
tích cực
Suy nghĩ tích cực có sức mạnh to lớn, là tiền đề cho các hành vi ứng xử tích cực. Khi gặp những chuyện không tốt, những tình huống khó khăn trong cuộc sống đòi hỏi mỗi người cần có nghị lực, tinh thần vượt khó để đối mặt hoặc vượt qua các trở ngại, nếu mỗi cá nhân có suy nghĩ tích cực sẽ hình thành niềm tin, tinh thần phấn chấn, tâm trạng vui tươi để giải quyết khó khăn, thách thức.
Trước tiên, giáo viên giúp học sinh thay đổi cách nhìn nhận tích cực về mọi vấn đề.
Hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ tích cực về những tình huống xảy ra, khai thác ý nghĩa tích cực ở từng chi tiết, từng điểm tốt đẹp mà sự việc đó mang lại. Việc hướng dẫn được thực hiện ở tất cả các tiết học và chương trình ngoại khóa, đặc biệt qua bài tập thực hành kĩ năng sống (BTTHKNS) lớp 2 chủ đề 5; lớp 3 chủ đề 4; lớp 4 chủ đề 5; lớp 5 chủ đề 3 và 4. Vào tiết sinh hoạt lớp, giáo viên kết hợp kể “Câu chuyện cái bình nứt” (Nguồn ngoisao.net - Phần phụ lục).
Giúp học sinh hiểu: tất cả mọi người ưa chuộng sự toàn mĩ. Chiếc bình nứt luôn mang trong người mặc cảm khi tự so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Nhưng đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có giá trị riêng. Giống như nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sống cho những cây hoa đẹp đẽ bên đường.
Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình, dù không hoàn toàn lành lặn nhưng vẫn có ích cho đời, làm cho cuộc sống phong phú hơn.
Tiếp theo, giáo viên giúp học sinh hình thành những suy nghĩ thể hiện thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh.
5
Giáo viên kể chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký, dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi; câu chuyện về một người bị kẹt trong thang máy đã cố gắng xoay sở để tìm sự giúp đỡ;... Qua đó, học sinh hiểu: Khi gặp khó khăn trở ngại, cần bình tĩnh, tự tin cố gắng hết khả năng của mình để giải quyết.
Hoạt động nhóm: Kể cho nhau nghe những câu chuyện, những tình huống nói về thái độ tích cực vượt qua khó khăn, mặc cảm để vươn lên. Chia sẻ với bạn về các suy nghĩ tích cực khi gặp tình huống khó khăn của chính mình.
Giúp học sinh thường xuyên rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực.
các tiết học kĩ năng sống, ngoài việc cung cấp kiến thức trong bài, giáo viên đều có thể rèn cho học sinh thói quen suy nghĩ tích cực.
Ví dụ 1: BTTHKNS lớp 3, chủ đề 1 “Kĩ năng tự phục vụ”.
bài tập 4: chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Vận dụng thực tiễn: Em đã chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho mỗi ngày đi học như thế nào? Học sinh chia sẻ cảm xúc khi chuẩn bị không đủ sách vở, đồ dùng học tập. Từ đó, hình thành suy nghĩ: cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân trước khi đi ngủ để buổi sáng thức dậy không vội vàng và muộn giờ đến lớp. Rút ra bài học: thường xuyên tự làm lấy những việc phục vụ cho học tập và sinh hoạt hàng ngày của bản thân giúp chúng ta tự tin, sảng khoái, tinh thần hăng hái khi bắt tay vào hoạt động mới.
Giáo viên cho học sinh ứng dụng ngay trên lớp: sắp xếp lại đồ dùng cá nhân, sau đó nhận xét quang cảnh lớp học và chia sẻ cảm xúc của mình. Sau thời gian ngắn, giáo viên kiểm tra đột xuất và nhận xét việc sắp xếp đồ dùng cá nhân. Việc làm này có ý nghĩa củng cố, tạo thói quen suy nghĩ tích cực cho học sinh.
Ví dụ 2: Kĩ năng giao tiếp là một trong những nội dung chủ đạo của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, xuất hiện trong hầu hết các chủ đề. Trong đó, sách biên soạn riêng chủ đề rèn kĩ năng giao tiếp ở lớp 3, chủ đề 2 “Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người”, lớp 4 chủ đề 2, lớp 5 chủ đề 1.
Giúp học sinh suy nghĩ đến những hành vi ứng xử tích cực khi giao tiếp: Lời nói nhẹ nhàng, lời cảm ơn hay xin lỗi với nét mặt cử chỉ vui vẻ, chân thành; biết lắng nghe, phản hồi; lời nói, cử chỉ hài hước;... có thể mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đối với những người xung quanh. Cách sống lạc quan, hài hước luôn cho những suy nghĩ tích cực.
Quá trình lặp đi lặp lại những suy nghĩ tích cực sẽ tạo thành thói quen. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực và lành mạnh để kích hoạt tiềm năng hành vi tích cực.
6
2. Giải pháp 2: Kiểm soát cảm xúc và không vội vàng phán xét
Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Cảm xúc có tính tích cực và tiêu cực, là động lực cho mọi hành vi diễn ra. Khi không kiểm soát được cảm xúc, con người thường có phản ứng tiêu cực mà biểu hiện cơ bản nhất là đổ lỗi và phán xét người khác.
Phán xét có thể bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, bằng cử chỉ, thái độ, có khi chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Phạm vi phán xét rất rộng, đa dạng về nhiều mặt như: ngoại hình, tính cách, hành động, tình cảm, tư tưởng,... Thông thường, khi không kiểm soát được cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực, con người rất dễ buông lời phán xét tiêu cực.
Giáo viên giúp học sinh hiểu vì sao cần thay đổi thói quen phán xét. Khi ai đó mắc sai lầm, gặp rắc rối, có cá tính hay hình dáng đặc biệt,... cái họ cần là sự giúp đỡ, cảm thông chứ không phải là phán xét, chê bai. Nỗi sợ bị phán xét tạo nên tâm lí bất an và cảm xúc lo lắng, dẫn đến những ứng xử mang tính tiêu cực.
Ví dụ: Trong trích đoạn truyện “Cô bé bán diêm” (BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc)
Câu chuyện kể về em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Chẳng dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố mắng, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi và hi vọng vào những ảo ảnh. Đói rét, đau buồn, em bé chết trong giấc mơ cùng bà nội lên trời.
Ngoài giá trị nhân văn sâu sắc mà câu chuyện mang lại, câu chuyện còn mang ý nghĩa giáo dục khác. Giá như ông bố trong câu chuyện biết kiểm soát cảm xúc, không hay nóng giận và đánh mắng em; giá như em bé kiềm chế được nỗi sợ hãi để tìm giải pháp tích cực;... câu chuyện đã không có cái kết đau lòng.
Câu chuyện “vết thương” (BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc) cho chúng ta thấy: Khi giận dữ, chúng ta dễ có những lời nói, hành động không tốt. Nếu đó là những lời phán xét thiếu suy nghĩ, nó sẽ làm thương tổn đến tâm hồn và sẽ theo người ta đến suốt cuộc đời. Chính vì thế, trước khi phán xét điều gì, ta cần phải suy xét thật cẩn thận. Và quan trọng nhất là đừng bao giờ nói ra bất cứ điều gì trong lúc ta giận dữ, bởi đó luôn là những lời nói đầy ác ý làm tổn thương người khác.
Học sinh chia sẻ theo nhóm: Bạn đã từng bị phán xét chưa? Cảm xúc của bạn khi đó như thế nào? Bạn đã làm gì khi bị phán xét? Từ đó, giúp học sinh rút ra kết luận: biết kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác.
Vậy cần làm gì để kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác?
7
Thứ nhất, tạo một khoảng thời gian thư giãn và thả lỏng.
Thứ hai, nghĩ về những điều tích cực mà sự việc đó mang lại.
Thứ ba, lựa chọn giải pháp tích cực nhất.
Tuy nhiên, kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là trốn tránh cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc buồn bã, chán nản, tức giận,... đôi khi cũng có tác dụng xoa dịu tâm hồn. Khi đó có thể khóc thật nhiều cho vơi bớt nỗi buồn, có thể tức giận để nhận ra điều mình không thích, biết sợ hãi để tránh những nguy hiểm và biết phân biệt để chọn ra cái tốt và xấu cho bản thân. Hãy làm lắng dịu những cảm xúc, lựa chọn giải pháp tích cực có lợi cho bản thân hơn là tìm cách loại bỏ nó.
Thực tế, đã có học sinh đã tức giận vì bị bạn xô ngã, buồn vì bị bạn nói xấu, coi thường bạn học kém,... Dựa vào tình huống đã xảy ra, giáo viên giúp học sinh hiểu: Khi bản thân gặp chuyện không tốt do người khác mang lại cũng không nên quá tức giận, phán xét hoặc nói xấu họ. Nếu không thể thông cảm, cũng đừng làm tổn thương, cố gắng hết sức để tránh xung đột xảy ra. Đôi khi chỉ một lời phán xét, chế giễu cũng đủ tạo nên nhiều hành vi ứng xử tiêu cực.
Giáo viên tuyệt đối không được phê bình, phán xét khi các em làm chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè, các em sẽ không đủ dũng cảm để thể hiện mình, lâu dần không thể hình thành những hành vi ứng xử tích cực cho các em. Chuyên gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”.
3. Giải pháp 3: Gần gũi, đồng cảm và ứng xử khoan dung, nhân ái
Gần gũi và đồng cảm giúp cho con người thấu hiểu và hòa nhập với thực tại. Đồng cảm để hiểu cảm xúc của người trong cuộc, ứng xử tinh tế, phù hợp với từng hoàn cảnh. Từ đó, học sinh biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh và tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Giáo viên cần có sự đồng cảm, thiện chí trong giao tiếp với học sinh; thông cảm với việc bộc lộ cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ, đôi khi thiếu kiểm soát của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu lớp 1. Cách ứng xử của giáo viên trước học sinh cũng chính là giúp học sinh học bằng trải nghiệm thực tế.
Giáo viên có thể thay một số bài tập tình huống trong sách bằng tình huống thực tiễn. Ví dụ: “Bạn Vũ Anh Kiệt lớp 4E bị mắc bệnh tự kỉ. Hãy hình dung cách ứng xử của các bạn trong trường với bạn Kiệt và trình bày trước lớp theo hình thức tiểu phẩm”. Học sinh cần hiểu rõ tính cách, suy nghĩ, hành động của nhân vật mình đóng vai, tìm ra điểm tốt hoặc chưa tốt của nhân vật. Chia sẻ trung thực những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm cá nhân.
8
Khi đóng vai, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm.
Bước 2: Phân tích tiểu phẩm: Làm việc theo nhóm, thảo luận thể hiện ý tưởng, nội dung. Phân vai, độc thoại hoặc đối thoại.
Bước 3: Các nhóm lên đóng vai.
Bước 4: Phát biểu ý kiến, cảm nhận cá nhân. Học sinh khái quát những nội dung đã học, viết bài học rút ra từ tiểu phẩm.
Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai: Để lựa chọn cách ứng xử này, em đã suy nghĩ như thế nào?
Cả lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử đã phù hợp hay chưa phù hợp?
Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?
Lưu ý: Tình huống nên mở, không cho trước phần kết. Dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. Nên khích lệ học sinh nhút nhát tham gia.
Trong cuộc sống, các em có thể đồng cảm với cảnh ngộ gần gũi: Bạn đang trực nhật một mình, bác lao công trong trường, những người có hoàn cảnh khó khăn,... Xa hơn là người dân sống nơi thiên tai, người bị tai nạn,... từ đó hình thành ý thức, hành vi giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác.
Gần gũi và đồng cảm dẫn đến biểu hiện của lòng khoan dung và nhân ái. Khi đối xử khoan dung, nhân ái, những người có lỗi lầm dễ nhận ra sai trái và có cơ hội để sửa. Ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yêu đời, tích cực làm nhiều việc tốt. Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho việc cố tình sai trái, gây tổn hại tới chuẩn mực đạo đức con người.
Trong các tiết học kĩ năng sống ở tiểu học, không có tiết học dành riêng để rèn kĩ năng này. Giáo viên có thể tùy nội dung từng bài để bổ sung kiến thức và giúp học sinh rèn cách ứng xử khoan dung qua các hoạt động hàng ngày.
Ví dụ 1: BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 “Kĩ năng kiểm soát cảm xúc”. Giáo viên cho học sinh hiểu rõ: khi kiểm soát được cảm xúc, con người dễ dàng tha thứ và từ đó hành vi ứng xử tích cực sẽ thay thế tiêu cực.
Ví dụ 2: BTTHKNS lớp 5, chủ đề 2 “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng”. Học sinh hoàn thành yêu cầu bài tập 3, tình huống 1: “Bị Tâm từ chối cho chép bài, Quân tức giận gọi Tâm là “đồ tồi” và xui các bạn không chơi với Tâm...”, giáo viên có thể hỏi thêm: “Nếu em là Tâm, em sẽ ứng xử với Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hanh_vi_ung.doc